1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NV7.Tuần 21

23 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 TUẦN 21 NGỮ VĂN - BÀI 19 Kết quả cần đạt: - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,…) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản - Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn. - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận. Ngày soạn: 15/01/2009 Ngày dạy: 17/01/2009 Dạy lớp: 7B Tiết 77. Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,…) của những câu tục ngữ trong bài học. b) Về kỹ năng: - Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ; học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. c) Về thái độ: - Giáo dục HS biết trân trọng, yêu quý những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người; - Lòng tự hào về vốn văn học dân gian dân tộc. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2. - Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: (3′) * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về lao động sản xuất và nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của toàn bài. * Đáp án - biểu điểm: - HS Đọc thuộc lòng theo yêu cầu. (3 điểm) Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 16 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 - Trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung: + Nghệ thuật: Lối nói ngắn gọn, có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. (3 điểm) - Nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm chỉ được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. (4 điểm) b) Dạy nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: Tục ngữ là lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hnhf thức những lời nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt được rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách sống và cách ứng xử hàng ngày. Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu 9 câu tục ngư trong lĩnh vực đó. ( GV ghi tên bài lên bảng ) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG I. Đọc và tìm hiểu chung. (5′) GV - Hướng dẫn đọc: Những câu tục ngữ trong bài học hôm nay cũng như những câu tục ngữ thường thấy, rất ngắn gọn, có nhịp điệu hình ảnh gieo vần, khi đọc cần chậm rãi, ngắt nghỉ đúng nhịp. - Đọc mẫu 3 câu; gọi 1 HS đọc tiếp đến hết. HS - Nhận xét; đọc lại toàn bài. ?Yếu * Giải nghĩa các từ : “mặt người, không tày”? HS - Dựa vào chú thích trả lời. ? Kh * Theo em 9 câu tục ngữ có thể chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm có những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? HS - 9 câu tục ngữ trên có thể chia làm 3 nhóm với 3 nội dung khác nhau: + Nhóm 1 : Câu 1, 2, 3 tục ngữ về phẩm chất con người. + Nhóm 2: Câu 4, 5, 6 tục ngữ về học tập. + Nhóm 3: Câu 7, 8, 9 tục ngữ về quan hệ ứng xử. ? Kh * Tại sao 3 nhóm trên vẫn có thể hợp thành 1 văn Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 17 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 bản như SGK? HS - Vì : Về nội dung chúng đều là kinh nghiêm và những bài học dân gian của con người và xã hội, Về hình thức chúng đều có cấu tạo ngắn, có vần nhịp và dùng phép so sánh, ẩn dụ. GV Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 3 nhóm trên. II. Phân tích: ( 33′) 1. Những câu tục ngữ về phẩm chất con người: * Câu 1: HS - Đọc câu 1; GV ghi bảng: Một mặt người bằng mười mặt của. ? Kh * Câu tục ngữ dùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - Câu tục ngữ gieo vần lưng “người” vần với “mười”, rất dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ. Dùng phép nhân cách hoá của cải bằng từ “ mặt của”. Cách dùng từ mặt người, mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu. Mặt ở đây chỉ đơn vị người. Cha ông ta vẫn thường nói “ Hôm nay có mấy mặt người” (có bao nhiêu người). Nhưng từ mặt ở đây để chỉ đơn vị tiền của, tài sản vì phải so sánh hơn kém, mà đã so sánh thì phải có chung một đơn vị, cho nên ông cha ta đã nhân hoá tiền của. Cách dùng từ mặt người, mặt của còn đồng thời tạo nên những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe chú ý. Cùng hình thức so sánh là những đối lập đơn vị chỉ số lượng( một > < mười) khẳng định sự quý giá của người so với của. ? Tb * Em hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? HS - Câu tục ngữ có nghĩa bóng là người quý hơn của, quý gấp bội lần. Không phải nhân dân ta không coi trọng của mà đặt con người lên trên tất cả mọi thứ của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là “Một mặt người hơn mười mặt của” càng khẳng định điều đó. ?Yếu * Câu tục ngữ này có thể dùng trong những trường Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 18 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 hợp nào? HS - Có thể dùng câu tục ngữ khi cần: + Phê phán những trường hợp coi của hơn người. + An ủi những trường hợp mất của. + Nói về đạo lý, triết lý sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải, vật chất. GV - Nhận xét, bổ sung và chốt ý  - Câu tục ngữ khẳng định giá trị con người quý hơn của cải vật chất. HS - Đọc câu 2; GV ghi bảng: Cái răng cái tóc là góc con người. * Câu 2: ? Kh * Câu tục ngữ được hiểu theo những nghĩa nào? HS - Câu tục ngữ này có 2 nghĩa: + Răng, tóc là một phần thể hiện tình trạng sức khoẻ con người. + Răng và tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách con người. Suy rộng ra những gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó. - Câu tục ngữ nêu lên hai nét đẹp của con người. “ Góc con người” là cái duyên dáng, mặm mà, tươi đẹp của con người. Để tóc dài hay cắt ngắn, uốn tóc đều phải hoà hợp với con người và hoàn cảnh. ? Tb * Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? - Câu tục ngữ không chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn, chăm sóc cái răng, cái tóc của mình. Con người cần đẹp từ những thứ nhỏ nhất. GV - Nhận xét, bổ sung và chốt ý  - Cái gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách người đó. GV * Chuyển: Nhan sắc đẹp đã quý. Nhưng quý hơn là phẩm giá, nhân cách con người. Chúng ta cùng tìm hiểu câu thứ 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. * Câu 3: Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 19 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 HS - Đọc câu tục ngữ. ? Tb * Cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì đặc sắc? HS - Câu tục ngữ có 2 vế đối rất chỉnh: đói > < sạch; rách > < thơm; đối xứng cả về ý, hai vế bổ xung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau. Tb? Nghĩa của từng từ trong câu và cả câu tục ngữ được hiểu như thế nào? - Các từ đói, rách thể hiện sự khó khăn thiếu thốn về vật chất( thiếu ăn, thiếu mặc ); sạch, thơm chỉ những điều con người phải giữ gìn, phải vượt lên hoàn cảnh. Các từ này vừa được hiểu tách bạch trong từng vế vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa 2 vế của câu(đói- sạch, rách- thơm ). - Nghĩa đen của câu tục ngữ là dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng của câu tục ngữ : Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không phải vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. ? Kh * Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? HS - Hai vế câu có kết cấu đẳng lập nhưng bổ sung nghĩa cho nhau: Dù nói về cái ăn hay cái mặc, đều nhắc người ta giữ gìn cái sạch và thơm của nhân phẩm. Đấy là sự trong sạch, cao cả của đạo dức, nhân cách trong những tình huống dễ sa trượt. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng. GV - Nhận xét, bổ sung và chốt ý  - Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng. GV Chuyển: Tục ngữ được mệnh danh là tí khôn của dân gian, nó đúc kết những kinh nghiệm quý giá không những chỉ về những nhận xét, đánh giá về con người mà còn đúc kết về những kinh nghệm về học tập, về quan hệ ứng xử trong cuộc sống xã hội. Mới các em cùng tìm hiểu tiếp những câu tục tục ngữ còn lại để thấy đợc điều đó. 2. Những câu tục ngữ về học tập, về quan hệ ứng xử: HS - Đọc câu 4, GV ghi bảng: * Câu 4: Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 20 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 Học ăn, học nói, học gói, học mở. ? Kh * Về hình thức câu tục ngữ này có gì khác những câu trên? - Câu tục ngữ này có 4 vế, các vế vừa có quan hệ đẳng lập vừa bổ sung cho nhau. Từ “ học” được nhắc lại 4 lần, vừa nhấn mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học. ? Giỏi * Nghĩa của hai vế “ học ăn, học nói” và “ học gói, học mở” được hiểu như thế nào? HS - Nghĩa của hai vế “Học ăn, học nói” chính là giải thích cụ thể và khuyên nhủ người ta phải “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” “ăn nên đọi (bát), nói nên lời”, “Lời nói gói vàng”, “ Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “ Im lặng là vàng”. - “Học gói, học mở”: Các cụ kể rằng, ở Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh bày lên mâm. Lá chuối tươi giòn, dễ gãy rách khi gập gói, dễ bật tung khi mở. Người gói phải khéo tay mới gói được. Người ăn phải biết mở gói nước chấm sao cho khỏi bắn tung toé ra ngoài chen, và bắn vào quần áo người ngồi bên cạnh. Biết gói, biết mở trong trường hợp này được coi là tiêu chuẩn của người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói nước chấm và mở nước chấm ra ăn đều phải học. - Suy rộng ra “học gói, học mở” còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác. ? Kh * Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì? HS - Mỗi hành vi của con người ta đều là sự “ tự giới thiệu” mình với người khác à đều được người khác đánh giá. Vì vậy con người phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là ngươig lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hoá, có nhân cách. GV - Khái quát  - Câu tục ngữ khuyên con người cần phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 21 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 nhân xử thế. HS - Đọc câu 5 và 6; GV ghi bảng : - Không thầy đó mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn. * Câu 5, 6: ? Tb * Em hiểu nghĩa của từng từ trong câu 6 như thế nào? HS - Thầy: người truyền bá kiến thức; mày: người tiếp nhận kiến thức; làm nên: làm được việc, thành thạo trong mọi công việc. ? Tb * Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì? HS - Muốn nên người, muốn thành đạt, người ta cần phải được dạy dỗ bởi các thầy. Trong sự học hỏi của con người không thể thiếu thầy dạy. Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công ơn của thầy. Người dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, về cách sống, đạo đức. Sự thành ccông trong công việc cụ thể, rộng hơn nữa là sự thành đạt của học trò, đều có công sức của thầy. Vì vậy phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học. => Câu tục ngữ khẳng định vai trò và công ơn của thầy. ? Giỏi * Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ số 6 như thế nào? HS - Câu này có 2 vế : học thầy - học bạn, được so sánh bằng: không tày (không bằng). Do vậy ý nghĩa so sánh được khẳng định rõ ràng. Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Tuy nhiên nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi ở bạn nhiều điều ở nhiều lúc, nhiều nơi. Bạn còn là hình ảnh tương đồng, ta có thể thấy mình trong đó để tự học, tự trau rồi. => Như vậy, câu tục ngữ có ý nghĩa khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên nhủ về việc kết bạn và có tình bạn đẹp. GV - Nhận xét, khái quát nội dung => - 2 Câu tục ngữ có ý nghĩa khẳng định Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 22 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 vai trò và công ơn của thầy, đồng thời khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học trong học học tập. HS - Đọc câu 7; GV ghi bảng: Thương người như thể thương thân. * Câu 7 : ? Kh * Nhận xét của em về nghệ thuật trong câu tục ngữ này? HS - Ngệ thuật so sánh (ngang bằng), gồm 2 vế: một bên là người (nhận loại), một bên là bản thân. ? Tb * Em hiểu “thương người”, “thương thân” là như thế nào? Tại sao lại đặt “thương người” trước “thương thân”? HS - Thương người là tình thương giành cho người khác. - Thương thân là thương chính mình. - Hai tiếng “thương người” đặt trước “thương thân” để nhấn mạnh đối tượng cần được đồng cảm, thương yêu. ?Yếu Câu tục ngữ khuyên con người ta điều gì? - Câu tục ngữ khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người người khác. Coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại. GV - Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa người với người. Lời khuyên, triết lí ấy đầy tư tưởng nhân văn. Tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, về cách ứng xử mà còn là bài học về tình cảm. => Như vậy câu tục ngữ khuyên con người ta phải biết trọng coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, yêu thương. - Câu tục ngữ khuyên nhủ mọi người ta phải biết thương yêu người khác như chính bản thân mình. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 23 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 GV - Ghi bảng câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Câu 8 : ?Kh * Cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì đáng chú ý? - Sử dụng hính ảnh ẩn dụ: “ăn quả” và “trồng cây”. - Ăn quả: là sự hưởng thụ thành quả lao động - Trồng cây: cjỉ người lao động tao ra sản phẩm (thành quả) để hưởng thụ. ? Tb * Nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ trên? - Đây là một lời giáo huấn sâu sắc: khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải phải nhứ đến công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta về đạo làm người: khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên. ? Tb * Câu tục ngữ được dùng trong những hoàn cảnh nào? - Để thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo. - Để nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh bảo vệ tổ quốc. GV - Khái quát và chốt ý => - Câu tục ngữ khuyên nhủ khi được hưởng thành quả phải nhớ ơn những người đã có công gây dựng vun đắp, giúp đỡ mình. HS - Đọc câu 9, GV ghi bảng: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. * Câu 9 : ? Kh * Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ có gì đáng chú ý? - Câu tục ngữ dùng các từ phiểm chỉ như : một cây, ba cây, chỉ sự đơn lẻ, ít ỏi “một cây”, và chỉ sự liên kết nhiều “ba cây”. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 24 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 - Dùng các hình ảnh ẩn dụ : cây, núi. “ Cây” ẩn dụ chỉ con người, “núi” ẩn dụ chỉ sức mạnh, sự to lớn. Câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng. ? Tb * Câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? HS - Một người đơn lẻ không thể làm được việc lớn , việc khó, nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn. Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. - Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. ? Tb * Em hãy khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của những câu tục ngữ vừa phân tích? III. Tổng kết - ghi nhớ. (3′) HS - Nghệ thuật: Dùng cách diễn đạt so sánh ( câu 1, 6, 7 ), dùng các hình ảnh ẩn dụ( câu 8,9 ). Dùng từ và câu có nhiều nghĩa (câu 2, 3, 4, 8, 9). Nội dung hàm súc. - Nội dung: các câu tục ngữ đã tôn vinh giá trị con người, đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có. GV HS - Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học: - Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. - Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. - Đọc: * Ghi nhớ: (SGK,T.3) IV. Luyện tập. (3′) GV - Hướng dẫn HS về nhà luyện tập: - Gợi ý : Những câu tục ngữ đồng nghĩa là có nghĩa cả câu giống nhau và ngược lại là các câu có hiện tượng trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài. Ví dụ : CÂU ĐỒNG NGHĨA TRÁI NGHĨA 1 - Người sống hơn đống vàng - Lấy của che thân, ai - Quý của hơn người. - Của trọng hơn Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 25 . Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 TUẦN 21 NGỮ VĂN - BÀI 19 Kết quả cần đạt: - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so. tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 21 Ngữ văn 7 Quyển 4 - Năm học 2008 - 2009 nhân xử thế. HS - Đọc câu 5 và 6; GV ghi bảng : -

Ngày đăng: 18/05/2015, 18:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w