1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiệp vụ quản lý phòng bộ môn

21 804 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 215 KB

Nội dung

Thiết lập, cập nhật , bảo quản hồ sơ sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của PBM ; Có kế hoạch sử dụng PBM hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học; Có nội qui PBM.. Các nội dung t

Trang 1

BND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC PHÒNG HỌC BỘ MÔN TRONG

HUYỆN CAI LẬY QUA VIỆC BIÊN SOẠN

TÀI LIỆU NGHIỆP VỤ PHÒNG HỌC BỘ MÔN

NGƯỜI VIẾT : LÊ TRÍ DŨNG

CV PHỤ TRÁCH HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - THIẾT BỊ - THỰC HÀNH THÍ

NGHIỆM - PHÒNG HỌC BỘ MÔN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAI LẬY

SỐ 3, ĐƯỜNG TỨ KIỆT KHU 7 , TT CAI LẬY ĐT: 0918056600

NĂM 2010

Trang 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIÊN SOẠN TÀI LIỆU NGHIỆP VỤ

PHÒNG HỌC BỘ MÔN

Trang 3

- III\ Trang bị , sửa chữa, bổ sung : thiết bị , máy móc, phòng ốc , phương tiện

8

- IV\ Tổ chức tự làm đồ dùng dạy học cho bộ môn mình phụ trách. 9

- V\ Thiết lập, cập nhật , bảo quản hồ sơ sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của PBM ; Có kế hoạch sử dụng PBM hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học; Có nội qui PBM.

9

- PHẦN II : MẪU HỒ SƠ SỔ SÁCH PHÒNG BỘ MÔN 14

- 1) Sổ nhập thiết bị và lưu hóa đơn :

a) Mục đích lập sổ b) Mẫu sổ và hướng dẫn ghi sổ

14

- 6) Danh mục giới thiệu thiết bị có trong phòng học bộ môn 18

- PHẦN III CÁC VĂN BẢN PHÒNG BỘ MÔN CẦN CÓ 20

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

LÝ DO HÌNH THÀNH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Sau hơn một năm xây dựng và chuẩn bị, từ năm học 2009-2010, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy (PGD) đã đưa vào hoạt động hệ thống phòng học bộ môn đầu tiên của huyện tại trường THCS Mỹ Phước Tây Hệ thống gồm có 9 phòng học bộ môn (PBM) gồm có : PBM Vật lý, PBM Hóa học, PBM Công nghệ, PBM Sinh vật, PBM Sử-Địa, PBM Tin học, PBM Tiếng Anh, PBM Âm nhạc, PBM Nghe nhìn dùng chung Mỗi PBM phân công một giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng

Nhằm giúp cho Ban Giám hiệu, giáo viên phụ trách có cơ sở để quản lý điều hành hoạt động của PBM; Trong khi chờ đợi qui định của cấp trên, PGD tạm thời biên soạn một tài liệu nghiệp vụ quản lý hoạt động PBM

Qua thực tế áp dụng trong năm học, chúng tôi đã ghi nhận tác dụng tích cực của các nội dung nêu trong tài liệu Các nội dung trên đã giúp cho giáo viên phụ trách xác định được vai trò của phòng học bộ môn trong giảng dạy và học tập; Giúp cho giáo viên phụ trách nhận thức được nhiệm vụ được giao, các công việc phải làm, có các hiểu biết nhất định về nghiệp vụ Nó cũng giúp cho Ban giám hiệu có căn cứ để chỉ đạo, kiểm tra họat động PBM Cũng qua thực tế chúng tôi đã nhận ra một số điều chưa phù hợp; đã sửa chữa, bổ sung một số nội dung

Theo kế hoạch, trong năm học 2010-2011, PGD sẽ đưa vào hoạt động thêm 3

hệ thống PBM mới (tại các trường THCS Mỹ Thành Nam 1, Cẩm Sơn, Tam Bình)

Số giáo viên phụ trách có thể nâng từ 9 như hiện nay lên 36 Khi đó, nếu có giáo viên nào mới được phân công phụ trách PBM , thì có thể tự nghiên cứu tài liệu nầy để làm việc

Trong qua trình các PBM hoạt động , chúng tôi luôn thu thập thông tin ,

thường xuyên cập nhật, sửa chữa bổ sung cho tài liệu ngày càng hoàn chỉnh, chi tiết hơn, sát thực tế hơn

Chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp của quí thầy cô

LÊ TRÍ DŨNG Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy

Số 3 đường Tứ Kiệt , Khu 7, TT Cai Lậy , Tiền Giang

ĐT (073) 3826424 DĐ 0918056600 E-mail : letridungcl@gmail.com WebSite : http://thietbicailay.tk

Trang 5

TÀI LIỆU NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN QUẢN LÝ PHÒNG HỌC BỘ MÔN

Trang 6

PHẦN I CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH PHÒNG HỌC BỘ MÔN

A.\Giải thích từ ngữ :

- Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và

phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hay một số môn học khác nhau

- Phòng chuẩn bị là phòng để chứa, bảo quản thiết bị và chuẩn bị thiết bị,

thí nghiệm dạy học

- Giáo viên phụ trách phòng bộ môn (GVPT) là giáo viên được phân công

trực tiếp quản lý hoạt động của phòng học bộ môn, (hiện được qui định là giáo viên kiêm nhiệm, được tính 3 tiết/ 1 tuần)

B.\Tóm Tắt Chức Năng Nhiệm Vụ

1 Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành của giáo viên và học sinh theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học

2 Quản lý tài sản trong PBM

3 Trang bị , sửa chữa, bổ sung : thiết bị , máy móc, phòng ốc , phương tiện

4 Tổ chức tự làm đồ dùng dạy học cho bộ môn mình phụ trách

5 Thiết lập, cập nhật , bảo quản hồ sơ sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của PBM ; Có kế hoạch sử dụng PBM hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học; Có nội qui PBM

6 Thực hiện các chế độ thông kê, báo cáo

C.\Cụ Thể Chức Năng Nhiệm Vụ Của Giáo Viên Phụ Trách Phòng Học

Bộ Môn :

BỘ MÔN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI

1) Giáo viên phụ trách PBM( GVPT) tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy lớp (GVDL) dạy tốt theo phương pháp đổi mới như :

- Phối hợp với GVDL lên kế hoạch, chuẩn bị thiết bị dạy học, các phần mềm

có liên quan được cài đặt sẵn trong máy vi tính;

- Mở cửa đúng giờ, phòng ốc sắp xếp ngăn nắp,vệ sinh

Trang 7

2) GVPT phối hợp với tổ chuyên môn, đoàn thể trong trường để có những yêu cầu thống nhất trong việc phát huy PBM

3) Nhà trường cần qui chế hóa hoạt động của PBM, phát huy tối đa hiệu quả các trang thiết bị có trong PBM vào giảng dạy và học tập theo hướng đổi mới phương pháp

4) Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tổ chức tốt việc bồi dưỡng kỹ thuật và phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức như : hội thảo chuyên đề, thao giảng chuyên đề, hướng dẫn sử dụng thiết bị phòng học bộ môn Bảo đảm tất cả các giáo viên bộ môn đều có thể sử dụng PBM đúng kỹ thuật và sư phạm

II QUẢN LÝ TÀI SẢN :

Trong quản lý tài sản, tạm phân chia nhà trường có 3 thành phần :

- Thành phần thứ nhất : Hiệu trưởng : chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chung ; Kế toán : quản lý hồ sơ sổ sách toàn bộ tài sản của đơn vị

- Thành phần thứ hai : Các tổ,phòng,ban : quản lý sử dụng tài sản được thành phần thứ nhất giao

- Thành phần thứ ba: người sử dụng , được thành phần thứ nhất hoặc thứ hai cho mượn sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn

Giáo viên phụ trách PBM (GVPT) thuộc thành phần thứ 2 : quản lý tài sản trong PBM Giáo viên dạy lớp sử dụng PBM thuộc thành phần thứ ba

GVPT phải kết hợp với kế toán nhà trường để thực hiện chính xác các qui định về quản lý tài sản

GVPT và GVDL quản lý tài sản PBM theo hướng cộng đồng trách nhiệm, quản lý chặt chẽ nhưng phải tạo điều kiện dễ dàng cho sử dụng Cụ thể như sau:

GVPT có danh mục các thiết bị sử dụng, bàn giao cho GVDL kiểm tra trước và sau khi dạy

- Nếu có tiêu hao thiết bị, hóa chất thì sau khi kết thúc tiết dạy GVDL phải ghi vào sổ đầu bài tên và số lượng các thiết bị tiêu hao Định kỳ hàng tháng GVPT sẽ tổng kết vào sổ tiêu hao thiết bị Nếu xảy ra mất mát thì GVDL có trách nhiệm tìm hiểu nguyên do, thông báo đến GVPT và BGH để có biện pháp

xữ lý kịp thời

III TRANG BỊ , SỬA CHỮA , BỔ SUNG THIẾT BỊ BỘ MÔN :

Trang 8

* Các loại hình trang bị :

- Trang bị đồng bộ thiết bị bộ môn theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT cho từng phòng Tăng cường số lượng thiết bị, hướng đến mục tiêu chỉ có tối đa 2-3 học sinh/ một tổ thí nghiệm thực hành, với các thí nghiệm đơn giản thì mỗi học sinh một bộ dụng cụ

- Trang bị bổ sung dụng cụ thí nghiệm, hóa chất tiêu hao; mẫu vật thực hành

- Trang bị các phương tiện trong phòng như bàn thực hành học sinh, bàn dụng

cụ giáo viên, tủ kệ giá chứa thiết bị, tủ cấp cứu, sao cho tận dụng tối đa thể tích phòng; Trang bị hệ thống điện , đèn, quạt , máy lạnh, máy hút bụi ; Trang bị công cụ sửa chữa, tự làm thiết bị như bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện, bộ dụng cụ mộc, vẽ

- Trang bị phần mềm dạy và học, các bài trình chiếu, các bài e-leaning có liên quan đến bộ môn

- Trang bị tủ sách bộ môn gồm sách giáo khoa, sách tra cứu, sách tham khảo, sách nâng cao, sách các lớp trên và dưới bậc học, các văn bản liên quan đến bộ môn; giúp cho giáo viên và học sinh có thể tra cứu kịp thời

- Vận động phụ huynh mua đồ dùng thực hành cá nhân tại nhà cho học sinh

- Trang bị các thiết bị cần thiết để thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử như máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể , bút vẽ, mạng LAN, Internet (ADSL)

2 Kiểm tra, bổ sung,sửa chữa, thanh lý thiết bị :

Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang thiết bị dạy học, các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sử dụng để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa mua sắm bổ sung;

Khi thiết bị bị hỏng hóc, GVPT phải nhận biết các hư hỏng phân loại nó , ước lượng chi phí ; Phải biết khắc phục các hỏng hóc thông thường GVPT phải có phương án thích hợp khi có sự cố; hạn chế ảnh hưởng đến GVDL

Trang 9

Đối với các TB không còn phù hợp với chương trình, quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng nặng thì GVPT ghi nhận vào biên bản kiểm kê, đề xuất thanh lý BGH nhà trường báo bằng văn bản cho PGD theo từng học kỳ để tiến hành thanh lý

IV TỔ CHỨC TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Do thiết bị được trang cấp trước đây chủ yếu phục vụ cho thay sách nên khi áp dụng vào phòng bộ môn sẽ bị thiếu về tên và số lượng Vì vậy để có đủ thiết bị cho phòng bộ môn hoạt động thì công tác tự làm của giáo viên phụ trách và giáo viên dạy lớp là rất cần thiết

GVPT xuất phát từ yêu cầu của chương trình, đối chiếu với thiết bị hiện có, phối hợp với tổ, đề ra danh mục thiết bị tự làm cho phòng bộ môn Thiết bị tự làm phải thật sự giúp ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học

Về hình thức, chủng loại TBTL có một số gợi ý như sau:

- Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm kỹ thuật để cải tiến các thiết bị dạy học đã

có sản xuất và lưu hành trên thị trường, nhằm đạt hiệu quả hơn khi sử dụng dạy học

- Sử dụng các chất liệu cũ, vật tư quen thuộc, rẻ tiền, linh kiện đơn giản để làm các thiết bị dạy học mới có giá trị trong dạy học

- Sáng tạo các loại thiết bị dạy học mới thuộc bất kỳ loại hình nào (tranh ảnh, phim các loại đèn chiếu, băng ghi âm hoặc ghi hình, các loại chương trình vi tính, mẫu vật, dụng cụ, mô hình, máy móc, ) thiết thực phục vụ dạy và học

- Các sản phẩm về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học, trong công tác thiết bị dạy học (thí nghiệm ảo, giáo án điện tử, thí nghiệm minh họa, tranh ảnh, sơ đồ, phim video,…)

V THIẾT LẬP, CẬP NHẬT , BẢO QUẢN HỒ SƠ SỔ SÁCH PHÒNG BỘ MÔN:

Hồ sơ của PBM có hai phần: hồ sơ quản lý chuyên môn và hồ sơ quản lý về tài sản

Hồ sơ chuyên môn của PBM tuân theo qui định của tổ chuyên môn bao gồm :

kế hoạch hoạt động, kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu, giáo án, tài liệu giảng dạy,

sổ điểm, sổ đầu bài PBM , biên bản họp chuyên môn, biên bản kiểm tra nội bộ, phiếu

dự giờ, thao giảng, báo cáo sơ kết tháng, học kì , tổng kết năm học

Danh mục giới thiệu thiết bị thể hiện tất cả các thiết bị hiện có, sắp xếp theo thời gian chương trình môn học

Trang 10

Hồ sơ quản lý tài sản gồm có: sổ tài sản, sổ nhập thiết bị và lưu hóa đơn , sổ tiêu hao,các biên bản kiểm kê, bàn giao, thanh lý Các loại hồ sơ tài sản cần phải lưu trữ kể từ khi thành lập phòng trở về sau, cần được ghi chép cập nhật theo định kỳ qui định.

Khi có bàn giao người thì lập biên bản bàn giao cụ thể từng món và từng loại

hồ sơ ; Các hồ sơ phải được cập nhật từ khi thành lập phòng đến thời điểm bàn giao GVPT khi nhận bàn giao, cần thực hiện và đối chiếu lại các loại hồ sơ về tài sản : sổ tài sản, sổ nhập tài sản và lưu hóa đơn – phiếu xuất ; các biên bản kiểm kê , thanh lý , cho mượn

Phòng bộ môn cần thiết lập & cập nhật đầy đủ, chính xác loại sổ sau :

1 Sổ Tài Sản

2 Sổ Lưu Hoá Đơn và nhập thiết bị

3 Sổ Tiêu hao, sửa chữa thiết bị

4 Sổ đầu bài

5 Sổ cho mượn thiết bị, sách

6 Danh Mục thiết bị (giới thiệu)

7 Kế hoạch năm, tháng, tuần

8 Bảng tổng hợp số tiết dạy tại phòng bộ môn

9 Tập lưu công văn đi , đến , báo cáo, thống kê

Nội qui phòng bộ môn

(Nêu trong Phần II: mẫu sổ sách và hướng dẫn ghi sổ sách phòng bộ môn)

VI - CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ PHÒNG BỘ MÔN

1) Xếp Thời Khóa Biểu:

Đối với các trường có hệ thống phòng học bộ môn thì việc xếp thời khóa biểu (TKB) phải được chú ý đặc biệt Ngoài các yếu tố giống như các trường bình thường, người xếp TKB của trường có PBM cần chú ý các vần đề sau:

- Xác định PBM đủ phục vụ cho toàn trường hay không, nếu không thì xác định khối lớp sẽ học tại PBM (ưu tiên cho các lớp cuối cấp)

- Đưa thêm yếu tố “phòng” vào việc xếp TKB

- Cần xếp sao cho một môn/ khối được dạy liên tục tại PBM (để không tốn thời gian thay đổi thiết bị) Ví dụ như môn vật lý lớp 7 sẽ được dạy tại PBM Vật lý liên tục cho đến hết khối 7 rồi mới chuyển sang dạy khối khác

- Thời gian giao nhau giữa hai tiết cần được tính toán đủ để học sinh di chuyển đổi lớp

Trang 11

- Nghiên cứu sử dụng phần mềm xếp TKB dành cho trường có PBM của Công

ty Bạch Kim

2) Tổ Chức đội ngũ :

Mỗi PBM có một giáo viên phụ trách được hưởng các chế độ chính sách theo qui định ( hiện tại - năm 2010 - phụ trách PBM được tính 3 tiết/tuần ) BGH cử một người trực tiếp chỉ đạo hoạt động các PBM Giáo viên phụ trách PBM phải là người

đã được đào tạo về bộ môn phụ trách, sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ và máy móc có trong PBM; có nhiệt tâm, năng lực, ham thích bộ môn, có thể công tác lâu dài, có điều kiện đi đào tạo

3) Thi Đua :

Đưa việc giảng dạy trong PBM thành hoạt động có nề nếp , có có kế hoạch hoạt động , có sơ tổng kết đánh giá hàng tháng, góp ý của BGH Phối hợp tổ chức các hoạt động : thao giảng , dự giờ , thi tự làm , thi GV giỏi , HS giỏi

4) Hành Chánh :

GVPT phải thực hiện đủ các hồ sơ sổ sách ; Thực hiện kiểm kê, hội họp, nhận thiết bị, gởi báo cáo cho PGD đúng qui định

Kiểm kê 3 lần trong 1 năm học (đầu năm học, cuối HKI & cuối năm học), ghi

số liệu kiểm kê vào sổ tài sản thiết bị Nếu có biến động lớn phải báo cáo đến PGD Kiểm kê bất thường trong các trường hợp sau : Thay đổi Hiệu Trưởng, thay đổi giáo viên phụ trách, phân chia, giải thể trường, xảy ra mất mát do thiên tai hoặc trộm cắp, hay khi Phòng Giáo dục có yêu cầu

6) Gợi Ý Kế Hoạch Một Ngày Làm Việc Của GV PT

- Trước giờ dạy ít nhất 1 ngày , GVPT phải chuẩn bị theo yêu cầu của GVDL

về Đ D D H , tài liệu, phần cứng , phần mềm, … (phải được chạy thử) , Nếu là tiết thi hay kiểm tra thì phải có đủ các điều kiện về thi cử

- Mở cửa phòng theo đúng lịch (trước giờ dạy 10 phút ) ;

- Kiểm tra , khởi động máy móc, chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học khác

- Phối hợp GVDL nghiên cứu chương trình để lên kế hoạch

- Cập nhật hồ sơ sổ sách, tu sửa TB

- Nghiên cứu chuyên môn kỹ thuật

- Vệ sinh, sắp xếp phòng

Trang 12

7) Kế Hoạch Năm Học (trong từng năm học, cần tham khảo kế hoạch năm học

của ngành)

* \Tháng 8 – 9- 10 :

- Kiểm kê tài sản lần 1

- Dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

- Ổn định nhân sự phụ trách

- Tiếp nhận TB

- Kiểm tra phòng ốc, tu sửa TB; vệ sinh, sắp xếp, trang trí phòng, máy

- Thống kê nhu cầu cụ thể

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động, kế hoạch trang bị, tự làm

- Lập và cập nhật các loại hồ sơ sổ sách, kế hoạch hoạt động (xong trong tháng 9,10)

- Gởi các báo cáo và kiểm kê về trên (nếu có yêu cầu)

*\ Tháng 10 – 11 - 12 :

- Kiểm kê tài sản lần 2 (th 12)

- Thực hiện các kế hoạch , tiến hành các hoạt động thường xuyên

- Nghiên cứu chuyên môn, nâng cao hiệu quả sử dụng TB Tổ chức các chuyên

đề

- Tham mưu với lãnh đạo từng bước trang bị hoàn chỉnh và phát triển

- Tham gia các kỳ thi

* \Tháng 01 :

- Sơ kết rút kinh nghiệm , kiểm kê, tu sửa, bảo dưỡng TB

- Báo cáo sơ kết hoạt động

* \Tháng 2 – 3 :

- Tiếp tục tổ chức và theo dõi các hoạt động hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu

- Kiểm tra công nhận các danh hiệu

* \Tháng 4, 5 :

- Tổng kết hoạt động năm học , gởi bản tổng kết về trên

- Kiểm kê tài sản TB lần 3, thanh lý , sắp xếp TB vào nơi bảo quản tốt nhất

- Lập danh sách các TB cần bổ sung cho năm học tới

* \Trong thời gian nghỉ hè :

Ngày đăng: 19/05/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w