1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BC-tổng kết năm học

11 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 143 KB

Nội dung

UBND XÃ ĐÔNG HƯNG B CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐÔNG HƯNG B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 132 / BC Đông Hưng B, ngày 19 tháng 5 năm 2010; BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 – 2010 Đơn vị: TRƯỜNG TH ĐÔNG HƯNG B Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-SGD&ĐT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Sở giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009 – 2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ công văn số 396/HD-PGD ngày 14 tháng 9 năm 2009 của phòng GD&ĐT huyện An Minh v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 đối với cấp tiểu học ở huyện An Minh; căn cứ kế hoạch số 49/KH ngày 01 tháng 10 năm 2009 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của trường tiểu học Đông Hưng B. Trường tiểu học Đông Hưng B báo cáo kết quả đạt được trong năm học 2009 – 2010 như sau: Phần A: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi: Được quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã Đông Hưng B và phòng Giáo dục & Đào tạo An Minh. Được hỗ trợ tích cực của ban ngành , đoàn thể, các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh xã Đông Hưng B. Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học, đa số nhân dân có nhận thức đúng về sự nghiệp giáo dục và chăm lo tốt trong việc giáo dục học sinh. Cán bộ giáo viên, nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các văn bản chuyên môn của ngành giáo dục; nhiệt tình và nhận thức rõ vai trò trách nhiệm bản thân. 2. Những khó khăn cơ bản: Nhận thức trong cộng đồng (tổ chức xã hội, đoàn thể, nhân dân, …) tốt, nhưng vẫn còn một số ít gia đình có khó khăn về kinh tế, thiếu quan tâm việc học của con em mình, vẫn còn hiện tượng khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường. Năng lực công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên còn yếu, ý thức tự học tập chưa cao nên việc tin học hoá quá trình dạy học chưa tiếp cận tốt. Cơ sở vật chất tương đối đủ nhưng sân chơi, bãi tập, nước sạch và các phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoại khóa vẫn chưa đáp ứng tốt. Còn thiếu trang thiết bị tin học phục vụ dạy và học. Phần B : KẾT QỦA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010 I. Kết quả triển khai L uật, nghị quyết, nghị định giáo dục. Tình hình tư tưởng chính trị của đội n gũ cán bộ, giáo viên: Trong các cuộc họp Hội đồng giáo viên hàng tháng, nhà trường đã triển khai Luật giáo dục, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước có liên quan đến giáo dục, các văn bản chuyên môn của ngành giáo dục. Tổ chức sinh hoạt chính trị cho cán bộ viên chức học tập quán triệt các chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập thể cán bộ giáo viên tư tưởng chính trị vững vàng, hiểu rõ nhiệm vụ người giáo viên, người cán bộ công chức; luôn chấp hành và tận tụy với công việc được giao, thực hiện tốt khẩu hiệu “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”. II. Về quy mô giáo dục – đào tạo: 1. Về trường, lớp, học sinh: Năm học 2009 – 2010 đến sớm hơn mọi năm, nhưng do có chủ động ngay trong thời gian nghỉ hè và các phương tiện thông tin đại chúng được nhân dân tiếp cận tốt nên việc huy động trẻ vào học được tiến hành thuận lợi. Tổng số trẻ 6 đến 14 tuổi huy động ra lớp đạt 99,53% (422 / 424), số trẻ 6 tuổi vào học lớp một là 42/43 em; đạt tỉ lệ 97,67%. Tổng số học sinh toàn trường là 273 em, 121 nữ; học sinh dân tộc 6 em, nữ:1 . So kế hoạch phát triển giáo dục đạt 96,14%. Đến cuối năm học còn 258 học sinh, 117 nữ; có 12 học sinh theo gia đình chuyển đi nơi khác học. Học sinh bỏ học 3 em chiếm tỉ lệ 1,09%. Tỉ lệ bỏ học cao hơn năm học trước 0,34%, nguyên nhân do kinh tế khó khăn, nhiều gia đình chuyển đi làm công nhân ở các khu công nghiệp thành phố nên học sinh phải bỏ học đi theo gia đình. III. Chất lượng và hiệu quả giáo dục: 1. Giáo dục đạo đức: Thông qua chương trình đạo đức chính khóa và việc tích hợp ở các môn học khác, giáo viên đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Những tấm gương mẫu mực của thầy cô giáo trong sinh hoạt hằng ngày, trong những giờ lên lớp có tác dụng rất tốt trong việc bồi dưỡng nhân cách, hành vi chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Môi trường thân thiện trong quan hệ ứng xử thầy trò; bè bạn thương yêu nhau, tôn trọng nhau, đã tạo cho các em không khí vui tươi thích thú khi được đến trường. Chất lượng hạnh kiểm cuối năm đạt 100% (258/258) thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học. 2. Chất lượng văn hóa: Ngay từ đầu năm học, trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. Trên cơ sở đó, phân công giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. Xây dựng phong trào “ Rèn chữ - giữ vở” trong học sinh và toàn thể cán bộ giáo viên. Thường xuyên và đột xuất kiểm tra nề nếp dạy học, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học và dự giờ thăm lớp đúng quy định nhằm tạo được tâm thế vững vàng, chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, từ đó nề nếp dạy và học thực hiện tốt, chất lượng học tập có nâng lên. Kết quả kiểm tra cuối năm: - Xếp loại giỏi: 51/258 em, đạt tỉ lệ 19,77%; loại khá 94/258 em, đạt tỉ lệ 36,43%. - Loại trung bình: 99/258 em, tỉ lệ 38,37%; loại yếu: 14/258 em, tỉ lệ 5,43%. So cùng kỳ năm học trước, học sinh khá giỏi tăng 13,4%. Tỉ lệ học sinh yếu giảm hơn năm trước 6,24%. IV. Tăng cường trật tự kỷ cương; xây dựng nề nếp trường học; ngăn ngừa và quản lý dạy thêm học thêm: 1. Tăng cường trật tự kỷ cương; xây dựng nề nếp trường học: Hội nghị cán bộ - viên chức đầu năm đã xây dựng và thống nhất các văn bản pháp quy của trường: nội quy trường học, quy chế làm việc, quy chế dân chủ, quy định chuyên môn, quy chế chi tiêu nội bộ; làm cơ sở ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương trường học. Giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt nội quy học sinh, và 5 nhiệm vụ học sinh phải thực hiện đầy đủ. Hàng tháng đều họp đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước mới ban hành. Tổ chức Công đoàn trường học phát động phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng gắn với ý nghĩa các ngày lễ lớn, 2 đa số cán bộ, đoàn viên công đoàn đều thực hiện tốt khẩu hiệu “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. a. Tổ chức lực lượng thanh tra: Ban thanh tra nhân dân có 3 đ/c, có kế hoạch và thực hiện công việc giám sát, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện nề nếp, thực hiện chế độ chính sách và theo dõi việc thực hiện ngày công giờ công. b. Kết quả hoạt động thanh tra: Qua theo dõi, kiểm tra thường xuyên; kết quả trong năm học không có hiện tượng cán bộ giáo viên vi phạm nội quy, không có hiện tượng vi phạm chế độ chính sách giáo viên; ngăn ngừa và khắc phục tốt tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong thi cử. 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng giáo viên vi phạm khuyết điểm ảnh hưởng đến uy tín đạo đức nhà giáo nhưng chưa đến mức phải xử lý kỉ luật. Trong năm học có một đơn yêu cầu giải quyết quan hệ giao tiếp đồng nghiệp chưa tốt, ban thanh tra đã xác minh và hòa giải, hàn gắn tình cảm trong nội bộ. 2. Ngăn ngừa và quản lý dạy thêm học thêm: Toàn trường không có hiện tượng dạy thêm, học thêm dù bất cứ hình thức nào. 3. Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Trong tổ chức khảo sát, kiểm tra chất lượng học sinh và các kì kiểm tra định kì trong năm học. cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc; hiện tượng không đủ chất và ngồi nhầm lớp không còn; nhiều cán bộ giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 4. Thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã lập kế hoạch xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013 với những tiêu chí cụ thể. Từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, nhà trường tập trung công tác củng cố, phát huy chất lượng trường Xanh – Sạch – Đẹp mức độ cao; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lí, công tác dạy học, nhằm tạo cơ sở vững chắc để từng bước hoàn thành kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 5. Công tác kiểm định cơ sở giáo dục: Đây là công tác mới được triển khai và thực hiện trong năm học 2009 – 2010, quá trình tiếp thu văn bản và triển khai thực hiện trong trường chưa chặt chẽ, nhận thức chưa hết tầm quan trọng của công tác này. Chính vì thế, việc lập kế hoạch và thời gian thực hiện còn chậm so với chỉ đạo chung của Phòng giáo dục. Hiện nay số liệu, và đa số các minh chứng cho từng tiêu chí đã thu thập xong, nhưng vẫn còn một số minh chứng chưa đủ và việc báo cáo chưa hoàn thành V. Công tác thực hiện chương trình, chuyên đề và chương trình thay sách;khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy và thực hiện giảm tải chương trình: 1. Công tác thực hiện chương trình, chuyên đề và thay sách: Thực hiện đúng Quyết định số 142/QĐ-SGD&ĐT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009 – 2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Năm học 2009 – 2010, nhà trường tiếp tục duy trì hình thức học hơn 5 buổi/tuần. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 3 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức các chuyên đề trong các lần sinh hoạt chuyên môn để triển khai về “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” theo chuẩn kiến thức - kỹ năng chương trình, lồng ghép và tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; tập huấn chương trình xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình” “Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức 2 chuyên đề: “Khắc phục tình trạng học sinh đọc yếu”, “Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”.Thực hành soạn mẫu giáo án điện tử, tham gia học tập chuyên môn ở đơn vị bạn. 2. Khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy và thực hiện việc thay sách giáo khoa: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn, từng lớp đang dạy. Thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ, thao giảng đúng quy định, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm học, dự giờ 65 tiết, trong đó số tiết đạt tốt là 27 tiết, 9 tiết xếp khá, đạt yêu cầu 6 tiết, còn 23 tiết trao đổi, rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng đột xuất kiểm tra nề nếp dạy học, kiểm tra giáo án giáo viên và dự giờ được 18 tiết để trao đổi rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện công tác dạy học. Hội thi giáo viên giỏi cấp trường có 15/16 giáo viên dự thi, kết quả có 12 giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi cấp trường, chiếm tỉ lệ 80% (12/15). Có 12 giáo viên dự thi cấp huyện, 4 giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi cấp huyện, 1 đ/c dự thi và đạt giáo viên xuất sắc cấp tỉnh. Công tác giảng dạy hai năm gần đây được chú trọng và chất lượng đi vào chiều sâu, giáo viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và khắc phục được những nhược điểm, yếu kém khi lên lớp. VI. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Tổng số nhân sự trường có 22 cán bộ giáo viên. Chia ra: - Cán bộ quản lý: 02 người. - Giáo viên trực tiếp giảng dạy 16 người. - Số cán bộ chuyên trách Đoàn – Đội là 01 người. - Số nhân viên trường học: 03. - Tỷ lệ giáo viên trên lớp 1,33 (16/12) - Giáo viên chia theo trình độ đào tạo: CBGV (không tính NVBV) Trình độ đào tạo Tỉ lệ GV/ lớp Thiếu Chưa chuẩn THSP CĐSP ĐHSP 21 0 3 2 16 1,33 (2) VII. Quản lý, sử dụng các nguồn vốn: 1. Về tài chính: Kinh phí năm 2010 được phê duyệt là: 974.408.000 đồng. Tính đến tháng 5 năm 2010 đã nhận: 369.755.258 đồng. Tổng chi các khoản mục như sau: Mục chi Diễn giải Thực chi 6000 Thanh toán tiền lương 211.329.175 6100 Phụ cấp lương 82.584.885 6300 Tàu xe nghỉ phép năm 940.000 6300 Các khoản đóng góp 44.457.045 4 6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 748.269 6550 Vật tư văn phòng 374.500 6600 Thông tin tuyên truyền liên lạc 3.913.184 6700 Công tác phí 2.070.000 6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn 5.112.500 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 1.912.200 7750 Chi khác 16.313.500 Tổng cộng: 369.755.258 Dự án PEDC hỗ trợ mỗi học sinh 1 phần quà (dụng cụ học tập) tổng trị giá 9.807.500 đồng, cấp thêm thiết bị học tập trị giá 1.020.000 đồng, trợ cấp tiền mua áo trắng, áo mưa cho học sinh trị giá 10.532.000 đồng và 43 áo ấm cho học sinh nghèo trị giá 2.795.000 đồng. 2. Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho trường: a. Công tác xây dựng cơ bản: Tổng giá trị tài sản toàn trường là 2.690.579.818 đồng, giá trị hao mòn 874.147.756 đồng, giá trị tài sản hiện còn 1.816.162.062 đồng. Năm học này trường chưa xây dựng bổ sung thêm cơ sở vật chất mới, chỉ tập trung sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Phòng giáo dục An Minh đã xây dựng bổ sung thêm được một nhà vệ sinh cho giáo viên ở điểm chính. Định hướng thời gian tới cố gắng tham mưu xây dựng thêm cho trường các phòng chức năng (phòng nhạc, họa), nhà đa năng, hội trường để đủ tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. b. Công tác sách và thiết bị trường học: Cán bộ thư viện - thiết bị nhiệt tình, làm tốt nhiệm vụ được phân công. Đầu năm học, có lập kế hoạch năm học và cụ thể kế hoạch từng tháng. Việc quản lí và sử dụng sách – thiết bị được thực hiện tốt, nhưng vẫn còn một số giáo viên bảo quản đồ dùng dạy học chưa tốt và cập nhật sổ mượn đồ dùng chưa kịp thời. Số lượt đọc sách là 8.722 lần, so cùng kỳ năm học trước tăng 798 lần. Giáo viên sử dụng đồ dùng 2.292 lượt, tăng 77 lượt, tự làm được 47 đồ dùng. Năm học này, được dự án PEDC và phòng giáo dục cấp thêm sách và bổ sung thêm 2 kệ để sách. Tổng số sách hiện có là 9.648 bản, trị giá thành tiền là 60.307.300 đồng, phân loại như sau: - Sách giáo khoa: 4.502 bản, trong đó dự án PEDC cấp 859 bản; - Sách giáo viên: 885 bản, trong đó dự án PEDC cấp 54 bản; - Sách tham khảo: 1.535 bản, trong đó dự án PEDC cấp 458 bản; - Sách thiếu nhi: 1.745 bản, trong đó dự án PEDC cấp 213 bản. - Tạp chí khác: 981 bản trong đó sách an toàn giao thông 70 bản. 3. Công tác thu chi quỹ học phí, xây dựng và các nguồn khác: (không thu các khoản học phí, xây dựng và thu khác). VIII. Công tác chống mù chữ và phổ cập: 1. Chống mù chữ và sau xóa mù: (không thực hiện công tác này, do tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 – 35 đã vượt chỉ tiêu). 2. Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Đã hoàn thành hồ sơ, số liệu thống kê công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỉ lệ trẻ 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 100% (64/64). Trẻ 11 tuổi (sinh năm 1998) tốt nghiệp tiểu học đạt tỉ lệ 80% (36 /45). Hiện đang phân công giáo viên đến từng hộ phúc tra, nắm lại số dân trong độ tuổi CMC và PCGDTH. 5 IX. Công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường: 1. Công tác Đảng: Trường đã có chi bộ riêng. Trong quý 4 năm 2009 mới kết nạp thêm 1 đ/c, nâng tổng số đảng viên hiện nay là 12/6 nữ, qua kiểm tra đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng năm 2009, chi bộ được công nhận “Chi bộ trong sạch vững mạnh”. 2. Công tác Đoàn, Đội, Hội: a. Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh: Chi đoàn trường hiện có 5 đ/c (4 nữ), trong đó có 2 đảng viên trong độ tuổi đoàn sinh hoạt chung. Chi đoàn tổ chức tuyên truyền giáo dục đoàn viên ý nghĩa truyền thống các ngày lễ lớn, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc; tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống, tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và các cuộc vận động của ngành giáo dục. Tập thể đoàn viên có lối sống lành mạnh, gia đình văn hóa. Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia các phong trào do huyện, xã tổ chức. Thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo Đội TNTP.Hồ Chí Minh và làm tốt công tác xây dựng Đảng. Tích cực tham gia công tác xã hội như: đóng góp xây dựng công trình nhớ ơn anh hùng liệt sĩ 70.000 đồng, góp quỹ áo ấm người cao tuổi 140.000 đồng, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 367.000 đồng, đóng góp quỹ Xanh - sạch - đẹp của trường 700.000 đồng,… Kết quả được đoàn cấp trên xét, phân loại cuối năm đạt chi đoàn xuất sắc. b. Đội TNTP. Hồ Chí Minh: Toàn Liên đội có 4 chi đội với 93 đội viên (44 nữ), cuối học kỳ hai kết nạp mới 48 em nâng tổng số lên 6 chi đội, 141 đội viên (58 nữ), có 21 Sao nhi đồng. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong tập thể thiếu niên nhi đồng về ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỉ niệm như: 2/9, ngày khai trường 5/9, Tết trung thu, 20/11, 3/2, 26/3, 30/4, 19/5, … Bên cạnh đó, Liên đội còn tuyên truyền về đạo đức lối sống, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, gương người tốt việc tốt, phòng tránh các dịch bệnh, phòng tránh tai nạn, thương tích; phòng tránh ma túy, tệ nạn xã hội trong học đường, … và các nội dung tuyên truyền giáo dục khác như: truyền thống của Đảng, Bác Hồ, Đoàn Đội, truyền thống anh hùng của dân tộc, … gần 240 cuộc bằng các hình thức như: phát thanh măng non, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội, Sao, viết báo tường, … Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ: nhân dịp Tết Trung thu tổ chức cho các em thi lồng đèn đẹp, sân chơi có thưởng; thi vẽ tranh và viết thư thăm chị Hằng do Nhà thiếu nhi tổ chức; thi viết báo tường, báo tập do Nhà thiếu nhi và Phòng giáo dục phát động với chủ đề “Chúng em phòng chống ma tuý”, “Nhớ ơn thầy cô”, bài Báo tường được chọn thi ở Sở giáo dục và đạt giải C. Phối hợp Nhà thiếu nhi tổ chức các trò chơi dân gian thu hút gần 250 lượt em tham gia và cổ vũ. Chào mừng các ngày Lễ, ngày kỉ niệm: 22/12, 3/2, Tết Nguyên đán, 26/3, … Liên đội tổ chức các hoạt động như: thi viết chữ đẹp và dự thi cấp huyện đạt 4 giải khuyến khích, viết văn, thi bóng đá mini, thi tìm hiểu kiến thức lịch sử,… Tổ chức văn nghệ giao lưu “Tiếng hát trẻ em thiệt thòi” với Trung tâm nhân đạo Hồng Đức thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam và gửi 100 cây viết, 206.000 đồng ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam. Ủng hộ 100.000 đồng xây dựng tượng đài 10 nữ TNXP ở ngã ba Đồng Lộc. Tổ chức thi đấu bóng đá mini, tham gia thi đấu cờ vua giao lưu với các trường trong cụm 4, do trường tiểu học Thị Trấn 1 tổ chức đạt 1 giải nhất, một giải nhì. Tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện đạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương đồng môn cờ vua…. Các phong trào thi đua học tập, lao động, vệ sinh, bảo vệ môi trường, thường xuyên được tổ chức để tạo điều kiện cho học sinh thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách và bồi dưỡng kỹ năng sống thân thiện, chan hòa cùng thầy cô, bè bạn. 6 Đảm bảo thực hiện nghiêm túc tiết chào cờ đầu tuần, có nội dung phong phú và có tính giáo dục. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ, duy trì sinh hoạt lệ thường xuyên vào chiều thứ năm hàng tuần. Rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử lịch sự, thân thiện. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, viếng thăm và chăm sóc mộ các anh hùng liệt sĩ. Liên đội tổ chức 15 buổi lao động chăm sóc cây kiểng, vệ sinh môi trường, trồng thêm gần 100 cây hoa kiểng ở vườn thuốc nam và vườn trường. Triển khai 5 chuyên hiệu như: An toàn giao thông, nghi thức Đội, chăm học, thầy thuốc nhỏ tuổi, nghệ sĩ nhỏ tuổi; kết nạp mới 100% nhi đồng đến tuổi vào Đội. Cuối năm học các chi đội đều đạt tiêu chuẩn chi đội khá mạnh. 3. Công tác công đoàn: Kết hợp cùng chính quyền thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cán bộ công đoàn viên sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất trong trường. Phối hợp cùng chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để công đoàn viên học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung. Phát động các đợt thi đua ngắn hạn lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn: 2/9, 20/10, 20/11, 22/12, 26/3, 30/4,… Cuối mỗi đợt thi đua có sơ tổng kết, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao. Hàng tháng đều tổ chức phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đề ra. Ban nữ công quan tâm chăm lo đời sống lao động nữ, vận động có hiệu quả kế hoạch sinh đẻ, thực hiện tốt các biện pháp tránh thai, không có trường hợp sinh con thứ 3. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý với chị em mang thai, nghỉ phục hồi sức khoẻ sau khi sinh, có kế hoạch đưa chị em lao động nữ khám sức khoẻ định kỳ, nên từ đó chị em đều có sức khoẻ tốt, đảm bảo phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục. Thường xuyên thăm hỏi, động viên cán bộ giáo viên lúc đau ốm và có hoàn cảnh khó khăn. Tổng số 19 lần thăm hỏi, với số tiền là: 1.501.000 đồng. Tạo điều kiện cho công đoàn viên vay vốn sửa chữa nhà ở; mua sắm phương tiện, tài sản lớn trong gia đình, tổng số 12 suất vay, số tiền vay là 451.000.000 đồng. Góp vốn xoay vòng trong tập thể để hỗ trợ công đoàn viên mua sắm vật dụng gia đình số tiền là 1.100.000 đồng/ người. Đóng góp, ủng hộ các hoạt động xã hội, từ thiện: xây dựng công trình nhớ ơn Liệt sĩ: 240.000 đồng, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt: 1.392.408 đồng, đóng góp quỹ áo ấm cho người cao tuổi 440.000 đồng, quyên góp tặng trẻ em thiệt thòi: 540.000 đồng, đóng góp xây dựng tượng đài 10 nữ TNXP ngã ba Đồng Lộc 120.000 đồng. Cùng chính quyền mua quà tặng công đoàn viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mỗi suất quà trị giá 150.000 đồng. Qua kết quả kiểm tra và chấm điểm, tập thể cán bộ viên chức được công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hóa”. Tổ chức công đoàn đạt tiêu chuẩn “công đoàn vững mạnh xuất sắc”. X. Hoạt động và kết quả công tác xã hội hóa giáo dục: Nhà trường thường xuyên kết hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền 3 ấp trên địa bàn trong việc vận động và duy trì sĩ số học sinh, trao đổi thống nhất biện pháp giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động giáo dục học sinh. Những lần họp định kì ở Hội đồng nhân dân xã, hiệu trưởng trực tiếp trao đổi với các đoàn thể, ban ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tập thể giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và giáo dục ở địa phương. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường, tổ chức vận động mỗi hộ gia đình đóng góp 50.000 đồng (tổng số huy động được 3.155.000 đồng) giúp nhà trường làm tốt công tác Xanh – Sạch – Đẹp, vận động phụ huynh học sinh tổ chức buổi cơm thân mật cùng giáo viên nhân ngày 20/11. Thường xuyên cùng nhà trường và Hội khuyến học vận động gia đình cho học sinh đi học đều, chống bỏ học. 7 Trong năm học nhà trường được doanh nghiệp Tấn Hải Đăng tặng 50 bao xi măng trị giá 3.200.000 đồng, để làm con đường từ cổng vào trường, chiều dài 31 mét, rộng 3 mét. Phần C NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những ưu điểm chủ yếu: Năm học 2009 – 2010 toàn trường đã hoàn thành kế hoạch đề ra (đạt 99,54% so kế hoạch). So sánh năm học trước: chất lượng hạnh kiểm học sinh được ổn định, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 13,4%. Chất lượng giảng dạy của giáo viên phát triển bền vững. Tất cả các phong trào, các hoạt động ngoại khóa do huyện và địa phương tổ chức đều tham gia. Qua kiểm tra giữa kỳ của Sở GD&ĐT Kiên Giang, trường được công nhận duy trì và giữ vững danh hiệu “trường Xanh – Sạch – Đẹp mức độ cao”. Các danh hiệu tập thể đạt được: “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, “Đơn vị văn hoá”, “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”, “Chi đoàn xuất sắc”, “Liên đội mạnh”. Hội đồng thi đua khen thưởng của trường xét công nhận 3 đ/c đạt tiêu chuẩn bằng khen, 5 đ/c đạt tiêu chuẩn giấy khen, 2 đ/c chiến sĩ thi đua, 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 9 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 1 tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc, 3 tổ công đoàn vững mạnh. Xét khen 51 học sinh giỏi, 94 học sinh tiên tiến, … học sinh có năng khiếu ở các môn nhạc, hoạ, thể thao, khéo tay hay làm, văn hay chữ tốt…; khen 9 tập thể lớp làm tốt các phong trào của trường. 2. Những tồn tại hạn chế: Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi trên, năm học này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: Hoạt động dạy học những tháng đầu năm học chưa thật sự ổn định, sinh hoạt chuyên môn chưa thường xuyên. Công tác nha học đường vẫn còn hạn chế do chưa có cán bộ chuyên trách Nha học đường. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, vẫn còn tình trạng đi trễ giờ; nhận thức chưa đúng mức tầm quan trọng của những công việc mới (công tác kiểm định chất lượng, phong trào “Tiếng trống vệ sinh”, ). Một số giáo viên chưa thật sự mẫu mực trong hành vi, giao tiếp ứng xử, có những biểu hiện không tốt làm ảnh hưởng đạo đức nhà giáo. Nhận thức ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế (ngôn ngữ trong văn bản và ngôn ngữ nói). Ý thức tự học chưa cao, chưa đáp ứng kịp quá trình “tin học hoá” giáo dục. Cơ sở vật chất tuy đã có tương đối đủ nhưng sân chơi bãi tập và nước sạch sử dụng chung vẫn chưa đảm bảo. Hoạt động của các bộ phận và các đoàn thể có lúc chưa phối hợp chặt chẽ. Công tác Xã hội hóa có tiến bộ hơn, nhưng vẫn trong tình trạng tự vận động, chưa được tích cực hóa từ phía các đoàn thể, nhân dân và chính quyền các ấp. 3. Nguyên nhân ưu, khuyết điểm: a. Nguyên nhân ưu điểm: Có được kết quả đáng phấn khởi trên, là được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục-đào tạo An Minh, được chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND xã Đông Hưng B, được hỗ trợ đắc lực của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhận thức của cộng đồng về sự nghiệp giáo dục có chuyển biến tích cực, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, học sinh ham học và đi học đều hơn. Nguyên nhân cơ bản là do đa số viên chức, giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế cơ quan. b. Nguyên nhân khuyết điểm: Công tác tham mưu có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao, chưa huy động được hết các nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ cho trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở địa 8 phương. Sự phối kết hợp các đoàn thể có lúc chưa kịp thời, vẫn còn một ít gia đình thiếu quan tâm việc học của con em mình, chỉ khoán trắng cho giáo viên. Hoàn cảnh gia đình một vài giáo viên gặp khó khăn đột xuất làm cho kinh tế gia đình chưa ổn định cuộc sống, để an tâm công tác. Một số giáo viên có hành vi ứng xử, giao tiếp chưa tốt làm ảnh hưởng đạo đức nhà giáo; tinh thần đoàn kết nội bộ chưa cao. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giải quyết sự vụ, sự việc chưa linh hoạt; chưa kiên quyết với những biểu hiện vi phạm nội quy. Trong các cuộc họp, cán bộ giáo viên ít tham gia ý kiến. Không thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, còn chủ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ. c. Biện pháp khắc phục khuyết điểm: Những khuyết điểm tồn tại trên, tập thể viên chức – giáo viên nghiêm túc nhìn nhận và quyết tâm khắc phục trong thời gian tới. Tham mưu và gắn kết chặt chẽ hơn với lãnh đạo và các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành và chính quyền các ấp. Chỉ đạo và có biện pháp xử lí nghiêm với những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan. Phần D PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011 Căn cứ kết quả đạt được trong năm học 2009 – 2010. Trường tiểu học Đông Hưng B định hướng một số nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện ở năm học 2010 – 2011 như sau: I. Những công tác trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện: 1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, thực hiện các cuộc vận động: Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 06/CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Vận động toàn trường thực hiện tốt phong trào thi đua “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, củng cố và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tích cực tham gia các phong trào thi đua do phòng GD&ĐT An Minh cùng các Ban ngành, các tổ chức đoàn thể huyện, xã tổ chức. Tiếp tục củng cố và giữ vững danh hiệu chi bộ “Trong sạch vững mạnh”. Vận động đảng viên và quần chúng thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh Là đạo đức, là văn minh” gắn với tổ chức đại hội Đảng các cấp. 2. Công tác dạy và học: Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn, chú trọng giải quyết các bài khó, nội dung các phần khó dạy, nội dung lồng ghép - tích hợp các chương trình ngoại khóa. Tổ chức những chuyên đề thiết thực nâng cao chất lượng dạy học, và tập huấn sử dụng các phần mềm để soạn giáo án điện tử đạt hiệu quả, Trình diễn giáo án vi tính, giáo án điện tử để tập thể giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 32/ TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức dạy học 10 buổi trên tuần ở các lớp 1 và 2. Dạy ngoại ngữ từ lớp ba, dành thời gian cho các lớp 1 và 2 tập trung nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện hành vi chuẩn mực đạo đức tốt cho học sinh. 3. Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học: Thực hiện giảng dạy có chất lượng, hạn chế tình trạng học sinh yếu kém, phấn đấu hoàn thành chương trình tiểu học 100%, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học 9 sinh bỏ học. Phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu năm học đề ra, để làm cơ sở vững chắc cho công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 4. Công tác quản lý: Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập, nắm vững các văn bản pháp quy, quy định trách nhiệm quyền hạn giáo viên, những việc cán bộ giáo viên được làm và không nên làm. Xây dựng nếp văn minh trong hội họp, lên lớp, trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ học sinh và đồng nghiệp. Duy trì các nề nếp tốt: nề nếp tập trung đầu giờ để lao động và kiểm tra kiến thức; nề nếp học tập, sinh hoạt trên lớp; nề nếp giao thông; nề nếp giao tiếp, chào hỏi lịch sự, lễ độ của học sinh. Kịp thời phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lí học sinh. Quan tâm các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chuyên môn của ngành giáo dục. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo, cập nhật, chính xác và đầy đủ, nộp đúng thời hạn quy định. Sử dụng các phần mềm trong quản lí hoạt động của giáo viên và học sinh; đảm bảo thông tin thông suốt giữa nhà trường và phòng giáo dục thông qua mạng Internet. Tổ chức hội thảo, giảng tập theo giáo án điện tử. Lập kế hoạch và tổ chức thi đua với chủ điểm: “Thầy cô mẫu mực – học trò chăm ngoan”. Thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Củng cố và phát huy hiệu quả làm việc của Tổ văn phòng, kiểm tra, đôn đốc các thành viên làm tốt vai trò nhiệm vụ bản thân. Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp Quyết định 07/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh kiên Giang về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang. Kiên quyết xử lí những trường hợp vi phạm nội quy cơ quan và các quy định, quy chế chuyên môn. 5. Công tác cơ sở vật chất, thiết bị - thư viện: Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Tổ chức và tham gia thi đồ dùng dạy học tự làm ở trường và dự thi cấp huyện. Kiểm tra và hướng dẫn học sinh sử dụng bảo quản sách vở, dụng cụ học tập được tốt hơn. Tổ chức lao động tập trung 2 lần/tháng vào thời gian thích hợp để tăng cường chăm sóc bảo quản cây xanh, vệ sinh và sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Mỗi buổi học, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch hướng dẫn và cùng học sinh lớp mình làm vệ sinh, chăm sóc, tưới cây, hoa kiểng ở khu vực lớp mình phụ trách. 6. Tăng cường phòng chống dịch – kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiện toàn Ban an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo hộ lao động. Tổ chức xúc miệng với dung dịch Flour hàng tuần. Kiểm tra nước sạch, thức ăn uống thường xuyên, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho học sinh. Tuyên truyền, vận động nhân dân, phụ huynh học sinh làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là dịch cúm H1N1. 7. Nâng cao chất lượng các đoàn thể: Đại hội bầu Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2010 – 2012, tổ chức họp lệ thường xuyên. Xây dựng phương hướng hoạt động đạt chất lượng cao hơn. Tạo điều kiện cho các đoàn thể, các Câu lạc bộ có thời gian sinh hoạt đều đặn hơn. Tổ chức các hoạt động vui chơi; ôn truyền thống, ý nghĩa các ngày lễ lớn, tổ chức sinh hoạt và chơi các trò chơi dân gian vào các ngày lễ Hội: Tết Trung thu, 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, xuân Tân Mẹo, 8/3, 26/3, giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5, 19/5. 10 [...]... gia 2 Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo: Có kế hoạch xây dựng thêm 6 phòng học kiên cố ở điểm chính, xây dựng Nhà đa năng, bổ sung trang thiết bị phù hợp công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay Trên đây là báo cáo kết quả năm học 2009 – 2010 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của trường tiểu học Đông Hưng B HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - UBND xã Đông Hưng B (để báo cáo)... thi đấu bóng đá mini trong cụm 4 Sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xác định những tiêu chí làm được và những nội dung phải thực hiện để phấn đấu từng bước hoàn thành 5 tiêu chuẩn đã đề ra trong kế hoạch 2008 – 2013 9 Tăng cường quan hệ Nhà trường – gia đình – xã hội: Gắn kết chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng bước tạo niềm tin và...11 8 Xây dựng trường học thân thiện: Thành lập Ban chỉ đạo và có kế hoạch sát thực tế hơn Tuyên truyền vận động và tổ chức học tập để cán bộ giáo viên hiểu ý nghĩa phong trào thi đua Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh thông qua phong trào thi đua “Thầy cô mẫu mực – học trò chăm ngoan” Bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn học đường, thực hiện tốt an toàn . nữ; học sinh dân tộc 6 em, nữ:1 . So kế hoạch phát triển giáo dục đạt 96,14%. Đến cuối năm học còn 258 học sinh, 117 nữ; có 12 học sinh theo gia đình chuyển đi nơi khác học. Học sinh bỏ học. HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011 Căn cứ kết quả đạt được trong năm học 2009 – 2010. Trường tiểu học Đông Hưng B định hướng một số nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện ở năm học 2010 – 2011 như sau: I lượng hạnh kiểm cuối năm đạt 100% (258/258) thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học. 2. Chất lượng văn hóa: Ngay từ đầu năm học, trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. Trên cơ

Ngày đăng: 19/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w