Sự thật về hiện tượng thoát xác Nhiều người trong chúng ta chắc đã có dịp đọc hoặc nghe được câu chuyện của những người đã từng ở trạng thái chết lâm sàng. Những người sử dụng chất kích thích và những người mắc bệnh động kinh cũng kể lại về trạng thái khi họ phát hiện ra mình "ở bên ngoài thể xác của chính mình", còn theo lời cam đoan của các bác sĩ thì một số người thường xuyên bị chứng đau nửa đầu hành hạ dữ dội, cũng trải nghiệm những giây phút tương tự. Vậy thì điều đó nghĩa là thế nào? Phải chăng linh hồn của chúng ta trên thực tế có khả năng tách khỏi thể xác trong một số điều kiện nhất định? Hay những trạng thái như vậy được tạo ra không phải bằng sự hiện hữu của linh hồn mà bằng những nguyên nhân nào khác có tính chất thông tục hơn? Cần phải có một cuộc thí nghiệm để làm sáng tỏ vấn đề này, và đến năm 2007 tờ tạp chí "Science" cho hay rằng có 2 nhóm chuyên gia thực nghiệm của Thụy Điển và Thụy Sĩ cùng một lúc đã thông báo những kết quả nghiên cứu về hiện tượng nói trên. Do chỗ cả 2 nhóm cùng sử dụng một phương pháp giống nhau và thu được những dữ kiện như nhau nên có thể cho rằng những dữ kiện đó là tương đối đáng tin cậy. Nhưng trước khi kể về những dữ kiện ấy, chúng ta hãy xem hai kết quả khác của một cuộc thí nghiệm đơn giản hơn cũng được công bố trong năm 2007. Hai nhà nghiên cứu Nhật Bản Jamamoto và Kitazawa cho hai người được làm thí nghiệm mỗi người cầm hai cái que mà đầu nhọn của chúng chạm vào hai cái núm sẽ đáp lại sự tiếp xúc đó bằng một loạt xung động nhỏ, mỗi cái núm đáp lại bằng một kiểu xung động riêng. Bằng cách thay đổi điều kiện thí nghiệm (chẳng hạn, đặt chéo hai cái que hoặc hai tay), hai nhà thực nghiệm nhận thấy rằng những người được làm thí nghiệm vốn lúc nào cũng chỉ nhìn thấy cái que chứ không phải tay mình, coi những xung động là không thuộc về cái tay mà thuộc về đầu cái que. Còn nhà khoa học S. Harris ở Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm tương tự với sự trợ giúp của những lăng kính vốn bắt buộc người được làm thí nghiệm nhìn thấy vị trí của tay mình không phải ở nơi mà nó hiện hữu trong thực tế. Tổng kết kết quả của những điều quan sát được, Harris viết: "Trái hẳn với những quan niệm kinh nghiệm chủ nghĩa thông thường, những chỉ dẫn của các cơ quan thị giác có tính chất ổn định hơn so với những chỉ dẫn của cảm giác trực tiếp (xúc giác). Khi hai loại chỉ dẫn đó không trùng nhau, thì xúc giác thay đổi những chỉ dẫn của nó bằng cách làm cho chúng tương ứng với những chỉ dẫn thị giác". Nói một cách khác, bộ não, vị quan tòa tối cao của chúng ta, tin cậy thị giác nhiều hơn so với xúc giác trực tiếp. Nó chuyển những cảm giác của chúng ta đến nơi mà thị giác sai khiến chúng phải tới - ở đầu cái que hay ở nơi chúng ta nhìn thấy cánh tay "tiềm ẩn" của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ lấy cái sự việc lạ lùng, khó chịu, nhưng hiển nhiên này và hãy trở lại với những thí nghiệm của hai nhà khoa học Thụy Sĩ và Thụy Điển. Chúng khác với những thí nghiệm được miêu tả ở trên là ở chỗ người ta chuyển dịch tới một vị trí khác (một không gian nhìn thấy được) không chỉ một cánh tay hay một cái que mà là toàn bộ thể xác của người được làm thí nghiệm. Để thực hiện điều này, trong cả hai trường hợp, ở phía sau người tình nguyện được lắp đặt hai camera vô tuyến làm nhiệm vụ truyền hình ảnh của người đó vào một cặp kính đặc biệt vốn là các màn ảnh bé xíu của hai camera vô tuyến ấy. Trong thí nghiệm của H. Errson ở Stockholm, người được làm thí nghiệm nhìn thấy tấm lưng của mình ở trước mặt. Nhà thực nghiệm cầm hai cái que dài bằng chất dẻo, một que chạm vào ngực người được làm thí nghiệm, còn que kia thì đưa về phía sau lưng để anh ta cảm thấy dường như nó được giấu ở phía trước hình ảnh của cái lưng giống như nó tựa hồ muốn chạm vào hình ảnh đó từ phía ngực anh ta. Như vậy, người được làm thí nghiệm bằng xúc giác cảm nhận được sự đụng chạm thực tế vào ngực mình, còn bằng mắt thì nhìn thấy sự động chạm hư ảo vào ngực của hình ảnh mình. Sau hai phút thực nghiệm như vậy, mỗi một người trong số 12 người được làm thí nghiệm phải trả lời 10 câu hỏi. Ba trong số những câu hỏi đó là những dạng cảm giác có thể có ở người được làm thí nghiệm trong thời gian thí nghiệm và anh ta phải chọn xem cảm giác nào trong số đó phù hợp hơn cả với cái mà anh ta thực sự cảm nhận được. Tất cả 12 người đó đến nói rằng họ đã nếm trải một cảm giác lạ lùng dường như họ ở bên ngoài thể xác của mình và nhìn thể xác đó từ phía ngoài. Hơn nữa, bằng xúc giác họ cảm thấy cái que chạm vào ngực, nhưng là bộ ngực của cái thể xác mà họ nhìn thấy trước mắt mình. Sau đó Errson xúc tiến và "khách quan hóa" thí nghiệm của mình. Ông dùng các thiết bị để đo độ truyền dẫn của da người được làm thí nghiệm. Căn cứ vào trị số của độ truyền dẫn, có thể nhận định một cách khách quan xem người đó có cảm thấy sự sợ hãi không. Lần này, thoạt tiên ông dùng phương pháp trước bằng 2 phút kích thích để đưa người được làm thí nghiệm vào trạng thái ảo giác (“ở bên ngoài thể xác của mình”) rồi sau đó thay thế cái que thứ hai bằng cái búa và tạo ra cho người được làm thí nghiệm một cảm tưởng dường như anh ta định dùng cái búa đó nện vào ngực của hình ảnh. Xin nhấn mạnh - vào ngực của hình ảnh, do đó trên thực tế, thể xác của người được làm thí nghiệm tuyệt nhiên không bị đe dọa bởi sự nguy hiểm nào cả. Tuy vậy, việc đó cho thấy rằng tất cả những người được làm thí nghiệm đều cảm thấy sự sợ hãi, dường như hình ảnh nhìn thấy được của thể xác là chính thể xác của họ. Điều đó chứng tỏ rằng cái được họ thực sự coi là thể xác vật chất của mình không phải là cái tạo ra cho sự tin chắc thực tế bằng xúc giác cho rằng họ chả có điều gì phải lo sợ cả mà là cái ở bên ngoài nó và họ tồn tại với tư cách là "những quan sát viên phi vật chất". Và thực ra họ đã "di dời" ra bên ngoài ranh giới thể xác thực tế của mình, hơn nữa không cần đến các chất ma túy, đến chứng đau nửa đầu và bệnh động kinh, chưa nói đến cái chết lâm sàng. Qua những cuộc thí nghiệm đó, có thể rút ra kết luận: Cảm giác huyền bí về "cái tôi" của chúng ta được hình thành từ sự phối hợp của nhiều chỉ dẫn cảm giác xuất phát từ bên trong cũng như từ bên ngoài thể xác và việc làm rối loạn sự phối hợp giữa chúng có thể làm thay đổi cảm giác đó theo một chiều hướng bất ngờ nhất. Và do chỗ các chuyên gia hiện nay càng ngày càng nghiêng về quan điểm cho rằng sự phối hợp giữa những "chỉ dẫn" của tất cả các giác quan diễn ra ở phần đỉnh thái dương của não nên có thể nghĩ rằng cảm giác huyền bí, lâng lâng không phải là bất di bất dịch của chúng ta về "cái tôi" cũng được hình thành và cư trú ở một nơi nào đó trong những khu vực ấy . Sự thật về hiện tượng thoát xác Nhiều người trong chúng ta chắc đã có dịp đọc hoặc nghe được câu chuyện của. ảnh nhìn thấy được của thể xác là chính thể xác của họ. Điều đó chứng tỏ rằng cái được họ thực sự coi là thể xác vật chất của mình không phải là cái tạo ra cho sự tin chắc thực tế bằng xúc. mình, coi những xung động là không thuộc về cái tay mà thuộc về đầu cái que. Còn nhà khoa học S. Harris ở Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm tương tự với sự trợ giúp của những lăng kính vốn bắt