1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đất Nước- NguyễnKhoa Điềm

5 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm I. Tìm hiểu văn bản: 1. Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức CM. Năm 1955 ông ra Bắc để học tập. - Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 1964, ông trở về Nam để chiến đấu. - Sau 1975, tiếp tục hoạt động chính trị, giữ nhiều chức vụ quan trọng, được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học - nghệ thuật năm 2000. - Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm, lắng đọng, màu sắc chính luận thể hiện tâm tư của người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng… 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ "Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng", được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. - Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. 3. Bố cục: chia làm 2 phần - Từ đầu đất nước muôn đời: Cảm nhận về Đất Nước ở nhiều phương diện. - Phần còn lại: Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân. II. Đọc hiểu văn bản: A. Cảm nhận về Đất Nước: 1. Cảm nhận về cội nguồn Đất Nước: - "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ giản dị, khẳng định cội nguồn của đất nước. - Đất Nước có từ những ngày xưa, miếng trầu, ngôi nhà -> Giọng thơ nhẹ nhàng, đưa ta về với cội nguồn của Đất Nước, một Đất Nước vừa cụ thể, vừa huyền ảo, vừa có từ rất lâu đời. 2. Cảm nhận về đất nước trên phương diện lịch sử - văn hóa: - Đất Nước gắn liền với nền văn hóa dân gian lâu đời: "Câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể". - Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc -> thể hiện những truyền thống cao đẹp ( Sự tích trầu cau) có từ lâu đời, gắn liền với người bà, người mẹ thân thương. - Đất Nước gắn với cuộc trường chinh không nghỉ của con người: "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". -> Cây tre là biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc. - Gắn với nền văn minh lúa nước: "hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng". -> Vận dụng VHDG, bốn động từ như tiếng chày đều nhịp canh khuya cho thấy sự cần cù, chịu thương, chịu khó. - Gắn với những con người sống nhân hậu, thủy chung "thương nhau bằng gừng cay muối mặn". -> Âm hưởng ca dao tha thiết. => Đất Nước là những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người Việt Nam. Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi. 3. Cảm nhận đất nước ở phương diện không gian: Mạch nguồn cảm nhận về ĐN tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm: - "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm" -> Lối chiết tự sáng tạo: cụ thể hóa Đất Nước là không gian sinh hoạt hàng ngày thật gần gũi, thân thương. - "Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thấm" -> Lời ca dao tình tứ được vận dụng trong thơ NKĐ , ĐN là không gian của tình yêu lứa đôi say đắm. - "Đất là nơi con chim phượng hoàng Nước là nơi con cá ngư ông " -> Âm hưởng dân ca mở ra không gian mênh mông có rừng, có biển, ĐN là giang sơn gấm vóc bao la kì vĩ. - Đất Nước còn là không gian địa lý: nơi dân mình đoàn tụ. * Không gian mênh mang của tình yêu, của niềm tự hào, của núi sông tráng lệ là một cảm nhận sâu sắc về Đất Nước. 4. Cảm nhận Đất Nước ở phương diện thời gian: - Huyền thoại "Lạc Long Quân và Âu Cơ": hướng về nguồn gốc của dân tộc, thời gian thấm đẫm tính cội nguồn. - Những ai đã khuất Những ai bây giờ -> Thời gian đằng đẵng theo chiều dài lịch sử là sự nối tiếp nhau của các thế hệ « gánh vác phần người đi trước để lại, dặn dò con cháu chuyện mai sau ». - Nhắc nhở ngày giỗ tổ: động từ "cúi đầu" thể hiện lòng thành kính thiêng liêng, nhắc nhở những con người hiện tại không bao giờ quên nguồn cội dân tộc. * Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. 5. Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người với Đất Nước: Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm. - Sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và dân tộc : "Khi chúng ta cầm tay mọi người "-> Cái riêng hài hòa với cái chung. - "Con sẽ mang Đất Nước đi xa": Niềm tin tưởng tới tương lai. -> Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”. - Em ơi em: Lời kêu gọi tha thiết ngọt ngào. - Đất Nước là máu xương của mình: Cảm nhận thấm thía, sâu sắc là cơ sở cho một tình yêu Đất Nước sâu đậm. -> Trách nhiệm: gắn bó -> san sẻ -> hóa thân: tăng tiến, từ yêu mến, sẻ chia đến dâng hiến trọn cuộc đời mình, hóa thân và hòa nhập, tồn tại cùng Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu nóng của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước. * Lời thơ đậm chất văn học dân gian, âm hưởng kêu gọi tha thiết thể hiện những cảm nhận sâu sắc nhất. Từ đó khơi gợi tinh thần trách nhiệm đối với non sông. B. Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân: 1. Nhìn vào danh lam thắng cảnh, thấy Đất Nước là của nhân dân: - Tác giả kể những tên núi, tên sông: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm -> Những địa danh xuất phát từ cuộc đời, từ số phận của nhân dân. Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện, trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước đã ẩn giấu, chứa đựng cuộc đời của người dân. - Nhà thơ có phát hiện mới mẻ, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trở nên thiêng liêng khi nó gắn với phẩm chất, tâm hồn, số phận của nhân dân. -> Nhân dân đã hóa thân để làm nên Đất Nước. 2. Nhìn vào lịch sử, thấy Đất Nước là của nhân dân: - "Em ơi em": lời kêu gọi ngọt ngào, tha thiết có vai trò chuyển mạch thơ, làm cho lời thơ từ khô khan chuyển thành lời khích lệ ngọt ngào. - Nhà thơ nhấn mạnh hai lần: "lớp người giống ta lứa tuổi" -> Lời thơ chứa đựng bao thôi thúc,nhắc đến những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước để viết nên lịch sử oanh liệt, từ đó liên tưởng tới trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay. -"Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước". -> Tác giả đề cập đến những con người vô danh, bình dị. Động từ “làm ra” khiến cho ĐN vốn lớn lao trừu tượng trở thành một sản phẩm kì diệu trong bàn tay của những con người lao động cần cù -> nhân dân đã tạo ra lịch sử. - Nhân dân đã giữ và truyền hạt lúa, truyền lửa, truyền giọng điệu, đắp đập be bờ, chống ngoại xâm, đánh nội thù… -> Lời thơ giản dị, nêu bật một chân lý: Đất Nước là của nhân dân. 3. Nhìn vào văn hóa, thấy Đất Nước là của nhân dân: - Tác giả nhìn đến bình diện thứ ba về ĐN: bề dày văn hóa được thể hiện qua những hình ảnh bình thường: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói… - Sự say đắm, lạc quan trong tình yêu "Yêu em từ thuở trong nôi". - Truyền thống trọng nghĩa tình "Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội" - Truyền thống quyết liệt và bền bỉ trong đánh giặc ngoại xâm "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy". -> Vận dụng chất liệu ca dao để nhào nặn thành những câu thơ vừa hiện đại, vừa bay bổng chất dân gian ngợi ca vẻ đẹp tâm hôn của dân tộc một cách tự nhiên mà sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những giá trị tinh thần cao đẹp nhất được kết tinh từ cuộc sống của nhân dân. - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh dòng sông và câu hát có ý nghĩa biểu tượng cho những con người Việt Nam cần cù lạc quan, tạo âm hưởng trữ tình sâu lắng. * Nhân dân đã tạo nên một đất nước hiền hòa mà bất khuất, nhân hậu mà anh hùng. Đó là tư tưởng được nhà thơ NKĐ thể hiên trong một không gian nghệ thuật gần gũi mà bay bổng của ca dao và truyền thuyết, đồng thời lời thơ cũng mang tính trữ tình – chính luận rất hiện đại. * Chỗ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là đã thể hiện sâu đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hoá dân gian. Nên “Đất Nước của Nhân dân” cũng chính là đất nước của ca dao cổ tích. Tác giả đã sử dụng sâu rộng từ ca dao, dân ca, tục ngữ, đến truyền thuyết, cổ tích, các phong tục tập quán sinh hoạt Đây không chỉ là một thủ pháp trong nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo, trong tâm hồn nhà thơ. Đó chính là thể hiện tư tưởng cốt lõi của bài thơ trong việc lựa chọn chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật. III. Ghi nhớ: Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện : lịch sử, địa lí, vănhóa,… Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng “ Đất Nước là của nhân dân” bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình – chính trị sâu lắng, thiết tha. Các chất liệu của văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đọan trích. . diện. - Phần còn lại: Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân. II. Đọc hiểu văn bản: A. Cảm nhận về Đất Nước: 1. Cảm nhận về cội nguồn Đất Nước: - "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời. dị, khẳng định cội nguồn của đất nước. - Đất Nước có từ những ngày xưa, miếng trầu, ngôi nhà -> Giọng thơ nhẹ nhàng, đưa ta về với cội nguồn của Đất Nước, một Đất Nước vừa cụ thể, vừa huyền. ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm I. Tìm hiểu văn bản: 1. Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí

Ngày đăng: 30/06/2014, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w