PHƯƠNG THỨC TƯ DUY 6C - LỰA CHỌN CẦN THIẾT CHO ĐẠI HỌC TRÀ VINH KS. Trần Thế Nam Bài viết được tóm tắt từ cuốn “Tư duy là tồn tại” TÓM TẮT “Tư duy sáu chiếc mũ” là cuộc cách mới trong quá trình tư duy của con người. Nó là công cụ giúp chúng ta tăng hiệu quả tư duy lên gấp nhiều lần mà không để lại các mối nguy hại tiềm ẩn trong tập thể. Tư duy 6C thật sự là một lựa chọn cần thiết cho sự phát triển của trường Đại học Trà Vinh trong tương lai. ABSTRACT “Six thinking hats” has revolutionized human thinking process. It is a tool helping us increase our thinking efficiency substantially without leaving any potential threats in groups. 6C thinking is really a choice necessary for the development of Tra Vinh University in the future. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đại học Trà Vinh vẫn còn non trẻ trong giai đoạn xây dựng và phát triển để hội nhập với thế giới. Để trưởng thành hơn, Đại học Trà Vinh cần có một đội ngũ cán bộ tri thức cao, hoàn thiện về đạo đức và một đường lối chính sách phát triển đúng đắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiểm soát và phát huy hết những năng lực vốn có của bản thân. Bất kỳ ai cũng có khả năng tư duy của riêng mình, nhưng nếu không biết cách quản lý chúng hiệu quả thì có khả năng gây ra những thiệt hại to lớn cho bản thân và tổ chức. Vì thế, giải pháp “Ứng dụng phương pháp tư duy 6C vào hệ thống cán bộ Đại học Trà Vinh” là nhu cầu rất cần thiết nhằm hỗ trợ Đại học Trà Vinh tiến bước đến thành công nhanh hơn. II. NỘI DUNG: II.1. Giới thiệu phương pháp tư duy 6C: Vấn đề trong tư duy: Trong thực tế, chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề tranh luận như trong các cuộc họp, hội thảo, thương thuyết,…và lối tư duy “Biện chứng và tranh luận” thường được chúng ta áp dụng. Lối tư duy tranh luận này sẽ phát huy hiệu quả nếu có một người cầm trịch vững vàng. Đây là lối tư duy không có gì sai, nhưng nó không mang lại hiệu quả. Từ những việc xãy ra mang tính lặp lại, chúng ta tạo ra những tình huống chuẩn mực. Và khi có tình huống mới xảy ra, chúng ta xếp chúng vào một chuẩn mực nào đó có kèm theo các hướng giải quyết có sẵn. Như vậy, với lối tư duy “Biện chứng và tranh luận” thì chúng ta thường khẳng định vấn đề từ những phương án có sẵn thay vì xem xét vấn đề đó. Điều này chỉ đúng trong một thế giới ổn định. Tư duy 6C: Lối tư duy tranh luận thường xuyên xuất hiện các mâu thuẫn không mong muốn và các sự việc thường không được giải quyết ổn thỏa, triệt để. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để chúng ta có thể tăng khả năng tư duy bản thân mà không gây ra những mâu thuẫn nội bộ và giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn? Chúng ta cần có phương thức tư duy hoàn thiện hơn trong thế giới luôn luôn biến đổi này.Vì thế, khái niệm “Tư duy đồng thuận” đã được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề tốt hơn. Có một ngôi nhà và bốn người quan sát bốn hướng khác nhau của ngôi nhà, nhưng cả bốn người đều cho rằng nhận xét của mình về ngôi nhà là đúng. Nếu áp dụng lối tư duy “Biện chứng và tranh luận” thì tranh cãi sẽ xãy ra. Nhưng khi áp dụng kiểu tư duy đồng thuận, cả bốn người sẽ đi xung quanh ngôi nhà và quan sát. Như vậy, tại cùng một vị trí quan sát, mỗi người sẽ có cùng cái nhìn về ngôi nhà. Như vậy, kiểu tư duy đồng thuận có nghĩa là tại bất kỳ thời điểm nào, mọi người đều nhìn vấn đề theo cùng một hướng và những hướng này có thể thay đổi. Với lối tư đồng thuận, cả hai ý kiến trái ngược nhau sẽ cùng đưa ra xem xét. Và nếu cần thiết phải chọn lựa, họ sẽ quyết định sau khi đã thảo luận. Và nếu không thể lựa chọn một trong hai phương án thì họ sẽ chọn cách dựa trên quan điểm tổng hợp của hai người. Do đó, phương thức tư duy đồng thuận luôn mở rộng con đường phía trước. Một nhà thám hiểm có thể được yêu cầu bắt đầu cuộc hành trình từ hướng Bắc hoặc hướng Đông. Đây là hai hướng tiêu chuẩn. Trong tư duy cũng vậy, chúng ta cũng cần có những hướng chuẩn để tư duy. Những chiếc mũ sẽ biểu thị những hướng này. Đây là những chiếc mũ của trí tưởng tượng. Có sáu màu sắc tương ứng với 6 chiếc mũ: - Chiếc mũ trắng: Biểu thị cho sự trung lập và khách quan. Khi đó, mọi người sử dụng thông tin để xem xét tình huống hay đưa ra những thông tin cần thiết, đặt câu hỏi và xem xét vấn đề. - Chiếc mũ đỏ: Biểu thị trực giác, cảm giác và cảm xúc để xem xét tình huống. Lúc này mọi người có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình để xem xét tình huống nhưng chỉ dựa trên cảm xúc. - Chiếc mũ đen: Biểu thị sự cẩn trọng và các khó khăn. Đây là chiếc mũ đặc biệt! Kiểu tư duy này có giá trị cao và được áp dụng rộng rãi nhất. Mọi người sẽ đưa ra những khó khăn, nguy hiểm và các hiểm họa tiềm ẩn khi đội chiếc mũ đen. Nó giúp cho chúng ta tránh những nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. - Chiếc mũ vàng: Biểu thị sự cân nhắc đến các lợi ích, giá trị và những mặt tích cực. Chiếc mũ này giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về sự việc. - Chiếc mũ xanh lá cây: Biểu thị cho sự sáng tạo và các ý tưởng mới cho sự việc. - Chiếc mũ xanh da trời: Biểu thị hệ thống và kiểm soát các quá trình tư duy. Những điều cần lưu ý: - Những chiếc mũ không mô tả sự việc: người ta thường định nghĩa sẵn tình huống và khi sự việc xãy ra, họ sử dụng những chiếc mũ để mô tả nó. Như thế là không đúng với ý nghĩ của lối tư duy 6C; Những chiếc mũ chỉ đưa ra phương hướng cho chúng ta xem xét sự việc. Khi một chiếc mũ được chọn thì chúng ta sẽ xử lý vấn đề theo hướng đó. Với cách nói: “Tôi muốn anh đọc cuốn sách Tư duy tồn tại” khác hẳn với câu “Anh đang đọc cuốn sách Tư duy tồn tại đấy!”. - Chiếc mũ không nói lên bản chất con người: Mọi người thường có xu hướng dựa vào “những chiếc mũ đội đầu” để kết luận bản chất con người là thuộc kiểu mũ xanh lá cây hay mũ đỏ! Giống như các nhà tâm lý thường tiến hành trắc nghiệm để xem người này thuộc tuýp A hay B. Khi đó, người được kết luận thuộc tuýp A hay B thì họ thường điều khiển bản thân cho phù hợp với tuýp đó. Đây là minh chứng cho kiểu tư duy áp đặt, ngược lại với lối tư duy đồng thuận. Chúng ta cần tránh lối tư duy như vậy! Hướng dẫn sử dụng tư duy 6C: Nhiều người thích sự tranh luận, bởi vì thông qua các cuộc tranh luận họ chứng tỏ được sự thông thái của mình. Họ đánh bại các đối thủ và giành được phần thắng trong các cuộc tranh luận. Thực chất, đó là nhu cầu khẳng định bản thân, chứ không phải là lối tư duy mang tính xây dựng. Ngoài ra, có những người tìm đủ mọi cách để làm thay đổi tính cách của người khác. Họ tin rằng nếu họ chỉ ra những yếu điểm của người khác, thì người đó sẽ tìm cách để hoàn thiện bản thân. Cách nghĩ như vậy thường mang lại hiệu quả kém hoặc đi ngược lại so với mong muốn. Với phương thức tư duy 6C, mọi người bộc lộ mọi hiểu biết cá nhân một cách xây dựng: khi cùng đội chiếc mũ vàng, mọi người bộc lộ mọi hiểu biết của mình theo quan điểm mũ vàng, cũng như khi đội chiếc mũ đen. Chúng ta có thể khẳng định tầm hiểu biết cao hơn bằng cách đưa ra các ý kiến khả thi hơn. Nhưng những ý kiến đó mang tính xây dựng. Nó không còn là việc chứng minh ai đúng, ai sai. Lối tư duy đồng thuận tập trung kinh nghiệm và sự khôn khéo của mọi người theo cùng một hướng tại cùng một thời điểm. Điều này khác hẳn với việc: một người chọn cho mình chiếc mũ đen, người kia chọn cho mình chiếc mũ trắng, người khác lại chọn chiếc mũ khác và họ đội chiếc mũ đó suốt trong một cuộc họp. Phương thức tư duy 6C đưa ra các luật ứng xử mà mọi người bắt buộc phải tuân theo. Nếu có thể, bạn hãy thể hiện hết khả năng của mình nhưng phải tuân theo luật. Với việc đưa ra những hành vi ứng xử mà phương thức tư duy 6C dễ dàng được chấp nhận hơn là việc thay đổi bản chất cá nhân. Những ưu điểm của phương thức tư duy 6C: Khi sử dụng phương thức tư duy 6C, chúng ta sẽ nhận ra được tính hiệu quả ngày càng thể hiện rõ hơn thông qua các ưu điểm chính sau: - Phát huy sức mạnh tập thể: Với phương thức tư duy 6C, kiến thức và kinh nghiệm của từng cá nhân, nhóm được phát huy thành sức mạnh tập thể. Nó được hình thành thông qua việc tất cả mọi người xem xét và giải quyết vấn đề theo cùng một hướng. - Tiết kiệm thời gian: Khi hai người có hai quan điểm khác nhau thì tranh luận sẽ nổ ra. Như thế, chúng ta thường mất nhiều thời gian cho việc tranh luận hơn là giải quyết các vấn đề. Trong lối tư duy đồng thuận, mọi người luôn nhìn về cùng một hướng, hai quan điểm được đặt tương đồng để cùng xem xét và lựa chọn. Khi đó, mọi việc sẽ nhanh chóng được giải quyết. - Loại trừ được ảnh hưởng cá nhân: Mọi người có khuynh hướng áp đặt tư duy cá nhân lên người khác. Họ cố gắng chúng tỏ sự thông minh và sự riêng biệt của mình. Có một số người chọn cách bất đồng quan điểm với người khác nhằm thể hiện bản thân mà không hề xem xét đúng sai. Họ thực ra không nhận biết hết được ảnh hưởng của điều này đến hiệu quả công việc. Bạn càng có nhu cầu khẳng định bản thân khi gặp những quan điểm đối nghịch nhưng phương thức tư duy “6 chiếc mũ” không có chỗ cho những quan điểm như vậy. Bạn sẽ phô bày kỹ năng của bạn nhưng theo hướng đã định sẵn. - Chú tâm vào sự việc: Sự ôm đồm khiến chúng ta không thể xử lý tốt công việc. Có các hướng để xem xét sự việc: Thông tin, cảm xúc, tìm kiếm ý tưởng mới, sự cẩn trọng, và tìm kiếm lợi ích. Chúng ta không thể cùng lúc xem xét hiệu quả theo tất cả các hướng đó. Giống như việc tung từng quả bóng lên một cách dễ dàng hơn so với tung cùng lúc nhiều quả bóng. Phương thức tư duy 6C giúp chúng ta xem xét sự việc theo từng hướng bằng cách chia thời gian cho từng hướng đó. Chẳng hạn, máy bay của bạn sẽ hạ cánh sau khi bay qua một bãi xe. Nếu lúc đó bạn nghĩ đến chiếc ô tô màu vàng, thì thế nào nó cũng hiện ra trước mắt bạn. Đây là minh chứng cho sự nhạy cảm trên gốc độ sinh lý của con người. Nếu chúng ta xem xét sự việc theo nhiều hướng, chúng ta sẽ mất đi sự nhạy cảm đó! Mọi người chọn cách tranh luận vì đó là cách giải quyết vấn đề tốt nhất và duy nhất mà họ biết. Phương thức tư duy “6 chiếc mũ” sẽ chỉ ra một lối tư duy khác. II.2. Một số dẫn chứng thể hiện tính ưu việt của phương thức tư duy 6C: Phương thức tư duy “sáu chiếc mũ” được xem là sự thay đổi quan trọng nhất về mặt nhận thức của con người. Điều này tưởng chừng khó tin nhưng những minh chứng đưa ra lại đầy sức thuyết phục. - Đội dự án đa quốc gia của tập đoàn hàng đầu (ABB) từng mất 30 ngày hội họp để đưa ra một quyết định, sau khi họ áp dụng lối tư duy đồng thuận, thời gian rút xuống chỉ còn hai ngày. - Theo điều tra tại Mỹ, lãnh đạo của các tập đoàn tốn mất gần 40% thời gian cho các cuộc thảo luận. Khi áp dụng phương thức tư duy 6C, họ có thể giảm tới 75% thời gian hội họp, do đó tăng thêm 30% thời gian làm việc mà chẳng tốn một đồng chi phí nào. - Tại Nhật, phê phán những gì cấp trên nói là một việc khiếm nhã. Nhưng nhờ có những chiếc mũ mà họ không phải ngại ngùng khi đóng góp ý kiến phê phán. Chẳng hạn: “Thưa ngài Shinto, tôi thấy chúng ta nên đội chiếc mũ đen”. - Tập đoàn Statoil của Na Uy gặp vấn đề về một thiết bị khoang dầu, tốn vài trăm nghìn đô la mỗi ngày. Nhưng khi được một chuyên viên giới thiệu với họ về phương thức tư duy 6C, vấn đề được giải quyết chỉ trong vòng 12 phút. - Một nghiên cứu viên làm việc tại phòng thí nghiệm hàng đầu của tập đoàn IBM đã khẳng định rằng phương thức tư duy “sáu chiếc mũ” đã rút ngắn được ¾ thời gian của những buổi thảo luận… Hiện nay, lối tư duy “sáu chiếc mũ” ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Và đó chưa phải là tất cả! III. KẾT LUẬN: Kẻ thù lớn nhất của tư duy chính là sự phức tạp. Khi tư duy là rõ ràng và đơn giản, nó trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Khái niệm tư duy sáu chiếc mũ rất đơn giản, dễ hiểu và cũng rất đơn giản để sử dụng. Khái niệm tư duy 6C thể hiện hai mục đích chính: - Đơn giản hóa tư duy bằng cách cho phép người nghĩ chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm. Điều này giúp tốc độ tư duy chúng ta tăng lên rất nhiều. - Cho phép một sự dịch chuyển trong tư duy. Khi đó, nó giúp chúng ta ứng xử phù hợp và tránh không ảnh hưởng cái tôi của mỗi người. Trường Đại học Trà Vinh là một tổ chức lớn gồm 09 khoa, 10 phòng, 09 trung tâm trực thuộc trường, Trong đó, các vấn đề thường được giải quyết từ cấp thấp đến cao thông qua các cuộc thảo luận, hội nghị,…Do đó, vấn đề tư duy đóng vai trò rất cần thiết trong quá trình vận hành bộ máy. Nếu như phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến ngay trong nội bộ của một đơn vị nhỏ sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của toàn bộ cỗ máy. Như vậy, tư duy sáu chiếc mũ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề nhanh chóng mà không để lại các mâu thuẫn trong nội bộ của tổ chức. Đây là một bài học hay mà chúng ta cần học hỏi để ngày càng hoàn thiện và phát triển trên con đường hội nhập của trường Đại học Trà Vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Edward de Bono (2005), Tư duy là tồn tại, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội. 2. www.tvu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=569&It emid=88, 08/06/2012. 3. www.fpt.edu.vn/story/phuong-phap-tu-duy-6-chiec-mu-chia-khoa-giai- quyet-xung-dot-y-kien-trong-nhom, 02/06/2012. 4. www.hoithaovietnam.com/news.php?l=vn&ac=314&mode=n&cn=1607&n =4470, 05/6/2012. . PHƯƠNG THỨC TƯ DUY 6C - LỰA CHỌN CẦN THIẾT CHO ĐẠI HỌC TRÀ VINH KS. Trần Thế Nam Bài viết được tóm tắt từ cuốn Tư duy là tồn tại” TÓM TẮT Tư duy sáu chiếc mũ” là cuộc. nhất và duy nhất mà họ biết. Phương thức tư duy “6 chiếc mũ” sẽ chỉ ra một lối tư duy khác. II.2. Một số dẫn chứng thể hiện tính ưu việt của phương thức tư duy 6C: Phương thức tư duy “sáu. hành vi ứng xử mà phương thức tư duy 6C dễ dàng được chấp nhận hơn là việc thay đổi bản chất cá nhân. Những ưu điểm của phương thức tư duy 6C: Khi sử dụng phương thức tư duy 6C, chúng ta sẽ