TRƯỜNG THPT LÊ XOAY NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 570 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Có 3 tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có kiểu gen AaBb de ED giảm phân bình thường . Thì số loại tinh trùng tối đa có thể được hình thành là: A. 8 B. 4 C. 16 D. 12 Câu 2: Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là: A. xác định được các tính trạng nà của người chủ yếu do kiểu gen, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định. B. phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. C. xem xét các đặc điểm tâm sinh lí ở loài người. D. nghiên cứu về kiểu gen của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 3: Ở quần thể người tỉ lệ bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường mang gen gây bệnh là bao nhiêu? A. 0,01% B. 4% C. 1% D. 0,04% Câu 4: Ở Nga khi sử dụng DDT để diệt ruồi lần đầu tiên vào năm 1950 có 90% số ruồi bị diệt, vào năm 1953 chỉ có 5% - 10% diệt. Gen kháng thuốc ở quần thể ruồi xuất hiện: A. Ngay khi có tác động của thuốc. B. Sau khi có tác động của thuốc. C. Trước khi có tác động của thuốc. D. Không có sự đột biến xuất hiện gen kháng thuốc mà sâu bọ có khả năng luyện tập để quen với DDT. Câu 5: Một loài có con cái (XY), con đực (XX). Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn biểu hiện chủ yếu ở con cái thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng? A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể hoặc lục lạp và di truyền theo dòng mẹ. B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y. C. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X. D. Tính trạng di truyền theo qui luật hoán vị gen xảy ra ở 1 bên bố hoặc mẹ. Câu 6: F 1 mang 4 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng như sau: Cặp NST số 1: AB ab ; cặp số 2: De dE Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng, có hoán vị gen xảy ra trên cặp NST số 1 với tần số là 10% và trên cặp NST số 2 với tần số là 20%. Tính theo lí thuyết tỉ lệ cá thể có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng? A. 0,505 B. 0,358 C. 0,278 D. 0,773 Câu 7: Quá trình hình thành noãn cầu ở thực vật gồm: A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân C. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân D. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân Câu 8: Trong 1 quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống trở lại như cũ. Tần số alen t sau 1 thế hệ ngẫu phối là: A. 0,58 B. 0,41 C. 0,3 D. 0,7 Câu 9: Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virút thu được. Chủng A: A=U=G=X=25% Chủng B: A=T=G=X=25% Chủng C: A=G=20%, T=X=30%. Kết luận nào sau đây đúng? A. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN. B. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN. Trang 1/5 - Mã đề thi 570 C. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 1 mạch, chủng virut C là ADN 2 mạch. D. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 2 mạch, chủng virut C là ADN 1 mạch. Câu 10: Ở lợn 2n=38NST. Một nhóm tế bào sinh tinh và sinh trứng khi giảm phân đã lấy từ môi trường nội bào 760NSTđơn. Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong các trứng là 1140NST. Số tinh trùng và số trứng tạo thành là: A. 16 tinh trùng, 2 trứng. B. 32 tinh trùng, 2 trứng. C. 20 tinh trùng, 4 trứng. D. 64 tinh trùng, 4 trứng. Câu 11: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình tổng hợp protêin ở sinh vật nhân thực: (1). Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN. (2). Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3). Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4). Cođon thứ 2 trên mARN gắn bổ sung với anticođon của phức hệ aa 1 -tARN. (5). Ribôxôm dịch đi 1 cođon trên mARN theo chiều 5’->3’. (6). Hình thành liên kết pepetit giữa axit amin mở đầu và aa 1 . Thứ tự đúng các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipepetit là: A. 2->1->3->4->6->5 B. 5->2->1->4->3->6 C. 1->3->2->4->6->5 D. 3->1->2->4->6->5 Câu 12: Bằng phương pháp tế bào học người ta phát hiện được các bệnh, tật, hội chứng di truyền nào ở người? (1). Hội chứng Etuôt (2). Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). (3). Bệnh máu khó đông (4). Bệnh bạch tạng (5). Hội chứng Patau (6). Hội chứng Đao (7). Bệnh ung thư máu (8). Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (9). Tật có túm lông vành tai (10). Bệnh phenylketo niệu. Phương án đúng là: A. 1,3,5,7,8,10 B. 1,5,6,7 C. 1,5,6,9,10 D. 2,3,4,7,8 Câu 13: Phép lai nào sau đây thu được ở thế hệ sau nhiều loài kiểu gen nhất? A. Aa X BD X bd x Aa X BD Y B. Aa BD/bd x Aa BD/bd C. AaBbX D X D x AaBbX D Y D. ABd/abd x ABD/abd Câu 14: Một đoạn NST có 30 nucleoxom, nối giữa các nucleoxom là đoạn ngắn ADN gồm 50 cặp nucleôtit. Chiều dài của đoạn ADN cấu trúc nên đoạn NST đó là: A. 1199 A 0 B. 7531A 0 C. 9119A 0 D. 9911A 0 Câu 15: Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính của Kimura được đề xuất dựa trên những nghiên cứu về sự biến đổi A. kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. trong cấu trúc nhiễm sắc thể. C. trong cấu trúc các phân tử prôtêin. D. số lượng nhiễm sắc thể. Câu 16: Ở người bệnh pheninketo niệu và bệnh bạch tạng là hai bệnh do gen lặn nằm trên NST thường không liên kết với nhau. Nếu một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con gái mắc cả 2 bệnh nói trên, họ muốn sinh đứa thứ 2. Xác suất để cặp vợ chồng đó sinh một đứa con trai bình thường là bao nhiêu? A. 1/16. B. 9/32. C. 4/9. D. 9/16. Câu 17: Trường hợp nào sau đây các gen không tạo thành cặp gen alen? (1). thể tam nhiễm (2). thể một nhiễm (3). thể khuyết nhiễm (4). thể đơn bội (5). mất đoạn NST (6). Gen chỉ có trên X ở giới dị giao (7). thể đồng hợp (8). thể tam bội (9). thể một nhiễm kép (10). thể tam nhiễm kép (11). gen ti thể, lục lạp -Tổ hợp các ý đúng là: A. 2,4,5,6,7,11 B. 1,2,3,5,6,10 C. 1,3,6,8,9,10 D. 2,4,5,6.9,11 Câu 18: Ở 1 loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây F 1 giao phấn với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến và sự hình thành màu hoa không phụ thuộc vào môi trường. Nếu cho cây hoa đỏ F 1 tự thụ phấn thì thu được kết quả phân li kiểu hình là: A. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng C. 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. Câu 19: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F 1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau được F 2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài : 20,5% thân đen, cánh cụt : 4,5% thân xám, cánh cụt : 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F 1 trong phép lai này là Trang 2/5 - Mã đề thi 570 A. 20,5%. B. 4,5%. C. 18%. D. 9%. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hoá của Lamac? A. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ. B. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. C. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. D. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 21: Ở 1 loài thực vật A: hoa đỏ; a: hoa trắng. Phép lai nào sau đây thu được tỉ lệ kiểu hình 1đỏ:1 trắng? A. Aaaa x aaaa B. AAaa x AAaa C. Aaaa x Aa D. AAaa x Aaaa Câu 22: Nhận định về mARN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực nào sau đây đúng? A. mARN ở sinh vật nhân sơ chỉ mang thông tin mã hoá cho 1 loại phân tử protêin duy nhất. B. mARN ở sinh vật nhân thực chỉ tổng hợp được 1 loại protêin duy nhất. C. mARN ở sinh vật nhân thực mang thông tin tổng hợp được 1 họ prôtêin có liên quan về chức năng. D. mARN ở sinh vật nhân sơ phải trải qua quá trình cắt nối trước khi tham gia tổng hợp protêin. Câu 23: Đơn vị tiến háo cơ sở là: A. cá thể. B. quần xã. C. quần thể. D. loài. Câu 24: Quan sát 1 phân tử ADN ở sinh vật nhân thực khi tái bản có 5 đơn vị tái bản, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tạo nên 85 đoạn mồi. Số đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình tái bản ADN đó là: A. 87 B. 75 C. 85 D. 83 Câu 25: Theo Đacuyn thì thực chất của CLTN là sự phân hoá khả năng : A. phản ứng của cơ thể trước môi trường. B. thích nghi của cá thể với môi trường C. sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. sống sót của các cá thể khác nhau trong loài. Câu 26: Để xác định 1 dạng đột biến nào đó xảy ra trong gen hay xảy ra khi phiên mã tạo mARN thì ta làm thế nào? A. Hiệu quả đột biến trên mARN khi phiên mã xảy ra ở tất cả các tế bào trong cơ thể. B. Hiệu quả đột biến trên gen chỉ xảy ra một tế bào nào đó, các tế bào khác vẫn tạo được protêin. C. Sử dụng phương pháp lai axit nu ADN-ARN hoặc ARN-ARN. D. Không thể xác định được vì đều tạo ra các phân tử prôtêin đột biến như nhau. Câu 27: Trên một phân tử mARN dài 4355,4Ǻ có một số riboxom dịch mã với khoảng cách đều nhau 81,6Ǻ. Thời gian cả quá trình mã bằng 57,9s. vận tốc dịch mã 10aa/s. Tại thời điểm riboxom thư 6 dịch mã được 422aa, môi trường đã cung cấp cho các riboxom bao nhiêu aa. A. 6980aa B. 7620aa. C. 7720aa. D. 7000aa. Câu 28: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau: 1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc 2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối. 3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều. 4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được Giải thích đúng là: A. 1,4. B. 1,2. C. 2,3. D. 1,3. Câu 29: Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là : A. lặp đoạn và đảo đoạn. B. đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. C. mất đoạn và lặp đoạn. D. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 30: Trong phép lai một cặp tính trạng, khi cho cá thể F 2 có kiểu hình giống F 1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F 3 có kiểu hình như thế nào ? A. 100% phân tính 1:1. B. 100% đồng tính giống P. C. 1/3 cho F 3 đồng tính giống P : 2/3 cho F 3 phân tính 3 : 1. D. 2/3 cho F 3 đồng tính giống P : 1/3 cho F 3 phân tính 3 : 1. Trang 3/5 - Mã đề thi 570 Câu 31: Ở mèo Gen D: lông đen, Dd: lông tam thể, d: lông hung. Gen qui định tính trạng lông mèo nằm trên NST X, không có alen trên Y. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp: A. Mẹ hung x Bố đen, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ. B. Mẹ hung x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố. C. Mẹ đen x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố. D. Mẹ đen x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ. Câu 32: Sử dụng lai thuận nghịch có thể phát hiện ra các quy luật di truyền : A. trội - lặn hoàn toàn, phân li độc lập. B. Liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền qua tế bào chất. C. Tương tác gen, phân li độc lập. D. Tương tác gen, trội - lặn không hoàn toàn. Câu 33: Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó. Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu? A. 0,01% B. 25% C. 12,5% D. 6,25% Câu 34: Có 1000 tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo ra các hạt phấn và 50 tế bào sinh noãn giảm phân tạo ra các túi phôi. Nếu các hạt phấn đều có khả năng thụ phấn và tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh thì tối đa có thể sinh ra bao nhiêu hợp tử? A. 40 B. 4000 C. 50 D. 200 Câu 35: Gen A và gen B cách nhau 12cM. Một cá thể dị hợp có kiểu gen Ab/aB sẽ tạo ra các giao tử có tỉ lệ: A. 24%AB, 26%Ab, 26%aB, 24%ab B. 12%AB, 38%Ab, 38%aB, 12%ab C. 6%AB, 44%Ab, 44%aB, 6%ab D. 30%AB, 20%Ab, 20%aB, 30%ab Câu 36: Ở thế hệ F 2 di truyền theo quy luật phân li của Men Đen thu được 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 3 là? A. 100% hoa đỏ. B. 8 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 5 hoa đỏ : 3 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Câu 37: Đặc điểm di truyền của gen trên NST Y không có alen trên X là: A. gen trên Y không có alen trên X chỉ biểu hiện ở 1 giới. B. gen trên Y di truyền theo quy luật di truyền của Menđen. C. gen trên Y không có alen trên X di truyền chéo. D. gen trên NST Y đều là gen trội nên biểu hiện 100% ở thế hệ sau. Câu 38: Cho các phương pháp sau: (1). Dung hợp tế bào trần khác loài. (2). Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (3). Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F 1. (4). Lai khác loài. (5). Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các thể đơn bội. (6). Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh vào cây trồng. (7). Gây đột biến thuận nghịch các dạng dị hợp. Các phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (5) C. (3), (5), (6) D. (2), (5), (7). Câu 39: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng A. cơ quan tương tự. B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan tương đồng. D. phôi sinh học. Câu 40: Ở người bệnh X do gen lặn di truyền theo quy luật Menđen. Một người phụ nữ bình thường có bố đẻ không mang gen bệnh, mẹ cô ta không mắc bệnh song em trai mẹ mắc bệnh. Chồng của người phụ nữ này không mắc bệnh song có chị gái mắc bệnh. Tính xác suất mắc bệnh X của những người con cặp vợ chồng này? A. 1/9 B. 1/6 C. ¼ D. 1/18 Câu 41: Vai trò của quá trình giao phối với tiến hoá là : A. Phát tán các đột biến di truyền trong quần thể. B. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. D. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. Câu 42: Ở tằm, gen A quy định trứng sáng, gen a qui định trứng sẫm trên NST X ở tằm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt tằm đực, tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? A. X a X a x X a Y B. X A X A x X a Y C. X a X a x X A Y D. X A X a x X A Y Trang 4/5 - Mã đề thi 570 Câu 43: Câu nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN? A. Qua các lần nhân đôi ADN số lượng, thành phần trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN tạo thành đều được bảo toàn. B. Trên mạch khuôn có chiều 5’->3’, mạch bổ sung được tổng hợp theo kiểu gián đoạn. C. Trên mạch khuôn có chiều 3’->5’, mạch bổ sung được tổng hợp theo kiểu liên tục. D. Số đoạn Okazaki luôn nhỏ hơn số đoạn mồi được tổng hợp. Câu 44: Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là: A. sản lượng trứng gà. B. khối lượng 1000 hạt lúa. C. tỉ lệ bơ trong sữa bò. D. sản lượng sữa bò. Câu 45: Trình tự nhận biết của enzyme giới hạn Aval là CYCGRG, trong đó Y là 1 pyrimidine, còn R là 1 purin. Khoảng cách mong đợi (tính theo cặp bazơ nitơ) giữa 2 điểm cắt của Aval trong 1 chuỗi ADN dài, có trình tự ngẫu nhiên là bao nhiêu cặp bazơ nitơ? A. 5120 cặp nu B. 1024 cặp nu C. 2048 cặp nu D. 4096 cặp nu Câu 46: Trình tự nào sau đây đúng trong kĩ thuật cấy gen? (1). Cắt ADN tế bào cho và cắt mở vòng plasmit nhờ enzim giới hạn. (2). Tách ADN tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. (3). Chuyển ADN tải tổ hợp vào tế bào nhận. (4). Nối đoạn ADN tế bào cho và ADN plasmit nhờ enzim nối. (5). Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Tổ hợp trrả lời đúng là: A. 4-2-1-3-5 B. 2-3-1-4-5 C. 2-1-4-3-5 D. 1-3-2-4-5 Câu 47: Để nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường đến sự biểu hiện kiểu hình, người ta dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. Kết quả nào sau đây rút ra từ phương pháp trên? A. Các tính trạng mắt nâu, bệnh động kinh, tật thừa ngón là các tính trạng trội. B. Tính tình, tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh. C. Các tính trạng mắt xanh, bệnh bạch tạng là các tính trạng lặn. D. Bệnh mù màu đỏ, bệnh máu khó đông di truyền liên kết với giới tính. Câu 48: Nhận định nào sau đây đúng? A. Chất acridin chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm cặp nucleotit. B. Chất 5B-U gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN. C. Dung dịch consixin gây ra đột biến mất cặp nucleotit. D. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST. Câu 49: Cho sơ đồ phả hệ sau: I 1 2 II 1 2 3 4 5 III. 1 2 3 4 Người con gái II 1 kết hôn với người chồng có kiểu gen giống người II 2 , thi xác suất sinhcon trai đầu lòng có nguy cơ mắc bệnh là? A. 12,5% B. 6,25% C. 25% D. 50% Câu 50: Cho các thành tựu sau: (1). Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người. (2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao. (3). Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4). Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (5). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (6). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (7). Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa. (8). Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua. Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ tế bào là? A. 1,3,5,7 B. 2,4,6,8 C. 1,2,4,5,8 D. 3,4,5,7,8 HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 570 . noãn cầu ở thực vật gồm: A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân C. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân D. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân Câu 8: Trong 1. TRƯỜNG THPT LÊ XOAY NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 570 Họ, tên thí sinh: Số báo. X A X a x X A Y Trang 4/5 - Mã đề thi 570 Câu 43: Câu nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN? A. Qua các lần nhân đôi ADN số lượng, thành phần trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN tạo thành