CHUYÊN ĐỀ NHÓM HALOGEN tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh...
CHUYÊN ĐỀ : NHÓM HALOGEN I. Tính chất của halogen Bài 1. Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối thu được là: A. 4,34 g. B. 3,90 g. C. 1,95 g. D. 2,17 g. Bài 2. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là: A. Iot. B. Flo. C. Clo. D. Brom. Bài 3. Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M. A. Na. B. Fe. C. Al. D. Cu. Bài 4. Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom. Bài 5. (ĐH – B – 2007). Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,48M. B. 0,24M. C. 0,4M. D. 0,2M. Bài 6. (ĐH – Khối B – 2007) Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137) A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg. Bài 7. (ĐH – Khối A – 2008). Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là A. 0,03 mol và 0,08 mol. B. 0,03 mol và 0,04 mol. C. 0,015 mol và 0,08 mol. D. 0,015 mol và 0,04 mol. Bài 8. (CĐ – Khối A – 2009) Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là A. dung dịch H2SO4 đậm đặc . B. Na2SO4 khan. C. dung dịch NaOH đặc. D. CaO . Bài 9. (ĐH – khối A – 2009). Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là: A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7. II. Tính chất của axit halogen hiđric. Bài 1. (ĐH – Khối A – 2009). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. D. FeS, BaSO4, KOH. Bài 2. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại? A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO. Bài 3. Cho 14,2 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là: A. 0,56 l. B. 5,6 l. C. 4,48 l. D. 8,96 l. Bài 4. Hòa tan 12,8 gam hh Fe, FeO bằng dd HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 14,2 lít. B. 4,0 lít. C. 4,2 lít. D. 2,0 lít. Bài 5. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là. A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. kết quả khác. Bài 6. Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam? A. 80 gam. B. 115,5 gam. C. 51,6 gam. D. kết quả khác. Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 71,0 gam. B. 90,0 gam. C. 55,5 gam. D. 91,0 gam. Bài 8. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl tham gia phản ứng là: A. 0,04 mol. B. 0,8 mol. C. 0,08 mol. D. 0,4 mol. Bài 9. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 11,10 gam. B. 13,55 gam. C. 12,20 gam. D. 15,80 gam. Bài 10. Để hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36% (D = 1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đầu là: A. 61,6% và 38,4%. B. 25,5% và 74,5%. C. 60% và 40%. D. 27,2% và 72,8%. Bài 11. Cho hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Số mol của 2 muối 1 cacbonat ban đầu là: A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,1 mol. D. 0,3 mol. Bài 12. Để trung hòa hết 200g dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là dung dịch. A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. Bài 13. Hòa tan 0,6 gam một kim loại vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 0,55 gam. Kim loại đó là: A. Ca. B. Fe. C. Ba. D. kết quả khác. Bài 14. Cho 16,59 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) vào một dung dịch chứa 51 gam AgNO3 thu được kết tủa A và dung dịch B. Thể tích dung dịch NaCl 26% (d = 1,2 g/ml) dùng để kết tủa hết lượng AgNO3 còn dư trong B là: A. 37,5 ml. B. 58,5 ml. C. 29,8 ml. D. kết quả khác. Bài 15. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2 g/ml). Nồng độ % của dung dịch CaCl2 thu được là: A. 27,75%. B. 36,26%. C. 26,36%. D. 23,87%. Bài 16. Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí (đktc) và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là: A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%. C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%. Bài 17. Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe. A. 2,36 g. B. 4,36 g. C. 3,36. D. 2,08 g. Bài 18. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml. Bài 19. (ĐH – khối A – 2008). Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16. Bài 20. (ĐH – khối A – 2009). Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là: A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Bài 21. (ĐH – Khối B – 2010). Hỗ hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO dư cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 73,875 B. 78,875 C. 76,755 D. 147,75 III. Tính chất của muối halogenua, halogenat… Bài 1. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1M thu được khối lượng kết tủa là. A. 2,87 g. B. 3,95 g. C. 23,31 g. D. 28,7 g. Bài 2. Thể tích dd KMnO4 0,5M ở môi trường axit cần thiết để oxi hóa hết 200 ml dd chứa NaCl 0,15M và KBr 0,1M. A. 15 ml. B. 30 ml. C. 20 ml. D. 10 ml. Bài 3. Tính thể tích dung dịch A chứa NaCl 0,25M và NaBr 0,15M để phản ứng vừa đủ với 17,4 gam MnO2 ở mt axit. A. 2 lít. B. 0,5 lít. C. 0,2 lít. D. 1 lít. Bài 4. Khi bị nung nóng, kali clorat (KClO3) đồng thời phân hủy theo 2 cách. (a) tạo ra oxi và kali clorua. (b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua. Tính xem có bao nhiêu phần trăm khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 61,25 gam kali clorat thì thu được 14,9 gam kali clorua. A. 30% và 70%. B. 40% và 60%. C. 20% và 80%. D. 55% và 45%. Bài 5. Nung 24,5 g KClO3. Khí thu được tác dụng hết với Cu (lấy dư). Phản ứng cho ra chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng Cu dùng khi đầu là 4,8 g. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân KClO3. Biết rằng khi nung KClO3 chỉ xảy ra phản ứng: 2KClO3 2KCl + 3O2↑. A. 33,3%. B. 80%. C. 75%. D. 50%. Bài 6. Cho 1,03 gam muối natri halogen (NaX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. X là. A. Iot. B. Brom. C. Flo. D. Clo. Bài 7. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là: 2 A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI. C. NaF và NaCl. D. kết quả khác. Bài 8. Đem hòa tan a gam một muối được cấu tạo từ một kim loại M (hóa trị 2) và một halogen X vào nước rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 5,74 gam kết tủa. Phần 2: Bỏ một thanh sắt vào, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 0,16 gam. Công thức của muối trên là: A. CuCl2. B. FeCl2. C. NaCl. D. MgCl2. Bài 9. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là bao nhiêu? A. 14,35 gam. B. 21,6 gam. C. 27,05 gam. D. 10,8 gam. Bài 10. Cho 31,84 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY với X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. X và Y là: A. Br và I. B. F và Cl. C. Cl và Br. D. Br và At. Bài 11. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là: A. 56% và 44%. B. 60% và 40%. C. 70% và 30%. D. kết quả khác. Bài 12. Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức của 2 muối là A. NaBr và NaI. B. NaF và NaCl. C. NaCl và NaBr. D. Không xác định được. Bài 13. (ĐH – Khối B – 2009). Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là: A. 52,8%. B. 58,2%. C. 47,2%. D. 41,8%. Bài 14. (ĐH – Khối B – 2009). Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 28,7. B. 68,2. C. 57,4. D. 10,8 DẠNG 1: CHUỖI PHẢN ỨNG 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng: a. MnO 2 → Cl 2 → FeCl 3 → Fe(OH) 3 → FeCl 3 → AgCl → Cl 2 . b. KMnO 4 → Cl 2 → HCl → CuCl 2 → BaCl 2 → BaSO 4 . c. NaCl → HCl → Cl 2 → FeCl 3 → NaCl → NaOH → NaCl → Cl 2 → CaCl 2 → AgCl → Ag. d. NaCl → HCl → KCl → Cl 2 → NaCl → H 2 → HCl → Cl 2 → CuCl 2 → Cu(OH) 2 → CuSO 4 → K 2 SO 4 → KNO 3 . 2. Xác định A,B,C, D,E,F,G: HCl + MnO 2 → (A) ↑ + (B) rắn + (C) lỏng. (A) + Fe → FeCl 3 . (C) → as (D) + (E) ↑ ; (D) + Ca(OH) 2 → (G) + (C). ; (F) + (E) → o t (C) ; (F) + (A) → o t (D). 3. Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ: a. HCl + ? → Cl 2 + ? + ? b. ? + ? → CuCl 2 + ? c. HCl + ? → CO 2 + ? + ? d. HCl + ? → AgCl ↓ + ? e. KCl + ? → HCl + ? + ? f. Cl 2 + ? → HClO + ? g. Cl 2 + ? → NaClO + ? + ? h. Cl 2 + ? → CaOCl 2 + ? i. CaOCl 2 + ? → HClO + ? k. NaClO + → NaHCO 3 + ? 4. Viết các phương trình biểu diễn dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện). a. MnO 2 → Cl 2 → nước javen → NaHCO 3 . 3 KCl → AgCl → Cl 2 → KClO 3 . CaOCl 2 → CaCO 3 → CO 2 → HClO → NaClO. Br 2 → I 2 → AgI. b. Cl 2 → FeCl 3 → NaCl → Cl 2 → Br 2 → HBrO → NaBrO. c. H 2 → HCl → Cl 2 → FeCl 2 → Fe(NO 3 ) 2 → Fe(OH) 2 → FeSO 4 → FeCl 2 → AgNO 3 . DẠNG 2: NHẬN BIẾT 1. Nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hóa học. a. NaOH, HCl, NaCl, NaNO 3 . b. KCl, KNO 3 , HCl, HNO 3 . c. KCl, K 2 SO 4 , KNO 3 ,NaI d. HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 . e. Ba(OH) 2 , H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , KCl, HNO 3 . f. CaCl 2 , Ca(OH) 2 , NaOH, Ca(NO 3 ) 2 . g. Ba(OH) 2 , HCl, NaCl, Na 2 SO 4 , KOH. h. NaF, NaBr, NaI. i. Na 2 CO 3 , NaCl, NaOH, K 2 SO 4 , NaBr. j. KF, KCl, KBr, KI. k. MgCl 2 , NaOH, NH 4 Cl , BaCl 2 , H 2 SO 4 không dùng thêm hóa chất nào khác ( câu k ) DẠNG 3: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHẾ 1. Viết các phương trình điều chế nước giaven khi chỉ có: Na, Mangandioxit, hodroclorua. 2. Từ clo và các điều kiện cần thiết viết các phương trình điều chế: a. Nước giaven. b. Clorua vôi. c. Kali clorat. d. axit hypoclorơ. 3. Nêu tính chất hóa học đặc trưng của axit clohidric.Viết 2 phương trình chứng minh mỗi tính chất đó. 4. Nêu tính chất hóa học đặc trưng của clo. Viết phương trình chứng minh? 5. Viết 2 phương trình chứng minh clo thể hiện tính oxi hóa và 1 phương trình chứng minh clo vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. 6. Viết các phương trình phản ứng của clo tác dụng với: Ca, K, Fe, FeCl 2 , ddNaOH, H 2 O.Gọi tên sản phẩm. 7. Cho các chất : KCl, CaCl 2 , MnO 2 , H 2 SO 4 đặc. Nêu tất cả các phương pháp điều chế khí hidroclorua. 8. Viết các phản ứng xảy ra giữa các chất(nếu có): a. Sắt tác dụng với clo. b. Sắt tác dụng với axit clohidric. c. Đồng tác dụng với axit clohidric. d. Đồng oxit tác dụng với axit clohidric. e. Sắt (II) hydroxyt tác dụng với axit clohidric. f. Sắt (III) hydroxyt tác dụng với axit clohidric. g. Canxi cacbonat với axit clohidric. h. Clo với kali hydroxyt đặc(100 o C). Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử, xác định vai trò mỗi chất. 9. Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong dung dịch? Viết các phương trình phản ứng xảy ra? a. NaCl + ZnBr 2 . b. KCl + I 2 . c. NaOH + KBr. d. Cl 2 + KBr. e. KCl + AgNO 3 . f. NaI + HBr. g. Cl 2 + KBr h. CuCl 2 + MgI 2 . 10. Viết các phương trình phản ứng xảy ra: a. CuCl 2 → ZnCl 2 . b. ZnCl 2 → AgCl. c. Fe → FeCl 3 . d. Fe → FeCl 2 . e. CuCl 2 → KCl. f. Cu → CuCl 2 . g. NaBr → Br 2 . h. HCl → Cl 2 . i. NaOH → NaCl. k. Cl 2 → Br 2 4 DẠNG 4: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH Vấn đề 1: Kim loại hoăc oxit kim loại vào dd HCl 1. Cho 26,1g MnO 2 tác dụng hết với 400ml dung dịch axit clohidric đậm đặc. a. Tính thể tích khí thoát ra đktc. b. Tính nồng độ mol HCl. c. Lượng khí clo thu được có đủ để tác dụng hết với 1,12g sắt không? 2. Cho 30g hỗn hợp gồm Cu và Zn tác dụng hết với 200g dung dịch HCl thu được 5600ml khí (đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại. b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại theo khối lượng. c. Tính nồng độ % HCl. 3. Cho 15g hỗn hợp gồm Fe,Ag tác dụng hết với dung dịch HCl 15,6% thu được 3360ml khí thu được (đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại. c. Tính khối lượng dung dịch HCl phản ứng. 4. Cho 1,4g sắt tác dụng với 840ml khí clo (đktc). a. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M đủ để tác dụng hết với các chất thu được trong phản ứng trên. 5. Cho 29,8g hỗn hợp gồm Fe,Zn tác dụng hết với 600ml dung dịch HCl thu dược 11,2 lít khí (đktc). a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại. b. Tính nồng độ mol HCl. 6. Cho clo tác dụng với vừa đủ với Fe rồi hòa tan lượng muối sinh ra vào nước được 100g dd muối có nồng độ 16,25%. a. Tình khối lượng muối trong dung dịch. b. Tính khối lượng sắt và clo (đktc) đã dung. 7. Hòa tan 10,55g hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 2,24 lít khí (đktc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. 8. Cho 10g hh Al, Mg, Cu td với dd HCl dư thì thu được 7,84 lít H 2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại. 9. Để hòa tan hoàn toàn 14,9g hỗn hợp Fe, Zn người ta cần vừa đúng 250 ml dung dịch HCl 2M. a. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp. b. Tính thể tích khí sinh ra (đktc). 10. Hòa tan 7,8g hỗn hợp Al,Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7g. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 11. Cho Cho 78,3g MnO 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20%. a. Tính khối lượng dung dịch HCl phản ứng và thể tích khí sinh ra. b. Tính nồng độ dung dịch muối thu được. c. Khí sinh ra cho tác dụng vói 250ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol của NaOH phản ứng và của dung dịch thu được. d. Cho khí trên tác dụng với sắt. Hòa tan muối thu được vào 52,5g H 2 O. Tính nồng độ % của dung dịch muối. 27. Hòa tan 26,6g hỗn hợp hai muối NaCl, KCl vào nước thành 500g dung dịch A. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch A thì được 57,4g kết tủa. Tính C% của mỗi muối trong dung dịch A. 29. Cho cho 500 ml dd chứa 4,25g AgNO 3 vào 500ml dung dịch HCl 1M. Tính nồng độ các chất thu được sau phản ứng. 30. Khi điện phân dung dịch muối ăn bão hòa để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít khí clo (đktc). |Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân. 31. Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na 2 SO 4 , MgCl 2 , CaCl 2 , CaSO 4 . Hãy trình bày pp hóa học để loại bỏ các tạp chất đó. 31. Cho hỗn hợp gồm Cu, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu. 32. Cho 19g hỗn hợp KF, KCl tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc thu được 6,72 lít khí đktc. Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối. 33. Xác định nồng độ % của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo (đktc) đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (D = 1,34g/ml). 34. Vì sao người ta có thể điều chế Cl 2 , Br 2 , I 2 bằng cách cho hỗn hợp H 2 SO 4 đặc và MnO 2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F 2 ? Bằng cách nào có thể điều chế được F 2 ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 35. Cho 200g dung dịch AgNO 3 8,5% (D = 1,025g/ml) tác dụng với 300ml dung dịch HCl 0.5M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng. 36. Cho lượng dư AgNO 3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1 M. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu? 37. Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr . Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khới lượng AgNO 3 đã tham gia phản ứng. Tính thành phần % theo số mol của naCl trong hỗn hợp đầu. 20. Cho 500ml dung dịch AgNO 3 0,5M tác dụng với 200g dung dịch HCl 5,475%.(D = 0,5g/ml). a. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. b. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng. B. TRẮC NGHIỆM: 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là: A. ns 2 np 4 . B. ns 2 p 5. C. ns 2 np 3 . D. ns 2 np 6 . 2. Ở trạng thái cơ bản các nguyên tố halogen có mấy e độc thân? A. 1 B. 5. C. 3. D. 7. 3. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì? A. công hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. 4. Chất nào có tính khử mạnh nhất? A. HI. B. HF. C. HBr.D. HCl. 5. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: A. oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử 6. Thuốc thử của axit clohidric và muối clorua là: A. ddAgNO 3 . B. dd Na 2 CO 3 . C. ddNaOH. D. phenolphthalein. 7. Hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. HClO. B. HClO 2 . C. HClO 3 . D. HClO 4 . 8. Trạng thái đúng của brom là: A. rắn B. lỏng.C. khí. D. tất cả sai. 9. Cho dãy axit: HF, HCl,HBr,HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau: A. giảm. B. tăng. C. vừa tăng, vừa giảm. D. Không tăng, không giảm. 10. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm: A. Thủy phân AlCl 3 . B. Tổng hợp từ H 2 và Cl 2 . C. clo tác dụng với H 2 O. D. NaCl tinh thể và H 2 SO 4 đặc. 11.Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là: A. HNO 3 B. HF. C. H 2 SO 4 . D. HCl. 12. Dung dịch AgNO 3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF. 13. Cho phản ứng: SO 2 + Cl 2 + 2H 2 O → 2HCl + H 2 SO 4 . Clo là chất: A oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử 14. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen? A. Đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Đều có tính oxi hóa mạnh. C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim. D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F 2 đến I 2 . 15. Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế từ hóa chất nào sau đây? A. KClO 3 B. NaCl. C. MnO 2 . D. HClO. 16. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất: a. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm. 17. Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng: A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh. C. số e độc thân. D. số lớp e. 18. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩnlà do: A. clo độc nên có tính sát trùng. B. clo có tính oxi hóa mạnh. C. clo tác dụn với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh. D. một nguyên nhân khác. 19. Axit clohidric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò: A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. tất cả đều đúng. 20.Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tá dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag 21. Chất nào sau đây được ứng dụng dung để tráng phim ảnh? A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr. 22. Thuốc thử để phẩn biệt dung dịch KI là. A. Quì tím. B. Clo và hồ tinh bột C. hồ tinh bột. D. dd AgNO 3. 23. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe 2 O 3 , KMnO 4 , Cu, Fe, AgNO 3 . B. Fe 2 O 3 , KMnO 4 ¸Fe, CuO, AgNO 3 . C. Fe, CuO, H 2 SO 4 , Ag, Mg(OH) 2. D. KMnO 4 , Cu, Fe, H 2 SO 4 , Mg(OH) 2 . 24. Clorua vôi là: A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit. B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit. C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit. D. Clorua vôi không phải là muối. 25. Cho phản ứng: Cl 2 + 2 NaBr → 2 NaCl + Br 2 . nguyên tố clo: A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử. C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. Không bị oxi hóa, không bị khử. 26. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. A.Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì một lí do khác. 27. Chất nào sau đây có độ ta tốt nhất? A. AgI. B. AgCl. C. AgBr. D. AgF. 28. Thuốc thử để nhậ ra iot là: A. hồ tinh bột. B. nước brom. C. phenolphthalein. D. Quì tím. 29 Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử? A. HCl + NaOH → NaCl + H 2 O. B. 2HCl + Mg → MgCl 2 + H 2 . C. MnO 2 + 4 HCl → MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. D. NH 3 + HCl → NH 4 Cl. PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ PHẦN 1: TỰ LUẬN Câu 1 : Cân bằng các PTPƯ sau : a. KBrO 3 + KBr + H 2 SO 4 K 2 SO 4 + Br 2 + H 2 O b. FeSO 4 + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + NO ↑ + H 2 O c . CrCl 3 + Br 2 + NaOH Na 2 CrO 4 + NaBr + NaCl + H 2 O d. FeS 2 + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + H 2 SO 4 + NO 2 ↑ + H 2 O e. FeS 2 + KNO 3 KNO 2 + Fe 2 O 3 + SO 3 f. FeS + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + NO + H 2 O g. FeCu 2 S 2 + O 2 Fe 2 O 3 + CuO + SO 2 h Cu 2 S + HNO 3 Cu(NO 3 ) 2 + CuSO 4 + NO + H 2 O Câu 2 : cân bằng các phản ứng sau : 1. Fe x O y + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O 2. Fe x O y + H 2 SO 4 Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 ↑ + H 2 O 3. M + HNO 3 M(NO 3 ) n + NH 4 NO 3 + H 2 O 4. M + HNO 3 M(NO 3 ) n + NO + H 2 O 5. Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N x O y + H 2 O 6. Fe x O y + CO Fe n O m + CO 2 7. M x O y + HNO 3 M(NO 3 ) n + NO + H 2 O Câu 3:Cân bằng các PTPƯ sau : a. Zn + HNO 3 →Zn(NO 3 ) 2 + NO 2 + N 2 O + H 2 O (biết tỷ lệ số mol NO 2 :N 2 O=1:3 b. Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NO 2 + NO + H 2 O Biết hỗn hợp khí X có tỷ khối hơi so với hiđro là 15,3 Câu 4:Hoàn thành các PTPU sau : a. FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 ; b.K 2 SO 3 + KMnO 4 + KHSO 4 ; c.K 2 Cr 2 O 7 + FeSO 4 + H 2 SO 4 ; d.KMnO 4 + KCl + H 2 SO 4 e. KMnO 4 + H 2 O 2 + H 2 SO 4 ; f.KMnO 4 + KNO 2 + H 2 SO 4 ; g.FeCl 3 + KI ; h. Fe 3 O 4 + H 2 SO 4 đăc II-Phần trắc nghiệm 1. Phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxihoá -khử ? A.phản ứng trung hoà B.phản ứng thê C.phản ứng trao đổi D.phản ứng phân huỷ 2.Cho các phản ứng: Ca(OH) 2 + Cl 2 → CaOCl 2 + H 2 O ; 2H 2 S + SO 2 → 3S + 2H 2 O ; O 3 → O 2 + O 2NO 2 + 2NaOH → NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O ; 4KClO 3 → 0 t KCl + 3KClO 4 Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 3. Trong pưhh : 4Na + O 2 2 Na 2 O ,có xảy ra quá trình A. sự khử nguyên tử Na B.sự oxihoá ion Na + C.sự khử nguyên tử 0 D.sự oxihoá ion O 2- 4.Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe 2+ và sự khử Cu 2+ . B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu 2+ . D. sự khử Fe 2+ và sự oxi hóa Cu 5. Cho các phản ứng sau: 2FeBr 2 + Br 2 → 2FeBr 3 ; 2NaBr + Cl 2 → 2NaCl + Br 2 . Phát biểu đúng là: A. Tính khử của Cl - mạnh hơn của Br - . B. Tính oxi hóa của Br 2 mạnh hơn của Cl 2 . C. Tính khử của Br - mạnh hơn của Fe 2+ . D. Tính oxi hóa của Cl 2 mạnh hơn của Fe 3+ . 6.Cho các phản ứng : (1) AgNO 3 + Fe(NO 3 ) 2 → Fe(NO 3 ) 3 + Ag↓ (2) Mn + 2HCl → MnCl 2 + H 2 ↑ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là A. Mn 2+ , H + , Ag + , Fe 3+ . B. Ag + , Fe 3+ , H + , Mn 2+. C. Mn 2+, H +, Fe 3+ , Ag + D. Ag + , Mn 2+ , H + , Fe 3+ . 7.Cho dãy các chất và ion: Cl 2 , F 2 , SO 2 , Na + , Ca 2+ , Fe 2+ , Al 3+ , S , S 2- , HCl. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 8. Hai kim loại X, Y và các dd muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: X + 2YCl 3 →XCl 2 + 2YCl 2 ; Y + XCl 2 →YCl 2 + X. Phát biểu đúng là: A. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. B. Ion Y 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . C. Ion Y 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . D. Kim loại X khử được ion Y 2+ . 9. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS 2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe 2 O 3 và SO 2 thì một phân tử CuFeS 2 sẽ A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron. C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron. 10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 ,FeCO 3 lần lượt phản ứng với HNO 3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là : A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. 11. Cho pthh sau: KMnO 4 + HCl → KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O.Hệ số cần bằng của các chất lần lượt là: A. 2, 12, 2, 2, 3, 6 B. 2, 14, 2, 2, 4, 7 C. 2, 8, 2, 2, 1, 4 D. 2, 16, 2, 2, 5, 8 12.Cho phản ứng: aAl + bHNO 3 cAl(NO 3 ) 3 + dN 2 O + eH 2 O.Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản.Tổng (a + b) bằng:A. 30. B. 36. C. 38. D. 18. 13.Cho pthh: Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N x O y + H 2 O. Sau khi cân bằng hệ số của HNO 3 là A. 46x – 18y. B. 45x – 18y. C. 13x – 9y. D. 23x – 9y. 14. Cho 2,673 gam hỗn hợp Mg, Zn tác dụng vừa đủ với 500ml dd chứa AgNO 3 0,02M và Cu(NO 3 ) 2 0,1M. Thành phần % khối lượng Mg trong hỗn hợp là :: A.19,75% B.1,98% C.80,2% D.98,02% 15. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H 2 SO 4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO 2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là A. FeCO 3 . B. FeS 2. C. FeS. D. FeO 16.Để m g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hh X gồm 4 chất rắn có khối lượng 75,2 gam. Cho hh X phản ứng hết với dd H 2 SO 4 đặc nóng dư thấy thoát ra 6,72 lit SO 2 (đktc). Tính m ? A.56 g B.22,4g C.11,2g D.25,3 g 17: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56) A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32. 18.Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO 3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là:A. N 2 O. B. NO 2 . C. N 2 . D. NO. 19. Hoà tan hoàn toàn m g Al vào dd HNO 3 loãng dư thu được hh khí gồm 0,015 mol N 2 O và 0,01 mol NO (phản ứng ko tạo muối amoni). Tính m. A. 8,1 g B.1,35 g C.13,5 g D.0,81 g 20.Hoà tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1:1 trong H 2 SO 4 đặc nóng tạo ra 0,05 mol một sp khử X duy nhất. X là : A.SO 2 B.SO 3 C.S D.H 2 S 21.Hoà tan hết hh gồm 0,05 mol Fe và 0,03 mol Ag vào dd HNO 3 thoát ra V lit hh khí A (đktc) gồm NO và NO 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Giá trị của V ? A.1,368 lit B.13,44 lit C.4,48 lit D.2,24 lit 22. Đốt cháy một lượng nhôm trong 6,72 lit khí oxi, chất rắn thu được sau phản ứng mang hoà tan hết trong dd HCl thấy bay ra 6,72 lit khí H 2 . Các khí ở đktc, tính khối lượng nhôm đã dùng. A.10,8 g B.5,4 g C.16,2 g D.8,1 g 23.Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO 2 duy nhất (đktc). Tính nồng độ % các chất có trong ddA. A. 36,66% và 28,48%. B. 27,19% và 21,12%. C. 27,19% và 72,81%. D. 78,88% và 21,12%. 24. Chia 38,6 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tan vừa đủ trong 2 lít dung dịch HCl thấy thoát ra 14,56 lít H 2 (đktc). - Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 loãng nóng thấy thoát ra 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc) a. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là: A. 0,45 M B. 0,25M C. 0,55 M D. 0,65 M b. Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng ở phần 1 là A. 65,54 gam B. 65,45 gam C. 55,64 gam D. 54,65 gam c. %m của Fe trong hỗn hợp ban đầu là: A. 30,05 % B. 50,05 % C. 50,03 % D. Kết quả khác d. Kim loại M là :A. Mg B. Fe C. Al D. Cu 25.Hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe(OH) 3 ,Fe,Fe 2 O 3 ,FeO,Fe 2 O 4 bằng 500ml dd HNO 3 1M thu được m gam muối sắt và 4,48 lít khí NO ở đktc.Giá trị mbằng: A.24g B.24,2g C.2,42g D.56g 26. Cho hh X ( Fe, FeO, Fe 2 O 3 ). Lấy 0,4g X cho t/d với dd HCl dư thì thu được 56ml khí H 2 (đktc). Đem khử 1g X bằng H 2 dư thì thu được 0,2115g H 2 O.1. Xác định % khối lượng mỗi chất trong X A .% Fe = 35%, % FeO = 9%, % Fe 2 O 3 = 56% B % Fe = 45%, % FeO = 8%, % Fe 2 O 3 = 47% C % Fe = 20%, % FeO = 30%, % Fe 2 O 3 = 50% D % Fe = 25%, % FeO = 9%, % Fe 2 O 3 = 66% 2. Tính V dd HNO 3 0,5M phải dùng để hòa tan hết 1g X ( biết rằng PƯ chỉ tạo ra NO) A.10,02 lít B.100,2 lít C.200ml D.48,8 lít 27.Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe ta thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (hỗn hợp A). Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Tính thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc). A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml. TỰ LUẬN Câu 1. Tính KL HCl bị oxi hoá bởi MnO 2 , biết rằng khí Cl 2 sinh ra trong pứ có thể đẩy được 12,7g I 2 từ dung dịch NaI. Câu 2. Tính KL KMnO 4 cần thiết để điều chế lượng clo vừa đủ phản ứng với Al tạo 13,35 g muối AlCl 3 ( %H=100%) Câu 3. Cho 17,4 g MnO 2 tác dụng với dd HCl dư. Toàn bộ khí thu được cho hấp thụ hết vào 145,8 g dd NaOH 20% ở đk thường tạo ra dung dịch A. Tính %C các chất trong dd A? Câu 4. Cần bao nhiêu g KClO 3 tác dụng với HCl dư để lượng clo sinh ra phản ứng đủ với dd KI tạo 38,1 g I 2 ? Câu 5. Cho 5 g brom có lẫn tạp chất clo vào 1 dd chứa 1,6 g KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 g chất rắn khan. Xác định thành phần % về khối lượng của clo trong 5 g brom trên. Câu 6. Hòa tan 104,25 g hh muối NaCl, NaI vào nước. Cho đủ khí clo đi qua rồi cô cạn. Nung chất rứn thu được cho đến khi hết hơi màu tím bay ra, bã rắn còn lại sau khi nung nặng 58,5 g. Xác định thành phần % khối lượng hh 2 muối? Câu 7. Có 1 hh gồm NaCl và NaBr trong đó NaBr chiếm 10% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn hh vào nước rồi cho khí clo lội qua đến dư, làm bay hơi dung dịch tới khi thu được muối khan. Xác định % khối lượng ban đầu giảm ban nhiêu? Câu 8. Cho 26,6 g hh rắn KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 g dd. Cho dd trên tác dụng vừa đủ với AgNO 3 thì thu được 57,4 g kết tủa. Xác định % về khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu? Câu 9. Cho lượng dư dd AgNO 3 tá dụng với 1 lít dd hỗn hợp NaI 0,05M và NaCl 0,1 M. Khối lượng kết tủa tối đa là? Câu 10. Thêm dd NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 2 trong không khí. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được khối lượng kết tủa là bao nhiêu? Câu 11. Cho H 2 SO 4 đặc dư tác dụng với 58,5 g NaCl đun nóng, toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ vào 63,5 g nước. Tính C% của dung dịch thu được? Câu 12. Điện phân dung dịch có màng ngăn NaCl bão hòa bằng dòng điện 1 chiều thu được 33,6 lít Cl 2 (đktc). Tính khối lượng nước Javen thu được khi cho lượng clo này phản ứng hoàn toàn với 600 g dd NaOH 20%? Câu 13. Nguyên tố halogen tác dụng với Ca thu được 10 g muối, nếu cũng lấy 1 lượng halogen như trên cho tác dụng với Al thì thu được 8,9 g muối. Xác định nguyên tố và khối lương halogen đã dùng? Câu 14. Nguyên tố Y tồn tại dưới dạng Y 2 . Khi cho 16 g Y 2 tác dụng với 1 kim loại kiềm thu được 23,8 g muối. Xác định Y, viết phương trình của Y 2 với Fe, Al, H 2 , O 2 ? Câu 15. Cho 1,2 g Mg td hoàn toàn với V lít khí X 2 (đktc) thu được 47,5 g hợp chất MgX 2 . Xác định X, V X đã phản ứng? Câu 16. Hòa tan 4,25 g muối của kim loại kiềm vào nước thu được 200ml dd A. Lấy 10 ml dd A cho phản ứng với 1 lượng dư dd AgNO 3 thu được 0,7175 g ↓. Xác định CT muối và C M của dd A?Dd A chứa 60,9 g gồm 2 muối Bari của 2 halogen kế tiếp. Cho A tác dụng với K 2 SO 4 vừa đủ thu được 58,25 g BaSO 4 và dd B. Cô cạn B thu được bao nhiêu g muối khan. Tính % khối lượng mỗi muối trong hh đầu? NHẬN BIẾT, TÁCH CHẤT, LÀM KHÔ Bài 1: Chỉ có CO 2 và H 2 O làm thế nào để nhận biết được các chất rắn sau NaCl, Na 2 CO 3 , CaCO 3 , BaSO 4 . Trình bày cách nhận biết. Viết phương trình phản ứng. Bài 2: Tách 4 kim loại Ag, Al, Cu, Mg dạng bột bằng phương pháp hoá học. Bài 3: Dùng thêm một thuốc thử hãy tìm cách nhận biết các dd mất nhãn NH 4 HSO 4 , Ba(OH) 2 , BaCl 2 , HCl, NaCl và H 2 SO 4 . Bài 4: Nhận biết các dd sau NaHSO 4 , KHCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 , Na 2 SO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , bằng cách đun nóng và cho td lẫn nhau. Bài 5: 1. Chỉ dùng dd H 2 SO 4 l (không dùng hoá chất nào khác kể cả nước) nhận biết các kim loại sau Mg, Zn, Fe, Ba. 2. Hh A gồm Na 2 CO 3 , MgCO 3 , BaCO 3 , FeCO 3 . Chỉ dùng HCl và các pp cần thiết trình bày các điều chế từng kim loại. Bài 6: Hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , SiO 3 , SiO 2 . Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng oxits ra khỏi hỗn hợp. Bài 7: Hỗn hợp A gồm các oxít Al 2 O 3 , K 2 O; CuO; Fe 3 O 4 . 1. Viết phương trình phản ứng phân tử và ion rút gọn với các dung dịch sau: a. NaOH b. HNO 3 c. H 2 SO 4 đ,nóng 2. Tách riêng từng oxít Bài 8: Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp của chúng: AlCl 3 ; FeCl 3 và BaCl 2 . Bài 9: Có 3 lọ hoá chất ko màu là NaCl, Na 2 CO 3 và HCl. Ko dùng thêm hoá chất kể cả quỳ tím, có thể nhận biết dc ko? Bài 10: Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch sau: BaCl 2 ; NH 4 Cl; (NH 4 )SO 4 ; NaOH; Na 2 CO 3 Bài 11: Ba cốc đựng 3 dung dịch mất nhãn gồm FeSO 4 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 và MgSO 4 . Hãy nhận biết. Bài 12: Có 3 lọ đựng hh dạng bột (Al + Al 2 O 3 ); (Fe + Fe 2 O 3 ) và (FeO + Fe 2 O 3 ). Bằng pp hoá học nhận biết chúng. Bài 13: Tách các kim loại Fe, Al, Cu ra khỏi hỗn hợp của chúng. Bài 14: Hh A gồm CuO, AlCl 3 , CuCl 2 và Al 2 O 3 . Bằng pp hoá học hãy tách riêng từng chất tinh khiết nguyên lượng. Bài 15: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết 3 dung dịch cùng nồng độ sau HCl, H 2 SO 4 và NaOH. Bài 16: Cho các ion sau: Na + , NH 4 +, Ba + , Ca 2+ , Fe 3+ , Al 3+ , K + , Mg 2+ , Cu 2+ , CO 3 2+ , PO 4 2+ , Cl - , NO 3 - , SO 4 2- , Br - . Trình bày một phương án lựa chọn ghép tất cả các ion trên thành 3 dung dịch, mỗi dung dịch có cation và 2 anion. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dung dịch này. Bài 17: Hãy tìm cách tách riêng các chất trong hỗn hợp gồm CaCl 2 , CaO, NaCl tinh khiến nguyên lượng. Bài 18: Có các lọ mất nhãn chứa dd các chất AlCl 3 , ZnCl 2 , NaCl, MgCl 2 . Bằng pp hoá học hãy nhận biết, viết p.t.p.ứ Bài 19: Có một hh rắn gồm 4 chất như bài 18. Bằng pp hoá học hãy tách các chất ra, nguyên lượng tinh khiết. Bài 20: Làm thế nào để tách riêng 3 muốn NaCl, MgCl 2 và NH 4 Cl. Bài 21: Hoà tan hh gồm Fe 2 O 3 và Al 2 O 3 bằng dd H 2 SO 4 . Hãy chứng minh trong dd thu được có ion Fe 2+ , Fe 3+ và Al 3+ . Bài 22: Nhận biết các dung dịch sau mất nhãn: NH 4 HCO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , NaHCO 3 , NH 4 NO 3 , BaCO 3 , Na 2 CO 3 , HCl, H 2 SO 4 . Bài 23: Tách các muối sau ra khỏi hh của chúng: Fe(NO 3 ) 3 , Al(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 và Zn(NO 3 ) 2 tinh khiết nguyên lượng. Bài 24: Có 5 dung dịch 0,1M đựng trong 5 lọ mất nhãn Na 2 Co 3 ; Ba(OH) 2 , NaOH, KHSO 4 , KCl. Nếu không dùng thêm thuốc thử có thể nhận biết được dung dịch nào. Bài 25: Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp của chúng nguyên lượng tinh khiết BaO, Al 2 O 3 , ZnO, CuO, Fe 2 O 3 . Bài 26: Có 4 dung dịch trong suốt. Mỗi dung dịch chứa một loại ion âm và một loại ion dương trong các ion sau: Ba 2+ , Mg 2+ , Pb 2+ , Na + , SO 4 2- , Cl - , CO 3 2- , NO 3 - . a. Tìm các dung dịch. b. Nhận biết từng dung dịch bằng phương pháp hoá học. Bài 27: Có 3 lọ đựng Hh bột Fe + FeO, Fe + Fe 2 O 3 ; FeO + Fe 2 O 3 . Bằng phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn trên. Bài 28: Lựa chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaNO 3 , MgCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 , Al(NO 3 ) 3 . Bài 29: Dùng phương pháp hoá học để tách Fe, Al, Cu ra khỏi hỗn hợp 3 kim loại trên. Viết các phương trình phản ứng. Bài 30: Hãy tìm cách tách Al 2 (SO 4 ) ra khỏi hỗn hợp muối khan gồm Na 2 SO 4 , MgSO 4 , BaSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 bằng các phương pháp hoá học? Có cách nào để tách các muối đó ra khỏi hỗn hợp của chúng, tinh khiết hay không? Nếu có hãy viết phương trình phản ứng và nêu cách tách. Bài 31: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây HCl, HNO 3 đặc, AgNO 3 , KCl, KOH. Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không. Bài 32: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dd sau: K 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , MgSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 , FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . Chỉ được dùng xút hãy nhận biết. Bài 33: Cho 3 bình mất nhãn là A gồm KHCO 3 và K 2 CO 3 . B gồm KHCO 3 và K 2 SO 4 . C gồm K 2 CO 3 và K 2 SO 4 . Chỉ dùng BaCl 2 và dung dịch HCl hãy nêu cách nhận biết mỗi dung dịch mất nhãn trên. Bài 34: Bằng phương pháp nào có thể nhận ra các chất rắn sau đây Na 2 CO 3 , MgCO 3 , BaCO 3 . Bài 35: Chỉ dùng một axit và một bazơ thường gặp hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Cu - Ag; Cu - Al và Cu - Zn Bài 36: Không dùng hoá chất khác, dựa vào t.chất hãy p.biệt các dd K 2 SO 4 , Al(NO 3 ) 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2 và NaOH. Bài 37: Có 1 mẫu đồng bị lẫn Fe, Ag, S. Tìm ra pp (trừ phương pháp điện phân) để tách Cu tinh khiết từ mẫu đó. Bài 38: Một hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , cuO, Fe 2 O 3 . Dùng phương pháp hoá học tách riêng từng chất. . CHUYÊN ĐỀ : NHÓM HALOGEN I. Tính chất của halogen Bài 1. Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau – Khối B – 2007) Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc) Không oxi hóa khử 14. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen? A. Đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Đều có tính oxi hóa mạnh. C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi