Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
3,03 MB
Nội dung
Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD nhà trường: + Tác dụng của SKKN: + Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm: + Hiệu quả: Xếp loại: Đ.Hoà Thượng, ngày tháng năm 2010 CT.HĐKHGD _________________________________________________________ Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Phòng GDĐT: + Tác dụng của SKKN: + Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm: + Hiệu quả: Xếp loại: Đức Hoà, ngày tháng năm 2010 CT.HĐKHGD Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Sở GDĐT: + Tác dụng của SKKN: + Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm: + Hiệu quả: Xếp loại: ………… , ngày tháng năm 2010 CT.HĐKHGD Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. MỤC LỤC I/Lý do chọn đề tài: Trang 3 1. Đặt vấn đề. 3 2. Mục đích đề tài. 3 3. Phạm vi đề tài 4 II/ Nội dung công việc đã làm: 4 1. Thực trạng đề tài. 4 2. Nội dung cần giải quyết. 4 3. Biện pháp. 4 4. Kết quả chuyển biến. 10 III/ Kết luận: 11 1. Tóm lược giải pháp. 11 2. Phạm vi đối tượng. 11 3. Kiến nghị. 12 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Việc dạy Mĩ Thuật ở THCS là rất cần thiết nó góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Người mới có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết thưởng thức cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Đồng thời biết sáng tạo ra cái đẹp theo ý thích của mình làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, sinh động và hạnh phúc. Mĩ Thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học đã khó dạy nghệ thuật càng khó hơn, cần phải mang tính nghệ thuật cao. Dạy mĩ thuật khác với một số môn học có công thức rõ ràng đòi hỏi được vận dụng và chính xác. Môn mĩ thuật cũng có những vấn đề chung, có những công thức, qui ước nhưng khi vận dụng thì tùy thuộc vào đề tài, vào ý đồ tư tưởng và tình cảm người vẽ. Người vẽ phải biến cái chung thành cái riêng của mình, tuyệt đối không sao chép theo mẫu, không rập khuôn. Vì thế các bài vẽ không giống nhau về bố cục, về hình ảnh, về màu sắc tuy cùng một đề tài. Trong chương trình mĩ thuật ở THCS phân môn vẽ tranh có vị trí rất quan trọng học sinh vận dụng tổng hòa các kiến thức và kĩ năng của nghệ thuật tạo hình như lựa chọn nội dung hình tượng nhân vật, sắp xếp bố cục, vẽ hình, vẽ màu, thể hiện không gian, ánh sáng,… Với tôi đã có thời gian va chạm với công việc vẽ tranh, truyện, … và chỉ hơn một năm giảng dạy nhưng tôi nhận thấy học sinh rất thích vẽ, tuy nhiên tranh vẽ của học sinh còn ở tình trạng chung chung, chưa có ý hay về đề tài, bố cục, hình vẽ, màu sắc còn rất nghèo nàn, chưa nhận ra được chổ đúng, chổ sai. Đa phần thường vẽ theo sách giáo khoa các em chưa biết chọn lọc theo ý riêng của mình. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng bản thân tôi không ngừng tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tài liệu giảng dạy mĩ thuật, nâng cao chuyên ngành,(Làm sao? Làm thế nào?) Để học sinh vẽ tranh đề tài ngày càng phong phú và sinh động hơn. Vì thế bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm và đã thành công trong những công việc đủ để đúc kết thành đề tài: “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. 2. Mục đích đề tài Giúp học sinh nắm vững chắc các kiến thức cơ bản của phân môn vẽ tranh, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo giàu cảm xúc thẩm mĩ, kỷ năng thao tác thành thạo của học sinh để từ đó vận dụng vào bài vẽ của mình ngày một hoàn thiện hơn, chất lượng hơn. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 3 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. 3. Phạm vi đề tài Ở đề tài này tôi sẽ xoáy sâu vào những giải pháp trọng tâm cụ thể để giúp học sinh khối THCS (Trường THCS trong khu vực) phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và thực hành tốt các bài vẽ tranh theo yêu cầu của phân môn. II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. Thực trạng đề tài Đa số các bài vẽ tranh của học sinh thường không đạt kết quả cao vì các em vẽ thường không tuân theo trình tự các bước vẽ, vẽ một cách tự ý theo quán tính, nhiều em vẽ thẳng vào giấy, nghĩ gì vẽ nấy không chú ý đến bố cục của bài vẽ dẫn đế bố cục bị lệch hay lõng lẻo, vụng về. Về hình tượng thì các em còn vẽ chung chung thiếu cái động, cái tĩnh, thiếu chiều sâu không gian còn về màu sắc thì lộn xộn, thường dùng những màu sắc rực rỡ, chói chang, gay gắt nên đôi khi trở thành đối lập về màu khiến người xem cảm thấy khó chòu. Thống kê chất lượng phân môn vẽ tranh khối THCS đầu năm như sau: Khối TS HS 0- 3.4 3.5- 4.9 Tỉ lệ 5- 6.4 Tỉ lệ 6.5- 7.9 Tỉ lệ 8- 1 0 Tỉ lệ 6 10 2 1 (1%) 49 (48%) 40 (39,2%) 12 (11,8%) 7 132 34 (25,8%) 58 (43,9%) 4 0 (30,3%) 8 147 1 (0,7%) 37 (25,2%) 68 (46,2%) 41 (27,9%) 9 TS 38 1 2 (0,5%) 12 0 (31,5%) 166 (43,6%) 93 (24,4%) 2. Nội dung cần giải quyết * Nguyên nhân - Học sinh rất thích vẽ tuy nhiên ý thức học tập còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng nên hay chán nản lơ là trong học tập. - Khả năng tưởng tượng sáng tạo của các em còn chưa cao, chưa biết thực, ảo trong khi vẽ cho nên bài vẽ của các em thường khô khan thiếu cảm xúc, thường sao chép tranh ở SGK và hay vẽ giống bạn ngồi gần. - Đa số các em chưa biết vận dụng tổng hòa các kiến thức và kĩ năng tạo hình vào bài vẽ của mình. * Nội dung cần giải quyết - Tạo hứng thú cho học sinh thích học, tự giác học phân môn vẽ tranh. - Bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo thẩm mĩ cho học sinh. - Giúp học sinh biết cách vận dụng các kiến thức mĩ thuật vào bài vẽ tranh. 3. Biện pháp Sáng Kiến Kinh Nghiệm 4 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. 3.1. Muốn tạo ra “Cái đẹp” phải có kiến thức, phải suy nghĩ, phải thích thú vì không gò ép được, không phải đúng chính xác mà đẹp. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh phấn khởi, thích thú mong muốn vẽ đẹp chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Có câu nói: “Họa sĩ giỏi chưa chắc đã là thầy giáo giỏi”. Thật vậy muốn dạy giỏi giáo viên phải có nghệ thuật truyền đạt làm sao cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp thu, chờ đón những điều mới mẻ, học một biết mười. Học sinh thích học coi học tập là niềm vui không phải là ép buộc. Học sinh lên lớp thích học không biết chán và người thầy thì dạy không biết mệt mỏi. Luôn lạc quan yêu đời. Vì thế tôi cho rằng muốn tuyền đạt tốt kiến thức cho học sinh người giáo viên cần phải biết tạo cho học sinh niềm hứng thú, say mê trong học tập. Để tạo hứng thú trong học tập của học sinh thì công việc chuẩn bị bài là quan trọng nhất. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học có tính thẫm mỹ cao, thực tế khoa học phù hợp đặc trưng bộ môn, trò chơi sinh động, tôi còn phải chuẩn bị cả phưong pháp dạy học. Tôi phân tích kĩ đi sâu các quy trình của một bài vẽ tranh: hướng dẫn học sinh khai thác đề tài, hướng dẫn học sinh cách vẽ, hướng dẫn học sinh làm bài. Trong các quy trình đó sẽ vận dụng phương pháp học nào? Kết hợp đồ dùng học gì? Vào thời gian nào? Để học sinh dễ năm bắt. Điều cốt yếu nhất là phải phát huy tính tích cực cho từng em. Ví dụ: Dạy bài vẽ tranh Đề tài Gia Đình. Đồ dùng dạy học giáo viên cần chuẩn bị có thể là: - Tranh vẽ về gia đình của họa sĩ nổi tiếng, của giáo viên. - Tranh vẽ về gia đình của học sinh năm trước. - Hình minh họa các bước tiến hành. - Đặc biệt khi minh hoạ phải vẽ trực tiếp lên bảng. * Ở hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài tôi có thể dùng phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,… Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh phong cảnh của họa sĩ nổi tiến vẽ để tạo hứng thú cho học sinh từ đó học sinh dễ nhận ra vẻ đẹp của tranh phong cảnh và mong muốn vẽ như thế. * Ở hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tôi có thể dùng phương pháp trực quan và giải thích. Tôi vẽ trực tiếp cho học sinh xem minh họa các bước vẽ, ít nhất là 3 hình kết hợp giải thích từng bước một. - Hình 1: Tìm bố cục. Minh hoạ trực tiếp lên bảng để học sinh quan sát. - Hình 1: Vẽ hình. Minh hoạ trực tiếp lên bảng để học sinh quan sát. - Hình 1: Vẽ màu. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 5 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. * Trước khi học sinh thực hành tôi cũng cần cho học sinh xem các bài vẽ của các bạn cùng lứa tuổi để các em rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Khi soạn giáo án và giảng dạy tôi soạn rất kĩ, chắt lọc những lời thoại, câu hỏi gợi mở dễ hiểu tùy vào đối tượng học sinh, nếu câu hỏi đặt ra các em không trả lời được tôi liền gợi ý câu hỏi dễ hơn. Ví dụ: Dạy bài vẽ tranh Đề tài Giữ gìn vệ sinh môi trường. * Ở hoạt động 1: Hướng dẩn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: Kết hợp với tranh minh họa tôi có thể đặt câu hỏi như sau: - Bức tranh trên vẽ có nội dung gì? - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Hình ảnh chính là gì? - Hình ảnh phụ là gì? - Màu gì được sử dụng nhiều nhất trong tranh? Gam màu gì? Trả lời được các câu hỏi là các em đã nắm được với đề tài Giữ gìn vệ sinh môi trường em sẽ vẽ nội dung gì? Có những hình ảnh nào để thể hiện? Có thể sử dụng màu theo gam nóng hay lạnh? * Ở hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành Câu hỏi gợi ý phải phù hợp với từng đối tượng học sinh như: + Học sinh giỏi: - Thử tìm xem bài vẽ chỗ nào chưa hợp lí? - Có thể vẽ hình ảnh khác được không? + Học sinh khá, trung bình: - Chỗ này, màu này có hợp lí không? - Em xem lại chỗ này có được chưa? + Học sinh yếu, kém: - Bố cục có trống(đặt) quá không? - Màu sắc có lộn xộn quá không? * Ở hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ Câu hỏi gợi ý có thể là: - Bài nào có bố cục chưa hợp lí? - Bài nào có màu sắc sơ sài? - Bài nào có bố cục đẹp? - Bài nào có màu sắc hài hòa? - Bài nào có tính sáng tạo nhất? - Em thích nhất bài nào? (Nội dung phải sát đề tài; bố cục phải hợp lý, hình ảnh sinh động có động, tĩnh; màu sắc hài hoà, thể hiện được cảm xúc; tính sáng tạo trong bài vẽ.). * Giáo viên cần dự đoán trước một số khuyết điểm khi các em tìm bố cục chuẩn bị trước để gợi ý các em chỉnh sửa. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 6 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. * Chuẩn bị một số trò chơi cho học sinh như: + Trò chơi: “Sắp xếp dáng người.” - Số nhóm tham gia: từ 2 cho đến 5 nhóm. - Cách chơi: Trên bảng con có vẽ sẵn các bộ phận cơ thể người sắp xếp lộn xộn. Đại diện các nhóm lên sắp xếp lại,… để hoàn thành dáng người. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. + Trò chơi: “Xem ai nhanh hơn” - Số người tham gia: từ 3 cho đến 4 bạn. - Cách chơi: Giáo viên đưa yêu cầu cho học sinh vẽ “mặt người” ai vẽ nhanh và đúng sẽ là người thắng cuộc. 3.2. Trong phân môn vẽ tranh thì trí tưởng tượng đối với các em là rất quan trọng em nào có trí tưởng tượng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vì hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo từ cái có thực tạo nên bức tranh đẹp, phản ánh cái thực mà không nệ thực, không giống 100% như nguyên thể. Danh họa thế giới Tề Bạch Thạch đã nói: “Tranh vẽ phải vừa thực vừa hư. Thực quá là mị đời. Hư quá là dối đời.” Muốn như vậy người vẽ phải quan sát ghi nhớ từ thực tế, độc lập suy nghĩ để tưởng tượng sáng tạo ra cái mới cái riêng của mình. Tranh đề tài là tranh vẽ theo đề tài cho trước trong đó có sự phối hợp tổng hòa các yếu tố tạo hình đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tốt để sắp xếp ăn ý giữa đường nét, đậm nhạt, hình mảng, màu sắc và cảm xúc,… Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung trên lớp thì kết quả sẽ không được như mong muốn. Nếu như có sự chuẩn bị trước ở nhà có thời gian nhiều hơn thì kết quả sẽ tốt hơn. Do đó giáo viên cần phải nhắc trước cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là quan sát, ghi nhớ và tưởng tượng trước ở nhà nội dung đề tài mình Sáng Kiến Kinh Nghiệm 7 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. định vẽ, đặc biệt khi lên lớp giáo viên phải vẽ minh hoạ trực tiếp bài để tạo niềm tin tưởng và sự lôi cuốn của việc vẽ tranh của mình với học sinh. Ví dụ: Dạy bài Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương. Tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị: Quan sát cảnh vật xung quanh nơi mình đang ở, kết hợp với cảnh đẹp ở sách báo, ti vi,… các em sẽ tưởng tượng hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? Cuối cùng các em sẽ tưởng tượng cách sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh. Hình ảnh chính nằm ở vị trí nào? Hình ảnh phụ nằm ở vị trí nào? Hình ảnh được sắp xếp theo hình thức bố cục nào? Các em cũng tưởng tượng xem màu của hình ảnh chính là màu gì? Cũng như màu của hình ảnh phụ và màu nền. Để tập trung trí tưởng tượng các em nên nhắm mắt lại. Để kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các em trong khi giảng bài trên lớp tôi có thể dành 1 đến 2 phút để hỏi lại các em như: - Theo em, cảnh em sẽ chọn để vẽ là gì, cảnh đó ở đâu? - Cảnh đó có những hình ảnh nào? - Hình ảnh chính là gì? - Hình ảnh phụ là gì? - Em thích sử dụng gam màu gì?gam nóng,lạnh hay trầm…? Yêu cầu thường xuyên trên dần dần hình thành trong các em một thói quen biểu tượng phong phú trong trí nhớ các em. Nhờ đó trong giờ học các em có thể trả lời những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Bài vẽ của các em mang nhiều màu sắc độc đáo riêng, không sao chép bắt chước tranh mẫu hoặc vẽ theo bạn. Ngoài ra trong giờ học trên lớp tôi kích thích trí tưởng tượng của các em bằng những hình ảnh trong tranh. Ví dụ:Trong bức tranh có vẽ một người đang lom khom để tưới cây tôi có thể hỏi thêm. Các em thấy người ta ở tư thế khom để làm gì nữa?(quét rác, cuốc đất, cắt lúa,…) hoặc ngồi học bài (ngồi câu cá, ngồi chơi ô ăn quan, ngồi rào cây,…) hoặc đi học (đi chợ, đi lao động, đi chơi,…) Dựa vào những hình ảnh tưởng tượng ra tôi cho các em một số bài tập nhỏ để rèn kỹ năng vẽ một số dáng người hoạt động cho các em. 3.3. Khi lên lớp tôi phải linh hoạt đảm bảo thời gian, phân chia hợp lý cho từng quy trình, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh theo ý thích, đúng quy trình thực hiện các bước vẽ: + Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: Qua hình minh họa, giáo viên nêu câu hỏi gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, tìm ra cách thể hiện cho riêng mình. Ngoài ra giáo viên còn có thể đọc cho các em những bài thơ hay giàu hình tượng và cảm xúc có liên quan đến đề tài định vẽ như: Sáng Kiến Kinh Nghiệm 8 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. Dạy bài vẽ tranh đề tài Cảnh đẹp đất nước, phong cảnh quê hương, qua những câu thơ: Việt Nam đất nước ta đi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cách cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Hay là: Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiền che. Quê hương là con diều biếc Cho con thả trên đồng. Qua đó sẽ khắc sâu cho các em thêm hình ảnh của cánh đồng lúa trãi rộng mênh mông. Trên bầu trời trong xanh có đàn cò bay lượn. Xa xa những dãy nói trập trùng ẩn hiện bởi những ánh sáng mây chiều bay lơ lững,… + Hướng dẫn học sinh cách vẽ: Ở bước này tôi giới thiệu hình minh họa các bước tiến hành và kết hợp trực tiếp minh họa trên bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu kuyết điểm khi tiến hành theo trình tự. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào trong tranh, học sinh sẽ không nhận ra được cách tiến hành, đâu là mảng, đâu là hình trong tranh,…vừa giải thích vừa minh hoạ Khi phác bố cục: tôi luôn nhắc nhở các em phác mảng chính phụ sau cho hợp lý, cân đối với tờ giấy vẽ, rõ trọng tâm, rõ chủ đề. Theo tôi trong 4 bước tiến hành để vẽ tranh bước bố cục bài là khó nhất. Cụ thể: Trong một gia đình với đầy đủ tiện nghi bàn, ghế, tủ, giường,… rất đẹp nhưng không biết cách sắp xếp cho ngăn nắp thì không thể tạo ra được một không gian đẹp. Chính xác hơn đây là một việc hết sức là khó khăn đối với các em do đó tôi thường cho các em thử nghiệm bằng cách: dùng một số hình vẽ sẵn cắt rời nhau rồi cho các em lên bảng sắp xếp các hình ảnh đó theo các hình thức bố cục đã học. Sau đó tôi quy tất cả các hình ảnh đó thành hình và giải thích cho các em biết thế nào là mảng, thế nào là hình trong mảng và tại sao ta phải phác mảng trước, phác hình sau,… Vẽ hình: Vẽ hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, đề tài, hình, không cần vẽ những chi tiết nhỏ nhặt như sợi tóc, mắt, mũi miệng, ngón tay,… Vẽ cảnh vật thì dễ hơn vẽ người. Đối với những em không có năng khiếu vẽ tôi thường cho các em tập vẽ hình khối trước sau đó dạy cho các em lắp ghép thành hình tượng. - Vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng vẽ không chung chung. Vẽ màu thì không nên vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẽ rất khó thể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý tương quan giữa các màu. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 9 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. Màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo được hứng thú nhất cho học sinh, đa số các em rất thích vẽ màu, thời gian vẽ màu rất lâu so với vẽ hình nhưng đa số các em vẫn chưa biết cách thể hiện màu sắc. Trong giờ thực hình các em cứ hỏi em vẽ chỗ này màu gì? Tôi luôn gợi ý cho các em vẽ màu theo ý thích “xanh, đỏ, tím, vàng,…” gì cũng được nhưng phải phân bố đều trong tranh, giữa hai mảng màu phải có màu trung gian. Còn một mảng cuối cùng tôi cho các em xem lại toàn bộ bức tranh xem màu nào sử dụng ít nhất thì chọn màu đó chắc chắn màu sắc sẽ hài hòa hơn. Độ đậm nhạt của màu sắc được dàn đều trong bức tranh tránh nghiêng nặng về một phía. Nếu như mảng nền trống nhiều quá tôi cho các em chia mảng thành nhiều mảng nhỏ cho bài vẽ sinh động hơn. Để dễ dàng tìm màu cho bức tranh vẽ tôi thường cho các em vẽ màu nền trước, tiếp tục lựa chọn màu nào nổi bật nhất so với nền để vẽ mảng chính. Sau đó chồng màu kéo màu từ mảng chính ra mảng phụ, xung quanh một cách hợp lý, làm nổi bật trong tâm bài vẽ nhưng vẫn tạo được sự hài hòa về màu sắc. Nếu các em muốn chồng màu thì nên vẽ một lớp nhẹ màu nào có độ đậm trước rồi vẽ màu nhạt sau vẽ đi vẽ lại nhiều lần cho đến khi đạt đến hết hiệu quả mong muốn. Tránh trường hợp di màu sẽ thành thói quen. + Hướng dẫn học sinh thực hành: Khi học sinh làm bài là lúc học sinh thể hiện những gì tiếp thu được. Do đó tôi luôn luôn theo dõi từng em một để hướng dẫn thêm, gợi ý thêm, động viên và khích lệ các em. Thông thường các em làm bài hay bỏ qua phân tìm bố cục vì các em cho rằng sẽ mất nhiều thời gian, không theo trình tự các bước tiến hành cho nên tôi cần phân tích cho các em biết cái lợi khi ta tìm bố cục trước khi vẽ hình. Nếu các em không tìm bố cục mà vẽ ngay thi dẫn đến hình ảnh bị méo mó, xộ lệch phải bôi xóa nhiều làm mất thời gian. Tôi kiên quyết cho các em ngừng vẽ hình để sắp xếp lại mảng chính, mảng phụ. Ở bước này tôi làm việc nhiều với học sinh để phát hiện ra những điểm yếu của học sinh từ đó uốn nắn kịp thời cho học sinh. Tôi nhắc học sinh rằng dù vẽ hình đẹp nhưng bố cục không hợp lý thì bài vẽ đó chắc chắn sẽ không đạt kết quả cao. 4. Kêt quả chuyển biến Qua nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy các em có chuyển biến rất rõ ràng, đa số các em đều thích vẽ tranh và vẽ khá đẹp kết quả như sau: Sáng Kiến Kinh Nghiệm 10 [...]... thời rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy 2 Phạm vi đối tượng Tôi nghĩ rằng sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng thường xuyên trong công việc chuẩn bị, tổ chức dạy và học ở phân môn vẽ tranh từ khối 6 - khối 9 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 11 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ” 3 Kiến nghị Nếu được phép kiến nghị... phòng riêng dành cho môn Mĩ Thuật, phải có tổ chức sinh hoạt cụm chuyên đề môn Mĩ Thuật để cho việc dạy và học tốt hơn nữa Đức Hoà Thượng, ngày 22 tháng 03 năm 2010 Người thực hiện Trương Anh Quyền Sáng Kiến Kinh Nghiệm 12 ... dạy của mình đã đạt những gì và chưa đạt những gì? Qua nhiều lần rút kinh nghiệm như thế thì bản thân giáo viên sẽ có thêm một cách thức mới để dạy đạt hiệu quả cao nhất, ít tốn thời gian nhất Từ những suy nghĩ trên tôi phải cố gắng rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên ngành mĩ thuật, tìm tòi học hỏi...Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ” Thống kê chất lượng phân môn vẽ tranh cuối học kỳ I khối THCS Khối 6 7 8 9 TS TS HS 102 132 147 0- 3.53.4 4.9 381 56.4 20 17 15 52 Tỉ lệ (19,6%) (12,9%) (10,2%) 6.57.9 45 40 75 Tỉ lệ (44,1%) (30,3%) (51%) (13,6%) 160 (42%) 810... người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẽ trong từng tiết học để học sinh thích học và tự giác - Muốn dạy giỏi giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà phải gần gũi với học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh nghĩ gì? Thích gì? Vì sao các em vẽ như thế này mà không vẽ như thế kia? Sao . 11 3. Kiến nghị. 12 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Việc dạy Mĩ Thuật ở THCS là. vẽ tranh từ khối 6 - khối 9. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 11 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. 3. Kiến nghị Nếu được phép kiến nghị với nhà trường, với. quả như sau: Sáng Kiến Kinh Nghiệm 10 Đề tài : “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ tranh ở trường THCS ”. Thống kê chất lượng phân môn vẽ tranh cuối học kỳ I khối THCS Khối TS