1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Mang can ban

65 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

1 MỤC LỤC Chương 1 THẾ GIỚI MẠNG 3 I MẠNG LÀ GÌ ? 4 1. Kích thước của mạng ra sao? 4 2. Có các kiểu mạng khác nhau không? 4 3. Các máy tính giao tiếp với nhau qua mạng như thế nào? 6 4. Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không? 6 II INTERNET LÀ GÌ? 6 1. Ai điều khiển Internet? 7 2. Các thành phần của Internet 7 III BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MẠNG ? 7 IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ? 7 V THUẬT NGỮ CẦN BIẾT 7 VI CÁC WEBSITE NÊN THAM KHẢO 8 VII CÂU HỎI ÔN TẬP 8 Chương 2 KHẢO SÁT WORLD WIDE WEB 9 I TRÌNH DIỆT WEB LÀ GÌ? 10 1. Dùng trình duyệt web như thế nào? 10 2. Đi đến các site khác như thế nào? 11 3. Các Web site được tổ chức như thế nào? 12 II TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN WEB NHƯ THẾ NÀO? 15 1. Làm gì với các thông tin tìm được? 15 2. Các loại Web site 15 3. Độ chính xác của Web site 16 4. Hiểu biết về hành động ăn trộm bản quyền và luật bản quyền 17 5. Thông tin tham khảo 17 III NHỮNG TRÒ GIẢI TRÍ TRÊN WORLD WIDE WEB 17 1. Tôi có thể nghe âm nhạc trong trình duyệt của tôi không? 17 2. Có thể xem video trong trình duyệt không? 18 3. Tôi có thể chơi trò chơi trong trình duyệt không? 18 4. Có thể mua các thứ trên Web không? 18 IV BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ WORLD WIDE WEB 18 V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT 19 VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO 19 VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 19 Chương 3 NHỮNG THỨ KHÁC TRÊN INTERNET 21 I TÔI CÓ THỂ GỬI THƯ ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO ? 22 1. Thư điện tử làm việc như thế nào? 22 2. Tạo ra một tài khoản thư điện tử như thế nào? 22 3. Có thể nhận và gửi thư điện tử như thế nào? 24 4. Một số chỉ dẫn về Thư điện tử 25 5. Có thứ gì khác để làm với thư điện tử không? 26 II CÓ DỊCH VỤ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP NGOÀI THƯ ĐIỆN TỬ KHÔNG? 26 1. Thông báo tức thời là gì? 26 2. Gửi và nhận Thông báo Tức thời IM như thế nào? 27 III CÓ THỂ CHƠI TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN KHÔNG? 28 IV TÔI CÓ THỂ CHIA SẺ TẬP TIN QUA INTERNET NHƯ THẾ NÀO? 29 1. Chia sẻ tệp là cái gì và làm việc như thế nào? 29 2. Việc chia sẻ tệp tin có hợp pháp không? 29 2 V ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ THÊM VỀ INTERNET 29 VI CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT 30 VII CÁC WEB SITES THAM KHẢO 30 VIII CÁC CÂU HỎI ÔN TÂP 30 Chương 4 TỰ BẢO VỆ KHI LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN 31 I LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỰ BẢO VỆ KHỎI BỊ NGƯỜI KHÁC TẤN CÔNG MÁY TÍNH CỦA MÌNH? 32 1. Ai muốn vào máy tính của tôi? 32 2. Ai đang theo dõi mình? 34 3. Các công cụ Giám sát 35 II LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA CÁC TRUY NHẬP BẤT HỢP PHÁP TỪ BÊN NGOÀI? 37 1. Tường lửa (Firewall) 37 Chương 5 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG 39 I NHỮNG THỨ GÌ CÓ THỂ CHIA SẺ TRÊN MẠNG? 40 1. Ta có thể chia sẻ tệp không? 40 2. Ta có thể chia sẻ máy in không? 40 3. Ta có thể chia sẻ một kết nối Internet không? 40 4. Tôi có thể thực hiện được những gì qua mạng? 42 II CẦN LÀM CÁI GÌ ĐỂ CÓ THỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT MẠNG? 42 1. Ta cần loại mạng nào? 42 2. Ta cần phần cứng nào? 47 3. Có cần phần mềm đặc biệt không? 52 III CÁC BẠN HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ VỀ LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG 53 IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ? 53 V CÁC THUẬT NGỮ CẦN THIẾT 53 VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO 54 VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 54 Chương 6 TẠO RA MỘT MẠNG 55 I TỔNG HỢP MỌI THỨ LẠI VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? 56 1. Chúng ta nối các máy tính như thế nào? 56 2. Có thể tạo ra một mạng không dây không? 59 3. Cài đặt phần cứng như thế nào? 60 4. Thiết lập phần mềm như thế nào để cấu hình mạng? 60 II CÓ THỂ NỐI MẠNG VÀO INTERNET NHƯ THẾ NÀO? 61 1. Chọn một ISP như thế nào? 61 2. Các cách kết nối vào Internet? 61 3. Loại phần cứng ta cần để nối vào Internet? 62 4. Ta có cần phần mềm để nối vào Internet không? 62 5. Những điều cần biết để khi kết nối vào Internet? 62 III CÁC BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ 63 IV CHƯƠNG TIẾP THEO LÀ GÌ? 64 V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT 64 VI CÁC WEB SITES THAM KHẢO 65 VII CÂU HỎI ÔN TẬP 65 3 Chương 1 THẾ GIỚI MẠNG Ngày nay ta có thể bắt gặp máy tính ở bất cứ nơi đâu, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta thử tưởng tượng thế giới khoảng ba mươi năm về trước. Đó là một thế giới không có mạng máy tính. Một thế giới không có thư điện tử (e-mail), không có cả các trò chơi trực tuyến. Máy tính là một phần quan trọng của thế giới ngày nay và mạng làm cho thế giới đơn giản hơn. Khóa học này sẽ học về mạng máy tính, ảnh hưởng của mạng máy tính đến cuộc sống của chúng ta và chúng ta có thể làm gì để khai thác tốt hơn những ưu thế của mạng máy tính. Trong chương này, sẽ xem xét một vài vấn đề cơ bản về mạng máy tính. Bắt đầu làm quen các kiến thức cần thiết để hiểu và sử dụng mạng máy tính. Chương này, sẽ trả lời các câu hỏi:  Mạng là gì?    Kích thước của mạng ra sao?    Có các kiểu mạng khác nhau không?    Các máy tính giao tiếp với nhau như thế nào?    Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không?    Internet là gì?  Ai là người điều khiển Internet?  Các thành phần của Internet? 4 I MẠNG LÀ GÌ ? Theo thuật ngữ cơ bản, một mạng là một nhóm người có tính chất chung nào đó. Nhóm trẻ em trong câu lạc bộ Tây Ban Nha là một mạng. Nhóm các chàng trai đang chơi bóng đá là một mạng. Các học sinh trong nhóm người dùng máy tính là một mạng. Một trong các mạng được biết đến nhiều nhất trên thế giới là hệ thống điện thoại. Tất cả các điện thoại được nối với nhau qua dây điện thoại và dây cáp, vì thế ta có thể nói chuyện với người khác ở đầu bên kia hành tinh. Nhưng máy tính thì sao? Mạng máy tính là cái gì? Theo thuật ngữ máy tính, một mạng, là một nhóm máy tính nối nhau với nhau theo một phương thức nào đó sao cho người ta có thể chia sẻ thông tin và thiết bị qua mạng. Các máy tính có thể kết nối trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố, hay quanh thế giới của chúng ta. 1. Kích thước của mạng ra sao? Bao nhiêu máy tính kết nối với nhau có thể coi là một mạng? Một mạng có thể có kích cỡ bất kỳ. Nó có thể chỉ bao gồm hai máy tính hay hàng triệu máy tính. Nếu nối hai máy tính ở nhà, ta đã tạo ra một mạng. Tất cả máy tính trong một trường học hay thư viện hoặc công ty được nối với nhau tạo thành mạng lớn hơn. Mạng máy tính lớn nhất thế giới là Internet, có hàng triệu máy tính được nối với nhau. 2. Có các kiểu mạng khác nhau không? Mặc dù có nhiều cách khác nhau kết nối các máy tính, nhưng chỉ có hai kiểu mạng máy tính cơ bản: mạng ngang hàng và mạng khách/phục vụ. Mạng ngang hàng (peer to peer network). 5 Mạng ngang hàng chính xác là gì? Trong cuộc sống của chúng ta, một sự ngang hàng là một bình đẳng. Một mạng ngang hàng là sự kết nối các máy tính có vai trò ngang nhau. Nếu bạn có một máy tính ở nhà và anh/chị bạn cũng có một cái, bạn có thể nối chúng thành một mạng ngang hàng. Máy tính của bạn vẫn có tất cả các tài nguyên thông tin (dữ liệu…) như trước khi nối kết vào mạng, máy tính của anh/chị bạn cũng vậy. Nếu máy tính của anh/chị bạn có máy in, bạn có thể dùng máy in đó khi các máy tính được kết nối thành mạng, ngay từ máy tính riêng của mình. Nếu máy tính của bạn có kết nối Internet, Anh/chị bạn giờ có thể chia sẻ kết nối Internet của bạn sử dụng máy tính của họ. Bạn cũng có thể chia sẻ các tệp tin của mình cho mọi người trong mạng có thể đọc những thứ trên máy tính của bạn. Anh/chị bạn cũng có thể làm như vậy trên máy tính của họ. Cả hai máy tính là ngang nhau trên mạng. Thông thường thì một mạng ngang hàng không có nhiều hơn mười máy tính và thường có ở các gia đình hay cơ quan nhỏ. Để dùng một chương trình xử lý văn bản, như Microsoft Word chẳng hạn, phần mềm này cần cài trên tất cả máy tính trong mạng. Mạng khách/phục vụ (Client/Server network) Còn mạng khách/phục vụ thì sao? Một mạng khách/phục vụ thường thấy trong các cơ sở làm việc như trường học, công ty, hay thư viện chứ không phải ở nhà riêng. Ở loại mạng này, có một máy tính mạnh được xem như là máy tính phục vụ trên mạng. Nó nắm giữ hầu hết các thông tin và các tài nguyên, làm cho chúng trở thành có vai trò quan trọng so với các máy tính khác trên mạng. Các máy tính khác sử dụng mạng để nhận thông tin này được gọi là máy khách. Nếu ta đến thư viện tìm một cuốn sách, ta ngồi vào một máy khách và nhận thông tin từ máy phục vụ. Khi muốn nhận thông tin từ website của MSN, hãy ngồi vào máy tính của mình, nó hoạt động như một máy khách và nhận thông tin từ máy phục vụ của MSN qua mạng Internet. Khi tới bác sỹ, nhân viên tiếp tân dùng máy khách trên bàn của họ kết nối với máy phục vụ qua mạng để có hồ sơ bệnh án trước đây của bạn đã lưu trên máy phục vụ. Tất cả những ví dụ đó đều là mạng khách/phục vụ. Một mạng khách/phục vụ thường có nhiều hơn mười máy tính. Chúng đắt hơn mạng 6 ngang hàng, nhưng đối với các công ty lớn hay khi có nhiều thông tin quan trọng cần lưu trữ, chúng là lựa chọn tốt nhất. 3. Các máy tính giao tiếp với nhau qua mạng như thế nào? Mỗi một máy tính và thiết bị như máy in, máy quét ảnh, máy tính xách tay và máy tính cầm tay, tất cả được nối với nhau qua dây cáp với các kích cỡ khác nhau, qua vệ tinh hay đường điện thoại. Ngày nay, các máy tính có thể dùng sóng vô tuyến để kết nối với nhau thành mạng thay vì dùng dây cáp thông thường. Để có thể kết nối các máy tính vào mạng, mỗi máy tính phải có vỉ mạch giao tiếp mạng (Card mạng), tiếng Anh viết tắt là NIC (Network Interface Card). Ngày nay các thiết bị này được gắn ngay bên trong mỗi máy tính. Ta sẽ cắm dây cáp mạng vào NIC, hoặc nếu có một kết nối không dây nào đó ở trong mạng (thường được gọi là Access Point) nó sẽ phát ra tín hiệu và như vậy thì NIC của chúng ta cần có chức năng thu nhận những tín hiệu đó để có thể tham gia vào mạng. Máy tính có thể liên lạc với nhau vì đã có các bộ quy tắc, hay các giao thức, giúp cho máy tính hiểu lẫn nhau. Các giao thức cần thiết để các liên lạc giữa các máy tính có thể thực hiện mà không bị lỗi. Các giao thức giúp xác định thông tin được gửi và nhận như thế nào. Giao thức mạng là cần thiết cũng giống như các nghi thức hay quy tắc khi mọi người giao tiếp với nhau. Ví dụ như nếu bạn gọi đồ vật mà bạn dùng để ngồi là cái ghế, trong khi hàng xóm lại gọi là hòn đá thì khó có thể nói chuyện được với nhau. Thậm chí nhiều khi còn đi xa hơn thế nữa. Cách mọi người giao tiếp với nhau đòi hỏi một bộ các quy tắc nhất định. Cho ví dụ, hãy tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà khi chào nhau người ta tát lên má người kia một cái. Nếu bạn tới Mỹ, thì bạn sẽ gặp nhiều phiền toái khi bạn chào người khác với một cú tát lên má của người kia. Ở Mỹ, thật dễ chịu khi bắt tay người kia. Ở Nhật, nghi thức thích hợp là cúi chào khi gặp người mới. Các nghi thức giúp mọi người giao tiếp với nhau cũng giống như các giao thức giúp các máy tính liên lạc với nhau trong mạng. 4. Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không? Cái hay của mạng là có thể kết nối mạng của mình đến mạng của một số người khác. Thực tế, ta có thể giữ kết nối mạng cho đến khi tạo thành một hệ thống mạng khổng lồ. Phần lớn ta kết nối tới mạng khác qua đường điện thoại, hay những kết nối tốc độ cao khác thông qua các công ty cung cấp dịch cụ kết nối như cáp, đĩa vệ tinh hay các đường điện thoại đặc biệt. Ngày nay Internet là một ví dụ sinh động, Internet luôn được định nghĩa như một hệ thống mạng khổng lồ. II INTERNET LÀ GÌ? Internet có lẽ là mạng máy tính lớn nhất, kết nối hàng triệu máy tính thành một mạng khổng lồ, mạng ở trong mạng. Internet là từ viết tắt của Mạng Quốc tế (INTERnational NETwork ) và chính xác là như thế. Internet là một tập hợp các máy tính và máy phục vụ trên toàn cầu. Nó là mạng khách/phụcvụ vì có nhiều máy phục vụ lưu trữ thông tin và bạn có thể truy nhập các thông tin từ các máy tính khác trong mạng. Internet có hàng triệu máy phục vụ và hàng triệu máy khách cùng với khối lượng thông tin khổng lồ có sẵn vượt quá sự tưởng tượng. 7 1. Ai điều khiển Internet? Không có cá nhân nào phụ trách Internet cả. Không có Chủ tịch, không có Giám đốc điều hành để điều khiển mọi thứ. Tuy nhiên có một nhóm các nhà tình nguyện lập nên Xã hội Internet (ISOC). ISOC đảm bảo có các quy tắc cụ thể cho tất cả các máy tính có thể kết nối, liên lạc với nhau. 2. Các thành phần của Internet. Internet gồm nhiều bộ phận tạo nên, và World Wide Web (WWW) chính là một phần trong đó. Internet cung cấp nhiều công cụ cho phép giao tiếp thông tin trên Internet. Các công cụ này có thể rất đơn giản, nhưng cũng có công cụ phức tạp:  World Wide Web: gọi chung là WWW hay Web, đây là một tập hợp các trang thông tin được tạo ra một cách đặc biệt và bạn có thể đọc được chúng nhờ trình duyệt Web. Một trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng có thể xác định vị trí và hiển thị các trang Web, bao gồm văn bản, đồ họa và nội dung đa phương tiện khác như âm thanh, Video.  Thư Điện tử: hay E-mail, là công cụ có sẵn trên Internet. Công cụ này cho phép mọi người gửi tức thời các thông điệp, các tệp tin đi khắp thế giới. E-mail có thể có nội dung đơn giản bằng văn bản hay có thể gồm đồ họa hoặc các nội dung khác gắn kèm.  Truyền tệp tin: di chuyển hay sao chép các tệp tin từ một máy tính đến máy tính khác. Có các các giao thức quản lý việc truyền tệp tin qua Internet, như Giao thức truyền tệp tin (FTP).  Site Usenet News: Mạng trao đổi các bài báo về các chủ đề cụ thể, cung cấp hỗ trợ sản phẩm và các trả lời cho đủ loại câu hỏi. Nhóm máy tính này với các mối quan tâm chung được gọi là nhóm tin. III BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MẠNG ? Chương này giới thiệu các khái niệm về mạng. Các máy tính giờ đây là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và mạng thực sự giúp chúng ta làm nhiều điều. Bạn đã biết Internet là mạng lớn nhất thế giới và thành phần chính của Internet chính là World Wide Web. IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ? Chương tiếp sẽ bắt đầu làm việc với Internet bằng cách khám phá World Wide Web và sử dụng trình duyệt web. V THUẬT NGỮ CẦN BIẾT Khách: Client Mạng khách/phụcvụ: Client/Server Network Thư điện tử: Electronic mail (E-mail) Giao thức truyền tệp tin: File Transfer Protocol (FTP) Internet: International Network Mạng: Network Vỉ mạch giao tiếp mạng: Network interface card (NIC) Mạng ngang hàng: Peer-to-Peer Network 8 Giao thức: Protocol Máy phục vụ: Server Nhóm tin: Usenet news Trình duyệt Web: Web browser World Wide Web (WWW) VI CÁC WEBSITE NÊN THAM KHẢO • http://www.pbs.org/opb/nerds2.0.1/wiring_world/ • http://www.pbs.org/nerds/timeline/index.html • http://computer.howstuffworks.com/internet-infrastructure.htm VII CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy liệt kê những khía cạnh mà mạng ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân bạn. Bạn hãy cho ví dụ cụ thể. 2. Tại sao những hiểu biết về mạng là thật sự cần thiết ngay cả khi bạn không có ý định theo đuổi nghề nghiệp của mình trong lĩnh vưc công nghệ thông tin. Thảo luận những suy nghĩ của bạn về những chiều hướng biến đổi của thế giới nhờ có máy tính, mạng máy tính. 3. Miêu tả đặc trưng của cả hai loại mạng ngang hàng và mạng khách/phụcvụ. 9 Chương 2 KHẢO SÁT WORLD WIDE WEB Ở chương trước, các bạn đã được giới thiệu các khái niệm về mạng. Như ta đã biết, mạng máy tính lớn nhất trên thế giới là Internet. Phần phổ biến nhất của Internet là World Wide Web - WWW. Trong bài học này chúng ta sẽ khảo sát WWW hay thường gọi là Web. Hầu hết khi mọi người nói về Internet, họ thường nói tới World Wide Web. Trong khi đó, Web không phải là phần duy nhất của Internet, World Wide Web là thành phần phổ biến nhất mà thôi. Nhưng WWW là rất quan trọng và ngày càng đóng vai trò lớn trong thế giới mạng. Chương này chúng ta sẽ học về World Wide Web. Chương này sẽ trả lời câu hỏi sau:    Dùng trình duyệt web như thế nào?    Trình duyệt là gì?    Các Web site được tổ chức như thế nào?    Đi đến các site khác như thế nào?    Cơ chế tìm kiếm là gì?    Làm gì với các thông tin tìm được và lấy trên web như thế nào?    Dùng thông tin như thế nào?    Có thể nghe âm nhạc, xem video và chơi trò chơi trong trình duyệt không?    Có thể mua các thứ trên Web không? 10 I TRÌNH DIỆT WEB LÀ GÌ? Các trang Web được tạo ra bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình có tên là HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HyperText Markup Language). Ta có thể xem các trang Web này thông qua một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt Web. Một trong các trình duyệt Web phổ biến nhất hiện nay là Microsoft Internet Explorer (IE). Trình duyệt cho phép xem tất cả các loại thông tin được tạo ra trong HTML, gồm có văn bản, đồ họa, âm thanh, hoạt hình, phim ảnh,…Một khi đã biết dùng trình duyệt Web như thế nào, bạn có thể tìm thấy đủ loại thông tin mà bạn quan tâm. 1. Dùng trình duyệt web như thế nào? Trình duyệt Web cho phép ta xem từng trang web trong một web site cụ thể nào đó. Các Web site được tổ chức để liên hệ các thông tin lại với nhau. Luôn luôn có một trang đầu tiên của một Web site, gọi là Trang Chủ có đôi khi ta gọi là Trang Nhà (Home Page). Một trang chủ cũng giống như trang bìa của một tờ báo, nó luôn có những bức ảnh đẹp để gợi ra ý tưởng về thông tin sẽ có trên web site. Trang chu có thể còn có một trong những thứ sau: một bảng mục lục, một bản đồ của site hay các thông tin hướng dẫn cung cấp cho độc giả khái niệm về các trang trên web site. Trình duyệt giúp độc giả dễ dàng chuyển từ trang này sang trang khác. Điều này thường được gọi là lướt mạng. Độc giả lướt mạng qua cửa sổ của trình duyệt. Hình 2-1 thể hiện trình duyệt Microsoft Internet Explorer. Hình 2-1: Cửa sổ trình duyệt web Internet Explor . cơ bản, một mạng là một nhóm người có tính chất chung nào đó. Nhóm trẻ em trong câu lạc bộ Tây Ban Nha là một mạng. Nhóm các chàng trai đang chơi bóng đá là một mạng. Các học sinh trong nhóm. trang hiện thời với bất kỳ thay đổi nào. • Home (Quay về trang chủ): hiển thị trang Web ngầm định ban đầu (trang chủ). • Search (Tìm): mở một trang trong đó có thể tìm kiếm các chủ đề trên Internet.

Ngày đăng: 15/05/2015, 16:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w