- Phát triển khả năng nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ: Trẻ cảm nhận được các tính chất, giai điệu khác nhau qua mỗi bài hát, mỗi làn điệu dân ca.. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác
Trang 1GIÁO ÁN
THI GIẢNG DẠY CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NĂM HỌC 2010-2011 Chủ đề: Ngành nghề HĐH: Rèn kỹ năng hát “ Lớn lên cháu lái máy cày ”
Đối tượng: MGN 4 – 5 tuổi Thời gian thực hiện: 25 - 30 phút
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ Thời gian: 30-35 phút
Người soạn: Hà Thị Mến
Trình độ tin học: Chứng chỉ A Đơn vị: Trường Mầm non Quài Nưa
I Mục đích yêu cầu bài dạy
1 Kiến thức
a Kiến thức về CNTT
- Bước đầu giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin qua việc học và chơi trong tiết học sử dụng phương tiện trình chiếu Trẻ chú ý quan sát màn hình, hiểu nội dung các hình ảnh có trên màn hình
b Kiến thức chung về môn học
- Mở rộng vốn từ nhằm phát triển ngôn ngữ, sự chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ
- Phát triển khả năng nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ: Trẻ cảm nhận được các tính chất, giai điệu khác nhau qua mỗi bài hát, mỗi làn điệu dân ca
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày” do chú Kim Hữu sáng tác
- Trẻ hát thuộc lời, hát đúng giai điệu của bài hát
- Trẻ chú ý nghe cô hát và cảm thụ giai điệu bài hát “ Ngày mùa vui” dân ca
thái, nhạc và lời: Hoàng Lân
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội
- Trẻ biết chơi trò chơi: “Trời mưa”.
- Trẻ biết các nút điều khiển cơ bản trên đàn và giúp cô mở, tắt được nhạc khi các bạn hát
c Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học
* Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT
- Các trang thiết bị đã được bảo dưỡng, cài đặt phần mềm diệt vi rút, đã được chạy
thử, đảm bảo nguồn điện an toàn cho trẻ
* Trang thiết bị, đồ dùng dạy học khác
Vòng thể dục: 6 vòng Mũ các loại hoa, quả đủ cho trẻ
Quần áo , một số đồ dùng dụng cụ âm nhạc Các loại đồ dùng vị trí để hợp lý, thuận tiện gọn gàng khi giáo viên sử dụng
2 Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hát to, rõ lời, hát đúng giai điệu, tính chất của bài hát Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ ( Biết quan tâm, chia sẻ, tôn trọng và yêu quý mọi người, bết tự lập, tự định hướng nghề nghiệp cho mình )
Trang 23 Thái độ
- Kích thích trẻ có niềm yêu thích đối với ca hát
- Giáo dục trẻ yêu quý nghề lao động và sản phẩm của người lao động làm ra
II Chuẩn bị
1 Đồ dùng của cô
Máy chiếu, máy tính xách tay, màn chiếu, đàn, nhạc bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”, “ Ngày mùa vui” que chỉ Học thuộc bài hát
2 Đồ dùng của trẻ
Vòng thể dục: 6 vòng Mũ các loại hoa, quả đủ cho trẻ
Quần áo các nghề, một số đồ dùng dụng cụ âm nhạc
III Nội dung và tiến trình bài giảng
1 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng
thú ( 4 phút )
- Các con ơi hôm nay cô có một món quà muốn
tặng các con các con có thích không?
À! Hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một
chuyến du lịch qua màn ảnh nhỏ nhé
- 1.2.3 Úm ba la! Úm ba la! Mở
=> Dẫn dắt cho trẻ quan sát đàm thoại 5 slide
từ slide 2 đến 6
- Các con xem cô có hình ảnh gì đây ?
- Các con thấy bác nông dân đang làm gì ?
- Muốn cho đất tơi xốp chúng ta phải làm gì ?
- Bác nông dân cày ruộng bằng gì ?
- Ngoài dùng Trâu để cày ra muốn cho đất tơi
xốp bác nông dân phải làm gì ?
- Thế các con có biết để cày được nhanh thì có
máy gì không ?
- Các con cùng chú ý lên màn hình xem đây là
cái gì ?
- Các con có biết ai là người lái máy cày không?
=> À! Đúng rồi đấy Chú công nhân là
người lái máy cày Chiếc máy cày thì cày ruộng
rất là nhanh, cày đất sâu làm cho đất tơi hơn,
xốp hơn, giúp cho những người nông dân đỡ vất
vả mà năng suất lao động lại cao Với mong ước
để bố mẹ và các bác nông dân lao động bớt đi
phần vất vả có một em bé đã ước mơ rằng sau
này lớn lên sẽ là người lái máy cày Hiểu được
điều đó, nhạc sĩ Kim Hữu đã sáng tác bài hát
“Lớn lên cháu lái máy cày” để giúp các em bé
thực hiện ước mơ của mình đấy các con ạ! Để
hiểu rõ hơn về điều ước muốn giản dị này hôm
nay cô giáo sẽ dạy các con hát bài hát đó nhé!
2 Hoạt động 2: Dạy hát bài mới “Lớn lên
cháu lái máy cày” ( 12 phút )
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Bác nông dân đang cày ruộng
- Phải cày ruộng
- Con Trâu
- Cuốc, xới…
- Trẻ trả lời
- Cái máy cày
- Các chú công nhân
- Trẻ lắng nghe
Trang 3- Để hát được bài hát này bây giờ cô mời cả lớp
mình cùng lắng nghe cô hát trước nhé
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
+ Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm đối với bài
hát, cô hát không nhạc
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ?
- Bài hát do ai sáng tác ?
- Hát xong cô giới thiệu nội dung bài hát
- Cô hát lần 2 kết hợp với mở nhạc trên máy
tính
- Bạn nào giúp cô giáo đặt câu hỏi hỏi về tên bài
hát và tác giả sáng tác bài hát nào?
- Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng hát bài hát
này nhé !
- Cô cho trẻ hát cùng cô 3 - 4 lần
- Khi trẻ hát cô động viên, sửa sai cho trẻ
=> Thấy các bạn nhỏ lớp mẫu giáo nhỡ A1
TT học hát rất là hay, tất các các bạn nhỏ đại
diện cho các vùng miền, các nghành nghề cũng
đã kịp về đây tham dự và cũng rất muốn thử tài
cùng với các bạn nhỏ của lớp MGN A1 TT đấy
Bây giờ cô mời lần lượt các đội, các nhóm sẽ
cùng nhau thi đua hát xem đội nào, nhóm nào sẽ
hát hay, hát giỏi nhất nhe!
- Cho cá nhân, tổ, nhóm hát xen kẽ
( Đại diện tổ đến từ miền Bắc, miền Nam,
nhóm hát đến từ vùng quan học Bắc Ninh,
nhóm công nhân, nhóm cô giáo, nhóm các em
bé đến từ trường MNQN, nhóm công an )
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả
=> Các con có biết không, từ ngày có chú
công nhân lái máy cày thì những người nông
dân đỡ vất vả đi rất nhiều mà năng suất lao
động lại rất là cao, những người nông dân vui
mừng phấn khởi, nô nức gánh lúa về nhà
- Để cảm ơn các chú công nhân, các bác nông
dân đã vất vả làm ra những hạt gạo nuôi sống
con người các con phải làm gì ?
- Để cảm ơn các chú công nhân lái máy cày,
các bác nông dân cũng nhờ cô hát gửi tặng các
chú công nhân bài hát “ Ngày mùa vui” dân ca
Thái Cô giáo mời cả lớp mình cùng hưởng ứng
theo lời bài hát nào
3 Hoạt động 3: Nghe hát “ Ngày mùa vui”
dân ca Thái ( 6 phút )
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự đặt câu hỏi và trả lời
- Các tổ thay nhau biểu diễn, các
tổ , nhóm không biểu diễn, chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trang 4- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
+ Lần 1: Cô kết hợp cử chỉ điệu bộ
Cô giảng giải qua về nội dung bài hát
+ Lần 2: Cô hát và múa minh họa
Sử dụng nhạc và lời trên máy tính cô đã hát
và ghi âm
+ Lần 3: Cô khuyến khích trẻ hát cùng cô,
hưởng ứng theo giai điệu bài hát
4 Hoạt động 4 ( Liên hệ - phối kết hợp với
các môn học khác ) ( 5 phút )
* Trò chơi AN: “Trời mưa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cô xếp 6 cái vòng ở giữa lớp,
cô mời một nhóm trẻ lên chơi giả làm các chú
thỏ đi kiếm ăn, số trẻ nhiều hơn số vòng Trẻ
vừa đi thành vòng tròn vừa hát các bài hát trong
chủ điểm Khi có hiệu lệnh “ Trời mưa” thì các
chú thỏ phải thật nhanh chóng tìm cho mình
một cái chuồng ( vòng tròn) để nhảy vào
+ Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm được
chuồng hoặc nếu từ hai bạn trở lên cùng nhảy
vào một vòng tròn thì bạn nào nhảy vào sau sẽ
phải nhảy lò cò
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi, cô nhận
xét sau mỗi lần chơi
5 Củng cố kiến thức và kết thúc bài ( 1 phút )
Hỏi trẻ tên bài hát đã học, nhận xét, động
viên khích lệ trẻ, nhắc nhở trẻ về nhà hát cho
ông bà bố mẹ nghe, cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ ra chơi
Quài Nưa, ngày 10 tháng 02 năm 2011
Người soạn
Hà Thị Mến