PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH TÂN NH:2009-2010 THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN THI:SINH HỌC 9 THỜI GIAN:60 phút(không kể phát đề) I/TỰ LUẬN:3 điểm(mỗi câu 0,25 điểm) Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: 1.Thế nào là hiện tượng phân tính? a. Ở F 1 xuất hiện cả tính trạng trội và lặn. b. Ở F 2 xuất hiện cả tính trạng trội và lặn. c. Ở con lai xuất hiện cả tíng trạng trội và lặn. d. Ở con lai xuất hiện cả tính trạng của bố và của mẹ. 2.Hiện tượng trội không hoàn toàn là do: a. Tính trội át không hoàn toàn tính lặn. b. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn. c. Hai gen không át nhau. d. Tuỳ môi trường. 3. Phép lai nào cho ta tỉ lệ phân tính là 1:2:1 a. AA x aa b. AA x Aa c. Aa x Aa d. Aa x aa 4.Tế bào con được hình thành qua quá trình nguyên phân có bộ NST như thế nào? a. Có bộ NST lưỡng bội,mỗi NST ở trạng thái kép. b. Có bộ NST lưỡng bội,mỗi NST ở trạng thái đơn. c. Có bộ NST đơn bội,mỗi NST mỗi NST ở trạng thái kép. d. Có bộ NST đơn bội,mỗi NST ở trạng thái đơn. 5.Ở loài nào con đực mang cặp NST giới tính XX,còn con cái mang cặp NST giới tính XY? a. Ruồi giấm,thú,người. b. Chim,bướm và một số loài cá. c. Khỉ d. Châu chấu,rệp. 6.Ở đa số các loài,giới tính được hình thành từ lúc nào? a. Trước khi thụ tinh,do tinh trùng quyết định b. Trước khi thụ tinh,do trứng quyết định. c. Trong khi thụ tinh. d. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định. 7.Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả: a. A =X,G=T. b. A +T =G+X. c. A – G =X-T. d. A +G =T+X. 8.Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở đâu? a. Chủ yếu trong nhân tế bào,tại NST. b. Tại một số bào quan chứa ADN như ti thể,lạp thể. c. Tại trung thể. d. Tại ribôxôm. 9.Căn cứ vào đâu,người ta chia các ARN thành ba loại chủ yếu? a. Chức năng của chúng. b. Số lượng nuclêôtit của chúng. c. Cấu trúc mạch thẳng hay mạch xoắn. d. Trong cấu trúc có đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung hay không. 10.Đột biến NST gồm những dạng nào? a. Mất đoạn,lặp đoạn,đảo đoạn… b. Đột biến dị bội và đột biến đa bội. c. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. d. Đột biến cấu trúc. 11.Hiện tượng không phân li của 1 cặp NST trong giảm phân sẽ dẫn tới sự hình thành loại giao tử nào? a. Giao tử 2n. b. Giao tử n. c. Giao tử n + 1 và n-1. d. Giao tử n +2 và n -2. 12.Thể đa bội thường gặp ở những loài sinh vật nào? a. Virut . b. Vi khuẩn. c. Thực vật. d. Động vật. II/TỰ LUẬN:7 điểm 1.Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? (1điểm) 2.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.(2điểm) 3.Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.(1,5điểm) 4.Mô tả cấu trúc không gian của ADN.Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?(1,5điểm) 5.Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?(1điểm) …HẾT… PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH TÂN ĐÁP ÁN SINH HỌC 9 NH:2009-2010 I/TRẮC NGHIỆM:3 điểm(mỗi câu đúng đạt 0,25điểm) 1.c 2.b 3.c 4.b 5.b 6.c 7.d 8.a 9.a 10.c 11.c 12.c II/TỰ LUẬN:7 điểm 1.(1 điểm) Tương quan trội-lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật,trong đó tính trạng trội thường có lợi.Vì vậy,trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. 2.(2 điểm) -Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá cở sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên,gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.(1đ) -Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi,trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người.Chẳng hạn,đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh,làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để phá vườn;đột biến tăng khả năng thích ứng đối với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm ứng chu kì phát sinh ở giống lúa Tám thơm Hải Hậu đã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được 2 vụ/năm,trên nhiều điều kiện đất đai,kể cả vùng đất trung du và miền núi.(1đ) 3.(1,5 điểm) NST giới tính NST thường -Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. -Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY). -Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. -Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. -Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng. -Chỉ mang gen quy định trạng thường của cơ thể. 4.(1,5 điểm) -ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song ,xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải),ngược chiều kim đồng hồ.Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp.Mỗi chu kì xoắn cao 34 Angtơrông,gồm 10 cặo Nu.Đường kính vòng xoắn là 20 Angtơrông.(0,75đ) -Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:(0,75đ) +Tính chất bổ sung của 2 mạch,do đó khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì có thể suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại. +Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:A=T,G=X A+G=T+X. 5.(1 điểm) -Vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng như:Là thành phần cấu trúc của tế bào,xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất(enzim và hoocmôn),bảo vệ cơ thể(kháng thể),vận chuyển,cung cấp năng lượng…liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào,biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. .…HẾT… . DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH TÂN NH :20 09 -20 10 THI KI M TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN THI: SINH HỌC 9 THỜI GIAN:60 phút(không kể phát đề) I/TỰ LUẬN:3 điểm(mỗi câu 0 ,25 điểm) Chọn ý đúng hoặc đúng nhất. DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH TÂN ĐÁP ÁN SINH HỌC 9 NH :20 09 -20 10 I/TRẮC NGHIỆM:3 điểm(mỗi câu đúng đạt 0 ,25 điểm) 1.c 2. b 3.c 4.b 5.b 6.c 7.d 8.a 9. a 10.c 11.c 12. c II/TỰ LUẬN:7 điểm 1.(1 điểm) Tương. sự hình thành loại giao tử nào? a. Giao tử 2n. b. Giao tử n. c. Giao tử n + 1 và n-1. d. Giao tử n +2 và n -2. 12. Thể đa bội thường gặp ở những loài sinh vật nào? a. Virut . b. Vi khuẩn. c. Thực