Tuần 28 - Tiết 28 Ngày sọan: tháng năm 2011 Lớp 7 Ngày dạy: tháng năm 2011 GVHD: Phạm Thị Tím Bài 28 SVTT: Nguyễn Thị Minh Ngọc Vẽ Tranh I/ Mục tiêu: - Học sinh biết thêm những di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. - Vẽ được tranh về quê hương mình. - Biết quý trọng những di sản văn hóa lịch sử, những cảnh đẹp của thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: - Các báo ảnh Việt Nam với các mục Quê hương - Đất nước - Con người. - Các tập tranh, ảnh giới thiệu về các di tích lịch sử, cảnh đẹp, danh thắng… - Các tờ lịch có phong cảnh đẹp. 2. Đồ dùng dạy-học: * Giáo viên: • Các bước vẽ tranh (ĐDDH MT 7) • Tranh, ảnh về các di tích lịch sử, cảnh đẹp, danh thắng… • Một vài bài vẽ của học sinh năm cũ. * Học sinh: • Sưu tầm ảnh về cảnh đẹp đất nước. • Giấy vẽ, bút chì, màu các lọai. 3. Phương pháp dạy - học: Phương pháp vần đáp. Phương pháp trực quan. Phương pháp làm việc theo nhóm. Phương pháp luyện tập. Phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống. III/ Tiến trình dạy - học: A- Ổn định lớp (1 phút) B- Kiểm tra bài cũ: Vài nét về mỹ thuật Ý (Italia) thời kì Phục Hưng. Giáo viên hỏi học sinh một vài câu hỏi: 1. Thời kì Phục Hưng ở Ý trải qua bao nhiêu giai đọan? – 3 giai đọan. 2. Bức tranh nổi tiếng Monalisa là của họa sĩ nào? – Leona de Vinci B- Giới thiệu bài mới: thông qua trò chơi vận động. Người sọan: Nguyễn Thị Minh Ngọc 1 Chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát 1 bộ tranh, ảnh. Thời gian dành cho mỗi nhóm là 1 phút. - Nhóm 1: chọn và sắp xếp các cảnh đẹp ở miền bắc, miền trung, miền nam và gọi tên các cảnh đẹp đó. - Nhóm 2 : chọn và sắp xếp các cảnh đẹp thuộc lọai danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay cảnh đẹp miền quê sông nước. Qua trò chơi, giáo viên gợi mở cho học sinh vào bài mới. C- Nội dung: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Họat động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài Qua các bức tranh theo các chủ đề còn dán trên bảng, giáo viên giới thiệu cho các em học sinh về các cảnh đẹp đất nước. Gợi mở cho học sinh biết về khái niệm của cảnh đẹp đất nước. * Giáo viên tổng kết: - Trên đất nước ta, nơi nào cũng có nhiều cảnh đẹp với nhiều vẻ đẹp khác nhau. - Đó là những địa danh hấp dẫn để mọi người tìm đến học tập, vui chơi, thưởng ngọan. Giáo viên gợi mở giúp học sinh kể tên về các cảnh đẹp ở địa phương. Và tìm hiểu về nội dung mà các em muốn vẽ. Làm việc nhóm theo yêu cầu giáo viên đưa ra. Ghi chép lại những nội dung quan trọng giáo viên đề cập đến. Nhớ và kể tên những cảnh đẹp ở địa phương, giới thiệu cho cô và các bạn biết về cảnh đẹp sẽ vẽ trong bài. I/ Tìm và chọn nội dung đề tài Cảnh đẹp đất nước gồm có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cảnh đẹp miền quê sông nước. Ở Tiền Giang có các cảnh đẹp như: chùa Vĩnh Tràng, chùa Sắc Tứ, lăng Trương Định, chợ nổi Cái Bè, cồn Thới Sơn, khu di tích Rạch Gầm-Xòai Mút, khu di tích Ấp Bắc… Họat động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh - Đưa cho học sinh hình minh họa các bước vẽ tranh và tên gọi của các bước vẽ tranh. Nhóm 1 sẽ sắp xếp hình minh họa các bước vẽ tranh. Nhóm 2 sẽ sắp xếp tên gọi Sắp xếp các bước vẽ tranh theo kiến thức đã học ở các bài trước. Đồng thời, nhớ lại tên gọi của các bước đó. II/ Cách vẽ tranh - Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tìm bố cục, sắp xếp hình (chính, phụ_ - Vẽ phác các nét chính - Vẽ chi tiết Người sọan: Nguyễn Thị Minh Ngọc 2 của các bước vẽ tranh. - Giáo viên chú ý học sinh: o Hình ảnh chính, phụ. Cảnh chính hay người chính. o Đường tầm mắt, không gian xa – gần. o Màu sắc tự nhiên hài hòa. - Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm cũ. - Vẽ màu (màu sắc hài hòa). Họat động 3: Học sinh làm bài - Giúp học sinh khai thác nội dung, cách vẽ hình và màu. - Giáo viên theo dõi học sinh làm bài để kịp thời chỉnh sửa, gợi ý cho học sinh. Học sinh vẽ tranh theo cách cảm nhận của mình. III / Bài tập: Vẽ một tranh đề tài “Cảnh đẹp đất nước” (khổ giấy A4) Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập - Cho học sinh tự chọn một số bài vẽ của các bạn trong nhóm treo lên bảng. - Bổ sung nhận xét của học sinh. - Biểu dương những bài có nội dung hay, bố cục và màu sắc đẹp. - Xem những bài vẽ trên bảng. - Tự đánh giá bài mình và bài của bạn. Về bố cục, xa gần, hình ảnh, màu sắc… F- Dặn dò: - Tiếp tục hòan thiện bài vẽ ở lớp. - Chuẩn bị bài sau “Vẽ trang trí: Trang trí đầu báo tường”. - Dụng cụ: giấy, chì, tẩy… ¯Rút kinh nghiệm: ________________________________________________________________ ________________________________________________________________ ___________________________________________________________ Mỹ Tho, ngày tháng năm 2011 Người sọan Giáo viên hướng dẫn Người sọan: Nguyễn Thị Minh Ngọc 3 Nguyễn Thị Minh Ngọc Phạm Thị Tím Người sọan: Nguyễn Thị Minh Ngọc 4 . sinh về các cảnh đẹp đất nước. Gợi mở cho học sinh biết về khái niệm của cảnh đẹp đất nước. * Giáo viên tổng kết: - Trên đất nước ta, nơi nào cũng có nhiều cảnh đẹp với nhiều vẻ đẹp khác. các cảnh đẹp ở miền bắc, miền trung, miền nam và gọi tên các cảnh đẹp đó. - Nhóm 2 : chọn và sắp xếp các cảnh đẹp thuộc lọai danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay cảnh đẹp miền quê sông nước. Qua. tên những cảnh đẹp ở địa phương, giới thiệu cho cô và các bạn biết về cảnh đẹp sẽ vẽ trong bài. I/ Tìm và chọn nội dung đề tài Cảnh đẹp đất nước gồm có danh lam thắng cảnh, di tích