Sự thật về hiện tượng ảo ảnh Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, trên các biển lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma “Người Hà Lan bay”. Thuyền trưởng của con tàu đó vì tội báng bổ chúa trời đã phải chịu tội suốt đời lang thang trên khắp các biển và đại dương mà không được bỏ neo ở đâu cả. Những bóng ma trong không trung Các thủy thủ tin rằng, việc gặp gỡ con tàu buồm ghê sợ đó là điềm báo trước tai họa đắm tàu. Song những cuộc gặp gỡ ấy lại xảy ra thật thường xuyên! Con tàu ma bất ngờ xuất hiện trong đám sương mù, nó lẳng lặng trôi qua trước mắt đám thủy thủ, không hề đáp lại các tín hiệu, rồi sau đấy lại bất chợt biến đi như lúc xuất hiện vậy. Năm 1878, vào thời gian xảy ra chiến tranh giữa người Mỹ với người da đỏ, một toán lính rời đồn Abraham Linhcôn đi ra. Một lúc sau những người còn lại trong đồn nhìn toán lính đó đang tiến bước ở trên trời. Người ta liền bảo rằng toán lính đó đã bị giết chết và bây giờ họ đang nhìn thấy linh hồn những người ấy. Vài ngày sau, quả nhiên toán lính bị những người da đỏ tiêu diệt. Những người mê tín nhớ rất dai sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện. Tất cả những điều đó không phải cái gì khác hơn là những ảo ảnh. Hình như trên trời đang diễn ra một “màn kịch” viễn tưởng vậy. Vùng bờ biển Xixilia, vào lúc mặt trời mọc, trên mặt biển thường thấy xuất hiện những cung điện nguy nga, những ngọn tháp và pháo đài trên không trung, những người không lồ, những cây cối và động vật khổng lồ; tất cả những cái đó quần tụ lại rồi tản ra, đuổi bắt lẫn nhau, thay hình đổi dạng, cảnh tượng này thay thế cảnh tượng khác. Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng sông Vonga. Người ta cũng nhìn thấy ảo ảnh trên mặt đường láng nhựa: vào những ngày mặt trời thiêu đốt, có những “hố nước” trôi qua trước mũi xe như vừa mới qua cơn mưa vậy. Trên mặt hồ phản ánh những đám mây với bầu trời xanh. Ôtô chạy với vận tốc 60 kilômet một giờ, và suốt gần mười phút, ở phía trước luôn luôn nhìn thấy dải nước lừa dối kia. Và nếu những ảo ảnh tương tự không hề làm cho con người ta ngạc nhiên, thì những dạng ảo ảnh khác lại có thể không chỉ gây kinh ngạc, mà thậm chí còn dọa nạt được con người. Quy luật quang học & tấm gương không trung Ảo ảnh là một sự phản chiếu, chỉ có điều tấm gương ở đây không phải là kính, không phải là nước, mà chính là không khí. Vào mùa hè, những ngôi nhà, cây cối trên đường chân trời, dường như cũng run rẩy, đung đưa. Tất nhiên, không phải chính chúng rung, mà là những hình ảnh của chúng đang run rẩy. Nghĩa là, những tia sáng được các vật phản chiếu lại và đi đến mắt chúng ta đã liên tục thay đổi hướng. Người ta gọi đó là sự khúc xạ. Chúng ta lấy ví dụ ảo ảnh trên sa mạc. Không trung tĩnh lặng. Bầu trời bị che phủ bằng một màn sương màu đỏ nhạt; mặt trời chìm nghỉm và đường chân trời mất hút. Lớp không khí cuối cùng bị đốt nóng hơn cả vì cát bỏng rẫy, và vì thế nó bị loãng đi nhiều. Lớp không khí bên trên bị nung nóng ít hơn, vì vậy nó đậm đặc hơn. Mật độ không khí ở cả hai lớp kề sát nhau ấy trong trường hợp này không còn đồng nhất nữa. Thế là trong những điều kiện như vậy, đâu đó ở chân trời, phía trước đoàn súc vật chở hàng hiện ra một cái hồ ma, còn trên thực tế, đó là sự phản chiếu bầu trời ở tấm gương của lớp không khí bên dưới. Thành phố Lômônôxôp nằm trên bờ vịnh Phần Lan, cách Lêningrát 40 kilômet. Nhưng có những ngày mà dân cư thành phố Lômônôxôp nhìn thấy Lêningrát rõ như trên lòng bàn tay: sông Nêva, cầu cống, một số ngôi nhà cao tầng biệt lập, như thể thành phố đang hiện lên trên không trung. Nhưng chẳng qua, nó chỉ là sự phản chiếu trực tiếp các vật trong tấm gương không khí lạ lùng dường như bao trùm cả mặt đất mà thôi. Thành phố ảo “hiện hình” trên biển Thứ hai, 02/06/2008 - 09:48:am Hàng nghìn người đã đổ về bờ biển Penglai (Trung Quốc) để chứng kiến hiện tượng ảo ảnh kỳ lạ: từ trong lớp sương mù đặc quánh, một thành phố hiện đại với những tòa nhà chọc trời, đường sá thênh thang, xe cộ tấp nập dần dần lộ ra, thật và rõ đến ngỡ ngàng. Hiện tượng này kéo dài suốt 4 giờ đồng hồ, lại rơi đúng vào Chủ nhật nên chẳng mấy chốc, hơn 30.000 khách thập phương đã kịp tề tựu bên bờ biển Penglai để cùng chiêm ngưỡng phút giây xuất thần của tạo hóa. Được biết, trước hôm xảy ra sự kiện lạ lùng, thành phố đã trải qua hai ngày mưa trắng trời. Đây cũng không phải lần đầu tiên ảo ảnh xuất hiện trên vùng biển Penglai - vốn tọa lạc trên mỏm cận đông bán đảo Sơn Đông và được văn hóa dân gian tôn sùng là nơi cự ngụ của thần thánh. Theo giải thích của các nhà khoa học, ảo ảnh xuất hiện khi hơi ẩm trong không khí ấm nóng hơn nhiệt độ của nước biển, tạo nên hiện tượng khúc xạ các đường ánh sáng và phản chiếu phong cảnh từ mặt đất lên bầu trời. . Sự thật về hiện tượng ảo ảnh Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, trên các biển lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma “Người Hà Lan bay”. Thuyền. lẫn nhau, thay hình đổi dạng, cảnh tượng này thay thế cảnh tượng khác. Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng. 02/06/2008 - 09:48:am Hàng nghìn người đã đổ về bờ biển Penglai (Trung Quốc) để chứng kiến hiện tượng ảo ảnh kỳ lạ: từ trong lớp sương mù đặc quánh, một thành phố hiện đại với những tòa nhà chọc trời,