Đề 3/22 kiểm tra tổng hợp ngữ văn9

3 214 0
Đề 3/22 kiểm tra tổng hợp ngữ văn9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề 3: Câu1: Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghóa gốc, từ nào được dùng theo nghóa chuyển? -Ngang lưng thì thắt bao vàng –Cái chân thoăn thoắt Đầu (1) đội nón dấu , vai mang súng dài. Cái đầu (3) nghênh nghênh. (Ca dao) (Tố Hưũ, Lượm) -Đầu (2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông –Đầu (4) súng trăng treo. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng chí) Câu 2: Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thưa thớt …cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có vẻ đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. (Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 3: Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó. Trường học của chúng ta là trường học của chế đôï dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo ngữ văn 9, tập hai) Câu 4: Làm Văn: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Gợi ý Câu1: -Từ in đậm được dùng với nghóa gốc: đầu (1 ) và đầu (3) -Từ in đâm được dùng với nghóa chuyển : đầu (2) và đầu (4) Câu 2: -cái giống hoa mà khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt : thành phần phụ chú -có lẽ :thành phần tình thái Câu3: -Phép liên kết câu : Phép lặp “trường học của chúng ta” -Phép liên kết đoạn văn : Phép thế “như thế” ở đoạn sau thế cho câu cuối của đoạn trước. Câu 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. A: u cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hồn cảnh chiến tranh ( khác với trong cuộc sống đời thường) - Từ những tình huống cụ thể để làm rõ những biểu hiện tình cảm. B: Tìm ý: + Tóm tắt nội dung đoạn trích +Niềm khát khao của người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương là gì? + Điều gì đã xảy ra khi gặp lại con ? Tại sao? + Những biểu hiện của tình cảm cha con?Nó éo le ở những điểm nào ? Tại sao? +Nêu những suy nghĩ cụ thể về tình phụ tử ; về chiến tranh C: Gợi ý bài làm: I - Mở bài : -Nêu được hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”. -Truyện nói đến tình phụ tử (cha con) trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. -Nhận xét: đây là một tình cảm đáng trân trọng và thấy được nỗi đau của chiến tranh II- Thân bài : 1/ Tóm tắt đoạn trích: 2/Tình cha con: a/ Tình cha đối với con : ( qua nhân vật anh Sáu) b/Tình con đối với cha (qua nhân vật bé Thu) 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: - Tình càm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc. - Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm. III - Kết bài : -“Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. - Nói nỗi đau của chiến tranh D: Bài làm: I- MB: “ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng thời chống Mỹ. Truyện được viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con. . Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, bền vững mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng và đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người. II-TB: 1-Tóm tắt đoạn trích: Ông sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con. 2-Tình cha con: a/ Tình cha đối với con (nhân vật anh Sáu): Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới một hai tuổi. Mãi khi con gái tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà thăm con. Cái khao khát của một người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay để ra đi , ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thét lên “Ba Ba!”. Bom đạn chiến tranh làm thay đổi hình hài của ông. Vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh- đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé nhỏ không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Anh đã ra đi ,mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi . Những ngày ở rừng vô cùng thiếu thốn, gian khổ , nguy hiểm, anh Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược. Chiếc lược ngà đã trở hành báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hy sinh khi chưa gặp lại con. Chiếc lược chưa tới được tay bé Thu. Chiếc lược ngà trở thành vật ký thác thiêng liêng của người lính về tình cha con sâu nặng trong bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. b/ Tình con đối với cha (nhân vật bé Thu): Gặp lại con sau bao ngày xa cách với nỗi nhớ thương nên anh Sáu vồ vập nôn nóng , ngược lại bé Thu lại ngỡ ngàng, xa lạ . Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi, nó nhất định không gọi ba, không nhận sự chăm sóc của anh Sáu. Sự phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến rõ ràng, mạnh mẽ . Nó phản ứng vì anh Sáu có vết sẹo trên má ,không giống với hình mà “ba” nó chụp chung với má nó mà nó được biết. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ đầy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.Sự ngang ngạnh của bé Thu hoàn toàn “có lý” và không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để hiểu được những tính khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó. Nhưng vào thời điểm không ai ngờ, vào phút cuối của cuộc chia tay, thái độ và hành động của bé Thu hoàn toàn thay đổi. Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Từ ngờ vực xa cách, nó đã đi tới niềm tin thực sự và tình cảm được bộc lộ thật mãnh liệt và chân thành.Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: -Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong những tình huống:Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi .Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con người chiến sĩ mà còn gợi cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp đất nước ta có bao giờ nguôi.Anh Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào hy sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì tình vợ chồng, tình cha con Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng ; mãi mãi là kỷ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt để lại nhiều ám ảnh đau thương trong lòng ta. III –KL Truyện “Chiếc lược ngà” tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở đây tình cha con của anh Sáu và bé Thu đã không mất đi sau khi anh Sáu hy sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái anh, trong lòng người bạn của anh là bác Ba và các đồng chí. Tình cha con được nối dài trong tình cảm cách mạng, tình cảm của những người đồng chí. .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. . để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, dẫn theo ngữ văn 9, tập hai) Câu 4: Làm Văn: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của. hơn. (Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 3: Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết. đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. A: u cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hồn cảnh chiến tranh ( khác với

Ngày đăng: 30/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan