Chương 1: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế 1.1. Tổng quan về ODA 1.1.1. Khái niệm ODA ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của ODA Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thinhh vượng của các nước đang phát và chậm phát triển + Mục tiêu của ODA không phải là lợi nhuận, mà giúp các nước nghèo, chậm phát triển bổ sung nguồn vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tếxã hội quốc gia; tạo điều kiện phát triển cảu các quốc gia tài trợ và xa hơn là sự phát triển thịnh vượng chung của cả cộng đồng thế giới. Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện: + Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. + Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. + Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 2025% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. + Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất giao động từ 0,5% đến 5% năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên 7% năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%năm; của WB là 0,75% năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 19972000 thì lãi suất là 1,8%năm. Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. ODA chỉ bao gồm các giao dịch tài chính quốc tế ở tầm cỡ quốc gia ODA không mang tính chất tư nhân, có nghĩa là không bao gồm các giao dịch tài chính của các nhà tài trợ với các công ty tư nhân ở nước tiếp cận tài trợ. chính phủ là chủ thể duy nhất nhận tài trợ và có trách nhiệm trả nợ. Nguồn vốn ODA gắn liền yếu tố chính trị với hiệu quả kinh tế xã hội là chủ yếu. ODA thường gắn chính sách hỗ trợ với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của các nước tài trợ nên thường có sự ràng buộc lựa chọn dự án, thuê tư vấn, chọn nhà thầu, nhà cung ứng thiết bị hàng hóa cho dự án. đồng thời , qua việc hỗ trợ ODA , các nước viện trợ muốn gây ảnh hưởng chính trị tới nước tiếp nhận viện trợ. Thủ tục ODA phức tạp, cần nhiều thời gian trong các giai đoạn của dự án. Để tiếp nhận được ODA các nước tiếp nhận cần thực hiện nhiều thủ tục: chuẩn bị tài liệu về nhu cầu tài trợ, tiếp xúc, quảng bá, vận đông ODA, đàm phán tài trợ, thiết lập các dự án khả thi và cá hồ sơ giải ngân... thực tế , nước tiếp nhận ODA thường phải thay đổi nhiều lần việc thiết kế dự án, mất nhiều thời gian chuẩn bị dự án mới được nhà tài trợ chấp nhận thẩm định. 1.1.3. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1) Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam. Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995. Để thực hiện được mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%năm. Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%năm cho đến năm 2015 tức là mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995, cho năm 2005 phải gấp 6,2 lần tức là giai đoạn 2001 2005 vào khoảng 60 tỷ USD. Trong đó vốn ODA khoảng 9 tỷ USD. Cụ thể: Về năng lượng: có 9 dự án với tổng vốn ODA dự kiến trên 1,2 tỷ USD trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên Quang(360 triệu ) Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (có 33 dự án với trên 1,8 tỷ USD. Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là dự án cải tạo cầu Long Biên ( 72 triệu USD). Về đường biển có 10 dự án với số vốn 600 triệu USD lớn nhất là xây dựng cảng tổng hợp Thị Vải( 170 triệu USD). Đường sông có 4 dự án với hơn 450 triệu USD lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh trị Sông Hồng khu vực Hà Nội (255triệu USD). Đường sắt có 5 dự án với khoảng 1,4 tỷ USD trong đó riêng riêng xây dượng 2 tuyến đường sắt trên cao Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng số vốn 1,13 tỷ USD. Cấp nước và vệ sinh đô thị có 50 dự án với trên 1 tỷ USD.) Về nông nghiệp (có 33 dự án cần triển khai từ nay đến 2005 với tổng vốn ODA khoảng 700 triệu USD). Lĩnh vực Y tế xã hội: có 42 dự án với khoảng 1 tỷ USD. Văn hoá thông tin: có 11 dự án với khoảng 300 triệu USD lớn nhất là tháp truyền hình Hà Nội( 135 triêụ USD). Lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường: có 35 dự án vớitrên 1,5 tỷ USD, lớn nhất là khu công nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD). 2) Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam Thứ nhất, ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư pháttriển. Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của đội ngũ lao động. mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển và chưa có được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cảnhững điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giaothông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao. 1.2. ODA của các tổ chức tài chính quốc tế 1.2.1. Giới thiệu về các tổ chức tài chính quốc tế có quan hệ với Việt Nam a) Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund) IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằn theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. được chính thức thành lập năm 1945 với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước hội viên để giảm nhẹ mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 188 nước. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Ba chức năng chính của IMF gồm: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế; Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và Trợ giúp kỹ thuật. b) Ngân hàng thế giới (WB – World bank) Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức tài chính
Chương 1: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế 1.1. Tổng quan về ODA 1.1.1. Khái niệm ODA ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của ODA - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thinhh vượng của các nước đang phát và chậm phát triển + Mục tiêu của ODA không phải là lợi nhuận, mà giúp các nước nghèo, chậm phát triển bổ sung nguồn vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội quốc gia; tạo điều kiện phát triển cảu các quốc gia tài trợ và xa hơn là sự phát triển thịnh vượng chung của cả cộng đồng thế giới. - Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện: + Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. + Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. + Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 20-25% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. + Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất giao động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm. Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. - ODA chỉ bao gồm các giao dịch tài chính quốc tế ở tầm cỡ quốc gia ODA không mang tính chất tư nhân, có nghĩa là không bao gồm các giao dịch tài chính của các nhà tài trợ với các công ty tư nhân ở nước tiếp cận tài trợ. chính phủ là chủ thể duy nhất nhận tài trợ và có trách nhiệm trả nợ. - Nguồn vốn ODA gắn liền yếu tố chính trị với hiệu quả kinh tế xã hội là chủ yếu. ODA thường gắn chính sách hỗ trợ với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của các nước tài trợ nên thường có sự ràng buộc lựa chọn dự án, thuê tư vấn, chọn nhà thầu, nhà cung ứng thiết bị hàng hóa cho dự án. đồng thời , qua việc hỗ trợ ODA , các nước viện trợ muốn gây ảnh hưởng chính trị tới nước tiếp nhận viện trợ. - Thủ tục ODA phức tạp, cần nhiều thời gian trong các giai đoạn của dự án. Để tiếp nhận được ODA các nước tiếp nhận cần thực hiện nhiều thủ tục: chuẩn bị tài liệu về nhu cầu tài trợ, tiếp xúc, quảng bá, vận đông ODA, đàm phán tài trợ, thiết lập các dự án khả thi và cá hồ sơ giải ngân thực tế , nước tiếp nhận ODA thường phải thay đổi nhiều lần việc thiết kế dự án, mất nhiều thời gian chuẩn bị dự án mới được nhà tài trợ chấp nhận thẩm định. 1.1.3. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1) Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam. Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995. Để thực hiện được mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%/năm. Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm cho đến năm 2015 tức là mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995, cho năm 2005 phải gấp 6,2 lần tức là giai đoạn 2001- 2005 vào khoảng 60 tỷ USD. Trong đó vốn ODA khoảng 9 tỷ USD. Cụ thể: - Về năng lượng: có 9 dự án với tổng vốn ODA dự kiến trên 1,2 tỷ USD trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên Quang(360 triệu ) - Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (có 33 dự án với trên 1,8 tỷ USD. Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là dự án cải tạo cầu Long Biên ( 72 triệu USD). Về đường biển có 10 dự án với số vốn 600 triệu USD lớn nhất là xây dựng cảng tổng hợp Thị Vải( 170 triệu USD). Đường sông có 4 dự án với hơn 450 triệu USD lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh trị Sông Hồng khu vực Hà Nội (255triệu USD). Đường sắt có 5 dự án với khoảng 1,4 tỷ USD trong đó riêng riêng xây dượng 2 tuyến đường sắt trên cao Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng số vốn 1,13 tỷ USD. Cấp nước và vệ sinh đô thị có 50 dự án với trên 1 tỷ USD.) - Về nông nghiệp (có 33 dự án cần triển khai từ nay đến 2005 với tổng vốn ODA khoảng 700 triệu USD). - Lĩnh vực Y tế- xã hội: có 42 dự án với khoảng 1 tỷ USD. - Văn hoá thông tin: có 11 dự án với khoảng 300 triệu USD lớn nhất là tháp truyền hình Hà Nội( 135 triêụ USD). - Lĩnh vực khoa học - công nghệ - môi trường: có 35 dự án vớitrên 1,5 tỷ USD, lớn nhất là khu công nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD). 2) Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam Thứ nhất, ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư pháttriển. Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của đội ngũ lao động. mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển và chưa có được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cảnhững điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giaothông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao. 1.2. ODA của các tổ chức tài chính quốc tế 1.2.1. Giới thiệu về các tổ chức tài chính quốc tế có quan hệ với Việt Nam a) Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund) IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằn theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. được chính thức thành lập năm 1945 với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước hội viên để giảm nh• mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 188 nước. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Ba chức năng chính của IMF gồm: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế; Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và Trợ giúp kỹ thuật. b) Ngân hàng thế giới (WB – World bank) Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những khoản vay nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, ngân hàng thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo. WB được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. WB hiện có hơn 9000 nhân viên làm việc tại hơn 100 văn phòng đại diện trên toàn thế giới. WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: - Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA) - Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) - Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC) - Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA) - Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID). Tuy nhiên, nói đến WB là nói đến hai tổ chức IBRD và IDA. Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển. World Bank là một trong các nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. c) Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB- The Asian Deverlopment Bank) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triền kinh tế- xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Malina. Có 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu. Chức năng của ADB là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển xã hội, quản lý kinh tế tốt. 1.2.2. Đặc điểm ODA của các tổ chức tài chính quốc tế (ODA đa phương) ODA đa phương là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị. ODA đa phương do các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, các Tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, Ngân hàng phát triển châu Phi, Quỹ viện trợ của OPEC, Quỹ Cô oét và các Tổ chức phi chính phủ cung cấp. Gồm những đặc điểm sau; Một là: Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển (ĐPT) phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế… Ba là: Thành tố hỗ trợ (Grant element - GE) phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm, và tỷ lệ chiết khấu Chương 2: Điều cần lưu ý đối với Việt Nam khi tiếp nhận vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế 2.1.Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam Năm 1993, Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Trong đó, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA năm 2010. 2.1.1.Huy động Trong khi thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để vươn lên. Bằng chứng là nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam đã đạt con số kỉ lục. Tính đến ngày 17/11/2009, tổng vốn viện trợ phát triển chính thức đã ký kết đạt trên 5,4 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt gần 5,23 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại đạt hơn 173 triệu USD. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản. Tổng giá trị ODA dự kiến ký kết cuối năm 2009 khoảng 449,5 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 356,5 triệu USD; viện trợ không hoàn lại 93 triệu USD. Như vậy, tổng vốn ODA ký kết ước cả năm 2009 đã đạt khoảng 5,85 tỷ USD, trong đó vốn vay là 5,585 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại là 266 triệu USD. Đây là mức ký kết ODA cao nhất từ trước đến nay. Điểm đáng chú ý là những nhà tài trợ lớn đều dành cho Việt Nam số vốn ODA ký kết cao hơn so với cam kết trước đó. Thay đổi lớn nhất trong số này là số vốn ODA ký kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thay cho cam kết gần 1,57 tỷ USD vốn ODA trong năm 2009, ADB đã phê duyệt tổng cộng 2,15 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam. Nhật Bản cũng đã ký kết tổng cộng trên 2,11 tỷ USD vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam, thay vì cam kết 0,9 tỷ USD mà Chính phủ nước này công bố sau khi nối lại ODA vào tháng 2/2009. Xét về cơ cấu vốn ODA ký kết, chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,9%) là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%). Sau đó là giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị Vốn ODA cung cấp từ ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm 2005-2012 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn(tỷ USD) 2.940 3.732 2.552 2.511 1.844 1.913 1.846 1.772 Một số dự án có sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế Đơn vị:triệu USD STT TÊN DỰ ÁN NHÀ TÀI TRỢ SỐ VỐN 1 Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng ADB và Hàn Quốc 500 2 Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây ADB và Hàn Quốc 410.2 3 Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hoá ADB và Hàn Quốc 104.7 4 Thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2 Nhật Bản 299.97 5 Cải thiện môi trường nước thành phố Hải Phòng Nhật Bản 218.21 6 Tín dụng ngành giao thông vận tải để nâng cấp mạng lưới Nhật Bản 183.51 đường bộ giai đoạn 2 7 Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội Nhật Bản 150.43 8 Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II WB 200 9 Chương trình đảm bảo chất lượng trường học WB 127 10 Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn II WB 100 11 Cung cấp nước sạch và thuỷ lợi tỉnh Bình Thuận Ý 19.74 12 Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau Ý 17.89 13 Chương trình tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra giai đoạn 2009 – 2014 Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan 11 14 Phát triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An giai đoạn III Luxembourg 7.79 15 Chương trình hợp tác chung với Liên hợp quốc về bình đẳng giới” UNDP 4.6 16 TỔNG NGUỒN VỐN 2355.04 Kết quả giải ngân năm 2009 đã vượt dự kiến mức 1,9 tỷ USD (bao gồm 1,6 tỷ vốn ODA và 300 triệu USD viện trợ không hoàn lại) theo kế hoạch đặt ra trước đó. Năm 2009, mức giải ngân ODA đã được cải thiện đáng kể đó là nhờ sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Cụ thể là: Chương trình vay giảm nghèo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và tài trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác, trị giá 350 triệu USD; Khoản vay khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế từ ADB, trị giá 500 triệu USD; Khoản vay kích thích kinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên (tương đương 609 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ… 2.1.2. Sử dụng nguồn vốn ODA Công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan. Các cơ quan Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ như WB, ADB… trong việc kiểm điểm tình hình thực hiện dự án, đặc biệt giữa Tổ công tác ODA của Chính phủ và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển. Tổ công tác ODA của Chính phủ đã phát huy vai trò tích cực trong việc xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình và dự án ODA, đặc biệt các kiến nghị, giải pháp đưa ra trong chuyến công tác các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá. =>Những tác động bất lợi 1. Các cơ quan chủ quản, các tỉnh này vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa chọn những dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, bộc lộ những hạn chế về năng lực chuyên môn và sự phối hợp kém hiệu quả giữa sở, ngành ở tất cả các khâu trong chu trình ODA (xây dựng, thẩm định, tổ chức, quản lý và thực hiện dự án). 2.Một số dự án có chất lượng thiết kế thấp do việc thiết kế dựa vào ý tưởng của nhà tài trợ và vai trò làm chủ chưa cao. 3.Năng lực nhà thầu, nhà tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngoài ra, đối với một số dự án tài trợ theo hình thức viện trợ có ràng buộc xảy ra tình trạng nhà thầu là công ty của nước cung cấp viện trợ bị phá sản, do đó không thực hiện hợp đồng đã ký. Điển hình là Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước Mê Linh và Dự án Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP. Cà Mau đều do Italia tài trợ. Nhà thầu chính thi công các dự án này là Công ty Bebingg ApA(Italia) đã tuyên bố chính thức phá sản và không thể hoàn thành dự án. Thực tế này đặt ra vấn đề cho các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, cơ quan chủ quản và chủ dự án phải tính tình huống này khi đàm phán, thoả thuận với nhà tài trợ khi ký kết hiệp định hoặc với nhà thầu khi ký hợp đồng. 4. Tác động của lạm phát trong các năm 2007, 2008 dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn ODA và vốn đối ứng. Cơ chế bố trí vốn đối ứng giữa trung ương và địa phương chưa phù hợp mặc dù trong bối cảnh ngân sách hạn h•p, Chính phủ luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA KẾ HOẠCH GIẢI NGÂN VỐN ODA NĂM 2010 THEO MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG Tổng ODA Trong đó XDCB HCSN CVL HTNS Tổng số 1.922,0 677,0 125,1 744,9 375,0 1.Bộ Giao thông vận tải 158,9 158,9 2.Bộ Công Thương và EVN 628,9 628,9 3.Ngân hàng Nhà nước 473,2 0,8 3,0 94,4 375,0 4.Bộ NN & PTNT 122,2 108,2 14,0 5.Bộ Giáo dục và Đào tạo 128,5 42,3 86,2 6.Bộ Y tế 41,3 19,4 21,9 7.Thành phố Hà Nội 141,7 141,7 8.Thành phố Hồ Chí Minh 227,3 205,7 21,6 Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2010 dự kiến khoảng 5.071 triệu USD. WB, ADB và Nhật Bản tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với giá trị chiếm khoảng từ 70 -80 % tổng giá trị ODA ký kết. Những Hiệp định dự kiến ký kết có giá trị lớn bao gồm: Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 (Nhật Bản), Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, Dự án xây dựng cầu Vàm Cống, dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc II. 2.1.3. Đánh giá, nhận xét Những kết quả đạt được 1.Việc các nhà tài trợ đồng hành cùng với sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam và cam kết dành hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong suốt 20 năm qua đã thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của Chính phủ đã góp phần tạo niềm tin và khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tư nhân nước ngoài tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam. [...]... mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Các tổ chức quốc tế cũng có mục tiêu chiến lược của họ.Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm Các chính sách của các tổ chức tài chính quốc tế khi viện trợ thường hướng đến mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển, chậm phát triển Tuy nhiên, đôi khi các chính sách, các điều... cạnh những lợi ích khi tiếp nhận vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế, Việt Nam cũng cần cẩn trọng và sáng suốt hơn trước khi quyết định về sự hỗ trợ từ phía các tổ chức tài chính- chính trị như WB, IMF, và ADB 2.2.2 Các dự án ODA tạo điều kiện cho tham nhũng lộng hành Trong những năm qua khi tiếp nhận vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế Việt Nam đã có nỗ lực trong phòng chống tham nhũng nhưng... quản lý ODA của Chính phủ và của nhà tài trợ Nhằm giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo kiên quyết xử lý các sai phạm và được dư luận trong nước đồng tình và các nhà tài trợ đánh giá cao 2.2.Điều cần lưu ý đối với Việt Nam khi tiếp nhận vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế 2.2.1 Cẩn trọng khi chấp nhận những điều kiện ràng buộc do tổ chức tài trợ đưa ra Khi viện trợ, chính phủ các... diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội quan trọng Nguồn vốn ODA đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong những năm đầu của thập kỷ 90 khi Việt Nam đẩy mạnh cải cách như điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách ngân hàng, hệ thống tài chính quốc gia, hỗ trợ... chống tham nhũng, tham gia vào công ước Liên hiệp quốc, đồng thời chính phủ, các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp có thể thực hiện được mang tính tích cực hơn cho vấn đề này, kêu gọi cộng đồng quốc tế, những quốc gia cấp viên, những tổ chức phi chính phủ khác cùng nhau chúng tay chống lại tham nhũng Tăng cường trách nhiệm và củng cố thể chế chính trị, thúc đẩy sự tham gia của thị trường và... nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý trong nhiều ngành kinh tế Tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Đào tạo trong nước các trường đại học và đào tạo nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, các chuyên gia quốc tế có trình độ chuyên môn cao để có thể tiếp thu, ứng dụng công nghệ cao, tiên... cơ chế chính sách Kể từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Song vẫn còn tồn tại những vấn đề như thiếu một số hướng dẫn thực thi các văn bản cụ thể, hoặc chưa có những nghị định phù hợp về quản lý tài chính, hoặc còn những khác biệt giữa quy định của Chính phủ với quy định của nhà tài trợ… Do đó, trong thời gian tới Chính phủ... thì cần cân nhắc, xem xét sử dụng đồng vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính quốc tế sao cho hiệu quả nhất, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực và biến dạng sự phân phối.Không những giúp cho nước ta phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện mà còn tạo được sự tin tưởng và xây dựng được mối quan hệ gắn kết với các tổ chức quốc tế 2.2.3 ODA có thể khiến Việt Nam rơi vào cảnh nợ nần trở thành gánh... định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan hữu trách trong việc ra quyết định quản lý vốn ODA nên lựa chọn một cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu thực hiện, vận hành và khai thác dự án • Nên thành lập tổ chức liên ngành làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin, đánh giá tình hình trong mối quan hệ với các chỉ tiêu vĩ mô như: dư nợ quốc gia, dư nợ chính phủ, tốc độ tăng sản phẩm... các ngân hàng quốc tế hơn là đưa tiền cho người dân Vì vậy vào năm 2001, khi IMF phát hiện chính phủ Malawi dự trữ một số lượng lớn ngũ cốc phòng trừ mất mùa IMF ra lệnh họ phải bán cho các công ty tư nhân ngay lập tức Và yêu cầu Malawi sử dụng số tiền thu được để trả một khoản nợ từ một ngân hang lớn, khoản nợ mà chính IMF khuyên chính phủ Malawi nên mượn với lãi suất lên tới 56%/năm Tổng thống Malawi . tổ chức tài chính quốc tế 1.2.1. Giới thiệu về các tổ chức tài chính quốc tế có quan hệ với Việt Nam a) Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund) IMF là một tổ chức quốc tế giám. hội Phát triển Quốc Tế (IDA) - Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) - Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC) - Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA) - Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh. chức tài chính quốc tế 2.1.Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam Năm 1993, Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc