Tiêu chí biên soạn đề KT

8 342 0
Tiêu chí biên soạn đề KT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIÊU CHÍ CẦN ĐẠT CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1/ Nội dung không nằm ngoài chương trình nhưng ngữ liệu bài đọc hiểu phải chọn bài phù hợp ngoài SGK. 2/ Nội dung được rải ra trong chương trình của từng học kì. 3/ Có nhiều câu hỏi trong 1 đề, gồm 2 phần: trắc nghiệm(50%) và tự luận (50%). 4/ Tỉ lệ điểm dành cho nhận biết : 50%, thông hiểu: 30%, vận dụng: 20%. 5/ Các câu hỏi được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. 6/ Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời với số điểm dành cho nó. CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN Đề bài phải: 1/ Đòi hỏi HS dùng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống cụ thể. 2/ Nội dung câu hỏi phải có yếu tố mới và không quen thuộc với HS. 3/ Mối quan hệ giữa kiến thức được học với vấn đề được đặt ra có thể gần nhưng không dễ dàng nhận ra ngay. 4/ Tình huống được đặt ra phải chứa đựng những từ ngữ khơi gợi kiến thức đã được học một cách tinh tế. CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN - Đề bài được trình bày đầy đủ với 2 phần chính: - Phần phát biểu về tình huống, vấn đề hay sự chọn lựa. - Phần hướng dẫn trả lời. - Hình thức đề bài tự luận có thể là một câu hỏi hay một lời đề nghị yêu cầu. VD: Em đọc câu ca dao: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa. Em hãy tìm trong câu ca dao trên: a/ 2 động từ, 2 tính từ b/ Các cặp từ trái nghĩa ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TỰ LUẬN: 1/ Ưu: có thể đánh giá được: - Khả năng giải thích và nhận xét các sự kiện của HS. - Năng lực sắp xếp ý kiến riêng của HS trong bài viết. -Thái độ học tập. 2/ Nhược : - Khó có thể đánh giá bài làm của HS đúng, sai một cách tuyệt đối. - Thang điểm chấm bài phải chi tiết, cụ thể. - Việc chấm bài tốn thời gian, kinh phí. HOẠT ĐỘNG: Trao đổi nhóm và thựchành 1. Bạn từng biết những DẠNG trắc nghiệm nào trong đánh giá trong môn Tiếng Việt? 2. Thử đưa và phân tích một mẫu TNKQ mà bạn từng sử dụng trong môn Tiếng Việt? 3. Thử đưa và phân tích một mẫu trắc nghiệm bán khách quan mà bạn đã từng sử dụng trong môn Tiếng Việt. THẾ NÀO LÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - TNKQ là phương tiện nhằm hướng tới khách quan hóa việc đánh giá kết quả: kết quả thu được không còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá. Tự luận và các trắc nghiệm có kết thúc mở không phải là TNKQ. Chúng là các hình thức đánh giá chủ quan. - Trắc nghiệm trả lời - ngắn, nếu khi soạn có chiến lược thiết kế đúng và khoa học, trong một chừng mực nhất định, có thể đem lại hiệu quả khách quan cho kiểm tra và đánh giá. Chúng được gọi là các trắc nghiệm bán khách quan CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Thường gồm các loại (câu hỏi, bài tập) thông dụng sau: 1. Đúng/ sai 2. Đa lựa chọn 3. Tương ứng cặp đôi. 4. Điền (bán khách quan) 5. Yêu cầu câu trả lời ngắn (bán khách quan) Trong 5 loại này, loại được sử dụng nhiều nhất là đa lựa chọn. PHÂN LOẠI BLOOM - Phân loại mục tiêu giáo dục dựa trên kết quả đạt được của mục tiêu học tập. - Do B. Bloom, nhà tâm lí giáo dục học ĐHTH Chicago (1956). - Mục tiêu giáo dục gồm 3 lĩnh vực: Nhận thức Tác động Vận động - Mỗi lĩnh vực đều được cấu trúc đa cấp đi từ thấp đến cao → cấu trúc tầng bậc: kết quả cấp thấp hơn được lũy tích vào cấp cao hơn. - Một nền giáo dục toàn diện phải bao gồm được cả 3 lĩnh vực. - Các phân loại trên thế giới (kể cả Mĩ) thường chỉ mới thể hiện được cấu trúc đa cấp ở lĩnh vực Nhận thức. Sơ đồ phân loại BLOOM A. NHẬN THỨC 1. Nhận biết: nhận thức ra hoặc đơn thuần nhớ lại thông tin. 2. Hiểu: Phải biểu lộ ra được điều đã thông hiểu tới mức có thể tổ chức và sắp xếp lại tài liệu trong bộ nhớ của mình. 3. Áp dụng: câu hỏi yêu cầu người học áp dụng thông tin đã có để trả lời. 4. Phân tích: câu hỏi có thứ hạng cao yêu cầu người học suy nghĩ nghiêm túc, có chiều sâu. Học sinh phải tiến hành các bước sau đây trong nhận thức: a/. Nhận diện lí do, nguyên nhân, và/ hoặc nguyên cớ làm xuất hiện hiện tượng b/. Xem xét và phân tích thông tin mà mình đã có sẵn để đi tới kết luận, suy luận hoặc khái quát hóa dựa trên thông tin mới vừa thu nhận. 5. Tổng hợp: câu hỏi có thứ hạng cao hơn yêu cầu người học thể hiện suy nghĩ riêng mình và có tính sáng tạo. Đòi hỏi người học: a/. tạo ra được các thông tin (thông báo) của riêng mình. b/. dự đoán được tình hình. c/. giải quyết được vấn đề, mặc dầu câu hỏi phân tích cũng yêu cầu HS phải giải quyết vấn đề nhưng về bản chất là khác nhau, ở đây cần nhiều và đa dạng các câu trả lời sáng tạo. 6. Đánh giá: -Câu hỏi có thứ hạng cao không có câu trả lời duy nhất đúng. Nó đòi hỏi HS phải phán định giá trị trước một ý tưởng, một giải pháp hoặc một công trình thẩm mĩ. HS phải có ý kiến riêng về một vấn đề. Minh họa : các cấp độ - Tìm từ trái nghĩa để Mở rộng vốn từ Tìm từ trái nghĩa a. Biết Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa với bé? HS chỉ cần nhớ một từ luôn ngược nghĩa với bé: lớn TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN cao lớn rộng nhiều b. Hiểu Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa với nhỏ bé? - HS phải tìm 2 hoặc trên 2 kết hợp để cân nhắc tính phổ biến của từ trái nghĩa cần tìm: - Mô tả không gian (nghĩa hạn chế) (rộng lớn) - Mô tả âm thanh (vang dội/ nhỏ bé) (nghĩa hạn chế) - Mô tả kích thước (dùng phổ biến) (kềnh càng) - Mô tả chiều kích thông dụng: to lớn (phổ biến) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - rộng lớn -vang dội - kềnh càng -to lớn c. Cấp vận dụng: - Câu hỏi: Từ trái nghĩa với yếu ớt? - HS phải liên hệ sâu qua các kết hợp để lựa ra từ trái nghĩa đích thực. Các từ bắt đầu bằng yếu có nghĩa khá khác nhau (và do vậy, nghĩa thường trực, phổ biến cũng khác nhau): - Sức mạnh thể chất (yếu ớt/ mạnh mẽ) - Sức mạnh tinh thần (mạnh bạo/yểu điệu) - Sức mạnh thể chất lẫn tinh thần (yếu hèn, yếu kém/ dũng mãnh) - Cảm tính chủ quan về sinh lực (khỏe khoắn/ yếu đuối) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN khỏe khoắn dũng mãnh mạnh bạo mạnh mẽ - d. Cấp Trừu tượng mở rộng( phân tích, tổng hợp, đánh giá) - Câu hỏi: Các từ nhỏ, nhỏ dại, nhỏ nhặt, nhỏ tuổi, nhỏ xíu, nhỏ yếu được cấu tạo đều bắt đầu bằng tiếng nhỏ, loạt từ trái nghĩa với những từ này được cấu tạo bắt đầu bằng tiếng gì? - HS không những phải biết về từ trái nghĩa mà còn phải nắm được một đặc điểm quan trọng trong cấu tạo từ tiếng Việt: những từ trong cùng một lớp thường có những đặc điểm hình thức tương tự như nhau. - d. Cấp Trừu tượng mở rộng( phân tích, tổng hợp, đánh giá) - HS không phải lần lượt "thử" từng yếu tố mà phải khái quát hóa và mở rộng hiểu biết về vốn từ của mình. HS nhớ về "quá trình" tạo từ chứ không phải nhớ từng “đơn vị” từ vựng. - HS lần lượt tìm được các từ trái nghĩa với loạt từ trên qua việc tìm ra tiếng lớn bắt đầu loạt từ này: - nhỏ nhỏ dại nhỏ nhặt nhỏ tuổi nhỏ xíu nhỏ yếu - Lớn lớn khôn lớn lao lớn tuổi lớn tướng lớn mạnh - TNKQ: - Mạnh rộng - To lớn - Soạn bài trắc nghiệm khách quan - 1/Xây dựng đề cương giai đoạn của môn học. - 2/ Xác định phạm vi và mục đích bài KT. - 3/ Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm. - 4/ Chọn lựa hình thức KT và viết câu trắc nghiệm. - 5/ Tự KT lại các câu trắc nghiệm. - 6/ Tổ chức KT và thu thập kết quả. - 7/ Đánh giá chất lượng bài KT. - 8/ Cải tiến quá trình dạy học. - Các dạng câu hỏi trắc nghiệm KQ - DẠNG : KIỂU TRẢ LỜI NGẮN (Điền khuyết) - Có hình thức là 1 câu hỏi hoặc là 1 phát biểu chưa hoàn chỉnh. - HS phải viết câu trả lời hoặc điền thêm vào bằng 1 từ hay cụm từ cho hoàn chỉnh câu phát biểu. - VD1: Bàn tay bé được so sánh với cái gi? VD2: Chọn cụm từ mới làm nên hoặc không làm nên điền vào chỗ trống: Câu thơ: “Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng” có nghĩa là: a/ Một thân lúa chín………… mùa lúa chín. b/ Nhiều thân lúa chín…………mùa lúa chín. Yêu cầu về biên soạn loại trắc nghiệm trả lời ngắn: ❧ 1/Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng. ❧ 2/câu hỏi phải nêu bật được ý muốn hỏi, tránh dài dỏng.Tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi. ❧ 3/Từ điền vào chỗ trống phải nằm trong sự liên kết với văn cảnh, tạo liên tưởng tường minh, tránh để chỗ trống tuỳ tiện. ❧ 4/Đáp án nên là 1 từ, 1 cụm từ, 1 câu. ❧ 5/Không được lấy những lời nói trực tiếp từ sách GK làm câu trắc nghiệm trả lời ngắn. ❧ 6/ Những chỗ trống cho câu trả lời phải có chiều dài bằng nhau. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN ❧ 1/Ưu: - Dễ xây dựng - HS không thể đoán mò. 2/ Nhược: - Chỉ KT mức độ biết và hiểu đơn giản. - Khó đánh giá đúng nội dung khi HS viết sai chính tả hoặc câu trắc nghiệm gợi ra nhiều hướng trả lời đúng. Dạng trắc nghiệm ĐÚNG - SAI : ❧ 1/ câu hỏi gồm 2 phần: - Phần đề: 1 câu hỏi hoặc 1 câu phát biểu. - Phần 2 phương án chọn lựa: Đ/S, Phải/khộng phải, đồng ý/ không đồng ý. VD: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) về chính tả của các chữ in nghiêng dưới đây: a/ Chiêm có tổ, người có tông. b/Tiên học lễ, hậu học văn. c/ Đều hay lẽ phải. d/ Chín bỏ làm mười. Yêu cầu về biên soạn loại trắc nghiệm Đ/S ❧ 1/ Tránh những câu phát biểu chung chung, không quan trọng, không lấy nguyên văn từ sách GK. ❧ 2/ Không được dùng phát biểu phủ định, phủ định kép. ❧ 3/Tránh câu dài phức tạp, có 2 ý tưởng trong 1 phát biểu. ❧ 4/Số lượng, độ dài câu trắc nghiệm Đ và S phải như nhau. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẮC NGHIỆM ĐÚNG /SAI ❧ 1/Ưu: - Dễ xây dựng. - Có thể ra nhiều câu (ít mất thời gian), khả năng bao quát chương trình lớn. 2/ Nhược: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẮC NGHIỆM ĐỐI CHIẾU CẶP ĐÔI ❧ Ưu: Dễ xây dựng, hạn chế đoán mò. ❧ Nhược: - Chủ yếu kiểm tra khả năng nhận biết. - Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng hơn. Yêu cầu về biên soạn loại trắc nghiệm Đối chiếu cặp đôi ❧ 1/ Chỉ dùng tài liệu cùng phạm vi nội dung, thể loại và chỉ nên dùng cho lớp 2, 3 . ❧ 2/ Số lượng đáp án ở bảng chọn nhiều hơn SL ở bảng truy. ❧ 3/ Thông tin ở bảng chọn phải ngắn hơn ở bảng truy. ❧ 4/ Sắp xếp trật tự trả lời logic và phải cấu tạo trên cùng 1 trang giấy. YÊU CẦU VỀ : a/Từ vựng : VD ở lớp 5 : Hiểu về từ nhiều nghĩa ❧ Nhận biết và có khả năng lự chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong đọc và viết. ❧ Khi thiết đề : không yêu cầu học sinh phân biệt nghĩa: ● Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa (dù có luyện tập) ● Không kiểm tra về từ đồng âm. . trống: Câu thơ: “Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng” có nghĩa là: a/ Một thân lúa chín………… mùa lúa chín. b/ Nhiều thân lúa chín…………mùa lúa chín. Yêu cầu về biên soạn loại trắc nghiệm trả lời. Đề bài được trình bày đầy đủ với 2 phần chính: - Phần phát biểu về tình huống, vấn đề hay sự chọn lựa. - Phần hướng dẫn trả lời. - Hình thức đề bài tự luận có thể là một câu hỏi hay một lời đề. đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. 6/ Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời với số điểm dành cho nó. CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN Đề bài phải: 1/ Đòi hỏi HS dùng kiến thức

Ngày đăng: 19/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIÊU CHÍ CẦN ĐẠT CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ

    • 1/ Nội dung không nằm ngoài chương trình nhưng ngữ liệu bài đọc hiểu phải chọn bài phù hợp ngoài SGK.

    • 2/ Nội dung được rải ra trong chương trình của từng học kì.

    • 3/ Có nhiều câu hỏi trong 1 đề, gồm 2 phần: trắc nghiệm(50%) và tự luận (50%).

    • 4/ Tỉ lệ điểm dành cho nhận biết : 50%, thông hiểu: 30%, vận dụng: 20%.

    • 5/ Các câu hỏi được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.

    • 6/ Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời với số điểm dành cho nó.

    • CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN

      • Đề bài phải:

      • 1/ Đòi hỏi HS dùng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống cụ thể.

      • 2/ Nội dung câu hỏi phải có yếu tố mới và không quen thuộc với HS.

      • 3/ Mối quan hệ giữa kiến thức được học với vấn đề được đặt ra có thể gần nhưng không dễ dàng nhận ra ngay.

      • 4/ Tình huống được đặt ra phải chứa đựng những từ ngữ khơi gợi kiến thức đã được học một cách tinh tế.

      • CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN

        • - Đề bài được trình bày đầy đủ với 2 phần chính:

        • - Phần phát biểu về tình huống, vấn đề hay sự chọn lựa.

        • - Phần hướng dẫn trả lời.

        • - Hình thức đề bài tự luận có thể là một câu hỏi hay một lời đề nghị yêu cầu.

        • VD: Em đọc câu ca dao:

        • Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

        • Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

        • Em hãy tìm trong câu ca dao trên:

        • a/ 2 động từ, 2 tính từ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan