Giao an cong dan 6

4 97 0
Giao an cong dan 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Tây Sơn GDCD 8 Ngày soạn: 8 /04/2009 Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KÌ II I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Kiến thức: Củng cố và nắm lại kiến thức cơ bản đã học ở học kì II 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, biết làm bài trên giấy, biết liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Tự lập, trung thực khi làm bài. II/ Yêu cầu chuẩn bị bài: - Đối với GV: Đề kiểm tra HKII, đáp án. - Đối với HS: Bút, thước kẽ, học bài. III/ Các hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức: KTSS 2. KTBC: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Phát đề ĐỀ 1 Câu 1: (1.5 điểm) Vận dụng kiến thức em hãy giải quyết tình huống sau: Cô Linh làm việc tại văn phòng của một trường . Cô được giao sử dụng máy vi tính của trường.Ngoài công việc được giao, cô còn nhận đánh thuê cho các cơ quan khác hoặc cho học sinh để kiếm thêm tiền Việc làm của cô Linh đúng hay sai? Vì sao? Ai có quyền xử lí việc làm của cô Linh và xử lí như thế nào? Câu2 :(3 điểm) Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật? cho ví dụ minh hoa.?Cơ sở hình thành đạo đức và pháp luậtlà gì?Chép lại 2 câu tục ngữ nói về pháp luật? Câu 3: (2.5điểm)Hiến pháp là gì? Hiến pháp 1992 bao gồm mấy chương và bao nhiêu điều? Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992? Câu 4: (1điểm) Thế nào là Quyền tự do ngôn luận?Cho một tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận? Câu 5: (2 điểm) Sự giống, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là gì? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1: (1.5 điểm) Việc làm của cô Linh là sai. Vì cô đã sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của tập thể vào mục đích làm lợi cho mình . Nhà trường có thể kỉ luật cô Linh. Nếu cô vẫn tái phạm thì nhà trường có thể buộc cô phải thôi việc Câu 2: (3 điểm) Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế Đặc điểm của pháp luật: -Tính qui phạm phổ biến -Tính xác định chặt chẽ -Tính bắt buộc Ví dụ minh hoạ: Luật giao thông đường bộ qui định, khi đi qua ngã tư , mọi người mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ. Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thoa Trường THCS Tây Sơn GDCD 8 Cơ sở hình thành đạo đức: Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sông và nguyện vọng nhân dân Cơ sở hình thành pháp luật: Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản *Chép lại 2 câu tục ngữ nói về pháp luật: - Chí công vô tư - Làm điều phi pháp việc ác đến ngay Câu 3: ( 2.5điểm) * Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.(1điểm) Hiến pháp 1992 bao gồm 12 chương và 147 điều (0.5 điểm) * Nội dung qui định các chế độ: (1 điểm) + Chế độ chính trị. + Chế độ kinh tế. + Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ. + Bảo vệ Tổ quốc. + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Tổ chức Bộ máy Nhà nước. Câu 4: (1 điểm) Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước. Tình huống: Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước. Câu 5 (2 điểm) Sự giống, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là : * Giống nhau- - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được qui định trong Hiến pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. * Khác nhau: Quyền khiếu nại Quyền tố cáo Người thực hiên - Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm - Bất cứ công dân nào Mục đích - Khôi phục quyền và lợi ích người khiếu nại - Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cơ quan, công dân. Đối tượng - Các quyết định hành chính, hành vi hành chính - Hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước. ĐỀ 2 Câu 1: (1 điểm) công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Vì sao?Cho ví dụ về một việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh? Câu 2: (2.5 điểm) Hiến pháp là gì? Hiến pháp do cơ quan nào ban hành? Cơ sở nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào?Từ khi thành lâp nước đến nay, Nhà nước ta ban hành mấy bản Hiến pháp?Cho biết thời gian và địa điểm? Câu 3: (2 điểm) Sự giống, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là gì? Câu 4: (2.5 điểm) Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật? Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thoa Trường THCS Tây Sơn GDCD 8 Vận dụng kiến thức em hãy giải quyết tình huống sau: Lâm là học sinh chậm tiến của lớp. Thường xuyên đi học muộn, không học bài và làm bài. Ở trường thì vô lễ với thầy cô giáo, ở nhà thì cãi lại cha mẹ. Trong dịp tết Lâm còn bị giữ xe đạp vì tội đua xe trái phép. - Em hãy nhận xét hành vi của bạn Lâm ? - Trong những hành vi đó hành vi nào vi phạm đạo đức? Câu 5: (2 điểm)Kể 2 hành vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Kể tên một số tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: (1 điểm) Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Vì như vậy sẽ phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội theo yêu cầu chung của xã hội. Ví dụ: Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường lớp Câu 2: (2.5 điểm) Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật. - Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu biểu quyết tán thành. * Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta ban hành 4 bản Hiến pháp + Hiến pháp 1946: Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân + Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. + Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên CNXH + Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới Câu 3: (2 điểm) Sự giống, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là : * Giống nhau: - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được qui định trong Hiến pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. * Khác nhau: Quyền khiếu nại Quyền tố cáo Người thực hiên - Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm - Bất cứ công dân nào Mục đích - Khôi phục quyền và lợi ích người khiếu nại - Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cơ quan, công dân. Đối tượng - Các quyết định hành chính, hành vi hành chính - Hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước. Câu 4: (2.5 điểm) Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.(0.5 điểm) Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thoa Trường THCS Tây Sơn GDCD 8 - Đặc điểm của pháp luật :- Tính qui phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ; tính bắt buộc.(0.5 điểm) * Giải quyết tình huống: - Hành vi của bạn Lâm là sai. Lâm vừa vi phạm hành vi đạo đức và vi phạm pháp luật.(0.75 điểm) - Tuấn đã vi phạm hành vi đạo đức : Thường xuyên đi học muộn, không học bài và làm bài, ở trường thì vô lễ với thầy cô giáo, ở nhà thì cãi cha mẹ.(0.75 điểm) Câu 5: (2. điểm) Kể 2 hành vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Chặt phá rừng, săn bắt những động vật quí hiếm - Một số địa phương thả gà, vịt bị dịch xuống mương và sông *Kể tên một số tài sản nhà nước: Sông hồ, đất đai Kể tên một số lợi ích công cộng mà em biết: Trường học, công viên, đường sá Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thoa . pháp do cơ quan nào ban hành? Cơ sở nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào?Từ khi thành lâp nước đến nay, Nhà nước ta ban hành mấy bản Hiến pháp?Cho biết thời gian và địa điểm? Câu. làm việc tại văn phòng của một trường . Cô được giao sử dụng máy vi tính của trường.Ngoài công việc được giao, cô còn nhận đánh thuê cho các cơ quan khác hoặc cho học sinh để kiếm thêm tiền Việc. thành. * Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta ban hành 4 bản Hiến pháp + Hiến pháp 19 46: Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân

Ngày đăng: 18/05/2015, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan