Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
190 KB
Nội dung
Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước LỜI NÓI ĐẦU Hơn mười năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp lớn để phát triển kinh tế, nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Giải pháp lớn nhất được ghi nhận trong Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 1992 là: ''Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa''. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đó, kinh tế Nhà nước mà nòng cốt là Doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) được xác định giữ vai trò chủ đạo. Xuất phát từ thực trạng quản lý và kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống DNNN, Nhà nước ta cần phải sắp xếp, đổi mới và phát triển Doanh nghiệp để thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. Cùng với quá trình sắp xếp lại DNNN cổ phần hoá(CPH) DNNN là một quá trình tất yếu có tính phổ biến của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu. Bởi vì, việc sắp xếp và chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần, tiến lên hình thành các công ty đa quốc gia đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới là con đường hữu hiệu để đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề CPH DNNN được đặt ra từ năm 1991. Thực tiễn áp dụng hơn 10 năm đã khẳng định rằng CPH DNNN không phải là tư nhân hoá nền kinh tế, mà là quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ tổ chức quản lý và tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tạo động lực cho Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời CPH DNNN cũng không có nghĩa là làm suy yếu kinh tế Nhà nước, mà là một trong các giải pháp quan trọng để kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo thật sự cuả nó trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng IX của Đảng ta nhấn mạnh: ''Thực hiện chủ trương CPH những Doanh nghiệp mà Nhà nước Đại học Luật Hà Nội 1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả''. Chương I Khái quát chung về Doanh nghiệp nhà nước và thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở việt nam I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm Thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức trong Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể DNNN. Điều 1 Nghị định này đã định nghĩa: DNNN là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. DNNN là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX ngày 20/4/1995 đã thông qua Luật Doanh nghiệp Nhà nước, và từ đó khái niệm DNNN được hiểu thống nhất như sau: Điều 1 Luật DNNN quy định: ''DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý''. 2. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước 2.1 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập Điều này thể hiện ở chỗ tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh Đại học Luật Hà Nội 2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước nghiệp là cần thiết. Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà nước trực tiếp thành lập mà chỉ cho phép thành lập trên cơ sở đơn xin thành lập của người hoặc những người muốn thành lập. 2.2 Tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận tài sản của Nhà nước DNNN do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi được thành lập, DNNN là chủ thể kinh doanh nhưng chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao để duy trì khả năng kinh doanh của Doanh nghiệp. 2.3 Doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước Để đảm bảo các DNNN hoạt động hiệu quả theo hướng mục tiêu Kinh tế-xã hội của đất nước, Nhà nước trực tiếp quản lý DNNN bằng các biện pháp: - Nhà nước ban hành các chế định pháp luật về hình thucứ tổ chức, thành lập Doanh nghiệp, các chính sách khuyến khích, các biện pháp hỗ trợ những DNNN quan trọng của nền kinh tế quốc dân. - Nhà nước trực tiếp bổ nhiệm cán bộ quản lý và điều hành vào những vị trí quan chủ chốt của Doanh nghiệp. - Thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc chỉ đạo, kiểm tra, thành tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước tại Doanh nghiệp. 2.4 Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức có tư cách pháp nhân DNNN là tổ chức thoả thoả mãn 4 điều kiện để trở thành pháp nhân được quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, cụ thể: Đại học Luật Hà Nội 3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước - DNNN được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và ra quyết định thành lập. - DNNN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và thống nhất, đó là Hội đồng quản trị, giảm đốc và bộ máy giúp việc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc tuỳ theo quy mô của Doanh nghiệp. - DNNN có tài sản riêng (tài sản của DNNN là tài sản của Nhà nước nhưng tách biệt với số tài sản khác của Nhà nước), doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và cũng chỉ chịu trách nhiệm về toanf bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. - DNNN có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng. 2.5 Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện mục tiêu mà Nhà nước giao Là Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, DNNN phải thực hiện mục tiêu mà Nhà nước giao. Đối với DNNN hoạt động kinh doanh thì DNNN đó phải kinh doanh có hiệu quả, nếu đó là DNNN hoạt động công Ých thì hoạt động của nó phải đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội. II. VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, và là công cụ quản lý để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Nhà nước điều tiết phát triển các thành phần kinh tế thông qua các hệ thống pháp luật, kế hoạch và chính sách, đồng thời sử dụng DNNN như là một thực lực kinh tế, làm cơ sở bảo đảm cho những cân đối chủ yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. - Chẳng hạn trong công nghiệp, DNNN nắm giữ hầu như toàn bộ các ngành điện lực, dầu khí, khai thác than, quặng, luyện kim, cơ khí chế tạo, sản Đại học Luật Hà Nội 4 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước xuất ximăng, phân bón, thuốc trừ sâu, công nghiệp quốc phòng, đồng thời giữ vai trò chính trong sản xuất vải, giấy, xe đạp, xà phòng, tân dược. - Trong xây dựng cơ bản, DNNN đảm nhận gần hết các công trình trên hạn ngạch và các công trình quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân như xây dựng các nhà máy điện Ninh Bình, Phả lại; các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yaly - Trong giao thông vận tải, DNNN đảm nhận những cung độ dài về vận tải Bắc-Nam và vận tải nước ngoài. 2. Doanh nghiệp Nhà nước là một trong số các nguồn chủ yếu cung cấp tài chính cho Ngân sách Nhà nước. Ở nước ta, có thể nói rằng DNNN là một trong số các nguồn chủ yếu cung cấp tài chính cho Ngân sách Nhà nước. Nếu như trong cơ chế bao cấp trước đây DNNN hoạt động thường xuyên cung cấp trên dưới 70% tài chính cho ngân sách Nhà nước, thì ngày nau trong cơ chế thị trường tỷ lệ đó vẫn còn khoảng 30%, Nhờ có đóng góp to lớn về tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước cho ngân sách, Nhà nước có thêm vốn đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nhằm bảo đảm cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ công cộng cho xã hội, góp phần tích cực vào nâng cao tốc độ và hiệu quả phát triển nền kinh tế quốc dân. 3. Doanh nghiệp nhà nước là một kênh trọng yếu thu hót viện trợ và đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Để đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần tận lực khai thác các nguồn lực tài chính trong nước kết hợp thu hót các nguồn lực tài chính bên ngoài; nguồn lực tài chính trong nước là quyết định, song nguồn lực kinh tế ngoài nước là cực kỳ quan trọng. Nước ta cũng như các nước đang phát triển khác, DNNN là một kênh quan trọng để thu hót viện trợ và vốn nước ngoài vào các lĩnh vực như khai thác than, dầu khí, chế tạo hàng điện tử Đại học Luật Hà Nội 5 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước 4. Doanh nghiệp Nhà nước gánh vác trách nhiệm nặng nề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của DNNN còn có những mặt không biểu hiện được bằng số lượng. Trong một số trường hợp, DNNN còn phải chịu thua lỗ để tạo điều kiện cho phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhiều sản phẩm và dịch vụ của DNNN thường là các đầu vào của quá trình sản xuất-kinh doanh của các thành phần kinh tế khác, nếu các DNNN tính đủ chi phí thì không thể khuyến khích được phát triển của chúng. Vì vậy, trong một thời gian dài Nhà nước đã không thu lệ phí giao thông, mặc dù phải đầu tư một số vốn rất lớn cho làm đường xá, cầu, cảng, ngay như giá điện, than, xăng, dầu, sắt thép đã tăng lên nhiều lần nhưng vẫn chưa đủ chi phí sản xuất. Là trung tâm tiêu biểu của tiến bộ khoa học, công nghệ và là tấm gương sáng về quản lý, các DNNN không chỉ phục vụ riêng cho bản thân mình, mà còn góp phần phổ biến, trang bị khoa học công nghệ mới, đào tạo cán bộ, công nhân cho tất cả các thành phần kinh tế. Trách nhiệm xã hội của DNNN còn biểu hiện ở tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động phân phối lại thu nhập quốc dân để giảm bớt chênh lệch quá mức về thu nhập, giáo dục, văn hoá giữa các vùng, các dân téc và các tầng líp dân cư. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CảI CáCH DOANH NGHIệP NHà NƯớC 1. Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước Trải qua hơn 10 năm sắp xếp và đổi mới các DNNN, cùng với chuyển đổi cơ chế, chúng ta bắt đầu nhận ra và mạnh dạn trong thay đổi chính sách đầu tư để phù hợp với kinh tế thị trường. Chuyển đổi cơ chế đã làm cho DNNN năng động hơn, hiệu quả hơn. Số lượng DNNN năm 1989 là 12000, sau khi sắp xếp lại đã giảm đi quá nửa, chỉ còn gần 6000 DNNN; nhưng tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân lại tăng lên, từ 37,6% năm 1986 tăng lên 43,3% năm 1995, năm 2000 khoảng 39%. Đại học Luật Hà Nội 6 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước Quy mô vốn bình quân của DNNN có xu hướng tăng lên từ 3,1 tỷ đồng năm 1990 lên 11,5 tỷ đồng năm 1999 (theo Báo cáo tổng kết Luật doanh nghiệp Nhà nước tháng 12/1999 của Bộ kế hoạch và đầu tư ). Tốc độ phát triển bình quân năm của khu vực DNNN vẫn duy trì ở mức 11% (từ năm 1991-2000). Năm 1000, các DNNN đạt mức phát triển 7,4% đóng góp 38,98% (Niên giám thống kê 2000, trang 73, 77). Trong 10 năm 1991-2000 DNNN đã nép thuế thu nhập gần 64000 tỷ đồng (Báo cáo ban cán sự Đảng Chính phủ 7/2001). Những chuyển biến và kết quả tích cực đó chứng minh tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chính sách sắp xếp, đổi mới khu vực DNNN của Đảng và Nhà nước, cùng sự cố gắng của các DNNN vượt qua thử thách trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và yếu kém trong hệ thống DNNN được thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau: DNNN quy mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý. Chóng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới song phát triển của khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng chậm lại, hiện nay khu vực kinh tế Nhà nước có tổng số tài sản cố định cao khoảng 120000 tỷ đồng. Bức tranh tổng quát của khu vực kinh tế Nhà nước còn chưa được sáng sủa, quy mô của các DNNN nói chung quá nhỏ bé và không đồng đều. Tổng số DNNN tại thời điểm kiểm kê 1/1/2000 là 5991 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 527256 tỷ đồng vốn. Nếu phân loại theo cơ cấu vốn thì: doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 59,8% (trong đó doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm khoảng 18,2%); doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chiếm 12,5%; doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 25%. Cơ cấu vốn và tài sản của khối DNNN còn nhiều tồn tại, chưa hợp lý. Vốn của Nhà nước chỉ chiếm 54,9%, còn lại được hình thành từ các nguồn vốn vay và tín dụng. Trong tổng số tài sản của DNNN có đến 35,5% là công nợ phải thu, trong đó có nợ khó đòi chiếm 5,7%. Đại học Luật Hà Nội 7 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước Không Ýt DNNN làm ăn còn thua lỗ, làm mất vốn của Nhà nước không có khả năng thanh toán công nợ có doanh nghiệp phải phá sản. Theo Báo cáo của Bộ tài chính tại hội nghị ngành tài chính toàn quốc ngày 9- 10/11/1998, sè doanh nghiệp thua lỗ có giảm dần từ 21% năm 1991 còn 16% năm 1995 nhưng đến năm 1996 lại tăng lên 22%. Năm 1997 có 1923 DNNN thua lỗ, chiếm 35% tổng số doanh nghiệp thời kỳ đó. Năm 1999, sè DNNN thực sự kinh doanh có hiệu quả chiểm khoảng 71,9%, sè doanh nghiệp hoà vốn khoảng 8,3%, sè doanh nghiệp liên tục bị thua lỗ là 19,8%. Nếu tính cả khoản lỗ các năm trước chưa được bù đắp thì số DNNN có số luỹ kế đến 1/1/2000 chiếm 30,8% sè doanh nghiệp, với tổng khoản lỗ trên 5000 tỷ đồng. Có 5,2% DNNN do kinh doanh thua lỗ đã mất toàn bộ vốn kinh doanh. Theo Báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ 7/2001 về đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN thì hiệu quả sử dụng vốn năm 1995 là một đồng vốn của Nhà nước tạo ra 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận; tỷ lệ tương ứng là 2,9 và 0,13 năm 1998; năm 2000 một đồng vốn Nhà nước chỉ làm ra 0,095 đồng lợi nhuận. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Nhà nước liên tục giảm dần: thời kỳ 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Nhà nước bằng 1,5 lần bình quân toàn xã hội, nhưng năm 1998 chỉ bằng 1,2 lần, riêng ngành công nghiệp quốc doanh chỉ bằng 0,8 lần tốc độ của các thành phần kinh tế khác cùng ngành. Xét bình quân 10 năm từ 1991-2000, tốc độ phát triển của DNNN là 11%/năm; của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 14%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là trên 20%/năm. Khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế của sản phẩm do các DNNN làm ra còn thấp. Một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng có mức giá cao hơn giá các mặt hàng nhập khẩu cùng loại từ 20-40%, riêng các mặt hàng đường thô cao hơn tới 70-80%. Đại học Luật Hà Nội 8 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước Công nợ của DNNN hiện nay quá lớn. Năm 2000, trong sè 15,1% nợ quá hạn của các ngân hàng Thương mại thì DNNN chiếm 74,8%. Năm 1996 tổng nợ là 174797 tỷ đồng, đến năm 2000 đã lên đến 288900 tỷ đồng, tăng 65%. Trình độ kỹ thuật và công nghệ của khu vực kinh tế nhà nước còn lạc hậu, chỉ có gần 4% đạt trình độ tự động hóa, 41% đạt trình độ cơ khí, 55% còn ở trình độ thủ công. Hơn nữa khả nămg đổi mới công nghêk của DNNN còn hạn chế. Trong thời gian 1991-1998 chỉ trang bị được 14% thiết bị, bằng 10% tổng giá trị thiết bị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xây lắp trong cùng thời gian. Trên 80% doanh nghiệp thuộc ngành công gnhiệp và sản xuất vật chất khác có trình độ công nghệ lạc hậu hơn các nước trên 50%. Số lượng lao động trong các DNNN hiện nay khoảng gần 2 triệu người, tuy nhiên trình độ tay nghề của người lao động trong các DNNN còn thấp, trong sè lao đông dư dôi do thay đổi công nghệ thì có 25% là vì tay nghề yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá. Trong 10 năm (1991-2000) ngân sách Nhà nước đã đầu tư thêm cho DNNN 41535 tỷ đồng, riêng 4 năm 1997-2000 là 8200 tỷ đồng (trong đó 2216 tỷ đồng cấp bổ sung vốn lưu động, 1464 tỷ đồng bù lỗ). Ngoài ra, trong 4 năm 1997-2000, Nhà nước còn giảm thuế 1351 tỷ đồng, xoá nợ 1088 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, giảm trích khấu hao 200 tỷ đồng. Cũng trong 10 năm 1991-2000, Nhà nước cho các DNNN vay tín dụng ưu đãi 70000 tỷ đồng, trong đó 4 năm 1997-2000 là 9000 tỷ đồng. Sự trợ giúp của Nhà nước đối với DNNN phần lớn là cần thiết, nhưng từ đó tạo ra sự trì trệ, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với sự đầu tư và trợ giúp của Nhà nước. 2. Nguyên nhân về những tồn tại, yếu kém của Doanh nghiệp Nhà nước Đại học Luật Hà Nội 9 Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước - Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước thấp hơn đầu tư ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế Nhà nước bị hàng nhập khẩu và hàng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cạnh tranh gay gắt. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã không thực hiện đúng cam kết sản phẩm làm ra chủ yếu là để xuất khẩu. Gần 80% sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không chỉ là hàng thay thế nhập khẩu mà một tỷ trọng khá lớn là những mặt hàng trong nước đang sản xuất hoặc kinh doanh. Hàng nhập lậu tràn lan không được ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả. Vì vậy, hàng do DNNN làm ra khó cạnh tranh bình đẳng với hàng do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ra cả về giá cả, chất lượng mẫu mã, khả năng tiếp thị. - Thứ hai, những năm qua do khó khăn về ngân sách nên phải động viên do yêu cầu cân đối chung. Một mặt trong một thời gian dài khu vực kinh tế Nhà nước nôp khấu hao cơ bản và tỷ lệ trích quỹ phát triển sản xuất quá thấp đã hạn chế khả năng tái đầu tư. Mặt khác ngân sách Nhà nước tập trung chủ yếu vào đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Ýt được hỗ trợ vốn, vốn lưu động không tương ứng với quy mô phát triển và yêu cầu chuyển hình thức thanh toán bằng hiện vật là chủ yếu sang thanh toán bằng tiền tệ, chuyển từ phân công chuyên môn hoá sản xuất sang gắn sản xuất với tiêu thụ và kinh doanh đa ngành. Tình hình này làm cho DNNN gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm. - Thứ ba, trải qua quá trình sắp xếp lại, số DNNN đã giảm đi quá nửa song vẫn còn quá lớn. Trong khi đó cơ chế chính sách quản lý DNNN còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa tách bạch được quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn vốn Nhà nước có hạn. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều DNNN buông lỏng quản lý, phó mặc cho người lao động xoay xở để tồn tại một cách vất vả, cực nhọc. Trong hiện thực tuy cùng một môi trường pháp lý, chính sách như nhau, nhưng hiệu quả Đại học Luật Hà Nội 10 [...]... t ti sn doanh nghip c xỏc nh trờn c s: s lng, phm cht, tớnh nng k thut v nhu cu s dng ti sn hin cú ca doanh nghip theo bỏo cỏo kt qu kim kờ, giỏ th trng ti thi im xỏc nh giỏ tr doanh nghip v kh nng sinh li ca doanh nghip - Tu theo c im ca ngnh ngh hot ng sn xut kinh doanh ca doanh nghip cn cú nhiu phng phỏp xỏc nh giỏ tr doanh nghip CPH i hc Lut H Ni 32 Thc tin ỏp dng phỏp lut v C phn hoỏ Doanh nghip... khi xỏc nh giỏ tr doanh nghip c phn hoỏ - V ti sn gúp vn liờn doanh vi nc ngoi: cn quy nh rừ rng, cht ch hn vic xỏc nh ti sn cho chớnh xỏc, khuyn khớch cỏc doanh nghip CPH tham gia cỏc hot ng liờn doanh 7 V xỏc nh giỏ tr Doanh nghip C phn hoỏ õy l khõu cú ý ngha vụ cựng quan trng trong cụng tỏc CPH, vỡ vy ờr to iu kin c quan nh giỏ v cỏc doanh nghip cú thờm chng c xỏc nh giỏ tr doanh nghip, ngoi... nghip 10 V chớnh sỏch u ói cho doanh nghip v ngi lao ng trong doanh nghip CPH - i vi doanh nghip: + Min l phớ ng ký kinh doanh cho cỏc DNNN thc hin CPH vỡ sau khi chuyn i cụng ty c phn vn k tha cỏc hot ng kinh doanh ca DNNN trc khi CPH, thc cht cụng ty khụng xin õng ký kinh doanh mi m ch i giy chng nhn õng ký kinh doanh cho phự hp vi loi hỡnh doanh nghip sau khi chuyn i + Cho phộp cỏc DNNN ang thuờ nh,... ng theo Lut cụng ty Trong ú ngnh giao thụng vn ti cú 4 doanh nghip; ngnh cụng nghip cú 7 doanh nghip, ngnh xõy dng cú 1 doanh nghip; ngnh ch bin nụng, lm, thu hi sn cú 3 doanh nghip; ngnh dch v cú 3 doanh nghip Trong số 18 cụng ty c phn, cú mt cụng ty c phn Nh nc khụng nm gi c phn, 17 cụng ty i hc Lut H Ni 20 Thc tin ỏp dng phỏp lut v C phn hoỏ Doanh nghip nh nc c phn cũn li Nh nc nm gi ít nht 18%,... PHN HO DOANH NGHIP NH NC V THC TIN P DNG PHP LUT V C PHN HO DOANH NGHIP NH NC I QUAN NIM V C PHN HO DOANH NGHIP NH NC 1 Khỏi nim c phn hoỏ Doanh nghip Nh nc V gúc phỏp lý, cú th hiu CPH DNNN l quỏ trỡnh chuyn i DNNN sang cụng ty c phn Ngha l, DNNN sau khi hon tt quy trỡnh c phn hoỏ, doanh nghip ú s khụng tn ti di loi hỡnh DNNN, khụng chu s iu i hc Lut H Ni 13 Thc tin ỏp dng phỏp lut v C phn hoỏ Doanh. .. ngh, phỏt trin doanh nghip v to iu kin cho nhng ngi gúp vn v cụng nhõn i hc Lut H Ni 14 Thc tin ỏp dng phỏp lut v C phn hoỏ Doanh nghip nh nc viờn chc trong doanh nghip cú c phn c nõng cao vai trũ lm ch thc s, to thờm ng lc thỳc y doanh nghip kinh doanh cú hiu qu'' y mnh CPH cỏc DNNN nhm nõng cao hiu qu hot ng ca chỳng, ngy 29/6/1998 Chớnh ph ó ra quyt nh s 44/1998/N-CP '' v chuyn doanh nghip Nh nc... nc ti doanh nghip cũn mt s bt cp, lm cho vic s dng ngun ny kộm hiu qu Vỡ vy, khc phc tn ti trờn cn phi iu chnh li nh sau: - u tiờn tp trung hn na gii quyt chớnh sỏch cho lao ng dụi d, - H tr cỏc doanh nhip c cu li n v lnh mnh hoỏ tỡnh hỡnh ti chớnh doanh nghip trc khi thc hin CPH, - H tr cỏc doanh nghip u t i mi cụng ngh, nõng cao sc cnh tranh v phỏt trin doanh nghip 10 V chớnh sỏch u ói cho doanh. .. va v nh, kinh doanh cú hiu qu v khụng thuc din Nh nc cn nm gi 100% vn, tp th cụng nhõn viờn chc t nguyn tham gia c phn hoỏ c xem xột cho thớ im c phn hoỏ theo Quyt nh s 202/CT ngy 8/6/1992 v Ch th s 84/TTg ngy 4/3/1993 ca Th tng Chớnh ph Các DNNN vừa và nhỏ, kinh doanh có hiệu quả và không thuộc diện Nhà nớc cần nắm giữ 100% vốn, tập thể công nhân viên chức tự nguyện tham gia cổ phần hoá đợc xem xét... ti doanh nghip v to iu kin ngi lao ng trong doanh nghip CPH cú th mua c 5-10 c phn theo giỏ u ói cho mt nm lm vic ti doanh nghip + Nhng doanh nghip cú s vn nh nc khụng thc hin chớnh sỏch u ói v giỏ bỏn c phn cho ngi lao ng trong doanh nghip thỡ theo quy mụ vn iu l ca cụng ty c phn, doanh nghip c Nh nc xem xột, h tr t ngun tin thu t bỏn phn vn Nh nc ti doanh nghip CPH m bo cho mi lao ng c mua ti... n dõy da Xỏc nh giỏ tr doanh nghip gp nhiu khú khn, vỡ doanh nghip cha cú y giy t phỏp lý v quyn s hu ti sn c nh, do sau khi tip qun t 30/4/1975 khụng lu ý xỏc lp quyn chớnh thc s hu, quyn s dng cho doanh nghip, hoc do thay i nhiu Giỏm c nờn khụng biờn bn bn giao ng trc tỡnh hỡnh quy trỡnh CPH doanh nghip tuy cú nhiu ci tin nhng vn cha tht khoa hc, cỏc khõu xỏc nh giỏ tr doanh nghip v i hc Lut H . Thực tiễn áp dụng pháp luật về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước LỜI NÓI ĐẦU Hơn mười năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp lớn để phát triển kinh tế, nhằm công nghiệp hoá, . DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. QUAN NIỆM VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước Về góc độ pháp lý, có thể hiểu CPH DNNN là. phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lé trình phù hợp với điều kiện của nước Chương II: CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HOÁ