1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KIEM TRA GIUA KI II -LOP 9

3 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 85 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC NHƠN TRẠCH TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 Phút ( Không kể thời gian phát đề ) I. Trắc nghiệm : 2 đ ( Mỗi câu 0,25 đ ) 1. Văn bản Bàn về đọc sách được trích từ cuốn sách nào ? A. Bàn luận về phép học . B. Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách . C. Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồ của sức sống dân tộc . D. Ý nghĩa văn chương . 2. Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được viết theo kiểu văn bản nào? A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống B. Nghị luận xã hội C. Nghị luận văn chương D. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 3. Cho biết lời gọi đáp trong câu ca dao sau hướng tới ai : Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn . A. Hướng tới bầu . C. Hướng tới mọi người . B. Hướng tới bí D. Không hướng đến ai 4. “ Giảng văn rõ ràng là khó . Nói như vậy để nêu ra một sự thật . Không phải nhằm hù doạ càng không phải để làm ngã lòng .” Đoạn văn trên dùng : A. Phép lặp . B. Phép thế . C. Phép nối . D. Phép liên tưởng . 5. Từ mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Ẩn dụ B. Điệp ngữ C. So sánh D. Hoán dụ .6. Khúc Nam ai Nam bình là các điệu dân ca ở vùng nào : A. Đồng bằng Nam Bộ . C. Đồng bằng Bắc Bộ B. Huế . D. Dân ca xứ Nghệ . 7. Thêm khởi ngữ cho câu sau : …………, tôi đã bàn kỹ với anh ấy rồi . A. Hôm chủ nhật tuần trước B. Trong cuộc họp C. Về vấn đề này D. Đừng băn kgoăn gì nữa 8. Khi tiến hành làm bài văn nghị luận, ta phải thực hiện theo trình tự nào? A. Tìm hiểu đề – Lập dàn ý - Viết bài B. Lập dàn ý – Viết bài – Kiểm tra bài C. Viết bài – Tìm hiểu đề - Lập dàn ý D. Tìm hiểu đề, tìm ý – Lập dàn ý –Viết bài - Kiểm tra và sửa chửa II. Tự luận : (8đ) Câu 1 : Em hiểu gì về nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã viết ? Hãy viết lại đoạn thơ thể hiện quan niệm sống là cống hiến của nhà thơ? ( 2đ) Câu 2: (6đ) Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng HẾT PHÒNG GIÁO DỤC NHƠN TRẠCH ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN Môn : NGỮ VĂN 9 I. Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được tính 0,25 đ  Tổng 2 đ II. Tự luận : (8 đ)  Câu 1: (2đ) - Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ: Thể hiện 1 ước vọng thật khiêm tốn, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân của dân tộc, của đất nước (1đ) - Viết đúng đoạn thơ “ Ta làm con chim hót  Dù là khi tóc bạc”. (1 đ) Câu 2 : Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng + Thể loại : Nghị luận về một đọan trích + Yêu cầu : trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh * Yêu cầu về nội dung 1.Tình cảm cha con sâu nặng + Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha + Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu + Tình cảm ông Sáu dành cho con + Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. 2. Nghệ thuật kể c huyện - Cốt truyện chặt chẽ với những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí: Đứa con không nhận cha sau thời gian xa cách - Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt, đầy bất ngờ lúc chia tay - Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Câu chuyện được kể qua người bạn tạo được sự cảm thông, chia sẻ - Miêu tả tâm lí trẻ thơ chính xác . * Yêu cầu về mặt hình thức : - Bài đủ ba phần : mạch lạc, liên kết . - Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết . - Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp . . @ Biểu điểm : + Điểm 6: Bài đủ các ý trên, mạch lạc, bố cục rõ ràng, chữ viết cẩn thận, sạch, đẹp, trình bày khoa học, không sai lỗi chính tả. + Điểm 5: Bài viết đủ ý, mạch lạc, đúng kiểu bài nghị luận, bố cục rõ ràng. Nhưng còn mắc một vài lỗi về diễn đạt. + Điểm 4: Bài viết đủ ý, bố cục rõ ràng. Còn mắc lỗi về diễn đạt, Sai không quá 7 lỗi về chính tả. + Điểm 3: Bài có ý, còn sơ sài, bố cục chưa rõ ràng. Trình bày chưa sạch, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. + Điểm 1- 2: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, trình bày chưa sạch. + Điểm 0: Bỏ giấy trắng.  Ngoài ra, tuỳ vào thực tế bài làm của HS để chấm hợp lí. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C B C B C D MA TRẬN BÀI KIỂM TRA CHỦ ĐỀ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY TỔNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TL Câu Điểm Ngữ văn 2 2 1 5 0.5 0.5 2. 0 3.0 Tiếng Việt 3 3 0.7 5 0.75 Làm văn 1 1 2 0.2 5 6. 0 6.25 Tổng 3 2 3 1 1 10 0.7 5 0.5 0.7 5 2. 0 6. 0 10.0 . PHÒNG GIÁO DỤC NHƠN TRẠCH TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN ĐỀ KI M TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 Phút ( Không kể thời gian phát đề ) I. Trắc nghiệm : 2. Viết bài B. Lập dàn ý – Viết bài – Ki m tra bài C. Viết bài – Tìm hiểu đề - Lập dàn ý D. Tìm hiểu đề, tìm ý – Lập dàn ý –Viết bài - Ki m tra và sửa chửa II. Tự luận : (8đ) Câu 1 : Em hiểu. DỤC NHƠN TRẠCH ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN Môn : NGỮ VĂN 9 I. Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được tính 0,25 đ  Tổng 2 đ II. Tự luận : (8 đ)  Câu 1: (2đ) - Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ:

Ngày đăng: 14/05/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w