DỰ GIỜ - MỘT TẬP QUÁN SƯ PHẠM CẦN ĐƯỢC DUY TRÌ THƯỜNG XUYÊN VÀ CÓ HƯỚNG ĐÍCH PGS. TS Lê Phước Lộc Dự giờ là một hoạt động thường xuyên mà bất cứ một người giáo viên nào cũng đã từng trải qua, hoặc là đi dự giờ của đồng nghiệp hoặc là được đồng nghiệp dự giờ của mình. Dự giờ cũng là một trong những hoạt động của chương trình LG. Sau những hội thảo, tập huấn của chương trình về đổi mới PPDH, ban điều phối đã chia ra thành hai kiểu dự giờ: - Dự giờ có đánh giá: Chương trình đã thành lập một nhóm đánh giá và một nhóm CBGD (tạm gọi là nhóm điểm). Nhóm đánh giá sẽ dự giờ giảng của các CBGD trong nhóm điểm để theo dõi sự thay đổi PPDH của họ từ khi bắt đầu chương trình cho đến khi kết thúc và sẽ có đánh giá về vấn đề này, coi như một kết quả cụ thể của sự hợp tác. - Dự giờ theo Bộ môn: Các trưởng Bộ môn sẽ chỉ đạo CBGD trong bộ môn mình đi dự giờ lẫn nhau, có thể người dạy không phải là thành viên trong chương trình LG. Mục đích của hoạt động này là để thấy được ảnh hưởng của chương trình về phương diện thay đổi PPDH đến mọi thành viên trong Khoa sư phạm. (Chú ý rằng, việc dự giờ này chỉ tập trung vào các hoạt động dạy và học trên lớp, ban điều phối không chủ trương thảo luận về nội dung bài giảng) Hai kiểu dự giờ trên được tiến hành song song. Kiểu dự giờ thứ nhất có tiêu chí đánh giá riêng của nhóm đánh giá. Tôi muốn nói đến kiểu thứ hai. Qua hai năm hợp tác, các bộ môn đã huy động CBGD của mình đi dự hàng trăm lượt các giờ giảng của đồng nghiệp, có thể báo trước hoặc không báo trước. Nhìn chung, theo các biên bản dự giờ, đa số các giờ giảng đã được thực hiện tốt. Không khí dạy học buốn tẻ, độc giảng hầu như không còn trong các giờ học. Tuỳ theo nội dung mà giáo viên có đặt vấn đề, đưa ra tình huống đầu giờ, có sử dụng các phương tiện kĩ thuật để dạy, có cho thảo luận nhóm, có chú ý đến vấn đề đặt câu hỏi cho SV trả lời…Các hoạt động của SV trong lớp được khai thác tối đa. Những giờ giảng dưới mức bình thường (về phương pháp) không phải là không có song đó chỉ là những hiện tượng đơn lẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho Khoa sư phạm. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kĩ các bản ghi chép dự giờ và các biên bản trao đổi sau khi dự giờ, những nhận xét trên chưa hoàn toàn thuyết phục, bởi lẽ những nhận xét ấy chỉ ghi chung chung, không có mức độ, thường là theo cảm nhận riêng của người ghi. Đôi khi họ còn đánh giá cả nội dung giảng, cái mà chương trình không yêu cầu. Sau khi phát hiện vấn đề này, chúng tôi đưa ra một mẫu dự giờ nhằm đánh giá một cách “định lượng” các hoạt động trên lớp, ở khả năng có thể. Tất nhiên, để sử dụng mẫu này được tốt, người dự giờ phải nghiên cứu bản hướng dẫn ghi và luyện tập vài lần. Theo mẫu dự giờ này, người dự giờ ghi chép khá là khách quan, trừ giọng nói của giáo viên (cảm nhận to nhỏ, nói trôi chảy song cảm nhận của nhiều người dự chỉ có khác nhau đôi chút chứ không ngược nhau). Bảng dự giờ cho phép đánh giá PPDH của CBGD ở một số điểm như: tỉ lệ thời gian giảng và thời gian SV hoạt động (diễn giảng kết hợp); số lượng câu hỏi (đàm thoại); các PP thảo luận, PP khám phá (dựa vào các câu hỏi thảo luận); sử dụng phương tiện dạy học; thái độ học và tham gia hoạt động của SV…Các phần mở đầu bài giảng và kết thúc bài giảng cũng cho thấy phong thái dạy học của CBGD. Dưới đây là bảng ghi dự giờ như đã được giới thiệu ở trên. Bạn dọc chú ý nghiên cứu cách ghi ở phía dưới bảng này. Khi dự giở, cần có bên cạnh một tờ giấy trắng để ghi nhanh các câu hỏi (khi cần). Phiếu dự giờ Bài: Lớp: Giáo viên dạy: Người dự: Nội dung ghi Bắt đầu lúc: Kết thúc: Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Thái độ của thày: Vui 5 4 3 2 1 lạnh * Trật tự 5 4 3 2 1 *Kiểm tra: .Số câu hỏi: Lí thuyết ; Bài tập ; Lấy ví dụ thực tế * Vào bài: .Nối tiếp ; .Kể chuyện * Bầu không khí tâm lí HS .Nêu tình huống ; 5 4 3 2 1 Đề mục 1. * Thời gian GV nói: + + + + . Độ lớn: 5 4 3 2 1 ; Phát âm: đúng sai . Trôi chảy: 5 4 3 2 1 * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Sử dụng phương tiện: Có ; Không * Số câu hỏi trả lời ngay: * Số lần HS đưa tay: + + * Số câu hỏi thảo luận: * Thảo luận sôi nổi:5 4 3 2 1 * Hoạt động khác: (ghi chữ) * Số lần HS hỏi: 2. * Thời gian GV nói: + + + . Độ lớn: 5 4 3 2 1; . Phát âm: đúng ; sai . Trôi chảy: 5 4 3 2 1 * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Sử dụng phương tiện: Có ; Không * Số câu hỏi trả lời ngay: * Số lần HS đưa tay: + + * Số câu hỏi thảo luận: * Thảo luận sôi nổi:5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) 3. * Thời gian GV Nói: + + + . Độ lớn: 5 4 3 2 1 ; .Phát âm: đúng ; sai . Trôi chảy: 5 4 3 2 1 * Trật tự: 5 4 3 2 1 * Sử dụng phương tiện: Có ; Không * Số câu hỏi trả lời ngay: * Số lần HS đưa tay: + + * Số câu hỏi thảo luận: * Thảo luận sôi nổi 5 4 3 2 1 * Hoạt động khác (ghi chữ) Cuối giờ: Củng cố: b.tập ;Tóm tắt ; Sơ đồ tóm tắt Mở rộng ; ; Giải thích thực tế ; khác Giao nhiệm vụ về nhà: . B.tập: Có h.dẫn ; Kh. hướng dẫn Thí nghiêm ở nhà ; Chuẩn bị cho bài sau * Học tích cực 5 4 3 2 1 Nhận xét * Viết bảng: Quá nhiều Tóm tắt * Tự ghi chung: .Cẩn thận 5 4 3 2 1 .Độ lớn chữ 5 4 3 2 1 * Chờ đọc chép * Vẽ hình: Vẽ sẵn ; Vẽ bảng * Vẽ theo ; Không vẽ . Đẹp Đúng Có sai Đủ lớn * Thí nghiệm: Của PTN ; Tự chế Ấn tượn g * Có cố gắng thực hiện PPDH tích cực giờ giảng: * Giờ giảng có ấn tượng: Hướng dẫn ghi Bảng này dùng cho người đi dự bất cứ giờ dạy nào. Người dự chỉ ghi một số hoạt động của GV và HS trong giờ học theo chỉ dẫn dưới đây: - Loại có ô chữ nhật: đánh dấu chọn (γ) trong ô - Loại có các dấu cộng (+) thì cộng dồn (thời gian GV nói, số lần đưa tay xin phát biểu) - Loại đếm số lượng: ghi theo kiểu đếm bóng chuyền: =5 - Những hoạt động nào không định lượng được thì chúng tôi để đánh giá theo mức độ: từ tốt nhất (5) đến đạt (3) và không đạt (1), kể cả độ lớn chữ, âm lượng (hợp lí:5, không hợp lí là 1). - Các đề mục là chỉ giả dụ, nếu nhiều hơn 3 mục thì có thể lật trang sau ghi những hoạt động mà ở trên không có để nhận xét - Phần dưới các mục nội dung, là nhận xét chung cho cả tiết dạy (chữ viết, vẽ ) - Hai yêu cầu cuối cùng là để người dự ghi cảm tưởng riêng (để tham khảo) . để thấy được ảnh hưởng của chương trình về phương diện thay đổi PPDH đến mọi thành viên trong Khoa sư phạm. (Chú ý rằng, việc dự giờ này chỉ tập trung vào các hoạt động dạy và học trên lớp,. pháp) không phải là không có song đó chỉ là những hiện tượng đơn lẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho Khoa sư phạm. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kĩ các bản ghi chép dự giờ và các biên bản trao đổi sau