Biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS

22 135 0
Biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THCS PHẦN A: MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, quá trình giáo dục là hình thức tổ chức cuộc sống trật tự phong phú, sôi nổi của học sinh để hình thành nhân cách các em. Cho nên hoạt động giáo dục là quá trình hoạt động phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài nhà trường. Quá trình rèn luyện và hình thành đạo đức của học sinh phải chịu ảnh hưởng tự phát hay tự giác trong môi trường xã hội về nhiều lĩnh vực như kinh tế văn hóa, tư tưởng, … những ảnh hưởng tích cực các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách có phương pháp của nhà trường, gia đình và xã hội có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nhà trường phải xem việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung, dù xảy ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì đạo đức cũng là yếu tố chi phối hoạt động, tồn tại và phát triển của con người, nó đều góp phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người. Nhiều quan hệ phức tạp ở trong trường, gia đình và xã hội có tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chúng có mối quan hệ muôn vẻ và ảnh hưởng với những mức độ khác nhau nếu khả năng tổ chức, điều hành và phối hợp hoạt động của nhà giáo dục có tác động ở bên ngoài thì nhà trường có thể mang lại kết quả tích cực hay giảm tác động của quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh đạt kết qủa cao khi chúng ta biết tổ chức, điều hành, phối hợp hài hòa, đồng bộ những yếu tố chủ quan và khách quan, những lực lượng giáo dục. Lưu ý sự gắng bó giữa gia đình-nhà trường-xã hội nhằm thống nhất các nội dung và biện pháp giáo dục. Luật giáo dục và nhiều văn bản quy định khác khẳng định rõ ràng về bản chất của quá trình giáo dục, về vai trò nhiệm vụ của nhà trường nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng trong việc tổ chức quản lý, chỉ đạo trong việc hình thành nhân cách học sinh qua Nghị quyết BCHTW 4 khóa VII và NQ TW 2 khoá VIII. Thực tế nơi nào có sự phối hợp đồng bộ xây dựng tốt các mối quan hệ thì nơi đó học sinh có tác phong đạo đức tốt. Hiệu trưởng nào quan tâm đến công tác này thì trường đó chắc chắn gặt hái được nhiều thành công trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở đơn vị. Qua nghiên cứu tôi tâm đắc nhất vấn đề này nên mạnh dạng chọn nó làm đế tài. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực hiện các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trường THCS Long Giang. III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thông qua tìm hiểu các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trường THCS Long Giang. IV.PHƯƠNG PHÁP 1.Nghiên cứu tài liệu: Xác định các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ và hướng đi của đề tài để làm cơ sở lý luận, kiểm nghiệm giữa lý luận và thực tiễn, đó là mục đích. Nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề tài (Xem danh mục tài liệu tham khảo) để tiến hành. 2.Quan sát: Xem xét các hoạt động thực tiễn, kết quả các phương pháp thu nhận những thông tin qua thực tế, có giải pháp quản lý chỉ đạo (dựa vào tính khả thi, điều chỉnh cho phù hợp) để làm mục đích. Dự và quan sát việc thực hiện các giải pháp chỉ đạo đối với đoàn thanh niên, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm,… xem xét hoạt động, hành vi, tác phong đạo đức học sinh, ghi nhận những thông tin để có nhận xét xác thực mà tiến hành. PHẦN B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.Vị trí hoạt động giáo dục đạo đức: Ở trường phổ thông giáo dục đạo đức có vị trí hàng đầu, nó phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường, khi ta thực hiện tốt sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngoài ra nó còn có mối quan hệ gắn bó với các mặt giáo dục khác. 2.Đặc điểm của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông: Căn cứ vào mục tiêu đào tạo toàn diện mà người hiệu trưởng phải xây dựng yêu cầu và nội dung giáo dục đạo đức cho thật phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh ở đơn vị mình, ở địa phương mình một cách cụ thể, vì yêu cầu và nội dung giáo dục có tính linh hoạt. Do tính khó khăn, phức tạp trong công tác giáo dục đạo đức, do tính đa dạng và phát triển không đồng đều của tính cách từng học sinh, nên mỗi em đều có những khả năng riêng … Ta nên hiểu “cái vốn” nhân cách cụ thể của từng học sinh thì công tác giáo dục đạo đức bao giờ cũng diễn ra. Ta cần phải có tính sáng tạo của người làm giáo dục, việc làm quá máy móc, hình thức làm cho việc giáo dục kém hiệu quả, đôi khi mang đến thất bại, lưu ý trong những tình huống cụ thể. Lực lượng và môi trường giáo dục nó bao gồm tập thể rộng lớn: Giáo viên, công nhân viên, các tổ chức trong nhà trường, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội ở địa phương. Giáo dục đạo đức, muốn thấy được kết quả cần phải có một thời gian lâu dài. Khi ta xây dựng được niềm tin, lý tưởng, thói quen đạo đức, … để học sinh phấn đấu, rèn luyện và đấu tranh trong cuộc sống mới hình thành được. Các lực lượng giáo dục phải thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục một cách khoa học và thống nhất thì mới có kết quả. Nhìn chung: công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nó khó khăn và phức tạp hơn công tác dạy học, nên nhà giáo dục cần có những phẩm chất đạo đức tốt, nhân hậu, cần phải xác định trong cấu trúc nhân cách, đạo đức và năng lực là hai yếu tố tạo nên nhân cách của con người. Nhưng đạo đức xem là cái gốc có giá trị định hướng cho hoạt động của con người hướng tới những giá trị nhân đạo, tiến bộ và phát triển bền vững, có tri thức về khoa học giáo dục hiện đại, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú mới đạt được kết quả cao. Nhiệm vụ về công tác giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng: Làm cho học sinh thấy được thế giới quan cách mạng, thấm nhuần tư tưởng Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu được những quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội, có lý tưởng và niềm tin sâu sắc vào đường lối cách mạng của Đảng ta. Học sinh phải nắm vững những vấn đề chủ yếu trong đường lối chính sách của Đảng, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Các em phải thấm nhuần những nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức XHCN trong lối sống, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm quý trọng và bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, động cơ thái độ, học tập đúng đắn … cùng với những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống dân tộc, kiên cường, dũng cảm đoàn kết, giản dị, khiêm tốn, lạc quan … xây dựng cho các em tham gia nhiệt tình vào các hoạt động chính trị, xã hội, đấu tranh với các tư tưởng phản động, lạc hậu, hủ tục, mê tín. Đặc biệc là phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội phải kiên quyết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trường THCS Long Giang thuộc vùng sâu, trường nằm cách xa trung tâm huyện 10Km. Địa bàn nông thôn, đa số là con em của nông dân. Mức sống tương đối thấp, dân cư sống rải rác, đa số dân tộc Kinh, đại bộ phận theo đạo Cao Đài. Trường qui tụ học sinh ở 4 xã lân cận nhưng có ý thức rèn luyện và học tập cao. Kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh trong hai năm gần đây như sau: Năm học TSHS Tốt Khá Trung bình T S % T S % TS % 2008-2009 392 316 80,6 64 16,3 12 3,1 2009-2010 396 330 83,3 60 15,2 6 1,5 * Đánh giá chung về hoạt động của trường: - Thuận lợi: Được sự quan tâm của Đảng, lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh. Nhất là chi bộ và ban lãnh đạo trường là những người có năng lực, đội ngũ giáo viên của trường ổn định tư tưởng, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng. Học sinh trường có tinh thần chịu khó trong học tập, có ý thức rèn luyện hành vi đạo đức, phụ huynh học sinh có quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, nhiệt tình phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. - Khó khăn: Long Giang là vùng nông thôn, chuyên sống về nghề nông, kinh tế còn nghèo nàn, tập trung học sinh ở các xã bạn, vì thế việc quản lý học sinh cũng gây nhiều khó khăn. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Còn một số em bỏ học, ở nhà bị môi trường xã hội lôi cuốn vào con đường hư hỏng, chơi bời, lêu lỏng, đánh nhau, chơi game, uống rượu bia, … Còn vài giáo viên chưa nhiệt tình, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. III.VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ngoài trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đội, đoàn, công đoàn, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, ở nhà trường Hiệu trưởng còn giữ vai trò trung tâm, chủ động trong việc quản lý chỉ đạo và huy động mọi người tham gia. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Nhà trường, Hiệu trưởng là cơ quan chuyên môn: Phải nắm vững vị trí đặc điểm và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông, sau đó làm cho đội ngũ giáo viên nắm vững vấn đề này. Bằng những giải pháp khác nhau, Hiệu trưởng phải làm cho các lực lượng xã hội nắm vững nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc giáo dục con cái, trong quan hệ với nhà trường quán triệt trong nhận thức của học sinh việc tu dưỡng rèn luyện tác phong đạo đức là điều kiện cơ bản của sự phát triển toàn diện. Xác định cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng sư phạm, các lực lượng xã hội từ đó có giải pháp quản lý, chỉ đạo thích hợp. Nhà trường phải nắm vững mục đích công việc của mình để có sự chỉ đạo phối kết hợp để thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Cho nên, Hiệu trưởng là người giữ vững vai trò chủ động trong việc thực hiện: Xây dựng chương trình kế hoạch, phương án thích hợp. Bằng nhiều biện pháp nâng cao nhận thức của các lưu lượng giáo dục, xem xét trong quá trình hoạt động giáo dục này của nhà trường và nhu cầu để các lực lượng xã hội hỗ trợ. Đề xuất với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường những yêu cầu và phương án đề ra. Giữa nhà trường và các lực lượng xã hội cùng nhau hợp tác và công đồng trách nhiệm. Nhà trường phải chủ động định hướng để thực hiện. Ngoài Hiệu trưởng có tính sáng tạo tìm ra những công việc thích hợp, có hiệu quả để hỗ trợ cùng tham gia những việc mà các lực lượng này có thể thực hiện là tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu của năm học, những việc cần phối hợp, nhất là công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, làm cho mọi người hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong sự quan hệ phối hợp với nhà trường như: Luật giáo dục, Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghị định 90/CP của chính phủ, Điều lệ của hội cha mẹ học sinh, phổ cập THCS … tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội ngoài nhà trưởng cùng tham gia. Quản lý giờ giấc sinh hoạt và học tập của con em mình ở nhà. Chăm lo giáo dục đạo đức, nề nếp cho các em khi ở gia đình và ở địa phương. Cùng nhà trường tích cực tham gia tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 2. Những giải pháp, quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng: a) Người Hiệu trưởng cần phải xây dựng đội ngũ sư phạm trong nhà trường hoạt động có hiệu quả. Phải tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, thái độ, khả năng của từng người, tạo điều kiện cho họ tham gia. Cần có những người mẫu mực có tác phong đạo đức tốt, có sức thuyết phục mọi người để giáo dục học sinh, động viên mọi người cùng thực hiện. b) Đầu năm học phải tổ chức hội nghị cùng tham gia các hội nghị ở địa phương theo đúng yêu cầu. Hội nghị cán bộ công chức, hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn,… Thông qua việc tổng kết việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, quá trình thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Nghị định 09/CP và chương trình quốc gia PCTP, các lực lượng đoàn thể như: Đội, đoàn, công đoàn, … đề ra những nhiệm vụ cơ bản rút ra những kinh nghiệm cho chương trình hành động cụ thể trong năm mới. Đánh giá việc rèn luyện tác phong đạo đức, chính trị, tư tưởng của học sinh, kết quả đạt được và những tồn tại cần rút kinh nghiệm. Mở hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm. Tổng kết công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, qua đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết khi thực hiện. Qua đánh giá những tồn tại yêu cầu cha mẹ học sinh có những giải pháp thích hợp cho việc rèn luyện tác phong đạo đức của con em tốt hơn, tham gia đầy đủ các cuộc họp hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục. Báo cáo kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. Định hướng chương trình hình thức hoạt động trong năm học. Đề xuất những giải pháp cụ thể trong việc phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. 3.Vai trò trung tâm nòng cốt của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh: Nhà trường không chủ động, sáng tạo thì không tạo ra sự vận động của các lực lượng xã hội, nếu nhà trường không giữ vai trò trung tâm thì việc tổ chức phối hợp không hiệu quả. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi người hiệu trưởng phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, cải tiến quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh về mọi mặt để tiến hành các hoạt động giáo dục có chất lượng cao. Khi nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề chủ yếu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Cần có những giải pháp quản lý, chỉ đạo tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường-gia đình- xã hội, phải được quan tâm thường xuyên và giải quyết đúng đắn, hài hòa. Hiệu trưởng phải chỉ đạo đội ngủ sư phạm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với gia đình, vì giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của nhà trường, cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ này để họ thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. 4. Những điều cần lưu ý trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của người Hiệu trưởng: Xem giáo dục đạo đức là vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác ở đơn vị. Nắm vững đặc điểm và nhiệm vụ của công tác này mà có những giải pháp quản lý và chỉ đạo cho phù hợp. Luôn nâng cao và củng cố nhận thức của các lực lượng xã hội, tạo niềm tin cho họ để phối hợp tốt nhằm huy động các nguồn lực khác để chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng tốt kế hoạch này, thực hiện đầy đủ theo các bước như: Chuẩn bị, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh, phối hợp tốt với đội thiếu niên tiền phong, với chính quyền địa phương và các đoàn thể tổ chức ngoài nhà trường. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xây dựng tốt môi trường sư phạm tạo bầu không khí tập thể lành mạnh đoàn kết. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác này để có hướng điều chỉnh và cải tiến công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầy đủ và tốt các nhiệm vụ trên, chắc chắn người Hiệu trưởng sẽ đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực này. CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS LONG GIANG I. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Biện pháp: là cách xử liệu một công việc nào đó (Từ điển tiếng Việt- NXB Cà Mau). Quản lý: là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trận tự hoá nó và hướng nó phát triển theo quy luật nhất định. 1.Nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội: Đây là biện pháp có tác dụng thống nhất lực lượng giáo dục, tạo những tiền đề quan trọng để thực hiện các biện pháp khác. Căn cứ vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục-Đào tạo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục – Đào tạo Tây Ninh, Phòng Giáo dục- Đào tạo Bến Cầu, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường thông qua các hội nghị như hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh, cuộc họp hội đồng nhân dân. Nhằm đánh giá lại kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và phổ biến các yêu cầu của năm học mới, trọng tâm là những công tác mới, đưa ra những biện pháp sửa chữa và khắc phục những tồn tại của năm học trước. a) Tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường: Tiến hành tổ chức: Hiệu trưởng báo cáo kết quả hoạt động giáo dục đạo đức trong năm học trước cụ thể (thuyết minh, giải thích các chỉ tiêu). Trình bày dự thảo phương hướng, kế hoạch hoạt động của nhà trường cụ thể (thuyết minh, giải thích các chỉ tiêu hoạt động). Hội đồng sư phạm tham gia thảo luận xây dựng phương hướng kế hoạch hoạt động và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện. b)Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học: Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các yêu cầu chung và thông báo riêng về kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường là: Thông báo rõ chủ trương của nhà trường trong năm học này chỉ tiêu phấn đấu, phải làm những việc gì để đạt chỉ tiêu, học sinh phải làm như thế nào? Thông báo lại việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, việc kiểm tra giờ giấc sinh hoạt học sinh ở gia đình. Đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của các em về nhận thức, lối sống, việc thực hiện nội quy nề nếp của trường, cách cư xử với mọi người … Nhắc lại quyền hạn và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái trách “giao phó” cho nhà trường. Nếu phối hợp tốt giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh thì chất lượng giáo dục đạo đức sẽ nâng cao. Cần hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm cho cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến nhằm nắm thông tin và điều chỉnh trong quá trình thực hiện được tốt hơn. c)Tham gia hội nghị của ngành giáo dục, hội đồng nhân dân: Thông báo những kết quả đạt được trong công tác này, những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và của ngành cho địa phương nắm, tham mưu tốt lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các lực lượng xã hội ở địa phương để có những biện pháp phối hợp tốt trong giáo dục. d) Phân tích đánh giá việc thực hiện: Nhìn chung, qua việc tổ chức các hội nghị tôi nhận thấy nhà trường đã thể hiện tích cực và chủ động của mình trong công tác quản lý, từng bước nâng cao nhận thức các lực lượng giáo để họ hỗ trợ cho công tác này. Đồng thời, tìm ra những giải pháp giáo dục phù hợp cho học sinh của trường. Động viên các lực lượng giáo dục tham gia tích cực vào công tác này. Nó còn giúp cha mẹ học sinh các phương pháp giáo dục, biết được công tác giáo dục của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh. 2- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức: Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình giáo dục đạo đức cho các em. Đó là những định hướng, nội dung, giải pháp để thực hiện mục tiêu đã đề ra cần thực hiện các bước sau đây: *Bước 1: Chuẩn bị tiến hành từ 03/9/2009 đến 12/9/2009. Điều tra kỹ tình hình học sinh và các điều kiện giáo dục để nắm rõ số liệu về các chuẩn đánh giá đạo đức học sinh trong nhà trường. Phân công cho giáo viên chủ nhiệm tiến hành điều tra tình hình học sinh của lớp mình và báo cáo cho hiệu trưởng. những điều cần tìm hiểu: Kết quả đánh giá xếp loại đạo đức học sinh năm học trước Năng lực nhận thức và khả năng ý thức lao động của học sinh Đặc điểm cơ bản về tâm lý, tình cảm đạo đức Mối quan hệ giữa bạn bè và tập thể học sinh. Mối quan hệ trong gia đình và công đồng, hoàn cảnh sống của học sinh. Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm một số giải pháp điều tra cơ bản. Nghiên cứu các loại hồ sơ của học sinh (lưu ý học sinh đầu cấp) như nghiên cứu sổ chủ nhiệm của giáo viên trước bàn giao lại. Xem kỹ các loại sổ sách như: Sổ điểm, sổ theo dõi thi đua, biên bản sinh hoạt lớp. Xem kỹ các bài kiểm tra, báo tường, một số việc làm cụ thể của các em qua các đợt thi đua, qua lao động. Trao đổi với các giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn, đội, cha mẹ học sinh, bạn bè các em … Trực tiếp trò chuyện, tâm tình cởi mở với học sinh. Lập phiếu khảo sát để Hiệu trưởng nắm những nội dung cần biết, cho học sinh bày tỏ thái độ, ý kiến của mình. Thông qua bước này ta có thể nắm toàn bộ ý thức tư tưởng, thái độ động cơ, tình cảm đạo đức của học sinh mình. Thống nhất nội dung báo cáo của giáo viên chủ nhiệm phải có biểu mẫu thống kê. Phân tích và xác định những thuận lợi, khó khăn cơ bản của công tác này trong năm học mới. Từ đó ta có đủ cơ sở và những dữ liệu để xây dựng tốt kế hoạch. * Bước 2: Xây dựng kế hoạch từ ngày 12/9/2009 đến ngày 17/9/2010. Trên cơ sở báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch đội thiếu niên tiền phong, hội cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục địa phương mà Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng phải bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu và nội dung giáo dục với các lực lượng giáo dục nói trên. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1) Đặc điểm, tình hình của công tác giáo dục đạo đức trong năm học mới: Khái quát chung về giáo dục đạo đức học sinh năm học trước. Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác này, hầu hết các em có phong cách đạo đức tốt, lễ phép, kính trọng với mọi người, có quan hệ tốt với bạn bè, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính trọng với mọi người, có quan hệ tốt với bạn bè, có ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng nội quy, nề nếp của nhà trường, không có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng cần phải xử lý, kết quả cụ thể: Tổng số học sinh: 396 Tốt: 328; tỷ lệ: 82,8% Khá: 61 ; tỷ lệ: 15.4 % Trung bình: 7; tỷ lệ 1.8 % Không có loại yếu kém. Thực trạng tư tưởng học sinh đầu năm học 2010-2011 các em có tư tưởng, tác phong đạo đức tốt, có nề nếp và có ý thức phấn đấu vươn lên. Qua kết quả điều tra có 80% học sinh có đạo đức tốt và 20% có đạo đức khá. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong công tác giáo dục trong năm học mới. * Thuận lợi: Có sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các lực lượng xã hội. Đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép nghe lời thầy cô, có nề nếp, kỷ cương tốt, tích cực trong học tập. * Khó khăn: Còn một số em bỏ học, có hiện tượng lôi kéo học sinh vi phạm đạo đức. Nhất là học sinh đầu cấp chưa thích nghi với kỹ cương nề nếp của trường nên còn một số hạn chế như: lêu lỏng, đánh nhau, chơi game, rượu bia, … II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CẦN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC MỚI: 1. Những yêu cầu chung về mục tiêu và phương hướng thực hiện: - Duy trì giữ vững nề niếp, kỹ cương của nhà trường, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém phấn đấu cuối năm: loại tốt 85%, khá 15%, không có trung bình, yếu. - Phát huy tốt khả năng củalãnh đạo nhà trường, đội ngũ hội đồng sư phạm, các lực lượng giáo dục tham gia. 2. Hiệu trưởng xây dựng những yêu cầu và nội dung cụ thể: các giải pháp giáo dục, nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục, xây dựng chương trình hoạt động trong năm, định rõ nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, lực lượng tham gia, hình thức tiến hành, kết quả phấn đấu. Nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức trong năm học: Nội dung giáo dục Hình thức tổ chức Lực lượng giáo dục Kinh phí Yêu chế độ XHCN, yêu quê hương đất nước. Tôn trọng truyền thống của dân tộc, ý thức cách mạng Lồng ghép qua các môn: lịch sử, GDCD, địa lý, sinh … chào cờ sinh hoạt lớp. Tổ chức nói chuyên nhân ngày 22.12 – 03.02, thăm mẹ Việt Nam anh hùng. Thăm TW cục Miền Nam, địa đạo Củ Chi. Triển lãm tranh, kể chuyện về Bác Hồ ngày 19.5 Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên. Phối hợp với cựu chiến binh huyện, đội, Đảng ủy Xã, phòng TBXH. Hội cha mẹ học sinh – TPT Ban văn thể 200.000 4.000.000 150.000 Kỹ năng sống Lồng ghép qua các môn học Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Yêu lao động (chủ yếu là lao động học tập) Tổ chức các tổ, nhóm học tập. Phát động phong trào thi đua giành nhiều tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt, bông hoa điểm mười. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Ban thi đua -Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, TPT đội. 200.000 400.000 Giáo dục lòng nhân ái, thương yêu thầy cô, người thân gặp khó khăn, bạn bè … Tổ chức kỷ niệm ngày 20.11 – 08.03 Thăm hỏi, giúp đỡ gia đình khó khăn, neo đơn, học sinh nghèo hiếu học, cõng bạn đến trường (trường có 01 học sinh tàn tật) Nói chuyện về phong trào ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền. Hội cha mẹ học sinh, công đoàn, đoàn thanh niên, đoàn, giáo viên chủ nhiệm, Mặt trận Tổ quốc huyện, Ban văn thể, đội TN, Công đoàn, 800.000 Tinh thần tập thể Tổ chức buổi văn nghệ 20.11 và hội trại 30.4 Tổ chức 01 giải bóng đá, 01 giải bóng chuyền. Tổ chức 02 buổi lao động công ích, vẫy cỏ mộ liệt sĩ, đắp đường, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ban văn thể, Công đoàn, Ban lao động chính quyền địa phương 700.000 . này. CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS LONG GIANG I. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Biện pháp: là cách. hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trường THCS Long Giang. III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thông qua tìm hiểu các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trường THCS Long. CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.Vị trí hoạt động giáo dục

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan