Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
Đề kiểm tra Đề 1: Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009 ,t.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Câu2: Hãy chép lại chính xác hai câu cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu3 : Nêu tên các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Câu 4 : Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào?Phân tích những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để minh họa Gợi ý: Câu1: 1. Từ láy trong dòng thơ đầu : “chờn vờn” từ láy tượng hình. Từ láy có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to , lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp soi tỏ người và vật chung quanh vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ láy này còn có tác dụng dựng lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nơng thơn trước đây. 2. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên nhiều cảm nhận : Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. -Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm: -Tình thương u của người cháu đối với bà (cháu thương bà) -Cuộc đời vất vả, cực khổ , lam lũ, u thương và hy sinh của bà (biết mấy nắng mưa). -Tình cảm gia đình cao q (tình bà cháu) -Hình ảnh cao q của người phụ nữ Việt Nam -Phản ánh tình cảm cao đẹo của người Việt Nam trong gia đình. Câu 2: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim Hai câu thơ thể hiện lòng u nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu3 : -Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,: phép tu ừ từ vựng so sánh -Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới):phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hồn Câu 4: 1- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: +Giống nhau: ở tả cảnh +Khác nhau :ở ngụ tình -Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả tực tiếp miêu tả cảnh vật. -Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh còn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình. 2- Phân tích: a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân” -Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của “truyện Kiều” – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du -Phân tích: +Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chò em Thúy Kiều: *Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân. *Tám câu tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. *Sáu câu cuối là cảnh chò em Kiều du xuân trở về. Kết cấu theo thời gian này cũng phù hợp với diễn biến tâm trạng con người trong cuộc du xuân. +Tác giả sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Vừa miêu tả thời gian vừa gợi không gian mùa xuân.Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa. +Để gợi không khí lễ hội thật rộn ràng , một loạt từ hai âm tiết(cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện :gần xa, nô nức, yến anh, chò em,tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu,…Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhòp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít .+Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh chiều xuân hiện lên thật rõ nét :nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhòp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tất cả đều nhạt dần, lặng dần. Những từ láy:”tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao”(nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. -Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật. b/ Tám câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. -Cảnh trong truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng.Đoạn: “Buồn trông cửa bể chiều hôm ……………… tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình , mêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. -Bao trùm tâm trạng kiều khi ở lâu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Để diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh”.Mỗi biểu hiện của cảnh vật là một tâm trạng buồn: +Khi nhớ cha mẹ , quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn trống vắng của mình,thì: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? +Khi nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận thì: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? +Khi buồn cho cảnh ngộ của mình: Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh +Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về tương lai hiểm nguy đón đợi phía trước thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần,màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tónh đến động, nỗi buồn Kiều từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. “Gió cuốn” , sóng “ầm ầm”kêu quanh ghế ngồi” là cảnh hãi hùng nhất, báo hiệu số phận của Kiều sau đó:mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào đời “thanh lâu”. -Điệp ngữ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ,tạo âm hưởng trầm buồn. Là điệp khúc của cái nhìn với cảnh, cũng là điệp khúc của tâm trạng, một tâm trạng nặng nề và kéo dài. Có thể nói dưới ngọn bút của Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật. Đề 2: Câu 1/Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2/ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn hay bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. Câu3/:Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con người Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch sử dân tộc giai đoạn 1945-1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước, con người trong giai đoạn đó? Gợi ý Câu1/ Trong đoạn thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “nao nao”, “nho nhỏ”, “dầu dầut”, “sè sè”, việc dùng từ của thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế , vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người. -Trong hai câu thơ đầu, hai từ láy “nao nao”, “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về .Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân ,rất êm dịu:một nhịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ. Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Chính việc sử dụng từ láy “nao nao” đã gợi được cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước sau ngay lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng. -Ở hai câu thơ sau, dường như cảnh vật đã thay đổi hẳn nhuốm một màu sắc thê lương , u ám: Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” vừa gợi được hình ảnh một nấm mồ quá thấp , nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc , lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ; một nấm mộ chôn cất vội vàng qua quýt , không ai chăm sóc. Thật tội nghiệp và đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ. Bức tranh cảnh vật sao mà thê lương , ảm đạm đến thế. Chính hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện những hình ảnh của “âm khí nặng nề” trong những câu thơ tiếp theo. Câu 2/ Cần bảo đảm các yêu cầu: -Văn bản là một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) -Nội dung : Suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay. -Hành văn : rõ ràng , chính xác, sinh động , mạch lạc và chặt chẽ. Một số gợi ý: + Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn . Từ đó , nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. +Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không chuẩn bị bài. Kết quả : những học sinh đó thường rơi vào loại yếu , kém cả về hạnh kiểm và học tập. +Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập,vừa tạo cho học sinh có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề . Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. + Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ , bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi , thiếu kiềm chế. Câu 3/ -Xác định các truyện, nội dung của từng truyện. -Điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử (1945 -1975 ):hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. -Con người trong giai đoạn ấy : gồm các tầng lớp, các thế hệ ,những biểu hiện tinh thần, hành động - Chú ý thế hệ trẻ. *Những truyện ngắn đã học : Làng (Kim lân),Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang sáng), Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long) , Những ngôi sa xa xôi (Lê minh Khuê): tập trung thể hiện cuộc sống của đất nước, con người Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. -Qua những tác phẩm này, ta có thể hình dung phần nào về đất nước và con người trong giai đoạn lịch sử ấy. Giai đoạn lịch sử nổi bật với 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất anh dũng. *+Các tác phẩm đã cho ta hình dung được về cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp, thế hệ . Truyện “Làng” của Kim Lân viết về đề tài nông dân và kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của truyện là ông Hai, một lão nông, cần cù , chất phác, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Ông gắn bó với cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Cụ Hồ Chí Minh. Những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp , giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Họ là những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng miền Nam trong thời chống Mỹ. Nhân vật Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là nữ chiến sĩ giao liên trong kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam đang đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt vẻ vang của cha anh dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ của Định, Nho, của chị Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong . +Một vài truyện cũng phác họa cuộc sống lao động, từ một làng quê trong những năm kháng chiến chống Pháp (truyện Làng –Kim Lân) đến công việc thầm lặng của những người làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn (Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long) +Đặc biệt các tác phẩm đã tập trung thể hiện thành công hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi , tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường , giản dị mà lại rất cao đẹp. • Đó là người nông dân như ông Hai (truyện Làng – Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà không lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm yêu mến , tự hào, đồng thời tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. • Chiến tranh sự xa cách và những gian khổ hy sinh càng làm cho những tình cảm bình thường như tình cha con như càng trở nên thấm thía sâu nặng . Câu chuyện về “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng không chỉ nói lên tình cha con cha con thấm thía sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. Và truyện cũng ngợi ca những con người anh hùng. Đó là Ông Sáu, một nông dân Nam bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến(đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Cô Thu giao liên với bao phẩm chất anh hùng là sự nối tiếp của các thế hệ Việt Nam anh hùng đã làm cho dáng đứng Việt Nam thêm hào hùng tráng lệ. • Nổi bật là hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến, với chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long viết về một mảng hiện thực miền đất Sapa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hy sinh thầm lặng . Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sapa” cũng hiện lên với nét đẹp cao quý đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu có những suy nghĩ ,việc làm, cách sống đẹp và đầy ý nghĩa. Truyện ngắn này nhà văn như muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu hy sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng,thật đáng yêu. - Truyện “Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiếnchống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt . Cũng như bao sáng tác thơ văn thời ấy, đều ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Truyện kể về cuộc sống chiến đấu gian khổ hiểm nguy nhưng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên , lạc quan của ba cô gái hanh niên xung phong( là Định , Nho và Thao) ở “tổ trinh sát mặt đường” tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Mặc dù công việc của họ rất hiểm nguy- luôn giáp mặt với đạn bom và cái chết- nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều mơ mộng Đó chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỉ XX. *Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao : kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước qua các nhân vật chính trong những tình huống khá điển hình. Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả với những nét tính cách chung : yêu quê hương , đất nước, trung thực , dũng cảm, hồn nhiên , yêu đời, khiêm tốn , giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho độc lập , tự do của đất nước. Đề 3: Câu1: (1điểm) Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghóa gốc, từ nào được dùng theo nghóa chuyển? -Ngang lưng thì thắt bao vàng –Cái chân thoăn thoắt Đầu (1) đội nón dấu , vai mang súng dài. Cái đầu (3) nghênh nghênh. (Ca dao) (Tố Hưũ, Lượm) -Đầu (2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông –Đầu (4) súng trăng treo. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng chí) Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thưa thớt …cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có vẻ đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. (Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 3: (1điểm) Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó. Trường học của chúng ta là trường học của chế đôï dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo ngữ văn 9, tập hai) Câu 4: Làm Văn: (7 điểm): Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Gợi ý Câu1: -Từ in đậm được dùng với nghóa gốc: đầu (1 ) và đầu (3) -Từ in đâm được dùng với nghóa chuyển : đầu (2) và đầu (4) Câu 2: -cái giống hoa mà khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt : thành phần phụ chú -có lẽ :thành phần tình thái Câu3: -Phép liên kết câu : Phép lặp “trường học của chúng ta” -Phép liên kết đoạn văn : Phép thế “như thế” ở đoạn sau thế cho câu cuối của đoạn trước. Câu 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. A: u cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hồn cảnh chiến tranh ( khác với trong cuộc sống đời thường) - Từ những tình huống cụ thể để làm rõ những biểu hiện tình cảm. B: Tìm ý: + Tóm tắt nội dung đoạn trích +Niềm khát khao của người lính sau những năm xa cách được trở lại q hương là gì? + Điều gì đã xảy ra khi gặp lại con ? Tại sao? + Những biểu hiện của tình cảm cha con?Nó éo le ở những điểm nào ? Tại sao? +Nêu những suy nghĩ cụ thể về tình phụ tử ; về chiến tranh C: Gợi ý bài làm: I - Mở bài : -Nêu được hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”. -Truyện nói đến tình phụ tử (cha con) trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. -Nhận xét: đây là một tình cảm đáng trân trọng và thấy được nỗi đau của chiến tranh II- Thân bài : 1/ Tóm tắt đoạn trích: 2/Tình cha con: a/ Tình cha đối với con : ( qua nhân vật anh Sáu) b/Tình con đối với cha (qua nhân vật bé Thu) 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: - Tình càm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc. - Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm. III - Kết bài : -“Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. - Nói nỗi đau của chiến tranh D: Bài làm: I- MB: “ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng thời chống Mỹ. Truyện được viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, bền vững mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng và đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người. II-TB: 1-Tóm tắt đoạn trích: Ông sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con. 2-Tình cha con: a/ Tình cha đối với con (nhân vật anh Sáu): Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới một hai tuổi. Mãi khi con gái tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà thăm con. Cái khao khát của một người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay để ra đi , ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thét lên “Ba Ba!”. Bom đạn chiến tranh làm thay đổi hình hài của ông. Vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh- đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé nhỏ không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Anh đã ra đi ,mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi . Những ngày ở rừngvô cùng thiếu thốn, gian khổ , nguy hiểm, anh Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược. Chiếc lược ngà đã trở hành báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hy sinh khi chưa gặp lại con. Chiếc lược chưa tới được tay bé Thu. Chiếc lược ngà trở thành vật ký thác thiêng liêng của người lính về tình cha con sâu nặng trong bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. b/ Tình con đối với cha (nhân vật bé Thu): Gặp lại con sau bao ngày xa cách với nỗi nhớ thương nên anh Sáu vồ vập nôn nóng , ngược lại bé Thu lại ngỡ ngàng, xa lạ . Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi, nó nhất định không gọi ba, không nhận sự chăm sóc của anh Sáu. Sự phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến rõ ràng, mạnh mẽ . Nó phản ứng vì anh Sáu có vết sẹo trên má ,không giống với hình mà “ba” nó chụp chung với má nó mà nó được biết. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ đầy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.Sự ngang ngạnh của bé Thu hoàn toàn “có lý” và không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để hiểu được những tính khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó. Nhưng vào thời điểm không ai ngờ, vào phút cuối của cuộc chia tay, thái độ và hành động của bé Thu hoàn toàn thay đổi. Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Từ ngờ vực xa cách, nó đã đi tới niềm tin thực sự và tình cảm được bộc lộ thật mãnh liệt và chân thành.Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: -Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong những tình huống:Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi .Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con người chiến sĩ mà còn gợi cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp đất nước ta có bao giờ nguôi.Anh Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào hy sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì tình vợ chồng, tình cha con Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng ; mãi mãi là kỷ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt để lại nhiều ám ảnh đau thương trong lòng ta. III –KL Truyện “Chiếc lược ngà” tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở đây tình cha con của anh Sáu và bé Thu đã không mất đi sau khi anh Sáu hy sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái anh, trong lòng người bạn của anh là bác Ba và các đồng chí. Tình cha con được nối dài trong tình cảm cách mạng, tình cảm của những người đồng chí. .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. Đề 4: Câu 1 : Đọc kỹ hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghiã được khơng ? Vì sao? Câu 2: (1điểm) Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghóa gốc, từ nào được dùng theo nghóa chuyển? -Ngang lưng thì thắt bao vàng –Cái chân thoăn thoắt Đầu (1) đội nón dấu , vai mang súng dài. Cái đầu (3) nghênh nghênh. (Ca dao) (Tố Hưũ, Lượm) -Đầu (2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông –Đầu (4) súng trăng treo. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng chí) Câu 3 : Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Đồng chí, Chính Hữu) Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong những câu thơ ấy. Câu 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Gợi ý làm bài Câu 1: - Từ “mặt trời” trong câu thơ: Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng Được sử dụng theop biện pháp tu từ ẩn dụ, - Khơng thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa. - Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà-ơi ) là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó khơng làm cho từ có thêm nghĩa mới và khơng thể đưa vào để giải thích trong từ điển. Câu2: -Từ in đậm được dùng với nghóa gốc: đầu (1 ) và đầu (3) -Từ in đâm được dùng với nghóa chuyển : đầu (2) và đầu (4) Câu 3: Những dòng thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng liêng: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ. Ba hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc Chính tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng đã gắn bó hai người – rộng ra là những người lính cách mạng. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường. Câu thơ: “Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Đầu tiên tác giả viết: “Đầu súng mảnh trăng treo”, nhưng sau đó bỏ đi chữ mảnh cho cô đúc hơn. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ – người lính: mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến – nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Chính Hữu viết”Đầu súng trăng treo”, ngoài hình ảnh còn có nhịp như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không buộc chặt. Suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng là một người bạn;”rừng hoang sương muối” là khung cảnh thật. Và chính vì ý nghĩa biểu tượng đẹp và khái quát cao nên tác giả đã dùng câu thơ này làm nhan đề cho cả tập thơ chống Pháp và chống Mỹ của mình :tập thơ “Đầu súng trăng treo”. Câu 4: A: Yêu cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh ( khác với trong cuộc sống đời thường) - Từ những tình huống cụ thể để làm rõ những biểu hiện tình cảm. B: Tìm ý: + Tóm tắt nội dung đoạn trích +Niềm khát khao của người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương là gì? + Điều gì đã xảy ra khi gặp lại con ? Tại sao? + Những biểu hiện của tình cảm cha con?Nó éo le ở những điểm nào ? Tại sao? +Nêu những suy nghĩ cụ thể về tình phụ tử ; về chiến tranh C: Gợi ý bài làm: I - Mở bài : -Nêu được hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”. -Truyện nói đến tình phụ tử (cha con) trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. -Nhận xét: đây là một tình cảm đáng trân trọng và thấy được nỗi đau của chiến tranh II- Thân bài : 1/ Tóm tắt đoạn trích: 2/Tình cha con: a/ Tình cha đối với con : ( qua nhân vật anh Sáu) b/Tình con đối với cha (qua nhân vật bé Thu) 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: - Tình càm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc. - Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm. III - Kết bài : -“Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. - Nói nỗi đau của chiến tranh D: Bài làm: I- MB: “ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng thời chống Mỹ. Truyện được viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, bền vững mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng và đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người. II-TB: 1-Tóm tắt đoạn trích: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung . Đề kiểm tra Đề 1: Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Ngữ văn 9, tập. quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không chuẩn bị bài. Kết quả : những học sinh đó thường rơi vào loại yếu , kém cả về hạnh kiểm và học tập. +Học sinh. giải quyết vấn đề . Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. + Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo