Một số nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản do nhóm tự đề xuất:...34 7.1.. Điều kiện lao động: Đ
Trang 1AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TP.HỒ CHÍ MINH 11/2014
Trang 2MỤC LỤC
I Một số khái niệm chính về ATVSLĐ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: 3
1.1 Các khái niệm về ATVSLĐ[1]: 3
1.2 Một số khái niệm về ngành khai thác khoáng sản: 8
II Thực trạng ATVSLĐ của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: 9
2.1 Thực trạng chung của ngành khai thác khoáng sản: 9
2.2 Số liệu báo cáo: 10
III Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ: 13
3.1 Các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác khoáng sản: 14
3.2 Các Tài liệu huấn luyện, giảng dạy: 15
IV Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong khai thác khoáng sản: 15
4.1 Các yếu tố nguy hiểm: 15
4.2 Các yếu tố có hại: 19
V Nguyên nhân gây tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong khai thác khoáng sản: 22
5A CÁC NGUYÊN NHÂN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG[9] 22
5B CÁC NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI: 24
VI Những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (hiện hữu): 26
VII Một số nhóm giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy nổ, nhiễm độc, BNN trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản do nhóm tự đề xuất: 34
7.1 Các giải pháp về pháp lý: 34
7.2 Các giải pháp về mặt quản lý: 35
7.3 Giải pháp về mặt công nghệ: 36
VIII Sơ cấp cứu cho người gặp nạn ngành công nghiệp khai thác khoáng sản [10]: 36
IX Phương tiện BHLĐ (PPE) sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản [11] 41
X Tài liệu tham khảo: 42
Trang 3I Một số khái niệm chính về ATVSLĐ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: I.1 Các khái niệm về ATVSLĐ[1]:
I.1.1 Bảo hộ lao động/an toàn – vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động mà nội dung chính là an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là các hoạtđộng trên các mặt: luật pháp, khoa học – công nghệ, tổ chức – hành chính, kinh tế – xã hộinhằm đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện Điều kiện làm việc (ĐKLV), phòng chống tai nạn lao động(TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động (NLĐ)
I.1.2 Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuậtđược biểu hiện thông qua các công cụ và là phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trìnhcông nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sựtác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiệnnhất định cho con người trong quá trình lao động
Yếu tố tâm lí và sức khỏe của NLĐ tại nơi sản xuất gắn liền với điều kiện lao động nếukhông được quan tâm đúng mức đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động và BNN
Tùy theo nội dung nghiên cứu, điều kiện lao động có nhiều cách phân loại khác nhau:
1) Theo tính chất các yếu tố thì điều kiện lao động có các nhóm:
a) Các nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường gồm:
- Các nhóm yếu tố về vật lí như: bụi, tiếng ồn, rung động
- Các nhóm yếu tố về hoá học như: hơi, khí độc, bụi độc
- Các nhóm yếu tố về sinh học như: virut, vi khuẩn, kí sinh trùng
b) Các nhóm yếu tố về tâm - sinh lí bao gồm: các yếu tố có liên quan đến các yếu tố
làm căng thẳng tâm lí người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc Từ đó, ảnhhưởng đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc
c) Các nhóm yếu tố về thẩm mỹ:
Trang 4Yếu tố thẩm mĩ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hưng phấn, sự say
mê cũng như sự yên tâm làm việc cho người lao động Nó bao gồm các yếu tố như: Điều kiện
cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho tàng có khang trang, rộng rãi hay không; sự bố trí, sắp xếpmáy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lí, tạo nơi làm việc gọn gàng và ngăn nắp cũng nhưtạo không gian làm việc tối ưu;một số yếu tố khác như: hình dáng, kích thước và màu sắc củacác máy móc, thiết bị, vấn đề vệ sinh công nghiệp
d) Các nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội:
- Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng,
- Tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: lực lượng lao động và quản lí, tuổi đời, tuổinghề, trình độ khoa học - công nghệ
2) Theo mức độ liên quan đến lao động:
a) Các yếu tố của lao động
- Máy, thiết bị, công cụ;
- Nhà xưởng;
- Năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu;
- Đối tượng lao động;
- Người lao động
b) Các yếu tố liên quan đến lao động:
- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;
- Các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lýngười lao động
3) Theo tác động đến người lao động:
a) Điều kiện lao động thuận lợi: bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngăn ngùa tai nạn laođộng và bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp
Trang 5b) Điều kiện lao động không thuận lợi gây bệnh tật, gây tai nạn cho NLĐ.
I.1.3 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại tronglao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặcgây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động,
kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ Luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca,
ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị,kết thúc công việc tại nơi làm việc
Tai nạn lao động xảy ra do hậu quả của sự tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm
có hại, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thườngcủa một bộ phận nào đó của cơ thể Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhậpvào cơ thể một lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chứcnăng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động
Ngoài ra, những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: tai nạn xảy ra đối vớingười lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở vào thời gian và tạiđịa điểm hợp lý (trên tuyến đương đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do nhữngnguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền vớiviệc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được phân ra là tai nạn lao động chếtngười, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ Viên phân loại tai nạn lao động nặng, nhẹ làcăn cứ tình trạng thương tích được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số "tần suất tai nạn lao độngK" tính trên 1000 lao động
Trong đó:
Trang 6n: Số người bị tai nạn lao động;
N: Tổng số người lao động;
K: Được tính cho đơn vị, địa phương hay cho một ngành hoặc chung cho cả nước, nếu n
và N được tính trong đơn vị, địa phương, ngành hoặc trên phạm vi cả nước
K: là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người, nếu n là số người bị chết do tai nạn laođộng
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giáđược tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, một ngành hoặc một quốc gia, cao haythấp, tăng hay giảm Hiện nay có một số nước trên thế giới đang đề ra chiến dịch "K = 0",nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra tai nạn lao động
I.1.4 Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghềnghiệp tác động tới người lao động theo Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ởViệt Nam do Bộ Y tế ban hành sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghềnghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bịbệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệthại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp đã làm mất đi một phầnsức lao động Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng y học có thể làm được
Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và ban hành các chế độđền bù hoặc bảo hiểm Tổ chức lao động quốc tế đã xếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trămBNN khác nhau
Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề nghiệp được bảohiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh, năm 1997 bổ sung thêm 5 bệnh, năm 2006 bổ sung thêm
4 bệnh, năm 2011 bổ sung thêm 03 bệnh, nâng tổng số lên 28 bệnh nghề nghiệp được bảohiểm, đó là:
Trang 7- Bệnh bụi phổi do Silic
- Bệnh bụi phổi do Amiăng
- Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
- Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen
- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
- Bệnh nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của Mănggan
- Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitroluen)
- Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc Nicontin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
- Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
Trang 8- Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
- Bệnh Cadimi nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;
- Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
I.1.5 Yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại trong sản xuất
Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là yếu tố có trong môi trường lao động có thể gây chấnthương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại về tài sản, môi trường
Yếu tố có hại trong sản xuất là yếu tố có trong môi trường lao động tác động xấu đếnsức khỏe người lao động
I.1.6 Văn hoá an toàn
Theo những kết luận tại hội nghị lao động quốc tế của ILO vào tháng 6 năm 2003, thìvăn hoá an toàn được hiểu là văn hoá mà trong đó quyền được hưởng một môi trường làm việc
an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng; đó là văn hoá mà trong đóChính phủ, người sử dụng lao động và người lao động tích cực tham gia vào việc bảo đảm mộtmôi trường làm việc an toàn và vệ sinh, thông qua một hệ thống các quyền, trách nhiệm vànghĩa vụ được xác định rõ ràng; đó là văn hoá mà nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưutiên hàng đầu
Nói một cách khác, với quan điểm coi trọng vai trò của con người trong quá trình laođộng sản xuất, mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, cá nhân với trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa
vụ của mình, phải chủ động và tích cực bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe người lao động Ởnước ta, tuy chưa nhắc nhiều đến thuật ngữ “văn hoá an toàn”, nhưng trong thực tế, hơn nửa thế
kỷ qua, từ trong đường lối, chính sách, văn bản pháp luật cho đến những hoạt động cụ thể đều
đã có những nội dung, những việc làm, cách ứng xử phù hợp với quan niệm văn hoá an toàn
I.2 Một số khái niệm về ngành khai thác khoáng sản:
Khai thác khoáng sản:
Là hoạt động khai thác các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạchhoặc vĩa than Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, than,
Trang 9kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối, kali cacbonat Bất kỳ vật liệu nào không phải trồngtrọt hoặc được tạo ra từ phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ khoáng sản.Khai thác khoáng sản được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tàinguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí tự nhiên, thậm chí là nước).
Khai thác khoáng sản là ngành lao động đặc thù, được xếp vào loại lao động nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản có kiến tạo phức tạp, người lao độngthường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ gây nên các BNN như bụi than, đá, tiếng ồn, các loạikhí độc như CH4, CO, CO2… Do vậy, khai thác khoáng sản là một trong những ngành có nguy
cơ cao về TNLĐ và BNN Ước tính, số vụ TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực này chiếm khoảng 20% tổng số vụ TNLĐ
18-II Thực trạng ATVSLĐ của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:
II.1 Thực trạng chung của ngành khai thác khoáng sản:
Ngành khai thác khoáng sản đang góp phần cải tạo từng bước cơ sở hạ tầng của các địaphương nơi có mỏ khoáng sản, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, hiện
nay vẫn còn nhiều vụ tai nạn xảy ra do bất cẩn trong quá trình khai thác Nhất là tai nạn do khai
thác hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên như sập lò, sạt lở đất đá; bục nước, bùn; cháy nổ khí mỏ,khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị Các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởngxấu đến sức khỏe như bụi than, đá, kim loại, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng,say nóng thường xuyên đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động
Hiện nay trừ các mỏ khai thác than và một số mỏ khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất
xi măng được đầu tư quy mô, tổ chức khai thác mỏ tuân thủ đầy đủ các quy định, quy chuẩn kỹthuật an toàn từ khâu khai thác, vận chuyển đến chế biến Còn lại phần lớn các mỏ đá ở các địaphương, quy mô nhỏ, không quá 100.000m3/năm với thời gian khai thác không quá 5 năm,nhiều mỏ chỉ có thời hạn khai thác từ 1-2 năm
Tại những mỏ này, tình trạng phổ biến là không tiến hành thăm dò khoáng sản, không cóthiết kế mỏ và có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định Biệnpháp khai thác tại các mỏ này không đáp ứng các quy định về an toàn trong khai thác Các mỏ
Trang 10thường không có giám đốc điều hành đảm bảo đủ điều kiện năng lực chuyên môn, như nănglực quản lý, điều hành mỏ theo quy định hiện hành
Một số loại khoáng sản khai thác bằng phương pháp hầm lò gồm vàng sa khoáng, quặngchì, măng gan, thiếc chủ yếu thủ công Đặc biệt, các đơn vị khai thác tư nhân và nạn khaithác trái phép đều thiếu đầu tư thiết bị, không có kỹ thuật khai thác do đó tai nạn lao độngnghiêm trọng thường xuyên xảy ra Song do việc quản lý các loại quặng này còn lỏng lẻo, nênkhi xảy ra những vụ tai nạn lao động chết người với số lượng lớn, khi ấy các cơ quan nhà nước
và chính quyền địa phương mới có thông tin[2]
Môi trường lao động ngành mỏ bị ô nhiễm, một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn vê ê sinhcho phép (hồi cứu số liê êu ba năm 2009, 2010, 2011):
Theo nhâ ên định của người lao đô êng thì có 85,4% người lao động nói rằng công việc của
họ nặng nhọc, 92,9% cho rằng công việc nguy hiểm, 39,2% cho rằng công việc gò bó, 12,8%cho rằng công việc đơn điệu, 83,4% cho rằng công việc nguy hiểm, có thể gây tai nạn lao động[3]
II.2 Số liệu báo cáo:
II.2.1 Báo cáo về số vụ tai nạn[4]:
Trong khai thác than, giai đoạn từ năm 1996 - 2005 xảy ra tổng số 114 vụ tai nạn laođộng, làm chết 182 người khi đang khai thác mỏ hầm lò Như vậy, bình quân trong giai đoạnnày cứ khai thác được 1 triệu tấn than thì có khoảng 3 người thiệt mạng Giai đoạn 2000 - 2008
có 276 trường hợp bị chết, riêng chết trong hầm lò 219 người
Trang 11 Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong khai thác khoáng sản:
Trong khai thác đá mỗi năm cũng có hàng chục người chết Những địa bàn khai thác đá
để xảy ra tai nạn lao động làm nhiều người chết và bị thương đó là Nghệ An, Hà Tĩnh, HàNam , Phú Yên
- 13/4/2010, tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, xảy ra một
vụ tai nạn lao động do nổ mìn, làm 2 người chết, 3 người bị thương
- 13/8/2010 tại lò Phỗng thông gió số 3 vỉa G9 Vũ Môn thuộc công trường khai thác 2,Công ty cổ phần than Mông Dương, xảy ra tai nạn lao động do sạt lở, sập vùi than làm
03 người chết và 01 người bị thương
- 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện YênThành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương
- 21/5/2012, vụ TNLĐ do sạt lở đá làm chết 03 người tại Công ty Tân Hoàng An, huyệnThuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
- 05/5/2013 Vụ tai nạn do sập đá xảy ra làm 02 người chết tại mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công
ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An
- 07/6/2013 do sạt lở mỏ đá làm chết 03 người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xãĐông Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã
Nhận xét về các nguyên nhân gây TNLĐ năm 2013:
Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%, cụ thể:
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm18% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm10% tổng số vụ;
- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%
Nguyên nhân người lao động chiếm 26%, cụ thể:
Trang 12- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 21% tổng sốvụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5% tổng số vụ;
- Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác
II.2.2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp:
Nhiều người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic Kết quảkhám sức khỏe định kỳ cho thấy một số bệnh chiếm tỷ lệ cao như: bệnh mắt, viêm xong, mũihọng, thanh quản, bệnh da, viêm phế quản, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương khớp Nhiều
vụ tai nạn lao động đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng làm nhiều người chết hoặc bị thươngnặng Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây than– khoáng sản là một trong những ngành dẫn đầu về số lao động tử vong trong khi làm việc
Số người mắc bệnh nghề nghiệp trong khai thác than, khoáng sản cũng chiếm tỷ lệ lớn,trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi Silic, bụi phổi than, chiếm hơn 70% trên 28 bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam
Năm 2009, tỷ lệ người lao động bị bệnh mắt chiếm tỷ lệ cao nhất 15,5%, sau đó là bệnhviêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm 13,7%, bệnh da chiếm 10,1% Năm 2010 bệnh viêmxoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ cao nhất 12%, sau đó là bệnh mắt 11,8%, bệnh dạ dày,
tá tràng là 10,5%, bệnh da là 10,1% Năm 2011, bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tim mạch13,3%, tiếp theo là bệnh da chiếm 11,1%, bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản là 9,6%.Nguyễn Liễu, Phạm Văn Tố đánh giá môi trường lao động và tình hình bệnh phổi - phêquản của công nhân khai thác than tại Công ty Đông Bắc, Quảng Ninh cho thấy, bệnh chiếm tỷ
lệ cao nhất là bệnh phổi - phế quản 40,8%, bệnh da liễu 34,4%, suy nhược thần kinh 30%, bệnh
dạ dày-tá tràng 28,4%, bệnh tai mũi họng 27,7% [5]
Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nông Thanh Sơn nghiên cứu yếu tố nguy cơ đốivới bệnh nấm da ở công nhân khai thác than tại Thái Nguyên cho thấy, thực hành vệ sinh cánhân chưa tốt, điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu là yếu tố nguy cơ chính tác động lên tìnhtrạng bệnh nấm da ở công nhân khai thác than [6]
Thống kê các loại bệnh thường gặp trong ngành khai thác mỏ từ năm 2009 - 2011 nhưsau: bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ từ 9,6-13,7%; bệnh viêm phế quản từ
Trang 137,2 9%; bệnh mắt từ 7,2 15,5%; bệnh dạ dày, tá tràng từ 8,4 10,5%; bệnh da từ 10,1 11,1%; bệnh cơ, xương khớp từ 7 - 9,1%.
-III Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ:
Dựa trên đánh giá tổng thể thì công tác quản lý vê ê sinh lao đô êng, quản lý sức khỏengười lao đô êng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ Tuy nhiên công tác quản lý tiếp tục phát triển
và hoàn thiện dàn, nhằm cải tạo ATVSLĐ trong ngành khai thác khoáng sản
Ngày 4/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/2008/QĐ-TTgphê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đếnnăm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” nhằm phấn đấu đưa ngành công nghiệp khai khoáng trởthành một ngành có trình độ công nghệ đạt trình độ khu vực vào năm 2015, trình độ thế giớivào năm 2025; khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm ATLĐ và bảo vệ môitrường Thủ tướng cũng giao Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Sở Công thương các địa phươngchịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khaithực hiện Đề án tại Bộ và địa phương mình
Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2008 về việc Tăngcường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá đảm bảo an toàn trong khai thác
- Bộ Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, hoạt
động thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng; Hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các công nghệ khai thác đá tiên tiến
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát,
chấn chỉnh công tác cấp phép thăm dò, khai thác đá; Chủ trì, phối hợp với các Bộ,Ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm phápluật hiện hành điều chỉnh hoạt động thăm dò, khai thác đá
- Bộ Công thương: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, chấn chỉnh
công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ; Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định
về điều kiện cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xâydựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổsung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thăm dò, khai thác đá
Trang 14- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động,hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn - vệsinh lao động trong khai thác đá; Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tăngcường lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn và năng lực phù hợp, đáp ứng yêucầu thanh, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động trong khai thác mỏ
III.1 Các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác khoáng sản:
Hiện nay nhà nước đã đưa ra các quy chuẩn về khai thác khoáng sản, và có nhữnghướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện, nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động khaithác khoáng sản
Tiêu chuẩn Việt Nam:
- TCVN 5178:2004.Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên(Đã thay thế)
- QCVN 02 : 2008/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận
chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
- QCVN 02:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ an toàn cho mỏ hầm lò
có khí mêtan (AH1)
Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội
- QCVN 05:2012/ BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động trong
Trang 15- An toàn khai thác đá
- ATVSLĐ trong khai thác khoáng sản – Dự án VIE/05/01/LUX
IV Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong khai thác khoáng sản:
IV.1 Các yếu tố nguy hiểm:
Người lao động làm việc trong các công trường khai thác luôn bị các nguy cơ gâyTNLĐ và BNN rình rập như: Sạt, lở đất đá; điều kiện thời tiết khắc nghiệt: mưa, bão, nắngnóng, ngập lụt và môi trường lao động bị ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn, rung, lắc…
Trong lĩnh vực khai thác mỏ vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm Nhất là tai nạn do khaithác hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên như sập lò, sạt lở đất đá; bục nước, bùn; cháy nổ khí mỏ,khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị Các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởngxấu đến sức khỏe như bụi than, đá, kim loại, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, ánh sáng,say nóng thường xuyên đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người lao động
Sản xuất than hầm lò có nhiều rủi ro cao (nhiều yếu tố nguy hiểm như: Cháy nổ khí,phụt khí, bục nước, sập đổ lò, trượt lở tầng, nổ mìn, điện giật các yếu tố có hại như: Nóng,bụi, ồn, rung, hóa chất độc hại, phóng xạ bức xạ
IV.1.1.Các bộ phận chuyển động, truyền động:
Các bộ phận này phải chịu tải trọng nă êng, bụi mài và chất bẩn, nhiê êt đô ê khắc nghiê êt vànhiều thành phần khác Các điều kiê ên này khiến các mỏ khai thác và các nhà máy gần đó rấtkhó khăn thậm chí là nguy hiểm trong việc sử dụng và bào trì các thiết bị này Nguy cơ xảy ratai nạn và thương tích đối với người lao đô êng là khá thường xuyên
Các xe quá khổ, quá tải chuyên chở khoáng sản đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thốnggiao thông trên địa bàn tỉnh bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở những nơi có nhiều mỏ khaithác
Sử dụng máy nén khí và dây chuyền máy nghiền, sàng đá thì hầu hết chưa bao che bộphận truyền động, chuyển động của máy thiết bị gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu thicông
Trang 17Các mỏ hiện nay khi khai thác vẫn khải thác theo kiểu khoét thành hình hàm ếch khôngđúng quy chuẩn điều này dễ gây ra sập từ trên xuống nguy hiểm tới tính mạng của người laođộng.
Theo quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động, nhà sản xuất phải khai thác theo kiểucắt tầng, phân lớp, làm từ trên đỉnh xuống dần đến chân núi Mỗi tầng khai thác phải bạt rộng
ra, bóc hết lớp đá này mới đến lớp khác Tuy nhiên nếu làm theo quy trình này thì bảo đảm antoàn, nhưng suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm hàng hóa cao, sản lượng khai thác khôngnhiều, năng suất không cao, lợi nhuận của chủ đầu tư thấp Do đó, để giảm chi phí, tăng lợinhuận, một số chủ đầu tư bất chấp nguy hiểm, chọn cách khai thác từ… dưới chân núi lên tạo
ra kiểu khai thác hàm ếch
IV.1.5.Vật văng bắn:
Các mảnh vật liệu hoặc khoáng sản khải thác được trong quá trình khai thác văng bắn ra
từ máy móc chẳng hạn như đá , sỏi hoặc mảnh kim loại dễ gây ra tổn thương về mắt hoặc taychân cho người lao động nếu họ không mang đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động
- Khai thác đá thủ công.: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác độngcủa nóng, bụi và ồn, dễ mắc bệnh nghề nghiệp
IV.1.6.Nổ vật lý, hóa học:
Trang 18Ở những khu vực dưới hầm mỏ thường hay xuất hiện các khí như khí metan hydrosulfua hay bụi nổ khi các chất này ngẫu nhiên phản ứng với nhau sẽ dễ gây ra sự cháy nổ dướihầm mỏ thiệt hại nghiêm trọng về người và của đối với khu vực khai thác.
Bắn mìn lộ thiên: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và khíNO2
IV.1.7.Cháy:
Hầu hết các loại than đều có khả năng tự cháy trong những điều kiện môi trường nhấtđịnh (cháy nội sinh) Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tự cháy của than là quá trình oxyhoá của than sinh ra nhiệt, nhiệt độ tích tụ lại qua thời gian dài không có nơi thoát ra sẽ gia tăngđến nhiệt độ tới hạn và sinh ra hiện tượng tự cháy trong than
Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm trong khai thác hầm lò Sản phẩm cháy sẽ sảnsinh ra nhiều loại khí độc gây chết người, đặc biệt là khí CO Ngoài ra nó còn có thể là nguồnlửa gây ra cháy nổ khí mê tan và bụi than Hiện tượng tự cháy của than là vấn đề được quantâm rất lớn trong công tác khai thác than hầm lò Khi sự tự cháy xảy ra có thể phải đóng cửa
mỏ, thiệt hại không nhỏ về kinh tế, xã hội và quan trọng nhất là gây mất an toàn trong khai thácthan
IV.2 Các yếu tố có hại:
IV.2.1.Điều kiện vi khí hậu xấu:
- Làm việc trong hầm mỏ dễ bị ngạt do thiếu không khí, đặc biệt là ở những hầm mỏ nằmdưới lòng đất
- Những khu vực như nhà xưởng khai thác cũng dễ bị ngạt do môi trường làm việc bị ônhiễm bụi khai thác nặng
- Ngoài ra nhiệt độ bên ngoài quá cao ảnh hưởng tới khu vực làm việc vì những nơi nàythường không được xây dựng tốt nhất mà chỉ là tạm bợ
- Đo khí, đo gió,trực cửa gió, trắc địa KCS trong hầm lò: Công việc nặng nhọc, nguyhiểm, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi
Trang 19IV.2.2.Tiếng ồn, rung:
- Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên: Công việc nặng nhọc chịu tác động của bụi,
ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
- Thử nổ: Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2
- Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịutác động của bụi, ồn và CO2
- Lái, phụ lái đầu máy xe lửa chở than: Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung
Trang 20- Lái máy gạt, ủi có công suất từ 180 CV trở lên: Tư thế làm việc gò bó,chịu tác động củabụi, ồn cao và rung mạnh.
IV.2.4.Chiếu sáng không hợp lý:
Ở những khu vực khai thác khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất thường không có đườngdây thiết bị chiếu sáng đầy đủ Điều này dễ gây ra các va chạm như vấp, đập tay chân vàothành của hầm khai thác
Nền đất trơn trượt ẩm ướt khi không có ánh sáng đầy đủ dễ gây chân thương cho ngườilao động
Trang 21IV.2.5.Các loại hóa chất độc hại:
- Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ: Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên
tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon )
- Thủ kho mìn trong hầm lò: Công việc độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng của ồn, nóng vàbụi
- Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than: Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và cáchoá chất độc khác
- Bảo quản, bốc xếp vật liệu nổ: Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác độngcủa bụi, khí độc
IV.2.6.Sinh vật gây hại:
- Ở điều kiện ẩm thấp vi sinh vật có hại dễ phát triển, ngoài ra còn có chuột, gián,v.v điềunày ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của người lao động dưới hầm mỏ Ngoài ra còn cóthể gây ra các rủi ro về điện như hở điện do chuột cắn,v.v…
IV.2.7.Yếu tố về cường độ, tư thế lao động
- Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên:Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
- Sửa chữa cơ điện trong hầm lò: Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò
bó, chịu tác động của ồn, bụi than
- Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.: Nơi làm việcchật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ồn, bụi và nóng