Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa hồng cho thấy: thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân hoặc vụ thu, mật độ 55 nghìn cây/ha; điều khiển sinh trưởng bằng cắt tỉa, uốn,
Trang 1KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA HỒNG THƯƠNG PHẨM
Trịnh Khắc Quang 1 , Bùi Thị Hồng 2 , Mai Thị Ngoan 2
TÓM TẮT
Hoa hồng (Rosa sp.) là loại hoa hiện đang có nhu cầu sử dụng rất cao Nguyên nhân năng suất thấp, chất lượng
hoa kém, thời gian sử dụng ngắn là do kỹ thuật canh tác chưa phù hợp và lạc hậu Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa hồng cho thấy: thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân hoặc vụ thu, mật độ 55 nghìn cây/ha; điều khiển sinh trưởng bằng cắt tỉa, uốn, vít và sử dụng chế phẩm dinh dưỡng qua lá Atonik đều làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cho cây, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế gấp 1,55 – 1,88 lần so với đối chứng Sử dụng Pegasus 50SC nồng độ 1 l/ha trừ nhện đỏ và Kocid 0,01% trừ bệnh phấn trắng là hiệu quả nhất Đối với xử lý và bảo quản hoa sau thu hoạch sử dụng đường sacaroza 5% bổ sung AgNO3 50 mg/lít kéo dài tuổi thọ của hoa sau cắt 8,5 ngày so với đối chứng là 5 ngày và kéo dài thời gian sau bảo quản lạnh 6,7 ngày so với đối chứng 2,8 ngày
Từ khóa: Bảo quản hoa, hoa hồng, quy trình kỹ thuật sản xuất, xử lý
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hoa hồng có tên khoa học là (Rosa sp.), được
trồng phổ biến và rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế
giới Đây là loại hoa có nhu cầu sử dụng rất cao, luôn có
mặt trong các dịp lễ hội lớn cũng như những lúc thường
nhật Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù có những vùng sản
xuất hoa hồng với diện tích rất lớn, nhưng nhìn chung
năng suất thấp, chất lượng hoa kém, tuổi thọ sử dụng
thấp, nguyên nhân của tồn tại trên là do kỹ thuật canh tác
còn lạc hậu, chưa áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
Thực tiễn của nghề trồng hoa cho thấy, muốn đạt hiệu
quả cao, không những cần nâng cao năng suất, chất
lượng mà còn cần áp dụng các biện pháp xử lý và bảo
quản hoa sau thu hoạch
Xuất phát từ thực tế trên đề tài: Nghiên cứu hoàn
thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hoa hồng thương
phẩm đã được tiến hành”
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU1
1 Đối tượng nghiên cứu: Các nghiên cứu được
tiến hành trên giống VR2 là giống hoa hồng do Viện
Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm
được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2008
Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo ô, mỗi ô 10
m2 theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc
lại, tiến hành theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm theo phương
pháp đường chéo 5 điểm; các thí nghiệm trên hoa cắt
được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn theo khay, mỗi khay 30
bông với 3 lần nhắc lại
1
TS Viện Nghiên cứu Rau quả
2
Viện Nghiên cứu Rau quả
- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống (%), động thái ra cành (cành/ngày), chiều dài và đường kính cành (cm), đường kính, chiều cao hoa (cm), năng suất hoa (bông/cây)
- Các chỉ tiêu trên đều được đánh giá theo quy trình
kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Rau quả Tất cả các số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT
III KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
1 Ảnh hưởng của thời vụ, mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của hoa hồng
a Ảnh hưởng của thời vụ
Thí nghiệm được triển khai ở 4 thời vụ: xuân, hè, thu và đông; kết quả bảng 1 cho thấy:
Trồng cây ở vụ xuân và vụ thu có tỷ lệ sống sau trồng cao, thời gian hồi xanh ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, ra cành nhiều hơn so với vụ hè và vụ đông Sau trồng
120 ngày đạt 10,5 cành/cây (vụ xuân) và 10,2 cành/cây (vụ thu) Tuy nhiên năng suất hoa năm đầu ở vụ xuân đạt 6,5 bông/cây/năm cao hơn
vụ thu (3,7 bông/cây/năm)
Trang 2Bảng 1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của
hoa hồng
Động thái ra cành sau trồng
(cành/cây)
Chất lượng hoa sau trồng 6 tháng
(cm) Thời vụ
trồng
Tỷ lế sống
sau trồng
(%)
Thời gian hồi xanh (ngày)
30 ngày
60 ngày
90 ngày
120 Ngày
CD cành
ĐK cành
ĐK hoa
Chiều cao hoa
Năng suất hoa năm đầu (bông/ cây)
b Ảnh hưởng của mật độ trồng
Nghiên cứu được tiến hành trên 4 loại mật độ trồng
khác nhau Kết quả được ghi nhận trong bảng 2 cho
thấy: hoa hồng trồng với mật độ 50 và 55 nghìn cây/ha
có số lượng cành thấp hơn các công thức mật
độ 60 và 65 nghìn cây/ha Tuy nhiên sản lượng hoa ở công thức trồng 55 nghìn cây/ha lại cao nhất Chất lượng cành hoa thể hiện ở các chỉ tiêu chiều dài cành, đường kính cành, độ lớn của hoa của công thức 55.000 cây/ha
cũng trội hơn so với các công thức còn lại
Bảng 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng hoa hồng (Tính trên 1000 m 2 )
Chất lượng hoa (cm) Chỉ tiêu
Mật độ trồng
Số lượng cành/cây/
năm
tỷ lệ cành hữu hiệu (%)
Sản lượng hoa/năm
Tỷ lệ hoa loại 1 (%) CD cành ĐK cành ĐK hoa Chiều
cao hoa
CT1: (65.000 cây/ha) 18,2 43,5 51.461 27,4 52,3 0,7 3,4 3,0
CT2:(60.000 cây/ha) 17,6 50,3 57.543 28,8 52,7 0,8 3,3 3,2
CT3:(55.000 cây/ha) 14,2 61,8 57.041 30,5 58,8 0,8 4,0 3,3
CT4:(50.000 cây/ha) 13,5 59,7 52.387 30,7 59,3 0,7 4,2 3,3
2 Ảnh hưởng của một số biện pháp điều khiển
sinh trưởng cây hoa hồng
a) Ảnh hưởng của các biện pháp điều khiển bằng cơ
giới (cắt tỉa, uốn, vít)
Hoa hồng là loại cây thân gỗ bụi, sản lượng hoa phụ
thuộc vào số lượng mầm trên cây Sử dụng các biện
pháp: cắt tỉa, uốn cong cành (uốn), vít gập cành (vít) là
nhằm kích thích sự bật mầm và bật mầm tập trung của
hoa hồng Kết quả nghiên cứu (bảng 3) cho thấy: Số
lượng mầm ở các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn
công thức đối chứng, trong đó ở cắt tỉa là cao nhất, đạt 24,2 mầm/cây (ở thời điểm theo dõi 180 ngày) Tuy nhiên tỷ lệ mầm hữu hiệu ở các uốn và vít lại cao hơn công thức cắt tỉa và đối chứng, đạt từ 62,8 - 63,9%
Sản lượng hoa tính ở thời gian sau trồng 10 tháng (180 ngày sau tác động) trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn đối chứng từ 10.000 - 20.000 bông/1000
m2, điều này làm tăng hiệu quả kinh tế hơn so với công thức đối chứng từ 1,52 - 1,88 lần Trong đó công thức uốn cong cành và vít gập cành là hiệu quả hơn cả
Trang 3Bảng 3: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến khả năng bật mầm và hiệu quả kinh tế của cây hoa
hồng (Tính trên 1000 m 2 ) Động thái ra mầm sau thời
gian tác động (mầm/cây) Công thức 60
ngày
120 ngày
180 ngày
Tỷ lệ mầm hữu hiệu (%)
Sản lượng hoa (bông)
Tổng thu (1000 đ)
Tổng chi (1000 đ
Lãi thuần (1000 đ)
So với đối chứng (lần)
CT2 (cắt tỉa 8,9 17,6 24,2 50,3 70.132 31.86 9.75 22.11 1,52
CT3 (uốn) 8,0 15,3 21,2 63,9 81.281 36.98 9.75 27.23 1,88
CT4 (vít) 7,8 15,4 21,4 62,8 80.635 36.98 9.75 27.23 1,88
b) Ảnh hưởng của một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua
lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả của
cây hoa hồng
Hoa hồng là loại cây cho hoa liên tục và cho hoa
trong nhiều năm vì thế nhu cầu dinh dưỡng tương đối
cao và đều đặn Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh
trưởng chậm, năng suất và chất lượng hoa giảm
Kết quả nghiên cứu 3 loại chế phẩm (Orgamin,
Atonik, ProGib) (bảng 4) cho thấy: các loại chế
phẩm này đều có tác dụng làm tăng khả năng ra mầm
cũng như tỷ lệ mầm hữu hiệu và sản lượng bông so với đối chứng không sử dụng Các công thức sử dụng chế phẩm có số lượng mầm đạt từ 21,7-24,5 cao hơn đối chứng từ 3,9-6,3 mầm/cây, sản lượng hoa/năm/1.000 m2 đạt từ 80,26 – 85,49 bông cao hơn đối chúng 24,09-29,32 bông Tốt nhất là công thức phun Atonik, hiệu quả kinh tế gấp 1,82 lần so với đối chứng, các công thức khác chỉ đạt 1,66 và 1,67 so với đối chứng
Bảng 4: Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái bật mầm và hiệu quả kinh tế
của cây hoa hồng Động thái ra mầm sau thời
gian tác động(mầm/cây) Công thức 60
ngày
120 ngày
180 ngày
Tỷ lệ mầm hữu hiệu (%)
Sản lượng hoa (bông)
Tổng thu (1000 đ)
Tổng chi (1000 đ
Lãi thuần (1000 đ)
So với đối chứng (lần) CT1 (ĐC) 6,5 11,3 17,8 51,6 56.177 25.165 8.500 16.665 1,00
CT2 (Orgamin) 7,5 14,2 21,7 61,3 81.115 37.496 9.750 27.746 1,66
CT3 (Atonik) 7,4 14,5 22,3 63,9 85.498 39.582 9.250 30.332 1,82
CT4 (ProGibb) 8,8 16,9 24,5 55,6 80.262 37.503 9.750 27.753 1,67
3 Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trên
cây hoa hồng
* Đối với nhện đỏ: Ba loại thuốc: Ortus 5SC,
Comite 73EC và Pegasus 500 SC đã được sử dụng để
trừ nhện đỏ hại hoa hồng, kết quả cho thấy: cả 3 loại
thuốc đều có hiệu lực trừ nhện khá cao Hiệu quả xử lý
sau 5 ngày đạt giá từ 71,0 – 86,5%, trong đó thuốc
Pegasus 500 SC hiệu quả cao nhất 86,5% Đến 10 ngày
sau hiệu lực của các thuốc giảm dần nhưng Pegasus 500
SC vẫn đạt 75% trong khi thuốc Comite 73 EC giảm còn
60,5% và Ortus 5SC còn 65,1% (bảng 5)
* Đối với bệnh phấn trắng: Các thuốc được sử dụng
là Vimonyl 72 BTN, nồng độ 0,05%; Kocide, nồng độ
0,01% và Daconil 75WP, nồng độ 0,02% cũng có hiệu
lực phòng trừ tốt hơn so với đối chứng Nếu phun
nước lã, chỉ sau 21 ngày từ khi chỉ số bệnh là
Bảng 5: Hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ nhện đỏ hại trên cây hoa hồng
Hiệu lực % sau xử lý
CT TN
Liều lượng (l/ha) ngày 5 ngày 7 ngày 10 CT1 (Ortus 5SC) 0,5 72,0 68,0 65,1
CT2 (Comite 73EC) 0,8 71,1 65,0 60,5
CT3 (Pegasus 500 SC) 1,0 86,5 80,4 75,0 Đối chứng (phun nước lã) 0,0 0,0 0,0
13,5% đã phát triển đến 34,6%, trong khi đó phun Vimonyl 72 BTN chỉ số bệnh vẫn là 13,06%, phun Daconil 75WP là 13,08% và phun Kocide là 12,64% Trong 3 loại thuốc thì Kocide có hiệu quả phòng trừ cao nhất (bảng 6)
Trang 4Bảng 6: Hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh phấn trắng hại trên cây hoa hồng
Chỉ số bệnh sau phun (%) Hiệu lực sau phun (%)
(%)
7 ngày 14 ngày 21 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày
4 Kết quả nghiên cứa một số biện pháp xử lý và
bảo quản hoa hồng sau thu hoạch
a Ảnh hưởng của đường và chất kháng etylen đến
tuổi thọ hoa cắt
Hoa hồng sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, sự
duy trì của cành hoa phụ thuộc hoàn toàn vào sự hút
nước và dinh dưỡng bên ngoài thông qua vết cắt Ngược
lại vết cắt cũng là nơi thâm nhập của nấm và vi khuẩn
gây hại vào mạch dẫn của cành hoa Nguyên nhân giảm
tuổi thọ hoa cắm lọ ngoài dinh dưỡng và nấm bệnh thì
việc sản sinh etylen trong hoa là yếu tố quan trọng
Chính vì vậy ngoài việc bổ sung thêm đường sacaroza
làm chất dinh dưỡng cho hoa thì việc kìm hãm sự tổng
hợp etylen trong hoa nở bằng chất kháng etylen AgNO3
Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy: Có sự chênh lệch
khá rõ về tỷ lệ hoa héo giữa công thức đối chứng và
công thức chỉ sử dụng đường với các công thức kết hợp
giữa đường và AgNO3 Tỷ lệ hoa héo sau 3 ngày sử
dụng của công thức đối chứng là 53,4%, công thức chỉ
sử dụng đường là 40,1 – 42,1%, công thức sử dụng kết
hợp đường và AgNO3 là 12,6 – 17,6%, trong đó tỷ lệ hoa
héo thấp nhất là công thức Sacaroza 5% + AgNO3 50
mg/l Ngược lại tuổi thọ của hoa ở các công thức kết hợp
đường và AgNO3 cũng cao hơn, cao nhất là công thức
sacaroza 5% + AgNO3 50 mg/l
b Ảnh hưởng của phương thức xử lý bảo quản đến
tuổi thọ hoa hồng sau thu hoạch
Hoa hồng sau thu hoạch nếu chưa được sử dụng
ngay thường được bảo quản lạnh, tuy nhiên để vừa đảm
bảo được chất lượng hoa, vừa giữ tuổi thọ của hoa dài
khi sử dụng, cần phải có biện pháp xử lý thích hợp
Nghiên cứu một số phương pháp xử lý bảo quản hoa
trong nhà lạnh ở nhiệt độ 50 C trong thời gian 7 ngày rồi
đưa ra sử dụng Kết quả qua bảng 8 cho thấy: Nếu không
đươc xử lý trước khi bảo quản thì tỷ lệ hoa héo sau bảo quản cao (65,7%), tỷ lệ hoa nở thấp (2,3%) và tuổi thọ của hoa giảm, chỉ 2,8 ngày Còn chỉ xử lý nước sạch thì
tỷ lệ héo có giảm nhưng vẫn cao gấp đôi xử lý bằng đường kết hợp với nitrat
bạc Công thức xử lý dung dịch sacarosa 5% + AgNO3
50 ppm trong quá trình bảo quản có tỷ lệ hoa héo thấp nhất (7,6%), tỷ lệ hoa nở cao nhất (94,8%) và tuổi thọ của hoa cũng dài nhất, đạt 6,7 ngày
Bảng 8: Ảnh hưởng của phương thức xử lý bảo quản đến tuổi thọ của hoa hồng
Công thức Tỷ lệ
hoa héo sau bảo quản (%)
Tỷ lệ hoa nở được sau bảo quản (%)
Tuổi thọ sau bảo quản (ngày)
CT2 (Xử lý nước sạch 1 giờ trước bảo quản)
32,6 68,6 5,1
CT3 (Xử lý nước sạch trong
quá trình bảo quản)
30,7 72,7 4,8
CT4 (Xử lý sacaroza 5% +
AgNO3 50 ppm 1 giờ trước bảo quản)
18,2 88,8 6,1
CT5 (Xử lý sacaroza 5% +
AgNO3 50 ppm trong quá trình bảo quản)
7,6 94,8 6,7
Bảng 7: Ảnh hưởng của đường sacarosa và AgNO3
đến tuổi thọ hoa cắt
hoa héo sau 3 ngày sử dụng (%)
Tuổi thọ hoa (ngày)
CT4 (Sacaroza 2% + 50 mg/l AgNO3) 16,2 7,5
CT5 (Sacaroza 5% + 50 mg/l AgNO3) 12,6 8,5
CT6 (Sacaroza 2% + 100 mg/l AgNO3) 17,6 7,0
CT7 (Sacaroza 5% + 100 mg/l AgNO3) 16,5 7,5
Trang 5IV KẾT LUẬN
1 Vụ xuân và vụ thu là phù hợp nhất để trồng hoa hồng Mật độ trồng 55.000 cây/ha cây cho năng suất và chất lượng hoa tốt nhất
2 Các biện pháp điều khiển sinh trưởng bằng cắt tỉa, uốn, vít và sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng qua lá đều làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa hồng, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với đối chứng Trong đó biện pháp uốn, vít và sử dụng chế phẩm Atonik cho hiệu quả cao nhất
3 Sử dụng các loại thuốc trừ sâu Pegasus 500SC đối với nhện đỏ và trừ bệnh Kocide đối với phấn trắng
có hiệu lực cao
4 Bảo quản hoa cắt bằng dung dịch đường sacaroza và chất kháng etylen AgNO3 nâng cao được tuổi thọ hoa khi sử dụng, trong đó sử dụng dung dịch sacaroza 5% + 50 mmg/l AgNO3 đạt hiệu quả cao nhất Khi bảo quản hoa trong nhà lạnh sử dụng dung dịch đường saccaroza 5% + AgNO3 50 ppm trong quá trình
bảo quản sẽ làm tăng tuổi thọ hoa cắt sau bảo quản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang
Thạch (2002), Cây hoa hồng và kỹ thuật trồng Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội
2 Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng (2005) Nghiên
cứu tuyển chọn một số giống hoa hồng phục vụ sản xuất
Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu Rau Quả
3 Yangxiaohan (1997) Cut flower production in
China Dep/ornamental hort Institute of vegetables and
flower, Beijing, P R China
Trang 6RESULTS OF RESEARCH on perfect production process OF THE COMMERCIAL
ROSE FLOWERS Trinh Khac Quang, Bui Thi Hong, Mai Thi Ngoan Summary
Rose flower is increasingly demanded in current life However, the agronomic techniques are still limited Therefore the flowers production and quality are very low The results have showed that the best suitable crop season for growing is spring or fall; suitable density: 55,000 trees/ha The different agronomic techniques: pruning, bending and using ATONIK fertilizer has given the best results on growth and development of rose So the economic value is increased by 1.55-1.88 times higher than the control To control the red spider and white feces disease by using Pegasus 50SC 1 l/ha and Kocid 0.01% respectively has given the most effective results After havesting, with using sucrose 5% added AgNO3 50 mg/l make the flower longevity longer 3.5 days than the control and the days after cold process are 6.7 days compared with the control is 2.8 days
Keyword: Preservation, rose, treatment, production process