KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUẦN HÓA VÀ NHÂN GIỐNG LỢN RỪNG VIỆT NAM

10 427 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUẦN HÓA VÀ NHÂN GIỐNG LỢN RỪNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 91 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUẦN HÓA VÀ NHÂN GIỐNG LỢN RỪNG VIỆT NAM Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trần Trương Nguyên, Nguyễn Bảy Dũng và Trịnh Phú Ngọc Thuộc đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế: Lợn rừng” 2007-2010 ĐẶT VẤN ĐỀ Lợn rừng, một loài vật hoang dã với quần thể khá lớn và phân bố rộng khắp lãnh thổ Âu – Á (Euasia) đã từ lâu đã bị loài người khai thác làm thực phẩm, sản xuất các vật dụng và săn bắn du lịch Việc săn bắn sôi động nhất đã từng xẩy ra ở châu Âu và khiến loài này tuyệt chủng như ở Anh. Bên cạnh các lợi ích, lợn rừng cũng là mối đe dọa đối với đời sống con người, như phá hoại mùa màng ở Pháp, Trung quốc và tấn công người ở Berlin Hiện nay người ta không dừng lại việc săn bắn mà còn thành lập trang trại nuôi loài này. Hơn thế lợn rừng cũng là mặt hàng được nhiều công ty xuất khẩu. Thịt lợn rừng với các đặc điểm: ít mỡ, mỡ lại ăn không ngán như mỡ lợn “công nghịêp”, ngọt và thơm, da dày nhưng dòn đã từ lâu được xem là món “khoái khẩu” của thực khách trên cả thế giới. Ơ Việt nam, ngoài vị ngon đó, nó còn được xem là món ăn “lấy may” (lấy hên) đầu năm của ở một vài vùng Miền Trung, nên nó là đối tượng được săn bắn khá bừa bãi và cũng được cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng. Ý tưởng khai thác lợn rừng – trong đó có việc chăn nuôi - để phục vụ con người ở nước ta được đề xuất từ năm 1973. Tuy nhiên mãi đến 2001, một nông dân Bình phước mới bước đầu thành công trong việc này. Đầu tư thấp, dễ nuôi, lợi nhuận cao, nuôi lợn rừng lai đã tạo nên một sự kiện lớn trong chăn nuôi thời đó. Hàng ngàn con lợn giống Thái lan đã được nhập, hàng loạt người đã học theo: thuần hóa lợn rừng Việt nam. Tuy nhiên họ đã gặp rất nhiều khó khăn, thất bại do ”bản chất khó thuần hóa” của lợn rừng và phương pháp tiến hành chưa hợp lý. Trong phạm vi đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế: Lợn rừng”, một nội dung được đề ra là: Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thuần hoá lợn rừng Việt nam. KẾT QUẢ Khảo sát việc nuôi thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam trong dân Năm 2005 - tại Bắc Hà (Lào cai): Hai con lợn rừng khoảng 20 kg / con, một con què 1 chân do đánh bẫy giật bằng dây phanh xe đạp, một con lành do bị đánh bẫy hố sập được nuôi cùng với 2 con lợn đen bản địa vùng đó trong 2 tháng. Chúng được nuôi trong một chuồng lợn cũ, rộng 4m2, được ngăn làm hai bởi thành tường cao 1,5 m với tường bao cũng cao 1,5 m. Khi người vào chuồng bắt, con lợn lành đã nhảy phốc gần như theo phương thẳng đứng qua bức tường ngăn. 2 lợn rừng được bọc trong bao tải và chuyển trên ô tô bán tải về Hà nội (tháng 9/2005). Dọc đường đi, một con đã chết do bị nhốt vào bao tải “xác rắn” vì dãy dụa và quá nóng, ngạt thở. Con què chân được nuôi tại Hòa lạc đã chết sau một tháng sau đó do chân què không điều trị cẩn thận. Năm 2005, một số công nhân ở Công ty giống vật nuôi (Yên bái) đã nuôi hai lợn con lợn rừng bắt được từ rừng trong một cũi sắt. Thức ăn là cơm nguội trộn với rau lang. (Hình ảnh 4, Phụ lục). Lợn đã nuôi được 2 tháng. 2 con lợn đó về Viện chăn nuôi (tháng 11/2005). Tại đây lợn được cho ăn sắn củ khô nhưng chúng đã không ăn và được 1 tuần thì chết đói. VÕ VĂN SỰ - Kết quả nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam 92 Tháng 12/2005 dân săn tại Quỳ Châu (Nghệ an) đã nuôi được một con lợn rừng được đánh bẩy. Thức ăn cho con lợn này là sắn, măng là những thứ mà lợn vùng đó thường ăn. Lợn được nuôi trong 30 ngày. Sau đó lợn được chuyển về Hà Nội trong một xe bán tải. Lợn đã chết dọc đường sau 100 km, có lẽ do bị sốc, do tiếng động của xe cộ dọc đường số 1 và xóc. Rừng Cúc phương (năm 2007): Một vài kỹ thuật viên cũng bắt được một lợn rừng và nuôi cùng với một con lợn thuộc loại giống lợn đen vùng cao mà người dân tộc thiểu số hay nuôi. Hai con lợn được nhốt trong một “khuôn viên” cạnh núi đá. Thức ăn là chuối quả, rau xắt, cám. Thức ăn được ăn sạch hàng ngày, và người chăn nuôi cứ tưởng lợn rừng cũng ăn. Nhưng thực tế sau khi quan sát mới phát hiện con lợn rừng chịu đói và cuối cùng là chết Trang trại heo rừng Bảy Dũng (Bình Phước) thành công thuần hóa lợn đực rừng Việt Nam từ 2001sau nhiều đợt, cho biết: “Lợn thường xuyên đổ bệnh. Tiêm thì không loại kim nào chọc thủng da chúng, mà cho thuốc uống thì rất khó khăn, vì chúng rất dữ tợn và không bao giờ ăn uống thứ có mùi lạ”. Đến 2007, ông mua thêm 5 con từ các lái buôn. Tuy nhiên sau đó chết sạch không hiểu vì sao. Cũng năm này mua thêm 2 con từ Đồng xoài nặng 45 kg với giá 3,8 triệu, 1 con khác 17 kg với giá 180.000 đồng/kg. Khi mới về hàng ngày lợn được cho ăn 1 bắp ngô, 2-3 quả chuối trái và đậu. Theo ông cho ăn nhiều đạm lợn dễ chết. Sau 2-3 tháng làm quen, lợn đã ăn được cám tổng hợp. Năm 2008, nuôi một nái thuần được 3 tháng, tuy nhiên sau đó con này đã thoát khỏi chuồng xây và phi qua tường xây cao 2 m đi thẳng. Ông Trần Trương Nguyên – Công ty động vật quý hiếm Hòa Khánh (Khánh Hòa) bắt đầu thuần dưỡng lợn rừng từ năm 2006. Ban đầu ông mua được từ các thợ săn Phú Yên 15 con lợn nặng từ 5-30 kg được đánh bẫy bằng bẫy đĩa hộp với giá 100 – 150 ngàn đồng/kg. Sau 3 tháng chỉ còn lại 3 con. Số con chết do tiêu chảy là 5 con, một số con mổ ra phát hiện có giun móc, giun đầu gai Thức ăn chủ yếu cho loại lợn này là chuối quả. Trại heo rừng ông Nguyễn Văn Chín (Cần giuộc, Long An): năm 2005 mua từ Đắc Lắc và Vườn quốc gia Cát tiên được 2 lợn đực và 5 lợn cái nặng 8-12 kg/con với giá 160.000 đồng/kg. Đàn lợn này sau đó chết hết. Năm 2006 mua 11 con và đã biết nuôi nên chỉ chết có 1 con. Tháng 8 năm 2007, đàn lợn của ông có 6 cái và 4 đực giống. Con lớn nhất khoảng 80 kg. Đã đẻ được 3 ổ, 14 con. Đã bán đi 10 con 2 tháng tuổi khoảng 5-6 kg. Đẻ ra cho bú, tập ăn cám công nghiệp. Cai sữa lợn con lúc 40 ngày tuổi. Lợn được nuôi trong các ô chuồng khỏang 2 m2, nền bằng xi măng và lát gạch. Theo ông có thế mới làm vệ sinh được. Thức ăn là cám viên và lá cây chè khổng lồ (Gigantea). Lợn hung giữ và khó gần. Mỗi khi người lạ xuất hiện lợn lồng lên dữ tợn. Năm 2007 bán ra 2 đực giống giá 10 triệu đồng/con). Hiện nay đang ở ổ dịch. Theo kinh nghiệm của ông, nếu bị tiêu chảy phải truyền nước cho lợn (một người ôm một người truyền). Một nông dân ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nuôi được một lợn rừng đực đã phải làm cả một chuồng bằng sắt (Hình ảnh 3, Phụ lục). Người này có thể gọi và sờ mó lợn, nhưng cũng chỉ giám đứng ngoài chuồng. Ông Phan Đình Chạng, TP. Quy Nhơn gom lợn rừng mắc bẫy về nuôi. Lợn thường bị hoại tử một đoạn chân hoặc bị nội thương nặng do bị đánh. Lợn nuôi phản ứng hung dữ hoặc không thích nghi với môi trường, thức ăn. Sau hơn 30 lần thất bại, và cuối cùng cũng nuôi được 1 con đặt tên là Ut Ịt. Lúc mới mua nặng 7 kg và sau 5 năm đạt 45 kg. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 93 Những bài học rút ra qua những trải nghiệm trên là: Lợn rừng được bắt về thường bị thương ngoại do phản ứng chống trả khi bị săn bắt và vận chuyển, cũng như mắc bệnh ký sinh. Bệnh viêm phổi phải được điều trị kịp thời. Trong quá trình thuần hóa bệnh tiêu chảy là mối đe dọa lớn nhất cho sự sống của lợn rừng. Lợn sẵn sàng nhịn đói chứ không ăn các thức ăn lạ. Cho nên nếu không thể cho các thức ăn mà nó quen thì cho các loại thức ăn tự nhiên như: sắn, ngô hạt, ngô bắp, chuối chín, mía. Thay đổi sang thức ăn mới rất từ từ. Ăn quá nhiều đạm đặc biệt từ những thức ăn công nghiệp có thể gây nguy hiểm. Khá nhạy cảm với thay đổi môi trường xung quanh và người lạ. Khu chăn nuôi, chuồng trại cần kiến thiết gần gũi với thiên nhiên, yên tĩnh. Hung dữ, “liều mạng” nên khi tiếp xúc với lợn rất cẩn thận. Lợn đực rừng hung dữ hơn lợn cái, nhưng nếu cố “làm thân” thì cũng có thể được. Và nhìn chung việc thuần hóa rất khó, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Từ những bài học đã được rút ra qua các đợt khảo sát, kinh nghiệm bản thân và dựa vào kiến thức khoa học, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp cảm thấy hữu hiệu nhất từ khâu chọn lợn đến việc xây chuồng trại và nuôi dưỡng. Hai giai đoạn: nuôi thích nghi và nhân giống được tiến hành với cách thức khác nhau từ việc kiến thiết chuồng trại đến dinh dưỡng và chăm sóc. Giai đoạn 1: Nuôi thích nghi Chọn lợn rừng để nuôi thích nghi Lợn được chọn về nuôi có nguồn gốc từ vùng núi Bắc bộ đến Nghệ An. Lợn được thợ săn chuyên nghiệp - được đặt hàng - đánh bẫy hầm sập, bẫy treo, bẫy giật Khi đưa về còn nguyên tính hung dữ của thú rừng (hung hãn) và còn lành lặn. Nặng khoảng 10-30 kg, không quá lớn, già vì “bảo thủ” - thích nghi kém, cũng không quá non vì khó nuôi. Chọn địa điểm, lợn để thuần dưỡng Trại lợn rừng (TLR) Mỹ Hạnh (Ba Vì - Hà Nội) được chọn làm nơi thích nghi và nhân giống. Trại nằm gần chân núi Ba Vì trong khuôn viên đất trồng cây ăn quả rộng 0,7 ha và khu chuồng quây nuôi là 0,2 ha trong có cây bóng mát che phủ tạo bóng râm mát vào mùa hè. Mùa hè ẩm độ giao động từ 80-95%, mùa xuân có lúc lên đến 100%. Trại đã có kinh nghiệm nuôi lợn Vân pa (Quảng trị) từ năm 2001. Chủ trại là thạc sỹ chăn nuôi và cũng là thành viên nhóm thực hiện đề tài. Chuồng trại nuôi thích nghi Khu chuồng nuôi thích nghi được đặt trong TLR nói trên cách khu chăn nuôi lợn rừng Thái lan và Vân pa 100 m, diện tích 50 m 2 . Xung quanh chuồng được bao quanh bởi tường xây gạch cao 0,4-0,6 m và phía trên tường được gắn lưới B40 cao 1,6-1,8 m. Qua luới sắt và một vài cửa sổ nhỏ người chăn nuôi có thể quan sát được phía trong. Có cửa ra vào bằng sắt và chốt an toàn. Mái chuồng được lợp bằng phiproxinang. Khu chuồng được chia làm 5 ô chuồng và khu vận động chung. Mỗi ô rộng 3-4 m 2 . Diện tích ô hẹp như thế nhằm dễ dàng bắt lợn lúc cần và cũng như không tạo đà để lợn nhảy ra. Trong mỗi ô chuồng có máng ăn và máng uống. Tường gạch cao 1,5 m và sau này phía trên tường còn được gắn thêm lưới sắt B40 cao 1m nhằm chống lợn nhảy. Tất cả ô chuồng đều có cửa sắt. Nền chuồng bằng xi măng. Nền sân là đất sỏi, cát. Thoát nước tốt và được vệ sinh thường xuyên. (Xem Hình ảnh 5 và 6, Phụ lục). VÕ VĂN SỰ - Kết quả nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam 94 Chuồng được che hơi tối, kín đáo để lợn ít bị strees với các tác động xung quanh. (Vì trong giai đọan này lợn rất nhạy cảm với tiếng động và dễ lồng lộn.) Chăm sóc và dinh dưỡng Lợn mới về được nhốt trong lồng sắt có bề rộng vừa thân đủ để nằm / đứng nhưng không thể quay khiến nó bị kẹt; và không quá dài để con vật có thể lấy đà húc vào thành lồng tự gây thương tích một khi bị kích động. Các thành lồng được làm bằng lưới B40, hoặc sắt tròn và các mắt bé không để cho con vật thò được đầu, chân ra ngoằi. Cả lồng sắt đó được để hẳn trong ô chuồng (Xem Hình ảnh 1 và 2, Phụ lục). Đã cử 2 công nhân có kinh nghiệm, kiên nhẫn, có thái độ thân thiện, từ tốn để chăm sóc chúng, thực hiện đầy đủ các biện pháp đã đưa ra. Họ cũng có trách nhiệm thông báo ngay lại sự cố để các nhà chuyên môn xử lý. Ngay khi đưa về lợn đã được điều trị các bệnh: nội ngoại ký sinh trùng, tụ huyết trùng, viêm phổi, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Hàng ngày người chăn nuôi quan sát tập tính ăn nghỉ, sự lựa chọn thức ăn, thải phân, nước tiểu và tình trạng phân cũng như nước tiểu thải ra để biết được diễn biến bệnh của lợn. Thức ăn được dùng: khoai, sắn củ, chuối xanh hoặc chuối chín, măng và ít rau. Chỉ có người chăn nuôi được sờ tay vào thức ăn. Khi lợn đã làm quen chúng tôi chuyển dần sang thức ăn của vùng Bavì và dân dã như cơm nguội + ngô hạt , ngô bắp, ít cám gạo, hạt để lợn làm quen và để lợn ra chơi với nhau ngoài sân chơi chung. Mùa đông chuồng được che ấm và dùng rơm, rạ hoặc lá chuối để lót ổ cho chúng để chống rét. Khẩu phần ăn hàng ngày và việc tiêm phòng và chữa trị trong thời gian đầu khi lợn mới được đưa từ rừng về ghi trong Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Lựa chọn thức ăn của lợn rừng trong giai đoạn nuôi ban đầu Số lợn Tỉ lệ số con tiếp nhận (%) trong tuần đầu Tỉ lệ số con tiếp nhận (%) trong tuần tiếp theo Chuối xanh 15 100 73,3 Chuối chín 15 100 100 Măng 15 40 0,0 Sắn 15 100 100 Khoai 15 100 53,3 Ngô bắp 15 100 73,3 Ngô hạt 15 100 100 Rau: lang, muống, bèo tây 15 100 80 Mía 15 100 100 Các lo ại gốc có độ ngọt khác (cỏ voi, thân ngô cây ) 15 100 100 ốc sên, ốc, cua 15 20 0 Thức ăn tập l àm quen (Cơm, cám các loại hỗn hợp, đậu tương rang ) 15 0,0 20 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 95 Bảng 2. Bệnh và thuốc thường dùng cho lợn trong giai đoạn đầu thuần hóa Ngày thứ Bệnh Thuốc thường dùng 1 Vết thương Các loại thuốc thông thường cho lợn: xanh metylen, cồn iod 7-10 Nội ngoại ký sinh trùng (giun sán ) Các loại thuốc trị ký sinh trùng thông thường cho lợn 12-15 Tiêu chảy Cloramfenicol, kanamycine Cách thức: Cho vào nước uống hàng ngày hoặc tiêm Sau ngày 25 Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh Sau khi lợn khỏi đi ỉa, mạnh khỏe, ăn uống bình thường, bắt đầu tiêm các loại vac xin phòng bệnh. Mỗi lần tiêm cách nhau 5-7 ngày. Bất kỳ Bệnh viêm phổi Tùy thể viêm mà có thể dùng các loại thuốc đặc trị viêm phổi cho phù hợp. Liệu trình điều trị thường từ 3- 5 ngày tùy theo nặng nhẹ. Các loại thuốc thường dùng: Kanamycine, Oxytetracyclin, Dexametazon, B1, hạ sốt Tình hình nhiễm bệnh và kết quả điều trị Trong quá trình thuần dưỡng ban đầu thường thấy xuất hiện các bệnh như trong Bảng 3. Bảng 3. Các loại bệnh và kết quả điều trị ở đàn lợn mới bắt từ rừng về và nuôi đến 90 ngày tại TLR Mỹ Hạnh (Ba vì) Tên bệnh Tổng số con thuần hóa Tỉ lệ con mắc bệnh (%) Số ngày và phương thức điều trị Tỉ lệ chết (%) Vết thương ngoại 15 100 5-7 ngày, bằng xanh metylen và kháng sinh ngoài da 0,0 Tiêu chảy 15 100 3-15 ngày. Cho uống lá, quả chát, kháng sinh thông thường 73,3 Viêm phổi 15 20 3-5 ngày 13,3 Bảng 2 cho thấy tất cả các lợn được đánh bắt từ rừng về đều bị xây xát. Điều trị vết thương khỏi trong 5-7 ngày đầu, chứng tỏ sức đề kháng của lợn rừng là rất tốt. 100% lợn đưa từ rừng về đều mắc bệnh tiêu chảy thường là từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 do nuôi dưỡng không hợp lý. Và tỉ lệ chết rất cao (73,3%). Bệnh viêm phổi chiếm 20,0 % do lợn được vận chuyển trong ô tô có máy lạnh, thậm chí có đá (nước đá) để lợn nằm yên hoặc lợn dễ chịu. Bệnh được điều trị kịp thời nên tỉ lệ chết thấp (13,3%). Tuy nhiên có đến 6 con bị chết do đã bị bệnh quá nặng (Xem Bảng 4). Đối với những con bị chết trong quá trình thuần dưỡng chúng tôi tiến hành mổ khám bệnh tích, còn những con khác thì lấy tiêu bản, mẫu xét nghiệm chuẩn đoán và thu được kết quả trong Bảng 4. Vế VN S - Kt qu nghiờn cu thun húa v nhõn ging ln rng Vit Nam 96 Bng 4. Kt qu m khỏm bnh tớch 12 con b cht trong thi k nuụi ban u ti TLR M Hnh v TLR Hũa Khỏnh. Tờn bnh S con mc T l (%) C s xột nghim Nhim giun trũn 12 100 PVTY Nha trang v TTNC bũ v ng c Ba Vỡ Nhim giun u gai 4 33,33 PVTY Nha trang Viờm phi 6 50,0 PVTY Nha trang v TTNC bũ v ng c Ba Vỡ Viờm rut 4 33,33 Suy kit sc khe do tiờu chy 8 66,67 Ký sinh trựng ng mỏu 12 100,0 PVTY Nha trang v TTNC bũ v ng c Ba Vỡ Bng trờn cho ta thy 100 % s ln b nhim giun trũn ng rut, thm chớ cú mt loi giun trũn u gai (Gnathostoma) ó lm thng rut ln chui ra xoang bng. õy l loi giun thng cú ln vựng cao. S ln cht ch yu do suy kit sc khe t tiờu chy cng nh cỏc bnh ghộp khỏc Qua quỏ trỡnh ly mỏu xột nghim v theo dừi cỏc triu chng trờn n ln chỳng tụi thy 100% s ln a t rng v b phỏt bnh ký sinh trựng ng mỏu vi triu chng c trng l: Ln b tiờu chy phõn nht cú mu nõu en, nhiu g mt, mt trng, niờm mc mt, niờm mc õm h trng nht, mỏu loóng, mỏu mu en khú ụng, khi ly mỏu pht kớnh soi tiờu bn trờn kớnh hin vi ó tỡm thy ký sinh trựng ng mỏu, khi iu tr bng thuc c hiu thỡ cho kt qu cao. Kt qu nuụi thớch nghi Kt qu thun dng cho thy ln d b cht do tiờu chy, viờm phi v nu sng qua 90 ngy coi nh l ó qua cn hon nn (Xem Bng 3). Lợn đực dễ thuần hóa hơn lợn cái, chúng cũng rất nhanh chóng tiếp xúc và phối giống với các loai lợn mà nó gặp, không phân biệt giống. Bng 5. Kt qu nuụi sng n 90 ngy S ln thun húa S sng n 90 ngy T l (%) 15 11 73,33 Khi mi v ln thng gy i trong thi gian u, sau khi cha ht cỏc bnh mi tng trng tr li. Kt qu theo dừi c ti TLR M Hnh c nờu trong Bng 5. Bng 6. Kh nng tng trng t lỳc nhp chung n 180 ngy nuụi Thỏng 0 1 2 3 4 5 6 S con 15 15 15 15 15 12 12 X Sx (kg) 15,71,6 14,51,5 13,91,1 14,21,3 14,41,2 14,41,2 14,81,3 Thp nht 7,5 6,8 5,6 5,6 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 97 Cao nhất 28,0 27,3 25,5 25,6 26,9 27,7 29,2 Thời gian của giai đoạn 1 Giao động từ 4 tháng tới 6 tháng Giai đoạn 2: Nuôi nhân giống Kiến thiết chuồng trại Ô nuôi lợn rừng đã được thích nghi trong giai đoạn đầu được đặt chung trong khuôn viên nuôi lợn Thái Lan và Vân Pa. Ô này gồm chuồng và sân chơi. Chuồng rộng 1,5 m, dài 2,0 m. Xung quanh được bao bằng tường gạch cao 0,5 và phần trên được quây bằng lưới B40 cao 1,5 m. Cửa ra vào cao 0,5 m có chắn song để tách mẹ và con khi cần. Sân chơi có kích thước 3 x 5 m, cũng được bao quanh bằng tường và lưới cao 2 m. Ngoài sân có vòi uống nước hoặc máng uống được đặt mép ngoài tiếp giáp với phần thoát nước. Máng ăn được che mái. Nền và sân được đổ xi măng tùy theo điều kiện. Mái các loại là phiproxi măng. Chăm sóc, nuôi dưỡng Lợn cái không đẻ được nhốt chung với nhau. Trước lúc đẻ 1 tuần lợn được đưa vào 1 chuồng riêng tránh lợn khác ăn thịt lợn con mới đẻ. Lợn sơ sinh 3 ngày được cắt nanh và cho uống kháng thể Ecoli hoặc phòng bệnh tiêu chảy. Sau 21 ngày lợn được tiêm vắc xin bệnh phó thương hàn, suyễn và dịch tả. Lợn đực và cái hậu bị được nuôi riêng. Người chăn nuôi túc trực quan sát kỹ để phát hiện động dục vì không thể hiện rõ như lợn khác. Các biểu hiện động dục mà lợn rừng Việt nam thường thể hiện là: ăn ít đi, đi lại nhiều, hay đến gần lợn khác và đưa hướng phần mông cho đối tượng, âm hộ sưng và màu hồng nhạt. Lợn cái được tiếp xúc với lợn đực chiều ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 động dục. Khi tiếp xúc với lợn đực, nếu lợn cái đứng yên (mê ì) là lúc cho phối thích hợp. Công tác thú y: Chuồng trại được tẩy trùng ít nhất là 1 tháng một lần bằng Iodin. Lối ra vào được rải vôi bột. Lợn được tiêm phòng các loại vắc xin như giai đoạn đầu. Lợn con thường mắc bệnh ỉa phân trắng sau 10-21 ngày sau đẻ và cũng được chữa bệnh này như lợn nhà. Lợn được 8-12 kg về mùa đông thường hay mắc bệnh viêm phế quản – phổi và được điều trị bằng các loại thuốc thông thường như ampixilin + kanamycin kết hợp thuốc tiêu viêm (như Dexametazon hoặc Suanovin) và trợ lực. Nếu bệnh nặng lợn có thể được điều trị bằng Cefacilin kết hợp với Kanamycin và thuốc kháng viêm khác. Kết quả nuôi nhân giống Sinh sản, sinh trưởng Số con / ổ: Lứa 1 là 4,0 con /ổ, lứa 2 là 5.0 con và lứa 3 trở đi là 5,5 – 6,5 con/ ổ Mỗi năm đẻ 2 lứa. Tuổi cai sữa: 60-70 ngày. Khối lượng cơ thể: 5-6 tháng đạt khối lượng từ 6-8kg/con. Tỉ lệ nuôi sống 75%. Số lượng Số lượng đạt được qua các mô hình VÕ VĂN SỰ - Kết quả nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam 98 Tổng đàn lợn rừng thuần đến 31/12/2010 ở hai cơ sở là 81 con trong đó cái và đực sinh sản là 20 con, hậu bị 30 con, lợn bé là 31 con TLR Hòa Khánh Hòa đã bán được 25-30 con/ năm, TLR Mỹ Hạnh hàng năm xuất được 20-25 con giống ra thị trường. Số lượng lợn được sinh ra qua các mô hình như sau (tính từ 1/6/2007 đến 31/12/2010) Lợn còn lại Trại Số lợn gốc Sô đẻ ra Thải+ chết Đã bán Bé Hậu bị Đực, cái Cơ bản TLR Mỹ Hạnh (Hà Nội) 15 109 32 43 11 10 8 CT động vật qúy hiếm Hòa Khánh (Khánh Hòa) 15 117 42 38 20 20 12 Tổng cộng 30 206 74 81 31 30 20 KẾT LUẬN Các khó khăn trong thuần hóa lợn rừng Việt Nam trong dân khá đa dạng, tuy nhiên nổi trội nhất là bệnh của lợn: các loại ký sinh đã mắc trong rừng, vết thương ngoại do săn bắt, vận chuyển, rối loạn tiêu hóa do thay đổi thức ăn và lợn không chịu ăn, viêm phổi, các bệnh khác như tụ huyết trùng Chọn con giống, hệ thống nuôi nhốt, chế độ dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe được áp dụng trong giai đoạn thuần hóa tương đối phù hợp và có thể đảm bảo được 10% số con sống. Hệ thống nhân giống là phù hợp và đã xây dựng được một đàn lợn Việt Nam thuần. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 99 PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Thuần hóa lợn rừng ở TLR Hà Khánh (Khánh hòa) Hình ảnh 2: Dẫu bị cụt chân nó vẫn được nuôi (TLR Hà Khánh, Khánh hòa) Hình ảnh 3: Ông Hải (Trung tâm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thuần dưỡng thành công một lợn đực rừng bẫy được Hình ảnh 4: Một số công nhân ở Trung tâm giống vật nuôi Yên bái đã thuần dưỡng thành công 2 lợn con lợn rừng Hình 5: Khu thuần hóa lợn rừng ở TLR Mỹ Hạnh, Ba Vì Hình 6: Bốn bên phải có tường và lưới cao để lợn khỏi thoát ra ngoài (TLR Mỹ Hạnh, Ba Vì) VÕ VĂN SỰ - Kết quả nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam 100 Hình 7: Cần làm quen với lợn rừng mới về (TLR Mỹ Hạnh, Ba Vì) Hình 8: Một ổ lợn rừng được đẻ tại TLR Mỹ Hạnh (Ba Vì) Hình 9: Một ổ lợn rừng khác tại TLR Mỹ Hạnh, Ba Vì. Hình 10: Đàn lợn rừng hậu bị tại TLR Mỹ Hạnh, Ba Vì. ` . thử nghiệm nuôi thuần hoá lợn rừng Việt nam. KẾT QUẢ Khảo sát việc nuôi thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam trong dân Năm 2005 - tại Bắc Hà (Lào cai): Hai con lợn rừng khoảng 20 kg. - Kết quả nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt Nam 98 Tổng đàn lợn rừng thuần đến 31/12/2010 ở hai cơ sở là 81 con trong đó cái và đực sinh sản là 20 con, hậu bị 30 con, lợn. 91 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUẦN HÓA VÀ NHÂN GIỐNG LỢN RỪNG VIỆT NAM Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trần Trương Nguyên, Nguyễn Bảy Dũng và Trịnh Phú Ngọc Thuộc đề tài: " ;Nghiên cứu kỹ thuật nhân,

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan