ƢỚC TÍNH LƢỢNG CO 2 , CH 4 THẢI RA MÔI TRƢỜNG Ở BÒ TƠ LỠ HƢỚNG SỮA LAI 75% HF BẰNG PHƢƠNG PHÁP TRỰC TIẾP Vũ Chí Cƣơng, 1 Lê Minh Lịnh, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Thiện Trƣờng Giang Viện Chăn Nuôi; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Tóm tắt Một thí nghiệm với mục tiêu ước tính lượng CO2, CH4, thải ra từ bò sữa đã được tiến hành. 23 lượt bò cái tơ (18-20 tháng tuổi) lai ¾ HF không mang thai, khối lượng 290 đến 360 kg được sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa cho mỗi loại thức ăn thí nghiệm, được nuôi nhốt trong buồng hô hấp (Respiration chamber) để xác định tæng l-îng O 2 tiªu thô, CO 2 vµ CH 4 thải ra và tổng lượng nhiệt (HP – Heat production). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong điều kiện cho ăn duy trì, một ngày bò cái tơ lỡ lai 75% HF, khối lượng 290-360 kg ăn vào 6,71 kg chất khô thức ăn, tạo ra 44,6 MJ nhiệt; thải ra ngoài môi trường 2067,8 lít CO 2 , 207,5 lít CH 4 hay 148, 2 g CH 4 . Năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày trung bình là 9,908 MJ/ngày, chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng năng lượng thô (GE) ăn vào trong ngày. Hầu hết các mối quan hệ giữa CH 4 với HP, khối lượng và khối lượng trao đổi là quan hệ kiểu bậc 3. Khi tăng tỷ lệ hạt bông trong khẩu phần lên thì lượng CO 2 và đặc biệt là CH 4 thải ra đã giảm đáng kể. 1. Đặt vấn đề Ô nhiễm môi trường và vai trò của chăn nuôi trong biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm. Có ba loại khí thải nhà kính (Green house gases-GHGs) là CO 2 , CH 4 , và nitrous oxide (N 2 O) (Steinfeld et al. 2006). Trong đó CH4 từ quá trình lên men và tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại có vai trò quan trọng trong việc làm trái đất nóng lên. CH4 là kết quả của quá trình lên men yếm khí trong dạ cỏ và ruột già. Emzyme của ví sinh vật trong dạ cỏ và một phần enzyme từ nước bọt đã phân giải các chất hữu cơ ăn vào thành axít amin và các đường đơn. Các chất này sau đó bị lên men yếm khí để tạo ra axít béo bay hơi (VFA), hydro và CO 2 . Một lượng CO 2 sau đó bị khử thông qua con đường kết hợp hydro để tạo ra CH4: CO 2 + 4 H 2 > CH 4 + 2 H 2 0 (Frank O’Mara, 2004). Hàng năm chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia súc nhai lại tạo ra khoảng 86 triệu tấn CH 4 /năm (Steinfeld et al. 2006) và có xu hướng nngày càng tăng do số lượng gai súc nhai lại đang tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu (Environment - Canada, 2002). Để giảm thiểu CH 4 từ gia súc nhai lại, việc số liệu hóa được lượng CH 4 thải ra là việc cần làm đầu tiên. Xuất phát từ các lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Ước tính lượng CH 4 và CO 2 thải ra từ nhóm bò cái tơ lỡ lai 75% HF, không chửa nuôi duy trì. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ năm 2009 đến năm 2010 tại Bộ môn dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và đồng cỏ và Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn nguồn gen động vật, Viện chăn nuôi. 2.1. Bố trí thí nghiệm Để xác định lượng CO 2 , CH 4 thải ra, 23 lượt bò cái tơ (18-20 tháng tuổi) lai ¾ HF không mang thai, khối lượng 290 đến 360 kg được sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa cho mỗi loại thức ăn thí nghiệm (n = 4 cho mỗi loại thức ăn). Thí nghiệm được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thí nghiệm tiêu hoá in vivo trên cũi trao đổi chất Thí nghiệm tiêu hoá in vivo được tiến hành theo quy trình thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo bằng phương pháp thu phân và nước tiểu tổng số (total faeces and urine collection) (Cochran và Galyean, 1994., Burns và cộng sự, 1994). Bò thí nghiệm được nuôi nhốt cá thể trên cũi trao đổi chất và cho ăn ở mức duy trì trong thời gian chuẩn bị 10 ngày, sau đó đến giai đoạn thu mẫu 7 ngày. Bò được cho uống nước tự do. Trước và sau mỗi một giai đoạn thu mẫu bò được cân để kiểm tra tăng trọng. Trước khi vào thí nghiệm bò được tấy ký sinh trùng đường tiêu hóa. Trong thời gian thu mẫu 7 ngày toàn bộ lượng phân bò bài tiết ra được thu nhặt theo cá thể, cân xác định khối lượng rồi lấy mẫu (10% tổng khối lượng) để xác định chất khô, thành phần hóa học (protein thô (Crude protein) CP, mỡ (Este extract- EE), xơ thô (Crude fiber-CF), NDF, ADF, khoáng (Total ash –Ash) và giá trị năng lượng thô (GE) trên Bomb calorimeter do Đức sản xuất. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa cũng được cân, lấy mẫu xác định chất khô, thành phần hóa học và giá trị GE như đối với mẫu phân. Nước tiểu cũng được thu cá thể trong 7 ngày, xác định dung tích, khối lượng. Nước tiểu thu được hàng ngày của các cá thể bò được đổ vào bình đã có sẵn 100 ml 7,2 N H 2 SO 4 và lấy mẫu (10ml/1lít) để phân tích hàm lượng CP và GE trên Bomb calorimeter. Tất cả các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa, phân, nước tiểu được giữ ở nhiệt độ −20 ◦ C cho đến khi phân tích. Giai đoạn 2: Thí nghiệm tiêu hoá in vivo trong buồng hô hấp Sau giai đoạn nuôi trong cũi trao đổi chất bò được đưa vào buồng hô hấp (Respiration Chamber) trong 5 ngày vẫn cho ăn như giai đoạn trong cũi trao đổi chất và theo dõi các chỉ tiêu giống như cũ. Ngoài ra, bò được đo trao đổi hô hấp như giai đoạn nhịn đói để xác định tổng nhiệt sản xuất (HP), O 2 tiêu thụ, CH 4 và CO 2 thải ra, lượng thức ăn ăn vào. Khi nhốt gia súc trong buồng hô hấp, tổng lượng O 2 tiêu thụ, CO 2 và CH 4 thải ra sẽ được xác định thông qua hệ thống máy phân tích nồng độ các khí nói trên và thiết bị đo lưu lượng khí thóat ra khỏi buồng hô hấp. Nước tiểu do gia súc thải ra cũng sẽ được xác định trong suốt thời gian thí nghiệm. Dựa vào công thức Brouwer và các giá trị khí đo được ta có thể tính lượng nhiệt sản sinh ra bởi gia súc này. Ở đõy cỏc chỉ tiờu nghiờn cứu gồm: VO 2 : thể tích ô xy tiêu thụ (lít); VCO 2 : thể tích CO 2 thải ra (lít), N: lượng nitơ bài tiết trong nước tiểu (g), CH 4 : thể tích khí metan được sinh ra (lít) và thay đổi khối lượng, lượng thức ăn ăn vào. 2.2. Thức ăn và chế độ nuôi dƣỡng Thức ăn sử dụng bao gồm: cỏ voi, hạt bông, cỏ khô stylo trồng tại Ninh Bình và loại rơm ủ urea 4% được sử dụng trong nghiên cứu này. Thức ăn được chặt nhỏ: 2-3 cm và cho ăn ngày hai lần vào 8 h sáng và 4 h chiều. Thức ăn được cho ăn hạn chế để đảm bảo tăng trọng bằng không hoặc rất nhỏ. Giai đoạn nuôi chuẩn bị (10 ngày) chính là giai đoạn điều chỉnh mức ăn vào hàng ngày của từng bò. 2.3. Xác định thành phần hóa học và GE của thức ăn, nƣớc tiểu và phân Chất khô (DM), protein thô (CP), mỡ thô (EE), xơ thô (CF) và khoáng tổng số (Ash) của thức ăn được xác định theo các tiêu chuẩn TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331- 2001, TCVN 4329 - 86, TCVN 4327 - 86, riêng NDF, ADF được xác định theo phương pháp của Goering và Van Soest (1970). GE của thức ăn, nước tiểu và phân được xác định bằng cách đốt trực tiếp trên bom calorimeter, riêng nước tiểu trước khi đốt phải trộn với chất trợ cháy là paraphin. 2.4. Xác định khối lƣợng và lƣợng thức ăn ăn vào Khối lượng bò được xác định bằng cân điện tử Rudweight của Australia. Lượng chất khô thức ăn được tính từ lượng thức ăn ăn vào, thức ăn còn thừa và vật chất khô của thức ăn. 2.5. Xử lý số liệu Năng lượng của một kg khí CH 4 và số lượng g methane trong 1 lít khí được chuyển đổi như sau: 1 kg CH 4 cho 58,41 KJ, và cứ 0,717 g CH 4 tương đương với một lít (the CRC Handbook of Chemistry and Physics, 2010). Tính toán tổng lượng nhiệt sản sinh từ gia súc nhai lại ở giai đoạn 2 dựng phương trỡnh của Brouwer (1965) đó được Uỷ ban nghiên cứu về trao đổi năng lượng của Châu Âu thống nhất sử dụng. Phương trình có dạng như sau: HP = 16,18 VO 2 + 5,16 VCO 2 - 5,90 N - 2,42 CH 4 . Trong đó: HP là nhiệt sản sinh ra (KJ) VO 2 : thể tích ô xy tiêu thụ (lít) VCO 2 : thể tích CO 2 thải ra (lít) N: lượng nitơ bài tiết trong nước tiểu (g) CH 4 : thể tích khí metan được sinh ra (lít). Số liệu thớ nghiệm được xử lý thụng qua phõn tớch phương sai ANOVA trờn phần mềm Minitab phiờn bản 14.0. Cỏc phương trỡnh hồi qui được xõy dựng trờn Minitab và phõn tớch phương sai trờn phần mềm Minitab 14.0, sử dụng regression technique cho hàm hồi qui bậc 1, 2 và 3. 3. Kết quả 3.1. Tổng nhiệt sản xuất (HP), O2 tiêu thụ, CH4 và CO2 thải ra, lƣợng thức ăn ăn vào, năng lƣợng thô ăn vào Kết quả về tổng nhiệt sản xuất (Heat production - HP), O 2 tiêu thụ, CH 4 và CO 2 thải ra, lượng chất khô thức ăn ăn vào (Dry matter Intake – DMI) ở 23 lượt bò sữa trong giai đoạn 2 của thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. Kết quả này cho thấy, trong điều kiện cho ăn duy trì, một ngày bò cái tơ lỡ lai 75% HF, khối lượng 290-360 kg ăn vào 6,71 kg chất khô thức ăn, tạo ra 44,6 MJ nhiệt; tiêu thụ 2206 lít O 2 , thải ra ngoài môi trường 2067,8 lít CO 2 , 207,5 lít CH 4 hay 148, 2 g CH 4 . Tính bình quân, HP (MJ/kg W 0,75 ), lít CH 4 /kg DMI, lít CH 4 /kg khối lượng, lít CH 4 /kg kg W 0,75 , lít CO 2 /kg DMI, lít CO 2 /kg khối lượng, lít CO 2 /kg kg W 0,75 là: 0,575; 0,6350; 2,698; 319,6; 2,698; 26,62. Năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày trung bình là 9,908 MJ/ngày, chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng năng lượng thô (GE) ăn vào trong ngày. Bảng 1. Tổng nhiệt sản xuất (HP), O2 tiêu thụ, CH4 và CO2 thải ra, lượng thức ăn ăn vào Chỉ tiêu n Mean SE Khối lượng (kg) 23 336,09 5,11 Khối lượng W 0,75 (kg) 23 78,456 0,901 HP (KJ/ngày) 23 44597 1869 HP (KJ/kg W 0,75 ) 23 574,8 29,8 O 2 (lít/ngày) 23 2206,3 83,9 CO 2 thải ra (lít/ngày) 23 2067,8 99,2 CH 4 (lít ngày) 23 207,5 15,0 CH 4 (g/ngày) 23 148,2 10,7 DMI (kg/ngày) 23 6,712 0,215 Lít CH 4 /kg DMI 23 32,22 2,92 Lít CH 4 /kg khối lượng 23 0,6350 0,0555 Lít CH 4 /kg kg W 0,75 23 2,698 0,226 Lít CO 2 /kg DMI 23 319,6 20,7 Lít CO 2 /kg khối lượng 23 2,698 0,226 Lít CO 2 /kg kg W 0,75 23 26,62 1,49 CH 4 (kg/ngày) 15 0,1696 0,0134 Năng lượng từ CH 4 (MJ/ngày) 15 9,908 0,784 GE ăn vào (MJ/ngày) 15 107,21 3,18 GE ăn vào TA. Thô (MJ/ngày) 15 30,75 4,74 GE ăn vào TA. tinh (MJ/ngày) 15 76,47 5,22 Tỷ lệ năng lượng trong CH 4 so với GE ăn vào (%) 15 9,556 0,946 Chú thích: GE: Gross energy - năng lượng thô 3.2. Quan hệ giữa CH 4 với khối lƣợng trao đổi Kết quả phân tích phương sai ở bảng 2 về mối quan hệ giữa CH 4 với khối lượng trao đổi cho thấy chỉ có các quan hệ bậc 1 và bậc 3 tồn tại giữa CH 4 và khối lượng trao đổi. Quan hệ bậc 2 giữa CH 4 và HP không đáng tin cậy về mặt thống kê, giá trị P rất cao. Kết quả mô hình hóa mối quan hệ trên được trình bày ở đồ thị 5 và 6. Hai đồ thị này cho thấy: Quan hệ giữa CH 4 và khối lượng trao đổi có thể biểu diễn dưới hai dạng mô hình tuyến tính và phi tuyến bậc 3. Tuy nhiên với hệ số xác định cao hơn, phương trình mô tả quan hệ này tốt nhất là phương trình bậc 3 dạng: Methane thai ra (lit/day) = - 186661 + 7246 KL trao đổi - 93.32 KL trao đổi 2 + 0.3991 KL trao đổi 3 ; R-Sq(adj) = 90.6% Bảng 2. Kết quả phân tích phương sai phân tích các kiểu quan hệ giữa CH 4 và khối lượng trao đổi Chung cho 3 mô hình Nguồn DF SS MS F P Bậc 1 1 98388,4 132,58 0,000 Bậc 2 1 1068,4 1,47 0,239 Bậc 3 1 5235,7 10,72 0,004 Cho hồi qui bậc 1 Hồi qui bậc 1 1 98388 98388,4 132,58 0,000 Sai số 21 15585 742,1 Tổng 22 113973 Cho hồi qui bậc 3 Hồi qui bậc 3 3 104693 34897,5 71,45 0,000 Sai số 19 9281 488,5 Tổng 22 113973 KL trao d?i Methane thai ra (lit/day) 8482807876747270 350 300 250 200 150 S 27.2420 R-Sq 86.3% R-Sq(adj) 85.7% Fitted Line Plot Methane thai ra (lit/day) = 1422 - 15.48 KL trao d?i KL trao d?i Methane thai ra (lit/day) 8482807876747270 350 300 250 200 150 S 22.1009 R-Sq 91.9% R-Sq(adj) 90.6% Fitted Line Plot Methane thai ra (lit/day) = - 186661 + 7246 KL trao d?i - 93.32 KL trao d?i**2 + 0.3991 KL trao d?i**3 Methane thai ra (lit/day) = 1422 - 15.48 KL trao đổi, R-Sq(adj) = 85.7% Methane thai ra (lit/day) = - 186661 + 7246 KL trao dổi - 93.32 KL trao dổi 2 + 0.3991 KL trao đổi 3 R-Sq(adj) = 90.6% 3.3. Quan hệ giữa CH 4 với khối lƣợng Bảng 5. Kết quả phân tích phương sai phân tích các kiểu quan hệ giữa CH4 và khối lượng Chung cho 3 mô hình Nguồn DF SS MS F P Bậc 1 1 98534,0 134,02 0,000 Bậc 2 1 904,9 1,25 0,278 Bậc 3 1 5444,2 11,38 0,003 Cho hồi qui bậc 1 Hồi qui bậc 1 1 98534 98534,0 134,02 0,000 Sai số 21 15439 735,2 Tổng 22 113973 Cho hồi qui bậc 3 Hồi qui bậc 3 3 104883 34961,0 73,08 0,000 Sai số 19 9090 478,4 Tổng 22 113973 Kết quả phân tích phương sai ở bảng 5 về mối quan hệ giữa CH 4 với khối lượng cho thấy chỉ có các quan hệ bậc 1 và bậc 3 tồn tại giữa CH 4 và khối lượng trao đổi. Quan hệ bậc 2 giữa CH 4 và HP không đáng tin cậy về mặt thống kê, giá trị P rất cao. Kh?i lu ?ng Methane thai ra (lit/day) 360350340330320310300290 350 300 250 200 150 S 27.1145 R-Sq 86.5% R-Sq(adj) 85.8% Fitted Line Plot Methane thai ra (lit/day) = 1125 - 2.729 Kh?i lu ?ng Kh?i lu ?ng Methane thai ra (lit/day) 360350340330320310300290 350 300 250 200 150 S 21.8729 R-Sq 92.0% R-Sq(adj) 90.8% Fitted Line Plot Methane thai ra (lit/day) = - 81258 + 743.4 Kh?i lu ?ng - 2.246 Kh?i lu ?ng**2 + 0.002248 Kh?i lu ?ng**3 CH 4 thải ra (lít/ngày) = 1125 - 2.729* Khối lượng, R-Sq(adj) = 85.8% CH 4 thải ra (lít/ngày) = - 81258 + 743.4 Khối lượng - 2.246* Khối lượng 2 + 0.002248 * Khối lượng 3 , R-Sq(adj) = 90.8% Kết quả mô hình hóa mối quan hệ trên được trình bày ở đồ thị 7 và 8. Hai đồ thị này cho thấy: Quan hệ giữa CH 4 và khối lượng có thể biểu diễn dưới hai dạng mô hình tuyến tính và phi tuyến bậc 3. Tuy nhiên với hệ số xác định cao hơn, phương trình mô tả quan hệ này tốt nhất là phương trình bậc 3 dạng: CH 4 thải ra (lít/ngày) = - 81258 + 743.4* Khối lượng - 2.246* Khối lượng 2 + 0.002248* Khối lượng 3 , R-Sq(adj) = 90.8% Phân tích phương sai chung và cho từng dạng hồi qui chúng tôi thấy: CH 4 không tương quan chặt chẽ với lượng thức ăn ăn vào. 3.4. Quan hệ giữa CO2 với CH4 Kết quả phân tích phương sai ở bảng 8 về mối quan hệ giữa CO 2 với CH 4 cho thấy chỉ có các quan hệ bậc 1 tồn tại giữa CO 2 với CH 4 . Quan hệ bậc 2, 3 giữa CO 2 với CH 4 không đáng tin cậy về mặt thống kê, giá trị P rất cao. Bảng 8. Kết quả phân tích phương sai phân tích các kiểu quan hệ giữa CO 2 với CH 4 Chung cho 3 mô hình Nguồn DF SS MS F P Bậc 1 1 2927648 30,03 0,000 Bậc 2 1 55896 0,56 0,462 Bậc 3 1 178246 1,87 0,188 Cho hồi qui bậc 1 Hồi qui bậc 1 1 2927648 2927648 30,03 0,000 Sai số 21 2047276 97489 Tổng 22 4974924 Methane thai ra (lit/day) CO2 thai ra (lit/day) 350300250200150 3000 2500 2000 1500 S 312.233 R-Sq 58.8% R-Sq(adj) 56.9% Fitted Line Plot CO2 thai ra (lit/day) = 1016 + 5.068 Methane thai ra (lit/day) CO 2 thải ra (lít/ngày) = 1016 + 5.068*CH 4 thải ra (lít/ngày), R-Sq(adj) = 56.9% Kết quả mô hình hóa mối quan hệ trên được trình bày ở đồ thị 12. Đồ thị này cho thấy: Quan hệ giữa CO 2 với CH 4 chỉ có thể biểu diễn dưới hai dạng mô hình tuyến tính bậc 1. Phương trình mô tả quan hệ này có dạng hồi qui tuyến tính bậc 1 như sau: CO 2 thải ra (lít/ngày) = 1016 + 5.068* CH 4 thải ra (lít/ngày), R-Sq(adj) = 56.9% 3.5. Ảnh hƣởng của lƣợng hạt bông trong khẩu phần đến các khí thải nhà kính CO 2 và CH 4 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 kg hạt bông 2830 400.2 291.1 207.9 41.11 1,5 kg hạt bông 2098 333.8 203.3 145.2 32.56 3 kg hạt bông 1828 276.5 193.3 138.1 29.46 CO2 (lít/ngày) CO2 (lít/kg DMI) CH4 (lít/ngày) CH4 (g/ngày) CH4 (lít/kg DMI) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 kg hạt bông 2830 400.2 291.1 207.9 41.11 1,5 kg hạt bông 2098 333.8 203.3 145.2 32.56 3 kg hạt bông 1828 276.5 193.3 138.1 29.46 CO2 (lít/ngày) CO2 (lít/kg CH4 (lít/ngày) CH4 (g/ngày) CH4 (lít/kg Đồ thị 13. Ảnh hưởng của lượng hạt bông trong khẩu phần đến các khí thải nhà kính CO 2 và CH 4 thải ra ngaòi môi trường tính theo lít/ ngày, lít/kg DMI, hay g/ngày Đồ thị 14. Ảnh hưởng của lượng hạt bông trong khẩu phần đến các khí thải nhà kính CO 2 và CH 4 thải ra ngaòi môi trường tính theo lít/ kg khối lượng, lít/kg W 0,75 Mặc dù số liệu còn đang cập nhật nên n không đều giữa các mức hạt bông, với 3 mức hạt bông sử dụng trong các thí nghiệm tiêu hóa in vivo, một khuynh hướng khá rõ (Đồ thị 13, 14) là khi tăng tỷ lệ hạt bông trong khẩu phần lên thì lượng CO 2 và đặc biệt là CH 4 thải ra đã giảm đáng kể. 4. Thảo luận 4.1. Lƣợng CH4 và CO2 thải ra và các mối quan hệ Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi trong điều kiện cho ăn duy trì, một ngày bò cái tơ lỡ lai 75% HF thải ra ngoài môi trường 2067,8 lít CO 2 , 207,5 lít CH 4 hay 148, 2 g CH 4 , 32,22 lít CH 4 /kgDMI. Năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày trung bình là 9,908 MJ/ngày, chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng năng lượng thô (GE) ăn vào trong ngày. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đương với các kết quả của nhiều tác giả khác. Ellis và cộng sự, 2006 cho thấy: Năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày của bò sữa trung bình là 10.46 MJ/ngày chiếm 8,6 % tổng năng lượng GE ăn vào (GEI). Theo Johnson và Ward 1996; Giger- Reverdin v à Sauvant 2000), năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày của gia súc dao động từ 2-12% cua GEI. Mieres, và cộng sự., 2010 thấy bò tơ lỡ hướng sữa nếu chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên hoặc đồng cỏ cải tạo thải ra ngaòi môi trưởng từ 98 đến 223 g CH4/ngày. Theo Shibata et al. (1992) một ngày bò HF đang cho sữa và bò HF chửa, cạn sữa thải ra ngoài môi trường 268,43 đến 464,04 lít CH 4 /ngày và 27,17 đến 33,84 lít/1kg DMI. Cũng theo tác giả trên một ngày bò HF tơ lỡ thải ra ngoài môi trường 230,9 lít CH 4 /ngày và 26,4 lít CH 4 /1kg DMI. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã thấy một khuynh hướng khá rõ là khi tăng tỷ lệ hạt bông trong khẩu phần lên thì lượng CO 2 và đặc biệt là CH 4 thải ra đã giảm đáng kể. Shibata et al. (1992) cũng phát hiện một khuynh hướng tương tự. Tuy nhiên có thể nói các kết quả này dù sao cũng chỉ là kết quả ban đầu, để có thể giải bài toán giảm thiểu CH 4 từ chăn nuôi bò sữa cần có những nghiên cứu cơ bản và dài hơi với rất nhiều loại khẩu phần khác nhau đặc biệt là các khẩu phần thực tế đang sử dụng. CH 4 từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ (Enteric fermentation) phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố. CH 4 sinh ra từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ (Enteric fermentation) phụ thuộc vào lượng thức ăn ăn vào (Kirchgessner et al. 1991b; Shibata et al. 1993), loại hình khẩu phần (Blaxter và Clapperton (1965), (Puchala et al., 2005). CH4 sinh ra từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ cũng phụ thuộc vào lượng carbonhydrate dễ lên men trong khẩu phần (Johnson & Johnson 1995). Hàm lượng protein và xơ trong khẩu phần Sekine et al. 1986; Shibata et al. 1992; Kurihara et al. 1997, Sekine et al. 1986), Moe & Tyrrell (1979), cũng ảnh hưởng lớn đến CH 4 sinh ra từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ. Theo Shibata et al. 1992; Kurihara et al. 1997, Lovett et al. 2003 tỷ lệ thức ăn tinh/thô có liên quan chặt chẽ đến CH 4 sinh ra từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ. Còn theo Beauchemin và McGinn (2005). Cách chế biến thức ăn thô cũng có liên quan đến CH 4 sinh ra từ tiêu hóa và lên men ở dạ cỏ. 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Trong điều kiện cho ăn duy trì, một ngày bò cái tơ lỡ lai 75% HF, khối lượng 290-360 kg ăn vào 6,71 kg chất khô thức ăn, tạo ra 44,6 MJ nhiệt; thải ra ngoài môi trường 2067,8 lít CO 2 , 207,5 lít CH 4 hay 148, 2 g CH 4 . Năng lượng trong CH 4 thải ra hàng ngày trung bình là 9,908 MJ/ngày, chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng năng lượng thô (GE) ăn vào trong ngày. Hầu hết các mối quan hệ giữa CH 4 với HP, khối lượng và khối lượng trao đổi là quan hệ kiểu bậc 3. Khi tăng tỷ lệ hạt bông trong khẩu phần lên thì lượng CO 2 và đặc biệt là CH 4 thải ra đã giảm đáng kể. 5.2. Đề nghị Cho áp dụng thử các kết quả nghiên cứu về nhu cầu năng lượng cho duy trì. Để có thể giải bài toán giảm thiểu CH 4 từ chăn nuôi bò sữa cần có 1 nghiên cứu cơ bản và dài hơi với rất nhiều loại khẩu phần khác nhau đặc biệt là các khẩu phần thực tế đang sử dụng. Tài liệu tham khảo 1. Blaxter KL, Clapperton JL. 1965. Prediction of the amount of methane produced by ruminants. British Journal of Nutrition 19, 511–522. 2. Burns, J. C., K. R. Pond and D. S. Fisher (1994). Measurement of forage intake. In: (Ed: George C. Fahey, Jr) Forage Quality, Evaluation and Utilisation. Chapter 12: 494-528. American Society of Agronomy Inc., Madison, Wisconsin, USA, 1994. 3. Cochran, R. C. and Galyean, M. L. (1994). Measurement of in vivo forage digestion by ruminants. In: (Ed: George C. Fahey, Jr) Forage Quality, Evaluation and Utilisation. Chapter 15: 613-643. American Society of Agronomy Inc., Madison, Wisconsin, USA, 1994. 4. CRC Handbook of Chemistry and Physics, 62nd edition. (2010). 5. Ellis, J. L., F. Qiao, and J. P. Cant. 2006. Evaluation of Net Energy Expenditures of Dairy Cows According to Body Weight Changes over a Full Lactation. J. Dairy Sci. 89:1546–1557 6. Environment Canada. 2002. Canada's Greenhouse Gas Inventory 1990-2000 Greenhouse Gas Division Environment Canada. http://www.ec.gc.ca/pdb/ghg/canada_2001_e.cfm (Last viewed July 2003). 7. Frank O’Mara.2004. Greenhouse Gas Production from Dairying: Reducing Methane Production Advances in Dairy Technology (2004) Volume 16, pp: 295-309. 8. Giger-Reverdin, S. and Sauvant, D. 2000. Methane production in sheep in relation to concentrate feed composition from bibliographic data. In: Sheep and Goat Nutrition: Intake, Digestion, Quality of Products and Rangelands. Proc. 8th Sem. Sub-Network on Nutrition of the FAO- CIHEAM Inter- Regional Cooperative Research and Development Network on Sheep and Goats, Grignon, France, 3-5 September 1998. Cahiers-Options-Mediterraneennes, 52: 43-46. 9. Goering, H. K. and Van Soest, P. J. (1970). Forage fiber analyses ( Apparatus, procedures and some applications). USDA-ARS. Agricultural Handbook, 379.US Government Printing Office, Washington, D. C. 10. Johnson KA, Johnson DE. 1995. Methane emissions from cattle. Journal of Animal Science 73, 2483– 2492. 11. Johnson, D. E. and Ward, G. M. 1996. Estimates of animal methane emissions. Environm. Monit. Assessm. 42:133-141. 12. Kirchgessner M, Windisch W, Müller HL, Kreuzer M. 1991. Release of methane and of carbon dioxide by dairy cattle. Agribiological Research 44, 91–102. 13. Kurihara M, Shibata M, Nishida T, Purnomoadi A, Terada F. 1997. Methane production and its dietary manipulation in ruminants. In: Onodera R, Itabashi H, Ushida K, Yano H, Sasaki Y (eds), Rumen Microbes and Digestive Physiology in Ruminants, pp. 199–208. Japan Scientific Societies Press, Tokyo, Japan and S.Karger AG, Basel, Switzerland. 14. Lovett D, Lovell S, Stack L, Callan J, Finlay M, Conolly J, O'Mara FP. 2003. Effect of forage/concentrate ratio and dietary coconut oil level on methane output and performance of finishing beef heifers. Livestock Production Science 84, 135–146. 15. Mieres, J., Olivera, L, Martino, D. La Manna, A. Fernández, E. Palermo, R. and Gremminger, H. 2010. Methane emission from Holstein heifers grazing contrasting pasture in Urugoay. (Unpublished data) 16. Moe PW, Tyrrell HF. 1979. Methane production in dairy cows. Journal of Dairy Science 62, 1583–1586. 17. Puchala, R., B. R. Min, A. L. Goetsch and T. Sahlu. 2005. The effect of a condensed tannin-containing forage on methane emission by goats. J Anim Sci 2005. 83:182-186. 18. Sekine J, Kondo S, Okubo M, Asahida Y. 1986. Estimation of methane production in 6-week-weaned calves up to 25 weeks of age. Japanese Journal of Zootechnical Science 57,300–304. 19. Shibata M, Terada F, Iwasaki K, Kurihara M, Nishida T. 1992. Methane production in heifers, sheep and goats consuming diets of various hay-concentrate ratios. Animal Science and Technology 63, 1221–1227. 20. Shibata M, Terada F, Kurihara M, Nishida T, Iwasaki K. 1993. Estimation of methane production in ruminants. Animal Science and Technology 64, 790–796. 21. Steinfeld H, Gerber P, Wassenaar T, Castel V, Rosales M, de Haan C. 2006. Livestock’s Long Shadow: Environmental Issues and Options. Rome, Italy: Food and Agriculture Organization of the United Nations. 22. Tiêu chuẩn: TCVN 4326 - 86, TCVN 4327 – 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4329 - 86, TCVN 4331-2001. . ƢỚC TÍNH LƢỢNG CO 2 , CH 4 THẢI RA MÔI TRƢỜNG Ở BÒ TƠ LỠ HƢỚNG SỮA LAI 75% HF BẰNG PHƢƠNG PHÁP TRỰC TIẾP Vũ Chí Cƣơng, 1 Lê Minh Lịnh, Đinh Văn Tuyền,. thấy bò tơ lỡ hướng sữa nếu chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên hoặc đồng cỏ cải tạo thải ra ngaòi môi trưởng từ 98 đến 223 g CH4/ ngày. Theo Shibata et al. (1992) một ngày bò HF đang cho sữa và bò HF. tắt Một thí nghiệm với mục tiêu ước tính lượng CO2, CH4, thải ra từ bò sữa đã được tiến hành. 23 lượt bò cái tơ (18-20 tháng tuổi) lai ¾ HF không mang thai, khối lượng 290 đến 360 kg được sử dụng