1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cán bộ kém năng lực sợ gì và thích gì ?

5 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cán bộ kém năng lực sợ gì ? - Cấp trên - Va chạm cấp dưới - Người tài giỏi hơn mình - Nghỉ hưu - Đi học - Trách nhiệm - Liên lụy - Phát biểu trước đám đông Cán bộ kém năng lực thích gì ? - Dó hòa, vi quý - Tranh công, đỗ tội - Thâu tóm quyền lực - Bè phái, ô dù - Đi họp, đi công tác - Chủ nghóa cơ hội - Tiếp và được tiếp khách - Sơ kết, tổng kết - Nhận quà - Cấp dưới hiền lành, dễ bảo - Tỏ ra quan trọng - Được khen, được nònh (Thu Lê) SưuTầm ợ S í T c h h Cán bộ, công chức kém phẩm chất thích gì? Trong khi đa số cán bộ, công chức tận tụy thi hành công vụ, phục vụ nhân dân thì không ít cán bộ, công chức có thái độ, phong cách làm việc không lành mạnh. Xin nêu lên một số “sở thích” của họ. 1. Thích đi họp: Sẽ trốn tránh giải quyết công việc nên không phải chịu trách nhiệm. Đi họp không phải suy nghĩ gì nhiều, chỉ giơ tay biểu quyết nhất trí là xong. Nếu mệt tranh thủ ra quán làm vài lon bia cho sảng khoái, buồn ngủ mua tờ báo đọc hoặc chơi game trên điện thoại di động mặc cho thiên hạ nói gì cứ nói. Đi họp khỏe còn được ăn giữa ca, nhận phong bì. 2. Thích đi công tác: Được dùng xe công kết hợp đi tham quan, du lịch, mua sắm thoải mái. Hiện đang có “mốt” liên kết giữa các cơ quan, ban ngành các địa phương để tạo điều kiện cho nhau trong các chuyến công tác. Khi một cơ quan của tỉnh A đi công tác đến tỉnh B dù không liên quan gì đến cơ quan đồng nghiệp của tỉnh B nhưng vẫn được cơ quan ấy tiếp đãi và ngược lại. Khách được bao ăn, ở, vui chơi; khi về cơ quan vẫn được thanh toán đủ công tác phí. 3. Thích tiếp và được tiếp khách: Khoản chi tiếp khách mặc dù được quy định chặt chẽ nhưng dễ thông cảm nhất. Đã tiếp khách thì phải nhiệt tình, chiều theo ý khách do đó không thể định mức được. “Khách ba, chủ nhà bảy” là chuyện bình thường. Sau công đoạn một đến công đoạn hai là ca hát. Nhẹ thì hát karaoke cho hả bia rượu, nặng thì hát có “tay vịn”. Dư luận cho rằng bệnh dịch “H1S5” (hát một, sờ năm) đang lây lan nguy hiểm hơn cả dịch cúm gia cầm H5N1. Tất cả đều được thanh toán bằng hoá đơn “tiếp khách”, không ai nỡ xuất toán khoản chi này, bởi vì người kiểm tra, quyết toán cũng thường được tiếp như vậy. 4. Thích sơ kết, tổng kết: Cuối quý, cuối năm thường sơ kết, tổng kết. Tổng kết là phát thưởng, có phong bì, quà biếu. Nhiều sếp bỏ việc cơ quan đi dự tổng kết suốt cả tháng, số tiền thu nhập từ phong bì có khi hơn cả tiền lương. 5. Thích nhận quà: Tặng quà là thể hiện tấm lòng, được nhận quà ai cũng thích. Tuy nhiên có người tặng quà không xuất phát từ tấm lòng mà vì vụ lợi. Có điều những món quà này chỉ người có chức, có quyền mới được tặng. Dù tặng quà đã bị cấm nhưng có cầu ắt phải có cung. Do đó ở ta hình thành một phong tục cấp dưới tặng quà cấp trên, sếp nhỏ tặng quà sếp lớn, người lương thấp tặng quà người lương cao kiểu như nước chảy chỗ trũng. Nhiều cán bộ không đòi hỏi nhưng được nhân viên tặng thì không nỡ từ chối, kể cả các món quà “trên mức tình cảm”. 6. Thích cấp dưới hiền lành, dễ bảo: Một số sếp không thích cấp dưới có những suy nghĩ, cách làm khác mình. Ai làm trái ý thì nghĩ là muốn qua mặt mình, chắc đang có âm mưu gì đây. Vì vậy họ chỉ thích cấp dưới hiền lành, dễ bảo, lơ ngơ một chút càng tốt. Họ rất ghét cấp dưới hay thắc mắc, hay chất vấn, tranh luận với cấp trên. Một số cơ quan nhìn bên ngoài thấy toàn người hiền lành, thật thà, nội bộ đoàn kết nhất trí nhưng thực chất chỉ là tuân theo “khuôn phép” của sếp dẫn đến thủ tiêu đấu tranh. 7. Thích tỏ ra quan trọng: Họ luôn bí mật, úp úp mở mở với mọi người, nói năng lấp la lấp lửng tạo ra sự khó hiểu. Nhân viên gặp giải quyết công việc bao giờ cũng được hẹn để nghiên cứu, để bàn bạc trong lãnh đạo, xin ý kiến tập thể, trong khi việc đó thuộc chức trách của họ, nếu thực sự muốn giải quyết chỉ khoảng dăm phút là xong. Giao tiếp với dân họ giữ bộ mặt lạnh lùng, phớt đời. Họ muốn chứng minh rằng cơ quan này không có họ thì không có cái gì cả. 8. Thích nâng cấp, lên đời xe ô tô, trang thiết bị văn phòng: “Tân quan, tân xe” là chuyện nói nhiều nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để. Có vị mua xe mới tinh nhưng vẫn cho bọc lại ghế, sơn lại màu mới cho khác người. Máy vi tính chỉ dùng để chơi game nhưng vẫn phải thay mới vì máy cũ đã lỗi mốt, bàn ghế mỗi năm xoay đi xoay lại nhiều lần để chọn hướng phát lộc… Tất cả đều là tiền Nhà nước chỉ để phục vụ cho sở thích của riêng sếp. 9. Thích được khen, được nịnh: Cơ quan không phát triển, không có gì mới nhưng thủ trưởng vẫn được tặng danh hiệu thi đua, bằng khen, huân huy chương. Khi nhận bằng khen còn phân bua vì tập thể, chẳng lẽ cả cơ quan không ai được khen, anh em cấp dưới ngại thì mình phải nhận để lấy thành tích cho tập thể. Nhiều người khi cần gặp sếp để xin giải quyết công việc gì thì không trình bày ngay mà phải nịnh vài câu sau đó mới đặt vấn đề thì sếp OK ngay. 10. Thích học “tại chức”: Trình độ hạn chế nhưng buộc đi học thì chỉ thích học tại chức, không muốn học chính qui. Học tại chức có nhiều cái lợi: Không sợ mất ghế, bổng lộc vẫn hưởng, học giả mà bằng thật vì đây là “nồi cơm” của các thầy nên không ai dại gì mà làm căng, do đó cứ vô tư, thoải mái nhờ người học hộ, thi hộ, làm luận văn hộ.Có vị đi học cách xa cả trăm cây số nhưng được xe công đưa rước. Không gì “sướng” bằng sếp đi học tại chức. Thu Lê Theo Vieät baùo.vn Cán bộ kém phẩm chất sợ gì? Trong cuộc sống có những nghịch lý mà bạn đọc đã nêu: “Cái đáng sợ thì không sợ, cái không đáng sợ lại sợ”. Xin điểm qua 8 cái sợ của một số cán bộ, công chức kém phẩm chất. 1. Sợ trách nhiệm: Họ cố tình làm sai các quy định của pháp luật để trục lợi nhưng lại sợ trách nhiệm nên tìm cách che đậy, bưng bít, bóp méo sự thật, sẵn sàng trù dập những người dám phê phán, vạch ra cái sai của mình. Khi bị phát hiện thì chối cãi quanh co, đổ lỗi do khách quan, cơ chế, hoàn cảnh. Lẽ ra biết sợ trách nhiệm thì đừng làm sai, đằng này cố ý làm sai nhưng lại chối bỏ trách nhiệm, loại người này gây ra cho xã hội nhiều tác hại. 2. Sợ cấp trên: Trước sếp, thường tỏ ra lễ phép, vâng dạ, nhiều khi khúm núm, bợ đỡ thái quá. Họ không dám phê bình, góp ý cấp trên mà thường tuân theo nguyên tắc “cấp trên cái gì cũng đúng”. Nhiều người sau lưng thì chê bai, nói xấu thậm chí chửi bới nhưng trước mặt thì vâng, dạ, ngoan ngoãn, một điều anh hai, hai điều anh hai. Hành vi của họ làm cho nhân cách con người bị tha hóa, cấp trên không đánh giá đúng bản chất cấp dưới dẫn đến sai lầm trong bổ nhiệm, đề bạt. 3. Sợ cấp dưới: Nhiều lãnh đạo yếu kém về phẩm chất, năng lực sợ đối thoại, tiếp xúc với cấp dưới. Họ tìm cách trốn tránh, lấy lý do bận công việc, bận họp, bận đi công tác để không gặp cấp dưới, gặp nhân dân, báo chí, nói chung họ sợ đối mặt với sự thật “há miệng, mắc quai”; không thể mạnh miệng, công khai, minh bạch. 4. Sợ đi học: Nhiều vị trên 50 tuổi mới chịu đi học tại chức. Họ bảo thời trẻ bận nhiều công việc không thể đi học được. Thực ra trước đây, công tác tổ chức cán bộ còn dễ dãi, chưa yêu cầu chuẩn hóa, ai được cơ cấu rồi thì đến hẹn lại lên, cứ thế leo cao mãi, anh ta thấy đi học cũng chẳng có ích gì, nhiều khi học về còn bị mất ghế nên tìm cách trốn học. Nay thời thế đổi khác, không có bằng cấp không được đề bạt, bổ nhiệm, cực chẳng đã đành phải rời ghế vào trường mài đũng quần vài năm. Từ sợ đi học nay lại “thích” đi học nhưng tuổi tác lớn, trí nhớ giảm sút, kiến thức văn hóa rơi rụng hết nên việc học chỉ là “học giả” để lấy bằng thật. Đúng là học như vậy chẳng có tác dụng gì ngoài mục đích giữ ghế hoặc thay ghế mới . 5. Sợ nghỉ hưu: Nghỉ hưu sẽ mất quyền lợi, bổng lộc, vì vậy họ khai gian tuổi, tạo ra nhiều lý do để yên vị thêm được ngày nào tốt ngày ấy mặc dù sức cùng lực tận, ở lại ngày nào là cản trở cho cơ quan, tuổi trẻ ngày ấy. 6. Sợ phát biểu trước đám đông: Nhiều người sợ đi họp, hội nghị, hội thảo vì phải phát biểu trước công chúng sẽ lòi ra cái dốt, cái yếu kém của mình, nhất là khi phải tranh luận một vấn đề nào đó vì họ không có chính kiến nên chỉ dám giơ tay biểu quyết theo số đông. Có người mỗi năm đi họp mấy chục lần nhưng không một lần phát biểu ý kiến. Điều đó nói lên chất lượng, cách tổ chức các cuộc họp có vấn đề và trình độ hạn chế của những người dự họp. 7. Sợ liên lụy: Trước cái xấu, cái ác nhiều người làm ngơ, sợ liên luỵ, sợ trả thù. Có người được cơ quan pháp luật mời làm nhân chứng thì một mực từ chối, giả vờ không nghe, không thấy, không biết. Dư luận cho đó là sự vô cảm nhưng thực ra không phải, họ tính toán kỹ và chọn giải pháp an toàn cho bản thân làm thượng sách. 8. Sợ người khác giỏi hơn mình: Họ tìm cách ngăn cản, gây khó khăn để đồng nghiệp đừng giỏi hơn mình, họ không thích tuyển dụng người giỏi, không thích cấp phó giỏi ngang hoặc hơn mình vì sợ bị tranh giành quyền lực. Linh Hương . Cán bộ kém năng lực sợ gì ? - Cấp trên - Va chạm cấp dưới - Người tài giỏi hơn mình - Nghỉ hưu - Đi học - Trách nhiệm - Liên lụy - Phát biểu trước đám đông Cán bộ kém năng lực thích. ợ S í T c h h Cán bộ, công chức kém phẩm chất thích g ? Trong khi đa số cán bộ, công chức tận tụy thi hành công vụ, phục vụ nhân dân thì không ít cán bộ, công chức có thái độ,. rước. Không gì “sướng” bằng sếp đi học tại chức. Thu Lê Theo Vieät baùo.vn Cán bộ kém phẩm chất sợ g ? Trong cuộc sống có những nghịch lý mà bạn đọc đã nêu: “Cái đáng sợ thì không sợ, cái

Ngày đăng: 17/05/2015, 17:00

Xem thêm: Cán bộ kém năng lực sợ gì và thích gì ?

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w