CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Họ và tên: Phương Thị Mỹ Liên Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị: Trường THCS Đồng Ý Đồng Ý, ngày 19 tháng 09 năm 2010 1 Đơn vị: TRƯỜNG THCS ĐỒNG Ý CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đồng Ý, ngày 19 tháng 09 năm 2010 BÀI THU HOẠCH Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Họ và tên: Phương Thị Mỹ Liên Chức vụ: Giáo viên. Qua 4 năm thực hiện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày về nhận thức của mình và đề ra phương hướng phất đấu làm theo tấm gương đạo đức của Bác với những nội dung cụ thể sau : I/. Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Qua việc học tập, nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, và những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác qua 4 chuyên đề, bản thân tôi nhận thức rằng: Tất cả mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó có tôi, đều cần phải thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Có học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác thì mới có đủ bản lĩnh khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ; mới giữ gìn được phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, không sa ngã trước mọi cám dỗ. Phải luôn thực hiện tốt mọi chính sách pháp luật của Nhà nước, xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Hơn thế nữa, hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động, hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một việc làm hết sức quan trọng. Mỗi một câu chuyện trong cuộc đời của Bác đều là một bài học đạo đức để chúng ta học tập và noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi thế hệ cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên và quần chúng nhân dân. Người chỉ rõ đạo đức cách mạng 2 là cái gốc, là nền tảng của người chiến sĩ cách mạng, cũng như sông có nguồn mới có nước, sông không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, cây không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đạo đức là cái gốc, cái nền tảng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, là thước đo cái cao thượng của con người, ai giữ được đạo đức cách mạng thì người đó là người cao thượng … Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đề ra là để giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Do đó tư tưởng đạo đức của Người là sự thống nhất giữa đạo đức với lý tưởng chính trị, là độc lập tự do, gắn liền với chủ nghĩa xã hội; thể hiện ở lập trường chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc, lý tưởng ấy kết hợp giữa truyền thống và hiện tại, thể hiện cụ thể ý chí dân tộc phải được độc lập ; Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện trong đấu tranh cách mạng, đạo đức là yêu cầu đầu tiên của người chiến sĩ cách mạng và của nhân dân, bởi đánh đổ đế quốc và phong kiến là hết sức khó khăn, vì đế quốc không bao giờ nhường độc lập, phong kiến cũng vậy, phải hi sinh xương máu, mồ hôi nước mắt và của cải. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đặt ra cho người chiến sĩ cách mạng là phải sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp, nếu không có đạo đức cách mạng, tình yêu thương giai cấp và ý chí kiên cường thì không vượt qua được khó khăn để giành độc lập cho dân tộc, sẽ không tránh khỏi bị biến chất khi bị địch khủng bố hoặc dụ dỗ; trong cách mạng xã hội chủ nghĩa mà không giữ được đạo đức cách mạng thì bị thoái hoá, biến chất khi bị lợi ích vật chất không chính đáng cám dỗ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa đức và tài: Người nhấn mạnh có đức và tài, hồng và chuyên, nhưng đức trọng hơn tài; giữa công và đức thì đức trọng hơn công. Chuẩn mực tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là: Trung với nước, hiếu với dân, đó là phẩm chất bao trùm và quan trọng nhất, trọn đời trung thành với Tổ quốc với Đảng, giai cấp; người cán bộ là đầy tớ chứ không phải là quan của dân. Người chiến sĩ cách mạng phải không sợ khó khăn, gian khổ, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, biết hi sinh lợi ích cá nhân phục vụ lợi ích tập thể; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Khiêm tốn, không tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ; phải có tinh thần đoàn kết hữu nghị với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội 3 Nhìn chung, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy cơ, nâng cao tầm trí tuệ. Mỗi cán bộ, mỗi tổ chức Đảng, cấp ủy Đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh “ là đạo đức, là văn minh”. Một lần nữa, tôi xin được nhấn mạnh, tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực và là kim chỉ nan giúp ta vượt qua mọi khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm hết sức thiết thực, có tầm quan trọng rất lớn lao, để mỗi cán bộ, Đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng khắc phục, sửa chữa tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, đồng thời giữ vững niềm tin trong nhân dân về đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. II. Những kết quả cụ thể của bản thân trong việc thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 1.Những việc đã làm được: a/ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu: Bản thân tôi luôn sống tiết kiệm, không chi tiêu lãng phí, trong công việc tôi luôn cố gắng sắp xếp phù hợp, có tính khoa học để tránh lãng phí thời gian. 4 Tôi luôn rèn luyện bản thân mình theo tiêu chuẩn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thường xuyên học tập và làm theo Hồ Chí Minh ; Nói không với tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Luôn đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng hay lối sống quan liêu. Cùng phối hợp với nhân dân sống lành mạnh, sống có trách nhiệm, không phung phí trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy người nào có tư tưởng quan liêu, sống lãng phí, bản thân phải cùng với nhân dân đóng góp ý kiến, giúp nhau cùng sữa chữa với hướng tích cực, không lợi dụng để trù dập, b/ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Là một người giáo viên, tôi luôn có ý thức trách nhiệm cao với công việc được giao. Bản thân luôn luôn chấp hành theo pháp luật của Nhà nước, giữ vững lập trường tư tưởng cách mạng, “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, làm việc gì cũng phải cẩn thận và làm đến nơi đến chốn, không qua loa, đại khái. Học tập cách phê và tự phê bình: Nghiêm khắc nhìn nhận những sai sót của bản thân để từ đó rút ra kinh nghiệm và sửa chữa những sai lầm đó. c/ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. Tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách của một người giáo viên, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã thân ái với đồng nghiệp. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một giáo viên. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm… Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong tập thể, trong cơ quan, trong làng xóm nơi mình sinh sống 5 Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương. Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá. 2. Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm cần phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa như tự phê bình và phê bình còn né tránh, cả nể, chưa kiên quyết, dứt khoát. Việc đấu tranh, tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc nhiều lúc chưa thật sự sâu sát, chưa tỉ mỉ. 3. Nguyên nhân của những việc chưa làm được: Do đôi khi còn nể nang, ngại làm mất lòng đồng nghiệp. III/ Phương hướng phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh : Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người cán bộ gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của đồng nghiệp và nhân dân. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường. Rèn luyện kỹ năng trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp. Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc và thích ứng với điều kiện xã hội mới. Cụ thể các mặt như sau: 1. Rèn luyện phẩm chất chính trị: -Thường xuyên trau dồi, học tập lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương cách mạng của Đảng và vận dụng đúng đắn đường lối chủ trương đó vào thực tiển nhiệm vụ công tác được giao. -Luôn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn; lấy phê bình và tự phê bình, phát huy dân chủ để xây dựng 6 đoàn kết thống nhất, gắn bó trong nội bộ và tự soi rọi lại bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp. Không định kiến, hẹp hòi, bè phái gây mất đoàn kết. -Trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, luôn có những cải tiến phù hợp với thực tế của cơ quan, đem lại hiệu quả thiết thực. -Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc được giao. 2. Rèn luyện đạo đức lối sống: -Sống lành mạnh, giản dị, không vụ lợi cho cá nhân, không bè phái, cậy chức, cậy quyền để vụ lợi cá nhân, giải quyết công việc phải vì việc chung. -Sống vui vẻ hoà nhã với đồng chí và đồng nghiệp, góp ý chân tình để cùng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. -Tích cực tự rèn luyện, học tập nâng cao, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác được giao. -Lời nói đi đôi với việc làm, không nói suông, khi làm phải công khai minh bạch, rõ ràng, cẩn thận, chu đáo và làm đến nơi đến chốn, đúng pháp luật, không qua loa đại khái, chiếu lệ. Hết lòng hết sức giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ đồng chí, đồng đội. 3. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật: - Luôn thể hiện trong ý thức và hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ tài sản công, tài sản cơ quan, bảo vệ lợi ích của học sinh và nhân dân. - Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo phân công của lãnh đạo. - Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức Đảng, của cơ quan, đơn vị. IV/ Những đề xuất, kiến nghị: Đề nghị các cơ quan chức năng và các cấp lãnh đạo có thẩm quyền thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời kiểm tra, theo dõi sát sao hơn nữa các diễn biến của cuộc vận động này trong toàn Đảng, toàn dân, toàn thể các ban ngành để cuộc vận động mang lại những kết quả đạt chất lượng tốt hơn nữa. Sau mỗi đợt vận động, có tổng kết, tuyên dương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt cuộc vận động./. 7 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT BÀI THU HOẠCH (Ký, ghi rõ họ tên) Phương Thị Mỹ Liên 8 . vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Họ và tên: Phương Thị Mỹ Liên Chức vụ: Giáo viên. Qua 4 năm thực hiện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình. học tập và làm theo tấm gương Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Qua việc học tập, nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, và những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác qua 4 chuyên đề,. thể của bản thân trong việc thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 1.Những việc đã làm được: a/ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng