1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

bài báo cáo về lá sen

5 820 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

bài báo cáo về lá sen: công dụng, cách bảo quản, cách phân loại, định tính, định lượng các thành phần hoạt chất có trong lá sen: Định tính flavonoid,Định tính anthocyanosid,Định tính proanthocyanidin,Định tính tannin

2.2 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật Ta chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật bằng 2 dung môi là cồn và nước. 2.2.1 Chuẩn bị dịch chiết: + Chiết dịch chiết cồn: Lấy 15 gam dược liệu thô cho vào bình erlen, thêm 150 ml cồn 96% vào đun cách thủy trong 20 phút. Lọc qua bông vào một chén sứ rồi cô cạn. Bã dược liệu chiết lần 2 với 100ml dung môi. Sau đó, gộp dịch chiết thu được vào chén sứ đã cô cạn ban đầu, cô cách thủy đến khi dịch lọc trong chén còn lại khoảng 80 ml thì dừng. Để 1-2 muỗng than hoạt tính vào khuấy đun trong 5 phút. Tiếp theo lọc nóng qua giấy lọc. Dịch lọc phải trong, màu nhạt.Lấy dịch lọc này đem phân tích thành phần hóa thực vật. + Dịch chiết là nước: Tiến hành chiết tương tự như chiết dịch chiết cồn nhưng thay dung môi chiết là nước. Hình 2.2.1: Dịch chiết từ lá sen đã loại bỏ diệp lục 2.2.2 Xác định các nhóm hợp chất. 2.2.2.1 Xác định các nhóm hoạt chất tan trong cồn - Định tính alkaloid Lấy khoảng 5 ml dung dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi đến cắn. Hòa tan cắn trong 2-4 ml dung dịch acid hydroclorid 5%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nhỏ. Định tính alkaloid bằng thuốc thử Mayer, Bertrand và Bouchardat. - Định tính flavonoid Định tính các chất có cấu trúc gama-pyron và gama–dihydropyron Các flavonoid có nhân gama –pyron và gama-dihydropyron trong dược liệu bằng các phản ứng cyanidin. Lấy khoảng 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi còn khoảng 2 ml và gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0.5 ml HCl đđ . Dung dịch có màu đỏ, ta kết luận trong lá sen có flavonoid. Hình 2.2.2.1 b: Thí nghiệm định tính flavonoid trong lá sen với dịch chiết cồn + Định tính anthocyanosid Lấy 1 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch hydrochloric 10%.dung dịch có màu hồng tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxid 10%. Kết luận có anthocyanosid. Hình 2.2.2.1c: Thí nghiệm định tính anthocyanid trong lá sen với dịch chiết cồn + Định tính proanthocyanidin. Lấy 5 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml dịch acid hydrochloric 10% và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Dung dịch có màu đỏ: Có proanthocyanosid. Hình 2.2.2.1 d: Thí nghiệm định tính proanthocyanid trong lá sen với dịch chiết cồn - Định tính tannin Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn với 4 ml nước trên bếp cách thủy. Lọc, chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm. a. Ống nghiệm thứ nhất: pha loãng 0.5 ml dịch chiết với 1 ml nước cất. Thêm 2 giọt thuốc thử FeCl 3 5% lắc đều. Dung dịch có màu xanh rêu: Có polyphenol. Hình 2.2.2.1e: Định tính tannin (polyphenol) trong lá sen với dịch chiết cồn b. Ống thứ hai: thêm vào dịch lọc 5 giọt gelatin muối, lắc đều, so sánh ống chứng với dịch chiết ban đầu thấy có kết tủa trắng: Có tanin Hình 2.2.2.1f: Định tính tannin trong lá sen với dịch chiết cồn Vậy ta kết luận có tannin trong lá sen - Định tính acid hữu cơ Lấy 2 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Pha loãng với 1 ml và thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri cacbonat, thấy có bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể natri cacbonat: có các acid hữu cơ. Hình 2.2.2.1 g: Định tính acid hữu cơ trong lá sen với dịch chiết cồn 2.2.2.2 Xác định các chất tan trong dịch chiết nước. - Định tính alkaloid Lấy khoảng 10 ml dịch chiết cho vào một bình lắng gạn 50 ml, kiềm hóa dung dịch với pH 10 bằng dung dịch amoniac 10% và dịch chiết ether ethylic hoặc cloroform(10 ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10 ml nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2 ml x 3 lần). Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaoid bằng các thuốc thử: Mayer, Bertrand và Bouuchardat. Thuốc thử Valse –Mayer: tủa trắng-vàng nhạt Thuốc thử Bertrand: tủa trắng. Thuốc thử Bouchart: tủa đỏ cam. H Hình 2.2.2.2a: Hình định tính flavonoid trong lá sen (dịch chiết nước) Hình 2.2.2.2b: Hình định tính alkaloid trong lá sen (dịch chiết nước) - Định tính flavonoid Định tính các dẫn xuất có nhân –pyron và –dihydropyron Lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn trong khoảng 2 ml cồn 25%, lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ.thêm vào dung dịch một ít bột Magnesi kim loại và 0.5 ml HCl đđ. Dung dịch màu hồng tới đỏ: Có flavonoid. + Định tính anthocyanid. Lấy 1 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid hydrochloric 10%. Dung dịch từ màu đỏ chuyển sang màu xanh ki kiềm hoá bằng NaOH 10%: có anthocyanosid. + Định tính proanthocyanidin. Lấy 5 ml dịch chiết vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10% và đun trong bếp cách thủy. Dung dịch có màu đỏ: có proanthocyanidin. Hình 2.2.2.2 c: Hình định tính proanthocyanid trong lá sen ( dịch chiết nước) -Định tính tannin a. Lấy 0,5 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl 3 5%, lắc đều. Dung dịch có màu xanh rêu: Có polyphenol. Hình 2.2.2.2d: Định tính tannin (polyphenol) trong lá sen ( dịch chiết nước) b. Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vào 5 giọt gelatin muối, lắc đều, so sánh với dung dịch ban đầu.tủa bong trắng: Có tannin. Hình 2.2.2.2e: Định tính tannin (polyphenol) trong lá sen ( dịch chiết nước) - Định tính hợp chất khử Lấy 5 ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong cồn 25% , lọc. Cho dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch Fehling B. Đun cách thủy 5 phút. Ta thấy có kết tủa đỏ gạch lắng xuống đáy ống nghiệm: Có các chất khử. Hình 2.2.2.2f: Định tính chất khử trong lá sen ( dịch chiết nước) - Định tính các acid hữu cơ Lấy 2ml dung dịch chiết cho vào 1 ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri cacbonat, ta thấy có bọt khí sủi bọt lên từ các tinh thể natri cacbnat: Có acid hữu cơ.

Ngày đăng: 16/05/2015, 20:07

Xem thêm: bài báo cáo về lá sen

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w