Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
365,5 KB
Nội dung
Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km 2 ; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. - Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai - Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận - Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: - Lạc Dương - Đơn Dương - Đức Trọng - Lâm Hà - Di Linh - Bảo Lâm - Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên - Đam Rông với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng đông cách cảng biển Nha Trang 210Km. ĐỊA HÌNH Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. ĐỊA CHẤT Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông. Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi KHOÁNG SẢN Khoáng sản trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc thời đại sinh khoáng Mesozoi muộn – Kainozoi sớm và thời đại sinh khoáng Kainozoi. Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin, Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m 3 , có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng. Liên đoàn địa chất 6 đã tổng hợp được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng. Các mỏ và điểm quặng được chia ra thành 7 nhóm Than: than nâu, than bùn Kim loại: sắt, wolfram, chì – kẽm, antimoan, nhôm, thiếc, vàng Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Phi kim loại: cao lanh, felspat, bentonit, diatomit Vật liệu xây dựng: cát, đá, sét Đá quý và bán quý: saphyr, topa và thạch anh tinh thể, opan, tectit Dị thường phóng xạ Nước khoáng Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Nhóm đất phù sa (fluvisols) Nhóm đất glây (gleysols) Nhóm đất mới biến đổi (cambisols) Nhóm đất đen (luvisols) Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols) Nhóm đất xám (acrisols) Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols) Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols) Đất có độ dốc dưới 25 o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25 o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%). Khi1 hau Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25 0 C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. THUY VAN Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km 2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) Sông La Ngà Sông Đa Nhim Hệ thống cung cấp nước Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m 3 /ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m 3 /ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng m 3 /ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m 3 /ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m 3 /ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện. DA TOC DAN CU Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km 2 Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng. Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng. NONG NGHIEP Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phát triển và ổn định vùng nguyên liệu các loại cây công nghiệp dài ngày với trình độ thâm canh ngày càng cao, đồng thời chú trọng các loại cây lương thực, thực thẩm gắn với đẩy mạnh đầu tư thâm canh để không ngừng tăng năng suất, sản lượng cây trồng; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất lượng cà gía trị sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, trong phát triển kinh tế của tỉnh, nông nghiệp là một trong những ngành đạt được thành tựu lớn trong những năm đổi mới kinh tế nói chung và 5 năm 2001-2005 nói riêng. Thời kỳ 5 năm 2001-2005, tuy gặp nhiều khó khăn về thiên tai hạn hán, lũ lụt và dịch cúm gia cầm bùng phát năm 2004, 2005; biến động bất lợi của thị trường tiêu thụ chè do ảnh hưởng của chiến tranh Irắq; giá một số sản phẩm nông sản, nhất là giá cà phê có những năm thấp hơn giá trị sản phẩm, cùng với giá vật tư phân bón liên tục tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhiều chính sách đã được ban hành, nhiều dự án được triển khai thực hiện nên sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt được một số kết quả nhất định: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2005, tăng 7,53%. Đây là tốc độ tăng khá cao vì sản xuất nông nghiệp có đối tượng là cây trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào đất đai nên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước phát triển đột biến được. Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành những vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà phê, chè, vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng lên làm cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến. Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trị tăng thêm hàng năm 7,88%, đóng góp từ 60-69% GDP (giá SS 1994), là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn khoảng 63%. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, qua kết qủa sơ kết chương trình 50 triệu đồng/ha/năm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động, tính đến nay toàn tỉnh có trên 8.000 ha canh tác đạt doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm. Thông qua đầu tư thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích: vùng chuyên canh rau-hoa-dâu tây ở Đà Lạt-Lạc Dương có trên 100 mô hình trồng rau, hoa, dâu tây đạt doanh thu từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có trên 50% đạt doanh thu từ 150-480 triệu đồng/ha/năm; vùng chuyên canh chè chất lượng cao, tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có 500 ha chè đạt doanh thu từ 150-180 triệu đồng/ha, cá biệt có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 2-3 tỷ đồng/ha/năm. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất. Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới và có hiệu quả kinh tế-xã hội trong nông nghiệp như kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông - lâm kết hợp với nhiều thành phần tham gia, kể cả đồng bào dân tộc. Tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh tăng mạnh trong thời kỳ 2001-2005, từ 716 trang trại năm 2000 tăng lên 1.978 trang trại năm 2005, gấp 2,76 lần so năm 2000. Đến năm 2005, các trang trại đã sử dụng tổng số vốn 455.128 triệu đồng và 8.389 ha đất để sản xuất kinh doanh tạo ra 392.339 triệu đồng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ. Thu nhập bình quân một trang trại trong năm 2005 đạt trên 148 tỷ đồng, gấp 3,47 lần so năm 2000, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 thu nhập một trang trại tăng 28,27%. * Trồng trọt: Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối. Đến Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng năm 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 97.134 ha, tăng 19.550 ha so năm 2000, quy mô diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân mỗi năm 4,6%. Diện tích cây thực phẩm tăng nhanh từ 21.816 ha năm 2000, tăng lên 32.719 ha năm 2005, bình quân hàng năm tăng 8,4%; trong đó cây rau các loại và cây hoa tăng nhanh, diện tích rau từ 18.879 ha năm 2000 tăng lên 29.378 ha ( tăng 10.499 ha) và cây hoa từ 962 ha năm 2000 tăng lên 2.270 ha (tăng 1.308 ha). Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000 ha trong 5 năm . Đối với cây lâu năm, khác với thời kỳ 1996-2000, diện tích gieo trồng luôn luôn biến động theo chiều hướng ngày càng tăng do hiệu qủa sản xuất cao và giá trị mang lại lớn như cây cà phê, chè, điều Nhưng thời kỳ 2001-2005, thực hiện chủ trương của Chính phủ điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu định lượng đến năm 2010, theo đó không mở rộng diện tích những cây trồng kém hiệu quả do cung đã vượt cầu như cà phê, hạt tiêu… đồng thời thực hiện chủ trương của tỉnh tập trung thâm canh các cây trồng dài ngày hiện có trên địa bàn tỉnh nên diện tích gieo trồng cây lâu năm tương đối ổn định ở mức 165 đến 170 ngàn ha. Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm năm 2005 đạt 171.254 ha, tăng 7.093 ha, chủ yếu do tăng diện tích cây ăn qủa còn diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng không đáng kể (2005 tăng 47 ha so 2000). Sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây công nghiệp dài ngày như sau: - Cây cà phê phát triển chậm lại và xu hướng giảm dần do giá cà phê không ổn định, đặc biệt năm 2001, 2002 giá cà phê chỉ còn 6-8 ngàn đồng/kg, thấp hơn chi phí đầu tư. Diện tích từ 124.359 ha năm 2000, xuống còn 117.538 ha năm 2005, giảm 6.821 ha. - Diện tích cây chè tăng chậm và ổn định trong những năm gần đây. Năm 2000 diện tích 21.616 ha, đến năm 2005 diện tích đạt 25.535 ha, tăng 3.919 ha. - Cây dâu tằm, cây điều diện tích xu hướng tăng lên do giá cả ổn định ở mức cao có lợi cho người sản xuất. Năm 2005, diện tích dâu tằm tăng 2.743 ha và diện tích điều tăng 2.764 ha so năm 2000. Diện tích gieo trồng qua các năm : 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng diện tích ( ha) 248.620 254.366 259.019 262.243 268.388 1 . Cây hàng năm 81.557 88.681 91.723 93.884 97.134 Trong đó: - Cây lương thực 50.166 54.572 56.392 56.421 56.923 - Cây thực phẩm 25.159 27.611 29.535 30.778 32.719 2 . Cây lâu năm 167.063 165.685 167.296 168.359 171.254 Cùng với việc ổn định, tăng diện tích cây trồng, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu trong thời kỳ 2001-2005, cũng tăng lên cả về số lượng chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Cụ thể sản lượng một số cây trồng chủ yếu như sau : Sản lượng lương thực: Do tác động của khoa học kỹ thuật như giống cây trồng, đầu tư thâm canh, điều hoà nước tưới tiêu, phòng trừ dịch bệnh nên năng suất cây lương thực nhất là cây lúa tăng lên rõ rệt. Năng suất lúa toàn tỉnh từ 31,07 tạ/ha năm 2000, tăng lên 39,21 tạ/ha năm 2004 và 38,37 tạ/ha ước năm 2005. Sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng một cách ổn định chủ yếu do tăng năng suất cây trồng và đưa các giống mới vào sản xuất đại trà; tỷ lệ giống lúa mới và lúa cao sản hàng năm chiếm trên 50% diện tích và giống ngô lai chiếm khoảng 90% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 215.877 tấn, tăng 38,33% so năm 2000, bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2005 tăng 6,7%; trong đó sản lượng lúa tăng từ 102.055 tấn năm 2000 lên 129.721 tấn, tăng bình quân 4,9%/năm và sản lượng ngô từ 54.005 tấn năm 2000 tăng lên 86.156 tấn năm 2005, tăng bình quân 9,8% hàng năm. Sản lượng lương thực tăng, đã khắc phục được tình trạng thiếu ăn trong dân cư, khắc phục dần tình trạng đói giáp hạt, ổn định đời sống xã hội . Sản lượng các loại nông sản hàng hóa tiếp tục tăng, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế như cây cà phê, chè và cây rau và hoa. Sản lượng cà phê năm 2005 ước đạt 211.804 tấn, tăng trên 26,6% so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 4,8%; tuy nhiên mức tăng không ổn định qua các năm do sản lượng cà phê chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, giá cả; cá biệt năm 2002 sản lượng cà phê giảm gần 38% so năm 2001 (giảm 67.576 tấn) do hạn hán. Cây chè, tuy diện tích tăng chậm nhưng tương đối ổn định trong những năm gần đây, song sản lượng tăng bình quân hàng năm đạt 5,3%, từ 125.7179 tấn năm 2000, lên 161.938 tấn năm 2005. Ngoài 2 loại cây có quy mô lớn như cà phê, chè, một số cây trồng có giá trị kinh tế cao đang tiếp tục ổn định và phát triển như dâu tằm, điều, hồ tiêu. Sản lượng dâu tằm năm 2005 đạt 48.964 tấn, gấp hơn 2 lần so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 15,22%; sản lượng điều năm 2005 đạt 4.833 tấn, gấp 4,9 lần so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 37,3%. Sản lượng cây rau: giá cả một số chủng loại rau, nhất là các loại rau thương phẩm trong những năm gần đây ổn định và tăng cao nên cây rau có xu hướng phát triển mạnh cả về quy mô diện tích cũng như sản lượng với những chủng loại Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng mang tính phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng như : Sú, lơ, cải thảo, cà rốt, khoai tây, sà lách, cà chua Đến năm 2005, diện tích rau đạt 29.378 ha, tăng 55,61% so năm 2000, sản lượng rau thương phẩm tăng nhanh, đạt 748.111 tấn năm 2005, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 là 11,59%. Ngoài các giống rau truyền thống, đã đưa vào nhiều chủng loại rau cao cấp, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản lượng rau an toàn ngày càng tăng để cung cấp cho một số thị trường cao cấp ổn định ở trong nước. * Chăn nuôi: Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định, một số loại tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn bò sữa, đàn heo. Trong chăn nuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Theo kết qủa điều tra 1/10 hàng năm, đàn trâu năm 2005 có 17.756 con, tăng 245 con so năm 2000. Đàn bò tăng mạnh từ 57.402 con năm 2000 tăng lên 93.012 con năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 10,13% . Việc cơ giới hoá trong nông nghiệp cũng làm giảm bò cày kéo, nhưng nuôi bò lấy thịt và bò lấy sữa phát triển mạnh trong những năm gần đây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đàn bò sữa trong 2 năm gần đây tăng mạnh do thực hiện chủ trương phát triển bò sữa bằng các chương trình hỗ trợ nông dân mua con giống, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua thoả thuận với Công ty sữa Việt Nam để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi cho nông dân với giá từ 2.500 đồng/lít. Đến năm 2005, đàn bò sữa có 3.260 con, tăng 57% so năm 2004. Đàn heo phát triển ổn định, tăng đều qua các năm thời kỳ 2001-2005 do tình hình giá cả heo hơi trong các năm qua tương đối cao, trong lúc nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ gia cầm giảm do dịch cúm gia cầm bùng phát nên nông dân chú trọng đầu tư chăn nuôi heo; mặt khác các mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất trong đó có chăn nuôi. Đàn heo phát triển theo hướng heo siêu nạc, giống heo tốt có tỷ lệ nạc cao chiếm từ 30-40% trên tổng đàn. Tổng đàn heo năm 2005 ước đạt 339.855 con tăng 70,77% với 140.837 con so năm 2000, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 11,3%. Đàn gia súc, gia cầm trong 3 năm đầu thời kỳ 2001-2005 phát triển mạnh từ 1.569 ngàn con tăng lên 2.949 ngàn con năm 2003. Song trong 2 năm 2004, 2005 do xảy ra dịch cúm gia cầm H 5 N 1 ở nhiều nước trên thế giới và nhiều tỉnh trong nước; tuy Lâm Đồng là địa phương chỉ xảy ra dịch cúm gia cầm cục bộ ở một số địa bàn nhưng do tâm lý tiêu dùng nên các sản phẩm từ gia cầm tiêu thụ chậm, thậm chí có thời điểm không tiêu thụ được ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống các hộ chăn nuôi gia cầm, vì vậy tổng đàn gia cầm giảm mạnh so năm 2003. Đến năm 2005, đàn gia cầm còn 1.819,8 ngàn con, giảm 1.129,2 ngàn con so năm 2003, giảm 110,6 ngàn con so năm 2004. * Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2002-2005. Trong 4 năm qua cơ cấu cây trồng từng bước được chuyển đổi, trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất hiện có, thông qua phân tích đặc điểm đất đai, khí hậu, thời tiết vùng sinh thái để xác định cây trồng vật nuôi thích hợp cho từng vùng, lập quy hoạch phát triển tập trung, chuyên môn hóa sản xuất. Theo hướng đó, trong thời gian qua, quy hoạch sản xuất nông nghiệp được hình thành tương đối đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng địa phương trong tỉnh. Đến nay tỉnh đã xác định nhóm cây trồng chủ yếu và hình thành các vùng cây công nghiệp, cây lương thực và cây thực phẩm. Đối với cây hàng năm, điều chỉnh chuyển dần một số diện tích cây lương thực năng suất thấp sang cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với cây lâu năm, ưu tiên phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, điều. dâu tằm trên cơ sở ổn định diện tích hiện có các loại cây để đầu tư thâm canh kết hợp khai thác diện tích đất trống, vùng gò đồi trồng cây lâu năm, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung chủ yếu. Từ năm 2002-2004, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 18.244 ha, trong đó chuyển diện tích cà phê là 11.849 ha, chuyển một số cây trồng khác kém hiệu qủa là 6.395 ha sang trồng chè, điều, rau hoa, cây ăn quả, hỗ trợ mua bò đực giống Zê bu là 100 con. Tổng vốn nhà nước đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi là 23.097 triệu đồng. Riêng năm 2005 kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là 6.408 triệu đồng, gồm hỗ trợ chuyển đổi giống chè 105 ha, giống cà phê 110 ha, giống dâu tây 1 ha, giống dâu tằm 105 ha, giống điều ghép 160 ha, giống cây ăn qủa 150 triệu đồng, giống lúa cao sản 40 tấn, giống cây bơ ghép 2000 cây, giống cá tôm 167 triệu trứng giống tằm 500 hộp, bò đực lai sind, Zê bu 70 con, nhập cây giống mới 174 triệu đồng. Trợ giá thuộc chương trình hàng chính sách miền núi 2.908 triệu đồng, hỗ trợ chương trình thuỷ sản chăn nuôi 1.000 triệu đồng. Đến nay, hầu hết các chương trình đã hoàn thành khâu thủ tục về hồ sơ thiết kế dự toán, đã và đang triển khai thực hiện. Tỷ trọng cơ cấu cây trồng qua các năm như sau : 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu ( %) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 . Cây hàng năm 32,80 34,86 35,41 35,80 36,19 Tỷ trọng chiếm trong cây Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Hàng năm: - Cây lương thực 61,51 61,54 61,48 60,10 58,52 - Cây thực phẩm 30,85 31,14 32,20 32,78 33,76 2 . Cây lâu năm 67,20 65,14 64,59 64,20 63,81 Trong 5 năm 2001-2005, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng ổn định, đầu tư thâm canh diện tích cây lâu năm và tăng diện tích cây hàng năm. Tỷ trọng diện tích cây lâu năm từ 67,2% năm 2001, giảm xuống từ 65,14% năm 2002, 64,59% năm 2003, 64,2% năm 2004 xuống còn 63,81% năm 2005; tỷ trọng cây hàng năm tăng từ 32,8% năm 2001, lên 36,19% năm 2005. Trong cây hàng năm, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây thực phẩm và giảm tỷ trọng diện tích cây lương thực. Đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời đã từng bước chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Một số diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm ở các vùng trũng, vùng thường bị ngập úng do ảnh hưởng của thiên tai đã chuyển đổi gieo trồng các loại cây trồng khác. Cơ cấu mùa vụ gieo trồng cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng cũng được thay đổi phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên và thời tiết từng vùng, từng địa phương. Sự thay đổi mùa vụ đã tạo điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng, hạn chế sâu bệnh và phòng chống thiên tai, là một trong những nhân tố góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Do tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật, chọn bước đi thích hợp đã tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất nông nghiệp giữ ổn định và phát triển mạnh. Cơ cấu sản xuất cũng được bố trí, điều chỉnh dần phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác từng vùng và phát triển của trình độ sản xuất, khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên nông nghiệp, cụ thể cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa lương thực và nông sản hàng hoá, làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng, đạt giá trị cao. Trong 5 năm 2001-2005, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 83,48% năm 2001 giảm xuống còn 80,19% năm 2005, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên từ 14,63% năm 2000 đến 17,53% năm 2005 và hoạt động dịch vụ nông nghiệp từ 1,89% năm 2001 tăng lên 2,28% năm 2005. Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp : 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu nội bộ ngành NN ( %) Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 . Trồng trọt 83,48 81,85 83,02 80,79 80,19 2 . Chăn nuôi 14,63 16,09 14,99 17,14 17,53 3 . Dịch vụ 1,89 2,06 1,99 2,06 2,28 Các thông số về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm thể hiện nông nghiệp vừa phát huy thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (trồng trọt) vừa phát triển toàn diện cả về chăn nuôi. Tỷ trọng của 2 ngành này trong thời kỳ vừa qua luôn ở mức cân đối với tỷ số: Trồng trọt 80-84%, chăn nuôi 14-18%. Trong trồng trọt, tập trung vào các nhóm cây trồng chính: Cây công nghiệp tập trung ở cây cà phê, cây chè, cây dâu tằm, điều; cây lương thực chủ yếu là cây lúa; cây thực phẩm tập trung vào rau, đậu các loại và các loại hoa. * Công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp: Công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi 5 năm qua đã được quan tâm đầu tư của Trung ương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh và các thành phần kinh tế do vậy số công trình được đầu tư xây dựng khởi công mới, tu sửa nâng cấp nhiều hơn so với 5 năm trước. Chương trình thực hiện kiên cố hoá kênh mương đạt hiệu quả cao với 29 công trình, tổng chiều dài kênh mương kiên cố hóa là 190,386 km. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 263 công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ có năng lực tưới theo thiết kế là 26.618 ha cây trồng các loại. Năng lực tưới thực tế các công trình nâng lên rõ rệt so với năng lực thiết kế, đến năm 2005, tổng diện tích các loại cây trồng được tưới 64.000 ha, trong đó lúa đông xuân 10.000 ha, lúa hè thu sớm 5.500 ha, lúa mùa 18.900 ha, cây công nghiệp và cây ăn qủa 22.600 ha và rau hoa 7.000 ha. LAM NGHIEP Tài nguyên rừng : Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m 3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tố độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác. Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có phần đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và rừng quốc gia Cát Tiên, ở đây có trên 544 loại thực vật, 44 loài thú, gần 200 loài chim và có sự xuất hiện những động vật quý hiếm như loài Tê giác Zava. Tình hình sản xuất lâm nghiệp qua 5 năm (2001-2005): Sản xuất lâm nghiệp qua 5 năm đã từng bước chuyển dịch theo hướng giảm khai thác; tăng cường công tác lâm sinh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho nhân dân, gắn với việc đưa đồng bào dân tộc tham gia vào làm nghề rừng để tạo cho họ ổn định cuộc sống, gắn bó thật sự với rừng tiến tới không còn nạn phá rừng làm nương, rẫy nhằm xây dựng vốn rừng, duy trì và bảo vệ tài nguyên . Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 5 năm 2001-2005 đã có nhiều đổi mới về cơ chế tổ chức quản lý nhằm mục đích giữ rừng và phát triển vốn rừng, chuyển từ hoạt động lâm nghiệp truyền thống sang hoạt động lâm nghiệp xã hội. Sắp xếp lại các lâm trường và các ban quản lý rừng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường, làm tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất lâm nghiệp, thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo tại các địa phương trong tỉnh. Phát triển lâm nghiệp đã gắn với tạo việc làm cho hàng chục ngàn hộ nông dân, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ở vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Bằng các nguồn vốn và các hình thức đầu tư khác nhau như: vốn dự án 661, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và vốn của các thành phần kinh tế đã đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, từng bước nâng cao độ che phủ của rừng trong toàn tỉnh. Thực hiện chủ trương hạn chế khai thác, tách đơn vị khai thác khỏi đơn vị quản lý bảo vệ rừng nên khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên ngày càng giảm; giai đoạn 2001-2002 bình quân khoảng 30.000 m 3 /năm, giai đoạn 2004-2005 bình quân khoảng 15.000 m 3 /năm. Khối lượng gỗ rừng trồng khai thác ngày càng tăng (năm 2000 khoảng 4.000 m 3 /năm, năm 2005 khoảng 40.000 m 3 /năm). Sản lượng gỗ khai thác các loại xu hướng giảm dần, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2003 đến nay. Sản lượng gỗ khai thác các loại giảm từ 79.788 m 3 năm 2003 xuống còn 45.258 m 3 năm 2005, giảm 34.530 m 3 ; trong đó các đơn vị lâm nghiệp khai thác từ 63.220 m 3 năm 2003 giảm xuống còn 35.046 m 3 năm 2005, giảm 28.174 m 3 . Bình quân thời kỳ 2001-2005, sản lượng gỗ khai thác mỗi năm là 59.561 m 3 , mức khai thác gỗ bình quân hàng năm phù hợp với yêu cầu phát triển tự nhiên về năng suất rừng và đủ đáp ứng yêu cầu địa phương, góp phần bảo tồn một khối lượng lớn diện tích rừng tự nhiên. Công tác giao đất, giao rừng để quản lý bảo vệ có chuyển biến tích cực. Trong những năm qua, tỉnh đã đầu tư giao khoán quản lý bảo vệ rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận đồng bào dân tộc. Tính đến năm 2005 đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được 299 ngàn ha giao cho khoảng gần 12 ngàn hộ nhận khoán với mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng; trong đó có 9.405 hộ đồng bào dân tộc nhận khoán 230,717 ngàn ha. Trong tổng số diện tích rừng được giao khoán bảo vệ, nguồn vốn ngân sách tỉnh 168.285 ha; giao khoán bằng nguồn vốn dự án 5 triệu ha rừng 106.074 ha; giao khoán bằng chính sách hưởng lợi 10.444 ha. Để khôi phục lại vốn rừng bị giảm sút, bằng nhiều nguồn vốn ngân sách cấp thông qua chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, vốn trồng rừng nguyên liệu giấy (liên doanh giữa các đơn vị chủ rừng với Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai), vốn dự án IPDP, vốn các đơn vị và cá nhân… đã đầu tư thực hiện trồng rừng tập trung 5 năm 2001-2005 đạt 14.937 ha, bình quân mỗi năm trồng rừng đạt 2.987 ha. Trong đó chương trình 327(nay là 5 triệu ha rừng) đã trồng mới 2.458 ha rừng trồng tập trung. Nhờ kết qủa đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng nên trong 5 năm 2001-2005 độ che phủ của rừng được nâng lên từ 63% năm 2000 lên 64% năm 2005. CONG NGHIEP Sản xuất công nghiệp: Thời kỳ 2001-2005, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, ảnh hưởng của dịch Sars, giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí đầu vào các sản phẩm… nhưng ngành công nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, phát triển theo chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới đi vào thế phát triển ổn định. Để thích ứng với cơ chế mới, ngành công nghiệp đã tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, quá trình sắp xếp lại gắn chặt với quá trình xây dựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến với việc phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường để đầu tư mở rộng quy mô, đồng thời giải thể những doanh nghiệp quy mô nhỏ, làm ăn thua lỗ. Với phương châm đó, số lượng doanh nghiệp đã giảm xuống từ 26 doanh nghiệp năm 2001 xuống 22 doanh nghiệp năm 2005. Trong đó doanh nhiệp nhà nước địa phương quản lý từ 13 doanh nghiệp năm 2001 còn 11 doanh nghiệp năm 2005, giảm 2 doanh nghiệp (giảm 15,38%). Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Tổng hợp chung về cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp : 2001 2002 2003 2004 2005 1. Cơ sở sản xuất ( cơ sở ) 6.455 5.754 6.330 6.154 6.364 - Doanh nghiệp nhà nước 26 27 25 24 22 Trung ương 13 13 12 13 11 Địa phương 13 14 13 11 11 - Ngoài nhà nước 6.414 5.711 6.283 6.103 6.312 2. Lao động ( người ) 28.991 26.238 29.165 28.440 29.870 - Khu vực nhà nước 7.040 6.214 7.702 7.630 6.400 - Khu vực ngoài nhà nước 21.951 20.024 21.463 20.810 23.470 Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước cũng đang trong quá trình đổi mới về tổ chức theo hướng đa dạng hoá về thành phần và tăng về số lượng (trừ thành phần kinh tế cá thể). Do được đầu tư cơ sở sản xuất phát triển, năng lực sản xuất tăng, thu hút lực lượng lao động xã hội tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2001 có 21.951 lao động đến năm 2005 có 23.470 lao động tham gia, tăng 1.519 lao động so năm 2001. Do được tăng cường đầu tư, năng lực sản xuất tăng nhanh, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ mới, thay thế dần máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu. Kết hợp với đổi mới cơ chế quản lý đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển. Trong thời kỳ 2001-2005, gía trị sản xuất công nghiệp (CĐ 94) tăng bình quân 17,8% hàng năm, trong đó năm 2001 tăng 11,2%; 2002 tăng 7,03%; 2003 tăng 10,29%; 2004 tăng 19,88% và ước năm 2005 tăng 43,86%, tăng mạnh do tính bổ sung thêm giá trị điện của công ty Hàm Thuận-Đa Mi (theo Quyết định của Bộ Công nghiệp). Cả 3 ngành công nghiệp đều tăng, trong đó công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng mạnh; bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005, ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,47%, ngành công nghiệp chế biến tăng 19,70% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng 49,54%. Đối với kinh tế nhà nước, tuy số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, song giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 27,31%, trong đó doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý tăng 42,92% và doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý tăng 4,6%. Năng lực sản xuất cũng tăng mạnh, nhất là các ngành công nghiệp chủ yếu ở địa phương, điển hình như chế biến hạt điều tăng từ 656 tấn năm 2000 lên 1.480 tấn năm 2005, tăng 125,61%; chế biến chè từ 5.782 tấn năm 2000 tăng lên 6.813 tấn năm 2005, tăng 17,83%; khai thác bauxite từ 16.200 tấn năm 2000 tăng lên 68.100 tấn năm 2005; sản xuất quần áo may sẵn từ 371 ngàn cái năm 2000 tăng lên 546 ngàn cái năm 2005, tăng 47,17%; sợi tơ tằm từ 121 tấn lên 512 tấn năm 2005, tăng 323,14% Tổng nguồn vốn dùng vào sản xuất kinh doanh đến thời điểm 31/12/2005 là 2.762.919 triệu đồng, chiếm 71,9% tổng nguồn vốn các doanh nghiệp công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá CĐ 1994: 2001 2002 2003 2004 2005 1. Giá trị sản xuất (tr. đồng) 1.098.948 1.1176.233 1.297.305 1.555.156 2.237.324 - Công nghiệp khai thác mỏ 34.974 39.410 45.457 53.127 64.297 - Công nghiệp chế biến 996.997 1.070.634 1.179.046 1.428 218 1.683.504 - CN SX, PP điện, nước 66.977 66.189 72.802 73.811 489.523 2. Tốc độ phát triển (%) 111,20 107,03 110,29 119,88 143,86 3. Tốc độ PTBQ 2001-2005 117,80 - Công nghiệp khai thác 119,70 - Công nghiệp chế biến 113,47 - CN SX, PP điện, nước 149,54 Công nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tỷ trọng giá trị công nghiệp ngoài nhà nước tuy có giảm dần từ 86,65% năm 2000 xuống còn 71,29% năm 2005 song vẫn chiếm tỷ lệ lớn (bình quân thời kỳ 2001-2005 chiếm 65,3%) trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước (CĐ 1994) từ 671.360 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1.208.228 triệu đồng năm 2005, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 tăng 12,47%; trong đó kinh tế tư Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (tư nhân tăng bình quân 23,65%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,86%). Riêng kinh tế cá thể tăng chậm (tăng bình quân 0,23%) và kinh tế tập thể giảm mạnh (giảm 12,34% bình quân hàng năm). Sản xuất công nghiệp trong thời gian qua đã phát triển đúng hướng, cụ thể là căn cứ vào khả năng về nguyên liệu sẵn có của địa phương để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản vào phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Phương án sản phẩm sản xuất tương đối phù hợp, được thị trường chấp nhận, chiếm lĩnh thị phần ngày càng được mở rộng. Điển hình là các sản phẩm như phân vi sinh, chè chế biến, cà phê chế biến, bauxite, lụa tơ tằm, sợi tơ tằm , sản phẩm hàng hóa do công nghiệp sản xuất đa dạng về chủng loại, tăng về khối lượng và chất lượng. Bên cạnh các sản phẩm có trình độ kỹ thuật, có giá trị kinh tế hàng hoá cao, phục vụ cho sản xuất, xây dựng, ngành công nghiệp còn sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng khác như sản phẩm may mặc, chế biến lương thực, chế biến gỗ, lâm sản góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về hàng hoá địa phương. Vai trò công nghiệp, nhất là một số ngành công nghiệp có quy trình công nghệ, kỹ thuật cao đã thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp còn là đầu mối tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng GDP; phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế và của chính khu vực công nghiệp-xây dựng. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 10,38% năm 2000 lên 16,83% năm 2005, góp phần nâng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 13,40% năm 2000 lên 18,70% năm 2005. Kết quả sản xuất công nghiệp trong thời gian qua đã chứng minh: Đầu tư cho phát triển công nghiệp không những nâng cao năng lực của nền công nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình phát triển của các ngành kinh tế khác, nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá, nhất là các sản phẩm vật tư kỹ thuật, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sách, từng bước thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế, tạo môi trường để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời sự phát triển công nghiệp đã tạo ra hàng vạn chỗ làm việc cho người lao động, không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn ở các ngành kinh tế khác, trước hết là các ngành liên quan chặt chẽ đến sản xuất công nghiệp như sản xuất nông, lâm, thuỷ sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thương mại làm chức năng bán hàng hoá cho công nghiệp . Trong những năm qua, công tác quy hoạch, triển khai đền bù giải toả, thu hút vốn đầu tư để triển khai phát triển một số dự án lớn có tác động quyết định, đột phá đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung, ngành công nghiệp nói riêng được triển khai tích cực. Đến nay, đã triển khai quy hoạch xây dựng 12 cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch 63 điểm thuỷ điện, thành lập và triển khai chương trình khuyến công, đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào 2 khu công nghiệp: Lộc Sơn và Phú Hội và các dự án thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, tổ hợp bauxite Tân Rai… Hiện đã có 20 nhà đầu tư, đăng ký đầu tư (trong đó có 3 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 202,28 tỷ đồng và 2 triệu USD vào khu công nghiệp Lộc Sơn. Riêng khu công nghiệp Phú Hội đã có 4 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký 59,9 tỷ đồng. TIEU THU CN Lâm Đồng tuy là một tỉnh miền núi, song với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng của cả nước, nên số khách nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế đó đã tạo nên nhu cầu lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy, ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát,… DU LICH Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước, rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang. Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực. Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân Tư liệu dạy học Địa lý địa phương –Tỉnh Lâm Đồng [...]... đơn vị so năm 2002 BAO CHI Lâm Đồng có 4 cơ quan báo chí: * Báo Lâm Đồng * Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng * Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ * Tạp chí Lang Bian Báo Lâm Đồng được thành lập ngày 21-6-1977 Từ năm 1999, báo Lâm Đồng phát hành mỗi tuần 3 số Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Đài Phát thanh Lâm Đồng phát đi bản tin đầu tiên... 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2004 ngành y tế Lâm Đồng đã khám, chữa bệnh cho 493.968 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc với tổng kinh phí chi trả 19,53 tỷ đồng trong tổng số kinh phí 24,41 tỷ đồng để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí chi người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc... nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng Các thiết chế văn hoá gồm có: - Thư viện tổng hợp tỉnh Lâm Đồng và Thư viện các huyện - Bảo tàng Lâm Đồng - Trung tâm văn hoá tỉnh Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc và các huyện: Di Linh, Đơn Dương, Đạ Tẻh - Nhà văn hoá cụm xã và các xã - Xí nghiệp in Lâm Đồng - Công ty Điện ảnh tỉnh Lâm Đồng - Công ty Phát hành sách Lâm Đồng Hoạt động văn hoá... 346,25km Hệ thống đường huyện là 985,69km Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực Đường hàng không Cảng hàng... chuẩn năm học 2004-2005 là 90% Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Giáo viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiêp cũng tăng cả về số lượng và chất lượng Đến năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có 332 giáo viên giảng dạy đại học, 91 giảng viên giảng dạy cao đẳng và 145 giảng viên giảng dạy trung học chuyên nghiệp Số giảng... 100% số xã có điện đến trung tâm Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện trong tỉnh đạt 7,865 MW Sản lượng điện phát ra năm 2000 đạt 28,081 triệu kWh VAN HOA XA HOI Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều dân tộc anh em thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me và ngữ hệ Malayô... Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Đây là các tư liệu mới lấy chưa tinh chỉnh mong quý , thầy cô thông cảm vì quá bận rộn Hẹn gặp trong lần sau sẽ đưa lên đầy đủ, súc tích và cập nhật số liệu mới nhất của tỉnh Lâm Đồng Nếu muốn có Đĩa CD « Địa chí Lâm Đồng » có thể liện hệ số điện thoại sau : 01683.333.454 (Đĩa dùng dạy học địa phương các môn : Địa –Sử- Văn lớp 9 &12) Chúc thầy cô luôn thành công... từ 52,81% năm 2001 giảm xuống còn 32,98% năm 2005 Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp một phần tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Về cơ cấu đầu tư, nét nổi bật trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua tại Lâm Đồng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,... nghìn dân đạt 2,08 giường vào năm 2005 với công suất sử dụng giường bệnh đạt 84,92% Ngoài ra, để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn, bệnh viện tuyến tỉnh đã trang Tư liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng bị máy CT Scanner, máy chạy thận nhân tạo, bộ khám điều trị nội soi Tai-Mũi-Họng; có 8/10 bệnh viện tuyến huyện đã có gây mê, bàn... Nền giáo dục ở Lâm Đồng cơ bản đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài góp phần đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá tỉnh nhà * Quy mô giáo dục: Giáo dục mầm non: Trong những năm thời kỳ 2001-2005, các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động gia đình đưa trẻ đến lớp Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 48.607 trẻ . thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Quặng bauxite. xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp. Lâm Đồng Trường THPT Lạc Nghiệp Nguyễn Xuân Hùng Phi kim loại: cao lanh, felspat, bentonit, diatomit Vật liệu xây dựng: cát, đá, sét Đá quý và bán quý: saphyr, topa và thạch anh tinh