1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu tap huan NGLL

55 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 489 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM TÀI LIỆU TẬP HUẤN DÀNH CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÈ 2009 Lưu hành nội bộ Quảng Nam, tháng 7 năm 2009 1 PHẦN I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN 1. Mục tiêu tập huấn Sau khóa tập huấn, học viên cần: - Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh ở trường THCS. - Có kĩ năng tập huấn lại cho giáo viên tại nhà trường về thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. - Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế. 2. Đối tượng sử dụng tài liệu Bao gồm cán bộ, giáo viên được qui định trong thành phần tập huấn (theo Công văn số 2975/SGD&ĐT ngày 23/7/2009 của Sở GD&ĐT Quảng Nam). 3. Nội dung tập huấn 3.1. Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS - Mục tiêu của HĐGD NGLL. - Nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS. - Những quan điểm đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 3.2. Thống nhất việc phân phối chương trình và tổ chức HĐGD NGLL theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. - Định hướng việc xếp thời khóa biểu và tổ chức HĐGD NGLL. 3.3. Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới - Định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. - Những yêu cầu đổi mới. - Một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 3.4. Đánh giá kết quả HĐGD NGLL - Mục tiêu đánh giá. - Nội dung đánh giá. - Các tiêu chí đánh giá. - Hình thức đánh giá. - Minh họa một vài hình thức đánh giá. 3.5. Giáo dục KNS trong HĐGD NGLL - Vai trò của HĐGD NGLL trong việc giáo dục kỹ năng sống. - Một số kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh THCS. - Phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua HĐGD NGLL. 3.6. Thực hành tổ chức hoạt động cụ thể - Lựa chọn hoạt động. - Thiết kế hoạt động theo hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 2 - Thể hiện thiết kế đó tại lớp tập huấn. 3.7. Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương - Cá nhân, nhóm xây dựng kế hoạch. - Trình bày kế hoạch tại lớp tập huấn, thảo luận. 4. Phương pháp tập huấn 4.1. Phương pháp tập huấn cùng tham gia 4.2. Báo cáo kết quả làm việc nhóm 4.3. Luyện tập, thực hành 5. Chương trình tập huấn Ngày Thời gian Nội dung làm việc Ngày thứ nhất 7h00- 7h30 Học viên tập trung, ổn định tổ chức lớp. 7h30-8h00 - Đón tiếp đại biểu, Khai mạc lớp tập huấn. - Phân chia lớp; các lớp phân chia tổ (nhóm). 8h00-8h45 - Giới thiệu chung về khóa tập huấn. - Giới thiệu chương trình HĐGD NGLL cấp THCS. - Thống nhất việc phân phối chương trình và tổ chức HĐGD NGLL theo chỉ đạo Bộ GD&ĐT. 8h45-9h00 Giải lao. 9h00- 11h00 Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS. 11h00-13h30 Nghỉ trưa. Nghỉ trưa. 13h30- 14h45 Tiếp tục chuyên đề “Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL “Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS”. ở THCS”. 14h45 – 17h00 Phương pháp đánh giá kết quả HĐGD NGLL. Ngày thứ hai 7h00-7h30 Học viên tập trung, ổn định, sinh hoạt lớp. 7h30 – 8h45 Giới thiệu về giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh THCS. 8h45 – 9h45 Thiết kế hoạt động theo nhóm, chuẩn bị thực hành 9h45-11h00 Thực hành đổi mới phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục NGLL và đánh giá kết quả hoạt động. 11h00-13h30 Nghỉ trưa. 13h30 -14h00 Học viên tập trung, ổn định, sinh hoạt lớp. 14h00-15h30 Tổng kết; Bế mạc lớp tập huấn. 6. Yêu cầu đối với học viên khi tham gia tập huấn - Tham dự đầy đủ kế hoạch tập huấn trong hai ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và phải báo cáo với giáo viên tập huấn. - Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm và trong lớp. - Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau giải quyết. - Giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong quá trình tập huấn. 3 PHẦN II - CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ Nội dung 1 Giới thiệu chương trình HĐGD NGLL cấp THCS; Thống nhất việc phân phối chương trình và tổ chức HĐGD NGLL theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. (1 tiết) 1. Mục tiêu Sau khi hoàn thành nội dung 1, học viên: - Nắm chắc được mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng như một vài điểm lưu ý khi thực hiện chương trình này. - Biết cách tổ chức về chương trình HĐGD NGLL cấp THCS. - Phân phối tiết HĐGD NGLL đúng như chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. - Có tinh thần trách nhiệm trong quá trình tập huấn giáo viên ở trường. 2. Tài liệu, phương tiện - Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006. - Sách giáo viên HĐGD NGLL 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo dục năm 2008. - Máy chiếu Projector và các thiết bị dạy học liên quan đến HĐGD NGLL. 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Trao đổi về mục tiêu của HĐGDNGLL a. Mục tiêu: Học viên hiểu và trình bày được mục tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS. b. Cách tiến hành - Giáo viên đặt vấn đề: Khi nói về mục tiêu giáo dục, bao giờ cũng đề cập đến các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu của HĐGD NGLL cũng đề cập đến các mục tiêu cụ thể đó. - Nêu câu hỏi: Anh/chị cho biết về mục tiêu cụ thể của HĐGD NGLL là gì? - Giáo viên mời một học viên trả lời. - Các thành viên khác trong lớp bổ sung hoặc nhận xét. c. Kết luận: Giáo viên kết luận bằng việc trình chiếu mục tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS. Hoạt động 2: Trình bày nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS a. Mục tiêu: Học viên hiểu và trình bày được nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng như sự khác nhau về mức độ trong từng chủ điểm giáo dục. b. Cách tiến hành - Giáo viên cho học viên quan sát chương trình HĐGD NGLL cấp THCS (qua máy chiếu). - Nêu câu hỏi : 4 + Anh/chị hãy trình bày cấu trúc và nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS? + Anh/chị có nhận xét gì về các mức độ nội dung của chương trình từng lớp (từ lớp 6 đến lớp 9)? - Yêu cầu từng cặp đôi hoặc nhóm nhỏ cùng trao đổi với nhau trong 5 phút về hai câu hỏi trên. - Mời một học viên trình bày, các học viên khác lắng nghe và bổ sung ý kiến hoặc tranh luận. c. Kết luận - Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS là chương trình đồng tâm. Chương trình có phần bắt buộc và phần tự chọn. - Các mức độ nội dung chương trình được nâng cao dần từ lớp 6 đến lớp 9. Hoạt động 3: Thống nhất việc phân phối chương trình và tổ chức HĐGD NGLL. a. Mục tiêu: Học viên nắm được qui định của Bộ GD&ĐT trong phân phối tiết HĐGD NGLL. b. Cách tiến hành: - Giáo viên triển khai: + Bắt đầu từ năm học 2008 -2009 Bộ GD&ĐT đã qui định phân phối chương trình HĐGD NGLL 2 tiết/tháng. + Tùy điều kiện thực tế, các trường có thể tổ chức hoạt động theo lớp hoặc theo khối lớp. + Việc tổ chức HĐGD NGLL cần tránh hình thức, phải thiết thực, chú trọng đến chất lượng hoạt động. - Nêu câu hỏi thẻo luận: + Anh/chị hãy nêu tình hình thực tế ở đơn vị mình trong quá trình tổ chức HĐGD NGLL . Đối tượng trực tiếp tổ chức hoạt động trên? + Thời gian qua ở trường các anh/chị thường hay tổ chức hoạt động theo lớp hay theo khối lớp. Theo anh/chị với hai mô hình trên (tổ chức theo lớp và khối lớp) mô hình nào là hữu hiệu nhất. Vì sao? c. Kết luận: - Việc phân phối chương trình là phải thực hiện đúng với chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. - Riêng về công tác tổ chức hoạt động, do mỗi đơn vị có điều kiện khác nhau, vì vậy không nên cứng nhắc trong quá trình tổ chức hoạt động, các đơn vị có thể tổ chức theo khối lớp hoặc theo lớp việc này cần phải tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng chủ điểm. - Đối tượng trực tiếp tổ chức HĐGD NGLL là Ban HĐGD NGLL và giáo viên chủ nhiệm. Hoạt động 4: Thảo luận chung những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS. a. Mục tiêu: Học viên nắm và thống nhất được những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS. 5 b. Cách tiến hành - Giáo viên nêu những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGDNGLL (hoặc qua máy chiếu), đó là: + Tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh. + Khi tổ chức HĐGD NGLL cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Cần bám sát mục tiêu giáo dục THCS, đặc biệt là phải rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc và những kỹ năng của người lao động thời kỳ CNH, HĐH phù hợp với lứa tuổi. + Tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương. + Phải thu hút mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động cho học sinh. - Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: + Những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL nêu trên, anh/chị đồng ý hoặc không đồng ý với những quan điểm nào? Vì sao? + Trong thực tế thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện HĐGD NGLL ở trường mình, địa phương mình, anh/chị thấy có khó khăn hoặc thuận lợi gì khi thực hiện các quan điểm đổi mới trên? - Cho một vài học viên phát biểu ý kiến hoặc tranh luận. 4. Kết luận chung Nắm chắc mục tiêu, phân phối chương trình, nội dung chương trình và những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên khi thực hiện chương trình HĐGD NGLL và là điều kiện để đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kết quả hoạt động có hiệu quả. 6 Nội dung 2 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng đổi mới (4 tiết) 1. Mục tiêu Sau khi hoàn thành nội dung 2, học viên: - Hiểu được định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, những yêu cầu đổi mới và biết được một số phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm học sinh THCS. - Biết vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vào thực tế ở lớp và trường mình. - Linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc vận dụng các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 2. Tài liệu, phương tiện - Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006. - Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”, NXBGD, Hà Nội, 2008. - Sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS HĐGD NGLL”. NXBGD, Hà Nội, 2007. - Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9. - Máy chiếu Projector và các thiết bị dạy học liên quan đến HĐGD NGLL. 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL a. Mục tiêu Giúp học viên nêu được các định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS b. Cách tiến hành - Giáo viên yêu cầu học viên động não và trả lời câu hỏi: “Đổi mới PPDH ở trường THCS được thực hiện theo các định hướng nào ?” - Học viên suy nghĩ và trả lời - Giáo viên ghi câu trả lời của các học viên trên bảng, tổng hợp các ý kiến và kết luận c. Kết luận Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS : - Bám sát mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS. - Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể. 7 - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS. - Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường. - Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. - Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, phương tiện dạy học các môn học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. Hoạt động 2: Những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL a. Mục tiêu Học viên hiểu và vận dụng được những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. b. Cách tiến hành - Giáo viên nêu câu hỏi : + Theo anh/chị để đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần phải có những yêu cầu gì? + Hãy trình bày những yêu cầu mà anh/chị đã lựa chọn? - Học viên từng cặp đôi hoặc nhóm nhỏ trao đổi với nhau và viết ra giấy kết quả trao đổi, thảo luận. - Cho một vài cặp báo cáo kết quả, các cặp khác bổ sung hoặc tranh luận. c. Kết luận Yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS : - Đảm bảo tính thực tiễn - Tăng cường sự tham gia của học sinh - Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động - Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị - Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống Hoạt động 3 : Khái niệm định hướng đổi mới phương pháp a. Mục tiêu - Học viên liệt kê được một số phương pháp tổ chức hoạt động cụ thể. - Hiểu được thế nào là định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS b. Cách tiến hành - Chia học viên thành các nhóm học tập. - Giao cho các nhóm thảo luận câu hỏi : + Hãy liệt kê các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL mà anh/chị đã biết? + Anh/chị sẽ làm thế nào để vận dụng các phương pháp đó theo định hướng đổi mới? - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0 hoặc A4. Thời gian thảo luận 20 phút. - Các nhóm treo bảng ghi kết quả thảo luận của nhóm vào vị trí thích hợp. - Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu ý kiến bổ sung, hoặc tranh luận. 8 c. Kết luận - Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được quy định trong Luật giáo dục, đó là : “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. - Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh là định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL . Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số phương pháp cụ thể a. Mục tiêu - Học viên hiểu được bản chất và quy trình thực hiện một phương pháp cụ thể. - Biết vận dụng một phương pháp theo định hướng đổi mới để thực hiện một nội dung, một tình huống cụ thể của HĐGD NGLL. b. Cách tiến hành - Học viên làm việc theo nhóm. - Cho mỗi nhóm bốc thăm một bài tập trong số các bài tập sau đây : Bài tập 1. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 2. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp diễn đàn và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 3. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp đóng vai và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 4. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp giải quyết vấn đề và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 5. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 6. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp giao nhiệm vụ và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 7. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp tình huống và cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 8. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp trò chơi và cho ví dụ minh hoạ? - Các nhóm thảo luận, xây dựng đáp án của bài tập, ghi kết quả vào giấy A0. - Kết quả làm việc của các nhóm được treo lên vị trí thích hợp. - Giáo viên lần lượt cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, các ví dụ minh hoạ của nhóm có thể được trình bày bằng lời hoặc thể hiện dưới các hình thức khác nhau như: sắm vai, trò chơi, hoạt động minh hoạ, 9 - Khi một nhóm trình bày xong, các nhóm khác phát biểu ý kiến bổ sung, hoặc tranh luận, hoặc nêu câu hỏi để làm rõ. c. Kết luận Các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng từ các phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học. Khi vận dụng những phương pháp này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc. Trong một hoạt động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng các phương pháp và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh. Đó là yêu cầu cơ bản xuyên suốt trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả. Hoạt động 5: Những kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL. a. Mục tiêu - Học viên hiểu được một số kĩ thuật dạy học tích cực. - Biết vận dụng các KTDH tích cực trong tổ chức HĐGD NGLL. b. Cách tiến hành - Học viên làm việc theo nhóm. - Giáo viên giao cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau : + KTDH tích cực là gì? + Hãy kể ra các KTDH tích cực mà anh/chị biết? + Anh/chị vận dụng các KTDH tích cực trong HĐGD NGLL như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? - Các nhóm thảo luận. - Kết quả thảo luận được ghi vào giấy A0. - Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác lắng nghe, góp ý kiến hoặc tranh luận. c. Kết luận Kỹ thuật dạy học tích cực là những thao tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH rất đa dạng và phong phú về số lượng. Vận dụng các KTDH trong HĐGD NGLL sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các phương pháp được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL. Nội dung 3 Đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết) 10 . Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS - Mục tiêu của HĐGD NGLL. - Nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS. - Những quan điểm đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 3.2. Thống nhất việc phân. phối chương trình và tổ chức HĐGD NGLL theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. - Định hướng việc xếp thời khóa biểu và tổ chức HĐGD NGLL. 3.3. Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới - Định. mới - Định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. - Những yêu cầu đổi mới. - Một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. 3.4. Đánh giá kết quả HĐGD NGLL - Mục tiêu đánh giá. - Nội dung đánh giá. -

Ngày đăng: 15/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w