THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 12 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 1) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1:(2 đ) Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Na ⇄ NaCl → NaOH → NaCl Câu 2:(2 đ) Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng khi cho: a/ Dung dịch HCl từ từ đến dư vào dung dịch NaAlO 2 b/ Fe vào dung dịch CuSO 4 Câu 3: (2 đ) Chia a gam hỗn hợp gồm Mg, Al làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nguội dư tạo ra 4,48 lít khí NO 2 (đktc) - Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít hiđro (đktc) Tìm a.? II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:( 2 đ) Viết cấu hình eclectron của Fe, Fe 2+ , Fe 3+ và chỉ ra vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn ( Z Fe = 26) Câu 2: ( 2 đ) Dẫn 5,6 lít khí CO 2 ( đktc) vào 400 ml dung dich NaOH 1M, sau đó làm khan được x gam muối. a/ Tìm x? b/ Nung x gam muối đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1:( 2 đ) Viết cấu hình electron của Cr, Cr 2+ , Cr 3+ , Cr 6+ và chỉ ra vị trí của Crom trong bảng tuần hoàn ( Z Cr = 24) Câu 2:( 2 đ) Trộn 38,4 g Fe 2 O 3 và 10,8 Al rồi nung ( trong điêu kiện không có không khí) thu được hỗn hợp A. Hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 3,36 lít khí Hidro ( đktc). a/ Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Biết: Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; O = 16 Hết THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 12 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 3) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1:(2 đ) Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Al ⇄ Al 2 O 3 → AlCl 3 → Al(OH) 3 Câu 2:(2 đ) Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng khi cho: a/ Khí CO 2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 b/ Na vào dung dich CuSO 4 . Câu 3: (2 đ) Chia a gam hỗn hợp gồm Mg, Al làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nguội dư tạo ra 2,24 lít NO 2 (đktc). - Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 4,48 lít khí hiđro ( dktc). Tìm a.? II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:( 2 đ) Viết phương trình phản ứng của sắt với dung dịch HNO 3 loãng , dung dịch FeCl 3 Câu 2: ( 2 đ) Dẫn 4,48 lít CO 2 ( đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. sau đó làm khan được x gam muối. a/ Tìm x? b/ Nung x gam muối đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1:( 2 đ) Trong các oxit : CrO, Cr 2 O 3 , CrO 3 oxit nào là oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính. Víêt phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2:( 2 đ) Trộn 32 gam Fe 2 O 3 và 8,1 gam Al rồi nung ( trong điêu kiện không có không khí) thu được hỗn hợp A. Hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 2,016 lít hiđro ( dktc) a/ Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Biết: Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; O = 16 Hết THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 10 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 1) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1: (1đ) Nêu sự khác nhau về tính chất hoá học của oxi và lưu huỳnh?. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2: (2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng hoá học sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có) NaCl → Cl 2 → HCl → AgCl → Cl 2 → Nước Javen Câu 3: (2đ) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: KNO 3 , HCl, NaCl, HNO 3 . Câu 4: (1đ) Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm Al, Cu vào HCl dư. Sau phản ứng thu được 0,12 gam hiđro. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:(2đ) Xác định nồng độ mol của dung dịch KI và giải thích hiện tượng khi cho 200ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl 2 thì giải phóng 76,2 g I 2 . Câu 2: (2đ) Đun nóng hỗn hợp gồm có 0,65 g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1: (1đ) Hoàn thành PTHH và xác định vai trò của H 2 O 2 trong phản ứng sau: H 2 O 2 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → O 2 + ……… Câu 2:(3đ) Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B ( Hiệu suất của phản ứng là 100%). a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A. b/ Tính tỷ khối hỗn hợp khí A đối vơi hiđro. c/ Biết rằng cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ( Cho: Al = 27; Cu = 64; H = 1; I = 127; Zn = 65; S = 32; Fe = 56) HẾT THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 10 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 2) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1: (1đ) So sánh tính oxi hoá của Brom với Clo. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2: (2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng hoá học sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có) Nước Javen ↑ KMnO 4 → Cl 2 → NaCl →NaOH ↓ Clorua vôi Câu 3: (2đ) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: MgCl 2 , NaNO 3 , HNO 3 , HCl. Câu 4: (1đ) Cho 12,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu vào HCl dư. Sau phản ứng thu được 5,6 lít hiđro ( đktc) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:(2đ) Tính khối lượng I 2 sinh ra và giải thích hiện tượng khi cho 2,24 lít khí Cl 2 ( đktc) tác dụng hết với dung dịch NaI. Câu 2: (2đ) Đun nóng hỗn hợp gồm có 0,56 g bột sắt và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1: (1đ) Hoàn thành PTHH và xác định vai trò của H 2 O 2 trong phản ứng sau: H 2 O 2 + KNO 2 → ………… Câu 2:(3đ) Đốt nóng một hỗn hợp gồm 11,2 g bột sắt và 3,2 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch B ( Hiệu suất của phản ứng là 100%). a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X. b/ Tính tỷ khối hỗn hợp khí X đối vơi hiđro. c/ Biết rằng cần dùng 75 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ( Cho: Al = 27; Cu = 64; H = 1; I = 127; Zn = 65; S = 32; Fe = 56; Br = 80) HẾT THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 10 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 3) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1: (1đ) So sánh tính oxi hoá của Brom với Iot. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2: (2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng hoá học sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có) HCl → Cl 2 → FeCl 3 → NaCl → Cl 2 → Clorua vôi. Câu 3: (2đ) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: NaOH, HCl, NaCl, KNO 3. Câu 4: (1đ) Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe, Ag vào HCl dư. Sau phản ứng thu được 0,15 gam hiđro ( đktc) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:(2đ) Xác định nồng độ mol của dung dịch NaBr và giải thích hiện tượng khi cho 200ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl 2 thì giải phóng 32 g Br 2 . Câu 2: (2đ) Đun nóng hỗn hợp gồm có 0,24 g bột magie và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1: (1đ) Hoàn thành PTHH và xác định vai trò của H 2 O 2 trong phản ứng sau: H 2 O 2 + KI → ……… Câu 2:(3đ) Đốt nóng một hỗn hợp gồm 22,4 g bột sắt và 6,4 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch B ( Hiệu suất của phản ứng là 100%). a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X. b/ Tính tỷ khối hỗn hợp khí X đối vơi hiđro. c/ Biết rằng cần dùng 150 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ( Cho: Al = 27; Cu = 64; H = 1; I = 127; Zn = 65; S = 32; Fe = 56) HẾT THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 10 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 4) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu 1: (1đ) So sánh tính oxi hoá của Clo với Iot. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2: (2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng hoá học sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có) NaCl → HCl ⇄ Cl 2 → FeCl 3 →FeCl 2 Câu 3: (2đ) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: NaOH, NaBr, NaF, HNO 3 . Câu 4: (1đ) Cho 9 gam hỗn hợp gồm Mg, Ag vào HCl dư. Sau phản ứng thu được 2,52 lít hiđro ( đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. II. PHẦN RIÊNG (4 điểm) II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1:(2đ) Tính khối lượng Br 2 sinh ra và giải thích hiện tượng khi cho 2,24 lít khí Cl 2 ( đktc) tác dụng hết với dung dịch NaBr. Câu 2: (2đ) Đun nóng hỗn hợp gồm có 6 g bột magie và 4,8 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1: (1đ) Hoàn thành PTHH và xác định vai trò của H 2 O 2 trong phản ứng sau: H 2 O 2 + Ag 2 O → …… Câu 2:(3đ) Đốt nóng một hỗn hợp gồm 33,6 g bột sắt và 9,6 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch B ( Hiệu suất của phản ứng là 100%). a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X. b/ Tính tỷ khối hỗn hợp khí X đối vơi hiđro. c/ Biết rằng cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ( Cho: Al = 27; Cu = 64; H = 1; I = 127; Zn = 65; S = 32; Fe = 56; Br = 80) HẾT . THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 12 SBD :……………………………. Thời gian làm bài: 45 phút ( ĐỀ 1) I. PHẦN CHUNG (6 điểm) Câu. khan được x gam muối. a/ Tìm x? b/ Nung x gam muối đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành? II.2. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1:( 2 đ) Viết cấu hình electron của Cr, Cr 2+ ,. nhiệt nhôm. b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Biết: Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; O = 16 Hết THI GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:…………………………… MÔN: HOÁ HỌC Lớp :…………………………… KHỐI: 12 SBD :…………………………….