Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi Ngµy so¹n: 18/2/2011 Ngµy d¹y 28/02 Líp 12D Tiết 78 - Làm văn: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu: I. Về kiến thức: - Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. - Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận. - Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận. - Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này. II. Về kĩ năng: - Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Thực hành viết mở bài và kết bài theo yêu cầu. III. Về thái độ: - Rèn ý thức, thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Yêu thích, say mê học Văn B. Chuẩn bị của GV và HS I. GV: Giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút II. HS: SGK, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, vở bài tập. C. Tiến trình bài dạy I. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào các hoạt động) II. Bài mới: *) Lời vào bài: (1') Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. Từ đó có ý thức vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Giới thiệu: Mở bài có tầm quan trọng thực sự đối với người viết. Người ta thường nói Vạn sự khởi đầu nan , người ta cũng nói:“ mở cửa thấy núi” , khi viết bài văn có mở bài hay tự nhiên dòng văn như được khơi chảy tuôn trào. Mở bài lúng túng trục trặc sẽ khiến bài viết thiếu sinh khí văn phong không liền mạch, ý tứ trở nên rời rạc I. Viết phần mở bài: (15’) 1. Tìm hiểu các mở bài: (4’) Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật 1 Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1 (Trang 112, 113) và thực hiện theo yêu cầu CH: Phần mở bài nào phù hợp, mở bài nào chưa phù hợp, lý do ? GV: Đây cũng là lỗi mà trong bài viết HS thường hay mắc phải. Các em có ý thức vào đề cho hay, cho hấp dẫn song vấn đề đưa ra lại không liên quan trực tiếp với nội dung của vấn đề nghị luận GV đọc cho học sinh ví dụ sai tương tự từ bài làm của học sinh. GV: Trong đó mở bài (3) tạo ra sự lôi cuốn, tự nhiên phù hợp với đề bài hơn cả. GV: Yêu cầu học sinh Đọc 3 ví dụ trong SGK CH: Xác định vấn đề được triển khai trong Văn bản trên. Vai trò (cách thức nêu vấn đề), tính hấp dẫn của mở bài ? GV: Nêu vấn đề theo kiểu này là dẫn nhận định, câu thơ, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày. Yêu cầu: sử dụng những tiền đề có tính chất tích cực, quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính, có xuất xứ rõ ràng, chính xác. GV: Người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng, nổi bật, từ đó nhấn mạnh đối tượng được trình bày. của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt. - Mở bài (1): chưa phù hợp: không nêu rõ được vấn đề của bài viết, bắt đầu từ phạm vi quá rộng, không liên quan trực tiếp đến vấn đề nghị luận. - Mở bài (2) và (3): Phù hợp với yêu cầu của đề bài: nêu bật được nội dung yêu cầu của đề bài - tình huống truyện. Mở bài 2 ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật. Mở bài 3 gợi hứng thú, dẫn dắt tự nhiên. ⇒ Mở bài trước hết phải nêu được vấn đề cần nghị luận. 2. Phân tích cách mở bài: (8’) - Mở bài (1) người viết nêu vấn đề bằng một số tiền đề sẵn có, vấn đề: quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. ⇒ Tự nhiên giàu sức thuyết phục - Mở bài (2): Nét đặc sắc của tư tưởng nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm ⇒ Gợi hướng mở, tìm tòi cho người đọc. 2 Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi GV: Cũng bằng cách so sánh, liên tưởng -> khắc hoạ sự khác biệt để nhấn mạnh đối tượng cần trình bày. GV đọc cho học sinh ví dụ mở bài hay từ bài làm của học sinh. CH: Qua những ví dụ trên hãy rút ra những yêu cầu của mở bài? HS trả lời GV chốt lại - Ghi bảng Đọc ý 1 phần ghi nhớ trang 116: “Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận; hướng người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.” Kết bài cũng có vai trò rất quan trọng đối với bài văn nghị luận. Kết bài phù hợp thì mới có sức khái quát, mới tạo được dư ba CH: Tìm hiểu các kết bài sau đây và thực hiện yêu cầu kết bài nào phù hợp hơn, lí do? - Mở bài (3): Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài nông thôn trong tác phẩm Chí Phèo. ⇒ Tạo hứng thú cho người đọc. 3. Yêu cầu của phần mở bài: (3’) - Thông báo ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. - Hướng người đọc vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày. Mở bài thường có 2 dạng trực tiếp và gián tiếp. Với học sinh học Văn ở mức trung bình nên mở bài theo cách trực tiếp còn học sinh có năng lực cảm thụ thì nên tìm tòi các cách mở gián tiếp để hay hơn hấp dẫn hơn. (Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập ) Mở bài nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài, chỉ được nêu ý khái quát, không lấn sang phần thân bài, không giảng giải hay minh hoạ cho vấn đề được đề cập. Giới thiệu được vấn đề được đề cập, gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề mình sẽ viết, mở bài tự nhiên, giản dị, tránh gượng ép, tránh tạo cho người đọc cảm giác giả tạo. II. Viết phần kết bài: (15’) 1. Tìm hiểu các kết bài:(4’) - Kết bài (1) không phù hợp: không chốt được vấn đề, phạm vi kết luận quá rộng so với đề tài, thiếu phương tiện liên kết. - Kết bài (2) phù hợp: Kết luận rõ ràng, khái quát được vấn đề, có các dấu hiệu 3 Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi CH: Những phần kết bài sau đây đã nêu được nội dung gì , có khả năng tác động đến người đọc như thế nào, tại sao ? Thảo luận nhóm. 2 nhóm thảo luận 1 kết bài, làm rõ vấn đề cần trình bày, phân tích cách kết bài của người viết. Thời gian 4 phút. GV cho các nhóm báo cáo kết quả, chốt lại ý. -> Cả 2 cách kết bài người viết đều sử dụng phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó: Vì những lẽ trên, hơn thế nữa, bây giờ và mãi sau này. GV đọc cho học sinh ví dụ kết bài hay từ bài làm của học sinh. CH: Kết bài cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? HS trả lời GV chốt lại GV: Cho học sinh đọc phần 2 của ghi nhớ: “Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn”. liên kết rõ ràng. 2. Phân tích cách kết bài:(8’) - Kết bài (1): Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt Nam bảo vệ nền độc lập đó. - Kết bài (2): Ấn tượng đẹp đẽ không bao giờ phai nhoà về hình ảnh phố huyện nghèo (trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam) Kết bài 1: Khái quát - khẳng định vấn đề - liên hệ mở rộng. Người viết đã nêu nhận định khái quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề. ⇒ Củng cố nhận thức chân lý Kết bài 2: Củng cố - liên hệ mở rộng - khái quát Người viết chỉ cần nhấn mạnh bằng một câu văn ngắn gọn “Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này” đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát “Hơn thế nữa…cho đến diệu kì” ⇒ Nhấn mạnh mở rộng vấn đề đã trình bày 3. Yêu cầu của kết bài: (3’) - Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất - Gợi liên tưởng rộng hơn và sâu sắc hơn. Có một số cách kết bài như: Tóm lược, phát triển, vận dung, liên tưởng, tổng hợp Kết bài Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. Chỉ được phép nêu ý khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại sự giảng giải, minh hoạ, nhận xét chi tiết, không lặp lại nguyên văn lời lẽ phần mở bài. Kết bài thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề. III. Luyện tập: (10’) 4 Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi GV yêu cầu học sinh: Đọc yêu cầu bài tập 1 SGK trang 116 CH: Điểm giống và khác nhau của 2 mở bài ? GV: Yêu cầu học sinh: Đọc yêu cầu bài tập 2 SGK trang 117 CH: Tại sao mở bài và kết bài này lại chưa phù hợp? Em hãy đọc phần sửa lại trong bài tập đã chuẩn bị ở nhà của mình. GV hướng dẫn học sinh về nhà làm để tự rèn luyện kỹ năng mở bài và kết bài. 1. Bài 1: (4’) Đề bài: Cảm nhận của anh chị về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Ơ.Hê-minh-uê - Giống: Đều là những mở bài hay, nêu được vấn đề cần nghị luận, hướng người đọc vào nội dung một cách tự nhiên, gợi hứng thú. - Khác: + Mở bài 1: Giới thiệu trực tiếp vấn đề cần trình bày, nó nhấn mạnh được phạm vi vấn đề cần trình bày, nêu bật được các luận điểm quan trọng. + Mở bài 2: Giới thiệu gián tiếp vấn đề cần trình bày, thông qua một số luận điểm luận cứ có liên quan. Nó bất ngờ hấp dẫn. 2. Bài 2: (5’) Mở bài dài dòng, lan man, thừa thông tin. Kết bài: trùng lặp ý với mở bài, chưa có nhận định đánh giá về ý nghĩa của vấn đề hay nhưng liên tưởng sâu sắc - Phần sửa lại học sinh đọc phần đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài 3: (1’) Về nhà tự làm. III. Củng cố, luyện tập: (3’) - Nêu một số lỗi về mở bài và kết bài của chính học sinh để các em rút kinh nghiệm và sửa chữa, giúp làm bài tốt hơn (Nếu còn thời gian). - Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Phần mở bài trong bài văn nghị luận cần đáp ứng yêu cầu gì ? (chọn phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất) a) Ngắn gọn, hấp dẫn. b) Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận, hướng người đọc (nghe) vào nội dung bàn luận và gợi hứng thú với vấn đề đó. (Đ) c) Hướng người đọc (nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên. d) Gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản 5 Phạm Trung Sơn - THPT Cò Nòi Câu 2: Phần kết bài cần đáp ứng được yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản ? (chọn phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất) a) Tóm tắt lại toàn bộ những nội dung đã trình bày và liên hệ với thực tế. b) Nêu đánh giá khái quát và bộc lộ cảm xúc của người viết về khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề. c) Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. (Đ) d) Tóm tắt lại toàn bộ nội dung đã trình bày và bộc lộ cảm xúc của người viết. IV. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’) 1. Bài cũ: - Nắm được cách viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. - Biết vận dụng vào bài viết của bản thân. - Hoàn thành bài tập vào vở. 2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 79 “Số phận con người”. 6 . một số lỗi về mở bài và kết bài của chính học sinh để các em rút kinh nghi m và sửa chữa, giúp làm bài tốt hơn (Nếu còn thời gian). - Câu hỏi trắc nghi m: Câu 1: Phần mở bài trong bài văn nghị. bài thông dụng trong văn nghị luận. - Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận. - Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết. bài dạy I. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào các hoạt động) II. Bài mới: *) Lời vào bài: (1') Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. Từ đó có