Mối liên quan giữa chăn nuôi bò với mức độ đói nghefp của nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam

9 258 1
Mối liên quan giữa chăn nuôi bò với mức độ đói nghefp của nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHĂN NUÔI BÒ VỚI MỨC ĐỘ ĐÓI NGHÈO CỦA NÔNG HỘ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Le Thi Thanh Huyen, 1 Dinh Thi Tuyet Van, 2 Pera Herold and 2 Anne Valle Zárate National Institute of Animal Sciences, Thuy Phuong, Chem, Tu Liem, Hanoi, Vietnam 1 University of Hohenheim, Institute for Agricultural Economics and Social Sciences in the Tropics and Subtropics, Department of Rural Development Theory and Policy, 70599 Stuttgart, Germany 2 University of Hohenheim, Institute of Animal Production in the Tropics and Subtropics, Department of Animal Breeding and Husbandry, 70599 Stuttgart, Germany Tóm tắt Ở Việt Nam, bò được nuôi chủ yếu bởi các nông hộ. Tiềm năng cho phát triển chăn nuôi bò thịt được cho là ở vùng cao. Vùng núi phía Bắc có tỷ lệ đói nghèo lớn nhất, đặc biệt là ở vùng sâu và xa. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở đó trên những vùng đất sói mòn và bạc màu cho năng suất sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường và các cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa chăn nuôi bò với hiện trạng kinh tế của nông hộ. Nghiên cứu được thực hiện ở 20 bản vùng cao và vùng thấp của huyện miền núi Yên Châu, tỉnh Sơn La. Số liệu về chăn nuôi được thu thập từ 299 nông hộ lựa chọn ngâuz nhiên thuộc các nhóm dân tộc khác nhau bằng phương pháp phỏng vấn dùng bảng câu hỏi cấu trúc. Mức độ nghèo tương đối của nông hộ được xác định bằng phương pháp phân nhóm đồng đều. Các hộ phỏng vấn được chia làm ba nhóm đều nhau, dựa vào chi tiêu hang ngày trên đầu người trong hộ đánh giá như thước đo về mức độ nghèo về tiền mặt và của cải, bao gồm nhóm giàu nhất, nhóm trung bình và nhóm nghèo nhất. Số liệu được phân tích phần mềm SAS phiên bản 9.2. Trong nghiên cứu này các hộ điều tra được chia làm hai nhóm: nhóm hộ nuôi bò và nhóm hộ không nuôi bò. Nhóm hộ nuôi bò chiếm 44% tổng số hộ điều tra và có diện tích đất và nguồn lực lao động nhiều hơn nhóm hộ khong nuôi bò. Trong các hộ nuôi bò, tỷ lệ hộ giàu nhất và trung bình chiếm cao hơn so với nhóm hộ nghèo nhất (41% và 37% so với 22%, một cách tương ứng). Trong số hộ chăn nuôi bò, hộ nuôi từ 1 đến 2 bò (trung bình 1.4 bò/ hộ) được coi là nông trại qui mô nhỏ và các hộ còn lại nuôi từ 3 bò trở lên (trung bình 4.8 bò/hộ) được phân loại là nông trại qui mô vừa. Trang trại qui mô vừa bao gồm chủ yếu các hộ thuộc nhóm giàu nhất và trung bình (91% tổng số), trong khi 83% của nhóm hộ nghèo nhất có chăn nuôi bò thì chỉ sở hữu trang trại qui mô nhỏ. Chăn nuôi bò chủ yếu phổ biến ở những hộ dân có lợi thế về nguồn lao động trong gia đình và nguồn thức ăn phụ phẩm nông nghiệp cho bò. Những người nghèo nhất trong vùng nghiên cứu không nuôi hoặc nuôi rất ít bò phục vụ cày kéo. 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, bò được nuôi chủ yếu bởi các nông hộ. Diện tích đất hạn chế là một trong những trở ngại cho việc tăng số lượng đàn gia súc (Perkins 2002; Hall et al. 2006). Chính phủ có định hướng phát triển đàn bò thịt và chủ yếu khuyến khích sự phát triển chăn nuôi nông hộ tại các vùng sâu xa có ưu thế về nguồn thức ăn. Mặc dù tiềm năng về phát triển bò thịt đựơc cho là ở các vùng cao, nơi được cho là vẫn còn quỹ đất hứa hẹn cho sự phát triển đồng cỏ, nhưng lượng thịt bò được cung cấp từ các vùng núi phía bắc ra thị trường còn thấp, do bò ở đây được nuôi chủ yếu phục vụ cày kéo (Perkins 2002; Hall et al. 2006). Mặt khác, vùng sâu xa là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là vùng núi phía Bắc (Huong and Winters 2001; Maltsoglou and Rapsomanikies 2005; Minot and Baulch 2005). Đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở đó trên những vùng đất sói mòn và bạc màu cho năng suất sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường và các cơ hội việc làm phi nông nghiệp (Walle and Gunewardena 2001). Nghiên cứu của Millar and Photakoun (2008) ở Lào chỉ ra rằng, có nhiều khó khăn cản trở người nghèo để có thể thu được lợi nhuận từ chăn nuôi thâm canh. Huyen et al. (2010) nhận thấy chăn nuôi bò nông hộ tại Sơn La ảnh hưởng bởi yếu tố vùng (độ cao và sâu xa). Để đánh giá tiềm năng và trở ngại cho phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh miền núi phía bắc, mục tiêu của nghiên cứu hiện tại nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa chăn nuôi bò với hiện trạng kinh tế của nông hộ. Thêm vào đó, mối liên quan với yếu tố vùng và với sự tiếp nhận kỹ thuật mới cũng được xem xét nhằm đánh giá tính khả thi cho phát triển chăn nuôi bò thịt trong điều kiện nông hộ tại vùng nghiên cứu. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Thông tin và số liệu về điều kiện kinh tế xã hội chung được thu thập từ 300 nông hộ lựa chọn ngẫu nhiên tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, bằng phương pháp phỏng vấn hộ sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc. Mức độ nghèo tương đối của nông hộ được xác định bằng phương pháp phân nhóm đồng đều. Các hộ phỏng vấn được chia làm ba nhóm đều nhau, dựa vào chi tiêu hang ngày trên đầu người trong hộ đánh giá như thước đo về mức độ nghèo về tiền mặt và của cải, bao gồm nhóm giàu nhất, nhóm trung bình và nhóm nghèo nhất (Zeller et al., 2009). Theo chiều từ nhóm nghèo nhất đến nhóm giàu nhất, độ cao trung bình và mức độ sâu xa của vùng định cư giảm đi, diện tích lúa nước hai vụ tăng lên. Thêm vào đó, trình độ văn hoá của chủ hộ tăng lên. Ở tất cả các bản, thu nhập chính của các nông hộ là từ ngô, trong khi lúa dành cho tiêu thụ gia đình. Chi tiêu hàng ngày trên đầu người được tính theo phương pháp của Ngân Hàng Thế Giới LSMS (Living Standard Measurement Survey) của (Grosh and Glewwe 1998). Chỉ số nghèo thế giới cho chi phí hàng ngày là 9,375 VND/ người/ ngày được quy đổi từ chỉ số nghèo thế giới 1.25 USD/ người/ ngày bởi Ngân Hàng Thế Giới theo (Ravallion and Shen 2008) đã được điều chỉnh theo tỷ giá mua bán. Chỉ số nghèo cho chi phí hàng ngày ở nông thôn là 9,105VND/người/ ngày được tính dựa trên sự điều chỉnh tăng từ 200,000 VND lên 300,000 VND/ đầu người/tháng lập bởi Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội (MOLISA 2008) cho giai đoạn 2006-2008 và đồng thời đã tính đến sự trượt giá trong khoảng thời gian tiến hành điều tra (Van et al. 2009). Trung bình chi phí hàng ngày trên đầu người của nhóm nghèo nhất nằm dưới mức các chỉ số nghèo nêu trên. Các nhóm còn lại nằm trên các chỉ số nghèo. Số liệu và thông tin về chăn nuôi được thu thập từ tổng số 299 hộ dân, bao gồm các nhóm dân tộc khác nhau: 225 Thái, 44 H’Mong, 27 Kinh và 3 Khơ-Mú. Tất cả các hộ điều tra người H’Mong đều thuộc nhóm 90 hộ dân sống ở vùng cao. Trong tổng số 209 hộ dân sống ở vùng thấp thì 96% là người Thái. Trong nghiên cứu này các hộ điều tra được chia làm hai nhóm: nhóm hộ nuôi bò và nhóm hộ không nuôi bò. Trong số hộ chăn nuôi bò, hộ nuôi từ 1 đến 2 bò được coi là nông trại qui mô nhỏ và các hộ còn lại nuôi từ 3 bò trở lên được phân loại là nông trại qui mô vừa. Trong tính toán tổng đàn gia súc, đơn vị gia súc nhiệt đới (TLU) được dùng và quy đổi theo Chilonda and Otte (2006) dùng trong FAOSTAT 2005 cho vùng Đông Nam Á là 0.65 TLU = 1 bò = 1ngựa; 0.70 TLU = trâu; 0.10 TLU = 1dê; 0.25 = 1 lợn; và 0.01 TLU = 1 gà. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.2. Chương trình PROC GENMOD được dùng trong phân tích các biến phụ thuộc có giá trị danh mục, tần suất, và số đếm. Các biến giải thích gồm mức độ kinh tế nông hộ, vùng, nhóm hộ (nhóm chăn nuôi bò so với nhóm không nuôi bò) hoặc loại hình trang trại bò (trại qui mô nhỏ so với qui mô vừa). Ngoài ra một số các số liệu phân bố lẻ tẻ khác đựoc phân tích bằng non-parametric Kruskal-Wallis test. Sự khác nhau giữa tần suất các kỹ thuật mới được các nông hộ áp dụng trong chăn nuôi được kiểm tra bằng Chi-square tests. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tình hình chăn nuôi của nông hộ Theo kết quả điều tra, 44% của tổng số nông hộ điều tra có chăn nuôi bò. Số liệu cho thấy các hộ chăn nuôi bò này có các lợi thế hơn về diện tích đất và nguồn lực lao động so với các hộ không chăn nuôi bò. Cơ cấu chăn nuôi các loại gia súc khác, giống, chủng loại và đơn vị gia súc không kể bò là tương tự nhau giữa hai nhóm hộ nuôi bò và không nuôi bò (xem bảng 1). Có thể nhận ra rằng tổng số đơn vị gia súc khác nhau giữa hai nhóm hộ chủ yếu là do nuôi hay không nuôi bò. Bảng 1. Các đặc điểm chung và tình hình chăn nuôi trong nông hộ, theo nhóm hộ (nuôi và không nuôi bò) Nhóm hộ Hộ nuôi bò n = 133 Hộ không nuôi bò n = 166 Tổng diện tích đất (m 2 /nông trại) 17,859.6 13,469.0 Số thành viên trong gia đình (người/ hộ) 5.1 4.3 Số người trưởng thành (người/hộ) 3.3 2.8 Tỷ lệ người phụ thuộc (%) 27.0 36.0 Tỷ lệ thu nhập từ ngô trong tổng thu nhập tiền mặt của nông hộ (%) 65.0 64.7 Tổng số TLU 3.6 1.6 TLU không kể bò 1.8 1.6 Tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn (%) 34.6 34.9 Số lượng lợn trung bình mỗi hộ (n) 1.9 1.8 Tỷ lệ hộ chăn nuôi trâu (%) 68.4 64.5 Số lượng trâu trung bình mỗi hộ (n) 1.4 1.1 Tỷ lệ hộ nuôi gia cầm (%) 86.5 82.5 Số lượng gia cầm trung bình mỗi hộ (n) 19.9 22.1 Tỷ lệ hộ nuôi dê(%) 18.7 26.3 Số lượng dê trung bình mỗi hộ (n) 0.8 1.5 Sự sai khác có ý nghĩa giữ các nhóm hộ:  2 = 11.3; P < 0.001 cho tổng diện tích đất;  2 = 6.6; P = 0.01 cho số người trưởng thành trong gia đình;  2 = 11.4; P < 0.001 cho tỷ lệ người phụ thuộc (tỷ lệ trẻ em <14 tuổi và người già > 60 tuổi);  2 = 11.2; P < 0.001cho số thành viên gia đình; 2 = 74; P < 0.0001 cho tổng số TLU (Kruskal–Wallist test). Trong nhóm hộ nuôi bò, kích thước và thành phần đàn sai khác có ý nghĩa theo ảnh hưởng của nhân tố chính là loại hình trang trại (qui mô nhỏ và vừa). Kích thước đàn lớn hơn ở các nông trại quy mô vừa có liên quan đến sự đóng góp lớn hơn từ số bò cái và bê trong đàn (Xem bảng 2). Các nông hộ ở Sơn La nuôi bò với quy mô đàn lớn thường cho mục đích nuôi bò sinh sản để bán bê tăng thu nhập tiền mặt cho gia đình, trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ nuôi bò chủ yếu phục vụ cày kéo (Huyen et al. 2010) Bảng 2. Quy mô và cơ cấu đàn bò trong nông hộ, theo loại hình nông trại Loại hình nông trại Quy mô nhỏ n=77 Quy mô vừa n=56 Kích thước đàn (n) 1.4 b 4.8 a Số lượng bò mẹ (n) 0.5 b 2.2 a Số lượng bò đực (n) 0.7 1.0 Số Lượng bê (n) 0.2 b 1.6 a LSMs trong cùng một hàng với số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghiã mức P<0.05 (saturated loglinear model). 3.2. Chăn nuôi bò trong mối liên quan với điều kiện kinh tế của hộ gia đình Tần suất các hộ chăn nuôi bò liên quan có ý nghĩa đến mức độ kinh tế của nông hộ (DF=2;  2 =7.15; P=0.028) và vùng sinh thái (DF=1;  2 =7.8; P=0.005). Hơn một nửa số nông hộ của các nhóm hộ giàu nhất và trung bình có chăn nuôi bò, trong khi tới 70% nông hộ của nhóm nghèo nhất không nuôi bò (xem biểu đồ 1). Các nông hộ của nhóm nghèo nhất chỉ chiếm 22% trong tổng số 133 hộ chăn nuôi bò, ít hơn so vói nhóm trung bình (37%) và nhóm giàu nhất (41%) (P <0.05). Kết quả của nghiên cứu này có thể được giải thích theo nhận định của Dolberg (2001) và Millar and Photakoun (2008) đó là đối với hộ nông dân nghèo, những người mà thiếu nguồn vốn cần thiết ban đầu, thì rất khó để phát triển chăn nuôi đàn gia súc lớn hơn mà chỉ dừng lại ở việc nuôi vài gia súc nhỏ và gia cầm. Tuy vậy, trong những nông hộ có điều kiện kinh tế khá hơn hoặc những hộ giàu hơn thì sự phân bố của nhóm chăn nuôi bò và không nuôi bò là tương đối cân bằng nhau (xem đồ thị 1). Điều này cho thấy rằng việc chăn nuôi bò không chỉ phụ thuộc vào mỗi mức độ kinh tế của nông hộ. Diện tích trang trại lớn hơn, nơi có thể cung cấp nhiều nông phẩm và sản phẩm phụ trồng trọt, và gia đình với nguồn lao động dồi dào hơn của nhóm hộ nuôi bò so với nhóm không nuôi bò bộc lộ sự phụ thuộc của chăn nuôi bò vào nguồn thức ăn từ nông trại có và nguồn lực lao động của nông hộ. 0 20 40 60 80 100 The poorest (n=100) The middle (n=99) The richest (n=100) Poverty levels Frequencies of farms (%) Cattle keeping farms Non-cattle keeping farms Biểu đồ 1. Tần suất hộ chăn nuôi bò, theo các mức kinh tế nông hộ Sự sai khác có ý nghĩa giữa tần suất hai nhóm hộ nuôi và không nuôi bò: ở mức DF= 1 2=17.6; P<0.0001 cho nhóm nghèo nhất (chi-square goodness of fit test); P<0.05 trong nhóm hộ chăn nuôi bò giữa nhóm nghèo nhất so với nhóm trung bình và giàu nhất (threshold model). Để đảm bảo sự phát triển bền vững của chăn nuôi bò thịt trong nông hộ, các hệ thống chăn nuôi cần dựa vào sự sẵn có của nguồn thức ăn địa phương. Valle Zárate (2000) cho rằng sự tương tác giữa vật nuôi và các nguồn tự nhiên cần phải được quan tâm. Conroy et al. (2002) nhận thấy đối với nông dân nghèo, điều quan trọng là dựa vào nguồn lực sẵn có tại địa phương hoặc dựa vào chính sản phẩm của nông trại của họ hoặc từ môi trường xung quanh gần đó, hoặc phải là những sản phẩm có thể dễ dàng giới thiệu đến người dân. Các trang trại qui mô trung bình chủ yếu bao gồm các hộ ở hai nhóm giàu nhất và trung bình (91% tổng số hộ nuôi bò), trong khi tới 83% nhóm hộ nghèo nhất có nuôi bò thì chỉ sở hữu trang trại qui mô nhỏ. Kết quả quan sát cho thấy rằng những nông hộ giàu hơn có nhiều năng lực hơn để chăn nuôi số lượng bò lớn so với người nghèo, điều này phù hợp với phát hiện của Cramb et al. (2004) ở vùng cao nguyên trung bộ. Nhiều nông hộ nuôi bò ở vùng thấp có thể phần nào được giải thích do tỷ lệ lớn hộ dân thuộc nhóm giàu và trung bình tập trung ở đó, nơi mà có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận thị trường hơn ở các vùng cao sâu xa (xem bảng 1). Nhóm nông hộ nghèo nhất nuôi nhiều lợn và gà hơn nhưng không khác biệt về chăn nuôi trâu so với các nhóm hộ giàu hơn. Như vậy, những hộ thuộc nhóm nghèo nhất có thể cần nuôi gia súc đực cày kéo nhưng không tham gia vào nuôi trâu bò sinh sản. Chỉ những hộ có điều kiện kinh tế hơn mới có thể nuôi nhiều bò hơn cùng với các gia súc nhai lại khác. Đặc biệt, một số lượng các hộ chăn nuôi bò thuộc nhóm giàu ở trên vùng cao, nơi mà được xác định là vẫn còn nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, chăn nuôi nhiều trâu và lợn hơn so với các nhóm hộ dân khác. Theo Valle Zárate (1996), gia súc nhỏ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tự cung tự cấp của các nông hộ ở vùng sâu xa của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những kết quả của nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng người dân nghèo có chiều hướng nuôi gia súc nhỏ hơn là nuôi nhiều trâu bò. Ørskov (1999) đưa ra tranh luận rằng đầu tư vào gia súc nhỏ thường hấp dẫn hơn là nuôi bò đối với nông dân nghèo nguồn lực, do giảm thiểu rủi ro và thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn. Gia súc nhỏ cũng được cho là dễ bán khi cần món tiền nhỏ, thuận tiện cho người nghèo. Trong suốt 5 năm gần đây, các hộ dân trong vùng điều tra đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khác nhau trong chăn nuôi. Việc áp dụng phương thức cho ăn và chế độ dinh dưỡng mới là thường xuyên nhất, tiếp đến là nuôi các giống mới, mà chủ yếu là gia súc nhai lại (xem bảng 3). Tần suất các hộ dân áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò nói riêng và trong chăn nuôi nói chung khác nhau giữa các nhóm kinh tế hộ (DF=2, 2=11.69, P=0.0029). Yếu tố vùng không liên quan đến những áp dụng này. Những kỹ thuật mới trong quản lý chăn nuôi được áp dụng bởi tất cả các thành phần kinh tế, tuy nhiên thường xuyên hơn ở các hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn (xem bảng 4). Kết quả của nghiên cứu này tương đồng với sự phát hiện của Dolberg (2001) rằng những nông hộ có khả năng mua gia súc và có khả năng tiếp cận đến các nguồn lực sẵn có thì thường mong muốn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy chăn nuôi thâm canh. Bảng 3. Tần suất áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi Áp dụng Tần suất Số nông hộ % Ứng dụng phương thức cho ăn mới 51 35 Chăn nuôi loài hoặc giống gia súc mới 49 34 Dùng vắc xin 15 10 Bắt đầu làm chuồng 13 9 Sử dụng thụ tinh nhân tạo 8 5 Ngừng nuôi một loài gia súc nào đó 7 5 Các thay đổi khác 3 2 Tổng số 146 100 Sự sai khác có ý nghĩa giữa các loại ứng dụng kỹ thuật mới:  2=208.5; P<0.0001 (Chi-square test). Có thể có nhiểu áp dụng kỹ thuật cho mỗi nông hộ Bảng 4. Tần suất ứng dụng các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, theo nhóm kinh tế hộ Nhóm kinh tế hộ Tần suất (n) % Nhóm nghèo nhất 38 26 a Nhóm trung bình 43 30 b Nhóm giàu nhất 65 44 bc Tần suất ở trong cùng một cột mà có superscripts khác nhau: a và b sai khác có ý nghĩa ở mức P<0.05; a và c ở mức P<0.001 (loglinear model) Việc áp dụng phương thức cho ăn mới, tăng sử dụng thức ăn tổng hợp (cám đậm đặc hoặc cám ngô, sắn) được áp dụng nhiều nhất với 42% trong tổng số kỹ thuật mới được áp dụng, tiếp đến là việc tăng sử dụng sản phẩm trồng trọt của gia đình (35%), và tăng việc sử dụng các sản phẩm phụ của trổng trọt (18%). Chỉ có một số ít các hộ dân giảm hoặc ngừng sử dụng thức ăn tổng hợp (5%). Việc áp dụng tăng lượng sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt được phát hiện chủ yếu là dùng trong chăn nuôi trâu bò. Theo Steinfeld et al. (2006), chăn nuôi gia súc truyền thống dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Sự phân bổ gia súc nhai lại dựa vào các nguồn sẵn có đó, trong khi đối với nuôi lợn và gia cầm thì sự tận dụng thức ăn tổng hợp và thức ăn rác sinh hoạt lại là cần thiết. Trong điều tra của chúng tôi, cùng với việc tăng cường sử dụng cám tổng hợp cho lợn và gia cầm, một lượng lớn sản phụ phẩm trồng trọt như ngô, sắn được dùng làm thức ăn chăn nuôi lợn, như đã được quan sát trong nghiên cứu Lemke et al. (2006). Việc tăng sử dụng sản phẩm trồng trọt trong chăn nuôi bò và trâu có thể dẫn đến cạnh tranh với chăn nuôi lợn. Hơn nữa, điều này cũng cho thấy sự cạnh tranh lớn giữa hai loài gia súc này đối với nguồn thức ăn trong nông hộ chăn nuôi bò. Như vậy, với 65%, nhóm hộ chăn nuôi bò áp dụng đổi mới về phương thức cho ăn và chế độ dinh dưỡng cho gia súc, nhiều hơn so với nhóm hộ không nuôi bò, có thể cho rằng những thay đổi đó nhằm giảm sự cạnh tranh về thức ăn giữa bò và các loại gia súc khác nhau trong nông trại. 4. Kết luận và đề nghị Các hộ dân nghèo nhất không nuôi bò hoặc chỉ nuôi số lượng ít nhằm phục vụ cày kéo. Hộ dân chăn nuôi bò chủ yếu là các hộ có những lợi thế về vốn, lao động và nguồn thức ăn cho bò. Bò cạnh tranh với các gia súc khác về sử dụng nguồn thức ăn có hạn trong nông trại. Các hộ khá với nguồn thức ăn đáp ứng cho chăn nuôi bò có nhiều lợi thế hơn hộ nghèo trong việc nuôi số lượng lớn bò cùng với các vật nuôi khác. Để người nghèo tham gia vào sự phát triển chăn nuôi bò thịt thì chỉ có thể ở các vùng mà nguồn thức ăn địa phương còn phong phú. Thêm vào đó, ngoài việc cần thiết về mặt trợ giúp về thức ăn, giống và thị trường thì việc ban hành các chính sách về cung cấp tín dụng cho người nghèo chăn nuôi là cần thiết. Đối với hộ rất nghèo thì gia súc nhỏ là phù hợp hơn chăn nuôi bò thịt. Tài liệu tham khảo 1. Chilonda, P. and Otte, J., 2006. Indicators to monitor trends in livestock production at national, regional and international levels. Livestock Research for Rural Development 18 (8) 2006. http://www.lrrd.org/lrrd18/8/chil18117.htm. Accessed 27/07/2009 2. Conroy, C., Thakur, Y. and Vadher, M., 2002. The efficacy of participatory development of technologies: experiences with resource-poor goat-keepers in India. Livestock Research for Rural Development 14 (3) 2002. 3. http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd14/3/conr143.htm. Accessed 20/04/2005 4. Cramb, R. A., Purcell, T. and Ho, T. C. S., 2004. Participatory assessment of rural livelihoods in the Central Highlands of Vietnam. Agricultural Systems 81 (2004), pp. 255-272. 5. Department of Animal Husbandry, 2006. The report of the animal husbandry sector in the period from 2001 to 2005 and the direction for the development in the period from 2006 to 2015. Hanoi, 2006. In Vietnamese. 6. Dolberg, F., 2001. A livestock development approach that contributes to poverty alleviation and widespread improvement of nutrition among the poor. Livestock Research for Rural Development (13) 5, 2001. http://www.cipac.org.co/lrrd/lrrd13/5/dolb135.htm. Accessed 09/04/2009. 7. Grosh, M. and Glewwe, P., 1998. The World Bank’s Living Standard Measurement Study Households Surveys. Journal of Economic Perspectives 12, pp. 187-196. 8. Huyen, L. T. T., Herold, P. and Valle Zárate, A., 2010. Farm types for beef production and their economic success in a mountainous province of northern Vietnam. Agricultural Systems 103, pp. 137-145. 9. Lemke, U., Kaufmann, B., Thuy, L. T., Emrich, K., and Valle Zárate, A., 2006. Evaluation of smallholder pig production systems in North Vietnam. 1. Pig production management and pig performance. Livestock Science 105 (1- 3), pp: 229-243. 10. Ly, L. V., Noi, V. V., Cuong , V. C., Cuong, P., K., 2002. Studying and improving beef cattle in Vietnam. In: National Institute of Animal Husbandry - 50 years of development. Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam, pp. 101- 105. In Vietnamese. 11. Middleton, C., Nguyen Kim Duong, Le Hoa Binh, and Cao Hoi, 2002. Profitable beef cattle development in Vietnam. Sub-project 3: Forage development within intensive farming systems. Final report. ACIAR project No. AS2/97/18. http://www.vbeefweb.unimelb.edu.au/ HomeFram.htm. Accessed 26/08/2008. 12. Millar, J. and Viengxay Photakoun, 2008. Livestock development and poverty alleviation: revolution or evolution for upland livelihoods in Lao PDR? International Journal of Agricultural Sustainability 6 (1) 2008, pp. 89-102. 13. Minot, N. and Baulch, B., 2005. Spatial patterns of poverty in Vietnam and their implications for policy. Food Policy 30 (2005), pp. 461-475. 14. Ørskov, E. R., 1999. New challenges for livestock research and production in Asia. Outlook on Agriculture Vol. 28, No. 3, pp. 179-185. 15. Perkins, J. 2002. Profitable beef cattle development in Vietnam. Briefing paper. Project review and final workshop 13-15 May 2002, Hanoi, Vietnam. ACIAR project AS2/97/18. 16. Ravallion, M. and Chen, S., 2008. Dollar a day revisited. Policy Research Working Paper 4620, World Bank, Washington, D. C. 17. Steinfeld, H., Wassenaar, T. and Jutzi, S., 2006. Livestock production systems in developing countries: status, drivers, trends. Rev. Sci. Tech. Off. Int. Epiz., 2006, 25 (2), pp. 505-516. 18. Valle Zárate, A., 1996. Breeding strategies for marginal regions in the tropics and subtropics. Animal Research and Development, Vol. 43/44-1996, pp. 101-118. 19. Valle Zárate, A., 2000. Livestock biodiversity in the mountains/highlands opportunities and threats. In: Tulachen, P. M., Mohamed Saleem, M. A., Maki-Hokkonen, J., Partap, T., 2000. Contribution of livestock to mountain livelihoods. International Centre for Integrated Mountain Development, Kathmando, pp. 71-82. 20. Walle, D. V. D. and Gunewardena, D., 2001. Sources of ethnic inequality in Vietnam. Journal of Development Economics. Vol. 65 (2001), pp. 177-207. 21. World Bank (2005). The 2005 International Comparison Program. http://siteresources.worldbank.org/ICPINT/Resources/icp-final-tables.pdf. Accessed 01/10/2008. 22. Zeller, M., Heidhues, F., Keil, A., 2009. Impact analysis of financial market and land allocation policies on resource use and farm household income. In: Sustainable Land Use and Rural development in Mountainous Regions of Southeast Asia, The Uplands Program. Report to German Research Council DFG, March 2009. . trở ngại cho phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh miền núi phía bắc, mục tiêu của nghiên cứu hiện tại nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa chăn nuôi bò với hiện trạng kinh tế của nông. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHĂN NUÔI BÒ VỚI MỨC ĐỘ ĐÓI NGHÈO CỦA NÔNG HỘ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Le Thi Thanh Huyen, 1 Dinh Thi Tuyet Van, 2 Pera. loglinear model). 3.2. Chăn nuôi bò trong mối liên quan với điều kiện kinh tế của hộ gia đình Tần suất các hộ chăn nuôi bò liên quan có ý nghĩa đến mức độ kinh tế của nông hộ (DF=2;  2 =7.15;

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan