1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn-Đoàn Văn Lương

32 1,3K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 662,5 KB

Nội dung

Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Lời Cảm Ơn Để hoàn thành bài tiểu luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo, TS. Nguyễn Tất Thắng. đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội để làm bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn. Huế, Tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đoàn Văn Lương 1 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………… ……………………………… 1. Lí do chọn đề tài…………………… …………………………………… 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ………… …………………………………… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …… …………… 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………… … …………………. 6. Đóng góp của đề tài…….…………… ……………… B. PHẦN NỘI DUNG…… ……………………………………………… Chương 1: Vài nét về cuộc đời Vua Gia Long…… …… ……………… Chương 2: Những chính sách của Vua Gia Long……… 2.1. Đối Nội…………………………………… 2.1.1. Chính sách chính trị…… ………………………………………… 2.1.2. Chính sách kinh tế… …………………………………… 2.1.3. Chính sách văn hóa – giáo dục…… ……………………………… 2.1.4. Chính sách quân sự………… ……………… 2.2. Đối Ngoại……….…………………………………………………… 2.2.1. Đối với Trung Quốc………….……………………………… 2.2.2. Đối với Pháp………….…………………………………………… 2.2.3. Đối với Các nước Phương Tây khác…………… … 2.2.4. Đối với Các nước khu vực Đông Nam Á…………………… 2 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) C. KẾT LUẬN………………………………………………… D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………… 3 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại nhà Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh - Vua Gia Long, người kế tục sự nghiệp các Chúa Nguyễn tiền bối - người lập nên vương triều nhà Nguyễn - vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Vậy, ông đã có những chính sách gì?. Những đóng góp của ông như thế nào đối với triều Nguyễn cũng như sự nghiệp thống nhất đất nước lúc bấy giờ?. Chính vì thế, tôi chọn đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Hiện nay, việc nghiên cứu về “Đóng góp của vua Gia Long đối với triều Nguyễn” nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Ta có thể kể ra các tác giả, tác phẩm như: “Các triều đại Việt Nam” của tác giả Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng: “Lịch sử Việt Nam Cổ Trung Đại” của tác giả Huỳnh Công Bá: "Đại Nam Thực Lục" - (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. NXB Giáo Dục: "Quốc sử quán triều Nguyễn" (2001). Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Hà Nội: NXB Giáo Dục: 4 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) "Các Ông Hoàng Triều Nguyễn" (1994). Nguyễn Đắc Xuân, NXB Thuận Hóa - Huế: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo và kế thừa các tác phẩm trên, sau đó tổng hợp lại để viết nên đề tài. “Đóng góp của Vua Gia Long đối với triều Nguyễn ( 1802-1820)” 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi không làm công việc khôi phục lại hình ảnh về Vua Gia Long và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). Trọng tâm của tôi là tìm hiểu về những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). Nhiệm vụ nghiên cứu đó chính là những đóng góp của vua Gia Long trên các lĩnh vực: + Đối nội: (Chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục, và chính sách quân sự) + Đối ngoại: (Những chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc, Pháp, Các nước phương Tây khác, và Các nước trong khu vực Đông Nam Á) Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu của mình. Đề tài đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nhân vật lịch sử Vua Gia Long và những đóng góp của Ông đối với triều Nguyễn 5 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) (1802-1820) Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về thời gian, quá trình cai trị của ông (từ năm 1802 đến khi ông mất năm 1820). Về không gian, tình hình nước ta sau sự suy yếu của Vương triều Tây Sơn. 6. Đóng góp của đề tài: Đề tài này thành công sẽ giúp cho chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể, hệ thống về những đóng góp to lớn của Vua Gia Long đối với nhà Nguyễn (1802-1820). Đồng thời sẽ cung cấp một tài liệu nghiên cứu cho Giảng viên, Sinh viên, về những đóng góp của ông đối với triều đại nhà Nguyễn triều đại cuối cùng của nước ta. 6 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Vài nét về cuộc đời của vua Gia Long Vua Gia Long (1762-1820) Vua Gia Long hay còn gọi là Nguyễn Ánh. Ông sinh vào ngày 15 tháng giêng 7 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn. Khi còn nhỏ Ông còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng. Năm Vua 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm Gia Long 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nỗ. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Ông và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định. Trong thời gian nội bộ chúa Nguyễn đang xẩy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, Vua trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn. Năm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, vài người anh em ruột của ông và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Ông chạy ra đảo Thổ Chu và được Bá Đa Lộc, một Giám mục người Pháp, che chở. Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì ông lại xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân; Ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân Tháng 11 năm 1777, Ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm. Năm 1778, khi Vua Gia Long được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Và cũng chỉ trong tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh chóng đánh chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển. Ông để Đỗ Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh nhau ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên. Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông phải rút về lại Quy Nhơn. 8 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Tháng 1 năm 1780, ông xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc. Đến thời điểm mùa hè năm 1781, quân đội của ông phát triển lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha do Giám mục Bá Đa Lộc giúp ông mời được. Ông bèn tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính ông chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn. Ông thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng ông lại trốn kịp. Sau khi Vua Quang Trung mất triều đình Tây Sơn lâm vào bối rối, chia rẽ và suy yếu. Con trai của Vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản mới tuổi được đưa lên ngôi. Trong khi vua còn nhỏ tuổi, lợi dụng chức vụ Thái Sư, Bùi Đắc Tuyên đã ra sức lộng hành, tự quyền sinh sát và tìm cách bắt bớ, giết hại những người chống lại mình. Cùng lúc đó ở triều đình Phú Xuân các triều thần cũng đang xung đột, tìm cách hãm hại lẫn nhau. Tướng sĩ nhiều người nãn lòng. Đối với nhân dân họ không nhìn Tây Sơn như những đại diện của mình nữa. Loạn lạc chiến tranh quá nhiều khiến cho họ quá đỗi cực khổ và quá chán nãn. Lợi dụng tình hình rối ren đó. Ông đem quân đánh Tây Sơn. Sau khi thắng trận ông cử các tướng coi giữ Đồng Hới và sông Gianh rồi đem quân về Phú Xuân lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Gia Long (6/1820), tuyên bố chính thống, đồng thời chuẩn bị tiến quân ra Bắc Hà thống nhất đất nước. Ngay sau khi lên ngôi, ông sai Trịnh Hoài Đức cầm đầu một sứ bộ mang quốc thư, phẩm vật, sách ấn của vua Thanh phong cho nhà Tây Sơn sang triều đình Trung Quốc để cầu phong vương cho mình. Vào năm 1804 vua Thanh sai Ấn sát sứ 9 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong cho Vua Gia Long và công bố quốc hiệu Việt Nam. Nhà Vua cho xây dựng Kinh Thành Huế theo một đồ án đại quy mô, xứng đáng với triều đại lớn và hùng mạnh. Đồng thời ông cũng quy định tỉ mỉ và nghiêm ngặt các lễ nghi liên quan đến sinh hoạt của triều đình. Sơ đồ tổng quan Kinh Thành Huế 10 [...]... trồng cây Gia Long hái quả Và người ta thường bảo Vua Gia Long khắc nghiệt đối với công thần, đặt luật lệ với dân quá hà khắc, nhưng thử hỏi trong giai đoạn trung hưng lòng người ly tán, 30 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) muốn lập kỷ cương, xếp việc cai trị mang lại an vui ấm no cho dân, nếu phép tắc không rõ ràng, thưởng phạt không nghiêm minh thì làm sao giữ được nước Vua đã... đóng tàu, đặc biệt là tàu chiến Nhà vua đã lệnh cho Bộ Công biên soạn cuốn “Duyên hải lục” ghi chép độ sâu của thủy triều ven biển và cây số đường biển 18 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ( Trích trong cuốn An Nam Đại quốc hoạ đồ xuất bản năm 1838) Như vậy cùng với việc phát triển thủy quân, tiếp nối truyền thống các chúa Nguyễn vua Gia Long. .. nước ta mà ra Chủ trương trên của nhà 23 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Nguyễn thể hiện sự kỳ thị đối với các nước phương Tây và sự lo xa về vấn đề an ninh quốc gia Trước hết, đó là sự xâm nhập ngày càng sâu của Thiên Chúa giáo đối với nước ta khiến cho truyền thống “Tam giáo đồng quy” bị đe dọa nghiêm trọng Điều này sẽ tạo nên sự phá vỡ vị trí của Nho giáo trong đời sống.. .Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) Chương 2: Những chính sách của Vua Gia Long 2.1 Đối Nội 2.1.1 Chính sách chính trị Nhà Vua đã tiến hành thiết lập chế độ trung ương tập quyền Trong đó nhà Vua là tối cao, vô tỉ nắm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, giám sát cả tổng chỉ huy về quân đội Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia: Và đặt ra lệ “ tứ bất”... của xã hội Việt Nam 2.1.3 Chính sách văn hóa – giáo dục 15 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) + Tư tưởng, tôn giáo Cùng với việc khôi phục chế độ trung ương tập quyền ngay sau khi bắt tay vào công việc xây dựng đất nước Vua Gia Long đã ra sức đề cao Nho giáo, trở thành ngọn cờ tinh thần thống nhất được toàn xã hội trong một nền tảng đạo lí, lễ nghi, nếp sống, một diện mạo văn. .. quốc gia sở tại dành riêng cho quốc gia mình đặc quyền giao thương, đã làm cho cảng Đà Nẵng trở thành nơi thu hút các sứ thần phương Tây đến xin quan hệ nhưng nhiều nhất là các phái đoàn các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp - những quốc gia phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ Điều đó làm cho chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với 25 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) các nước phương... của dân tộc Nhưng một trở lực khó vượt qua được đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, nhất là khi phải đối đầu với những vấn đề trong nước Nguyễn Nhạc thu mình trong 28 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) thành Quy Nhơn với tư cách Đông Định Vương, không muốn đối mặt với những thách thức mới, lại cũng không muốn Nguyễn Huệ vượt lên trên ảnh hưởng của. .. phong vì cả lý do ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ Đồng 19 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) thời với việc xin phong,ông cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt Ban đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt" để tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của Trung Quốc Tuy nhiên,... tiếu của hậu thế, nhưng có một điều mà chúng ta phải nhìn nhận là nó đã sản sinh ra một lớp người khí tiết, trọng lễ nghĩa, xem thường quyền lợi mà đại biểu là những nhà Khoa bảng triều Nguyễn Vì lẽ đó, truyền thống trọng lễ nghĩa, yêu chuộng nhân văn từ bao giờ đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt Đó cũng là sự đóng 16 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều. .. ninh hoặc vấn đề tế nhị khác, tuy nhiên một quan đại thần thay vua vào Đà Nẵng đón tiếp sứ thần Như vậy, chủ trương của nhà Nguyễn không muốn mở rộng quan hệ với các nước 24 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) phương Tây, nhất là khi âm mưu bành trướng xâm lược của phương Tây ngày càng lộ rõ thì nhà Nguyễn hạn chế giao thương, đồng thời tăng cường phòng phủ Đà Nẵng Đà Nẵng được . Nguyễn triều đại cuối cùng của nước ta. 6 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Vài nét về cuộc đời của vua Gia Long Vua Gia Long (1762-1820) Vua Gia. phân tích, tổng hợp… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nhân vật lịch sử Vua Gia Long và những đóng góp của Ông đối với triều Nguyễn 5 Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820) (1802-1820) Phạm. đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). Trọng tâm của tôi là tìm hiểu về những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). Nhiệm vụ nghiên cứu đó chính là những đóng góp của vua

Ngày đăng: 17/05/2015, 21:55

w