Tảo là những thực vật bậc thấp gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những thực vật mà vách thân chứa xenluloz, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục a, quang tổng hợp nhờ ánh sáng và CO 2 . Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Tảo xoắn (tảo nước ngọt) Tảo xoắn sống ở nước ngọt, cơ thể là những sợi dài gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, màu lục, có dải xoắn (thể màu) chứa chất diệp lục để quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng. Tảo xoắn sinh sản vô tính bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới. [sửa] Rong mơ (tảo nước mặn) Rong mơ sống ở nước biển, sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, chưa có rễ, thân, lá. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. Rong mơ cũng quang hợp và tự tạo ra chất dinh dưỡng (dinh dưỡng tự dưỡng). Ngoài sinh sản vô tính, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu). [sửa] Một số tảo khác Tảo đơn bào gồm tảo tiểu cầu và tảo silic. Tảo đa bào gồm tảo vòng, rau diếp biển, rau câu và tảo sừng hươu [sửa] Vai trò của tảo Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí ôxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu, Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm, Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh. Rong mo tao xoan tao tieu cau tao silic rau diep bien tao sung huou rau cau tao tieu cau tao vong Tảo có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Tảo có mặt ở khắp mọi nơi, xuất hiện ở mọi môi trường sống trên trái đất, từ vùng sa mạc nóng và lạnh khắc nghiệt đến vùng đất đá băng tuyết và mọi thủy vực. Tảo là những sinh vật sản xuất sơ cấp, chúng tạo nên một nguồn thức ăn phong phú ở trong nước cho các động vật nhỏ và đặc biệt là cho cá. Chúng đóng vai trò chính trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở các hệ thủy vực. Khi quang hợp, tảo thải ra khí oxi cung cấp cho các động vật ở nước, đồng thời hút vào khí cacbonic. Đối với một số tảo có khả năng quang hợp mạnh (như Tảo Chlorella) người ta đã dùng để tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trên các con tàu vũ trụ vì tảo Chlorella sử dụng khí cacbonic do con người thải ra để quang hợp và tạo nên những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Cùng với địa y, một số tảo là đội quân tiên phong sống ở các vùng núi cao, cằn cỗi, mở đường cho các thực vật khác đến định cư. Một số Tảo đỏ có màng tế bào khảm chất đá vôi nên cùng với san hô tạo thành các đảo san hô. Xác Tảo silic lắng xuống đáy tạo thành lớp cát mịn (diatomit) có nhiều tính chất lý, hóa học bền vững, được dùng để l;àm chất lọc, chất cách nhiệt và cách âm, chế cốt mìn, đánh bóng kim loại Một số Tảo biển được dùng trong công nghiệp làm giấy, chế keo, hồ giấy, hồ vải, tơ nhân tạo (Tảo nâu, Tảo đỏ). Một số Tảo nâu khác là nguồn nguyên liệu cung cấp brôm và iôt, hoặc để khai thác các muối Na, K, chất algin và alginat. Hai chất này có độ dính cao, được dùng làm chất nhuộm, hồ vải, sơn vecni, làm tăng độ bền và màu đẹp. Trong nông nghiệp, Tảo được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc. Tảo tiểu cầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên được dùng làm thức ăn gia súc và làm thức ăn cho người trên các con tàu vũ trụ. Nhiều tảo khác là nguồn thực phẩm của con người, và chiết xuất hóa học của tảo được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác, như rau diếp biển (Ulva), rong mứt (Porphyra), rau câu (Gracillaria) Tảo còn được dùng trong y học làm thuốc chữa bệnh, như tảo Sargassum, Fucus, Laminaria, Tuy nhiên tảo là "những sinh vật phiền toái" cho các hệ thống cung cấp nước cho đô thị và trong thủy vực dễ bị phú dưỡng. Một số tảo đơn bào hay tập đoàn sống trôi nổi khhi sinh sản quá nhiều gây nên hiện tượng "nước nở hoa" làm cho nước vẫn đục và thiếu ôxi, tính chất nước bị thay đổi nên ảnh hưởng nhiều đến các động vật nước, nhất là cá, đặc biệt một số tảo còn sản sinh ra độc tố gây tác hại cho con người thông qua dây chuyền thức ăn. Một số tảo sống trong các ruộng lúa (như tảo vòng, tảo xoắn ) cũng gây hại cho lúa vì chúng sử dụng các chất khoáng trong ruộng và sợi tảo có thể quấn chặt lấy thân lúa làm cho lúa khó đẻ nhánh. Trong tương lai công dụng của tảo sẽ phát triển trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất thực phẩm. tao th«ng t©m t¶o xo¾n a. rong møt b. rong th¹ch c. rauy c©u d. tao san h« . quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh. Rong mo tao xoan tao tieu cau tao silic rau diep bien tao sung huou rau cau tao tieu cau tao vong Tảo có vai trò quan trọng trong thiên nhiên. sẽ phát triển trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất thực phẩm. tao th«ng t©m t¶o xo¾n a. rong møt b. rong th¹ch c. rauy c©u d. tao san h« . Na, K, chất algin và alginat. Hai chất này có độ dính cao, được dùng làm chất nhuộm, hồ vải, sơn vecni, làm tăng độ bền và màu đẹp. Trong nông nghiệp, Tảo được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc.