1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý CỦA THUẾ TNDN

4 636 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,19 KB

Nội dung

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý CỦA THUẾ TNDN Một số vấn đề cần lưu ý khi làm bài tập phần thuế TNDN : Quy định về thuế TNDN hiện hành chủ yếu nằm trong các văn bản sau : - Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008. - Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013. - Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và phục vụ trực tiếp cho việc thi, các bạn chỉ cần tập trung vào nghiên cứu Thông tư 78. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số văn bản quy định về các mức chi phí thường hay gặp ở trong bài thi như : - Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 quy định về khấu hao. - Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 quy định về chế độ công tác phí trong nước. - Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 06 năm 2012 quy định về chế độ công tác phí nước ngoài. - (Nếu bạn nào cần mình gửi cho). Khi giải các dạng bài về thuế TNDN,các bạn xuất phát từ : - Công thức tính thuế TNDN : Thuế TNDN phải nộp = (TNTT - Trích lập quỹ PT KH và CN) x thuế suất. TNTT = TNCT – (TN miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định). TNCT = (Doanh thu – CF được trừ ) + TN khác. Các bạn bám sát các yếu tố trong công thức, để không bị mất điểm, nên xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ (điểm này mình đã đưa mấy bài giải để các bạn tham khảo trên group rồi.) - Yếu tố về Doanh thu : chỉ đưa vào đây doanh thu của hoạt động kinh doanh chính , cách xác định theo quy định tại điều 5 thông tư 78 (lưu ý đặc biệt khoản 3 : đề hay lắt léo tại quy định này). - Yếu tố chi phí được trừ : các bạn đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư 78. Đây là nội dung trọng yếu. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này. Một số nội dung đề thi hay hỏi (không phải toàn bộ) trong phần này bao gồm : a) Phần khấu hao : + Khấu hao cho phần vượt quá 1,6 tỷ đồng của ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Phần vượt quá này phải loại ra khỏi chi phí hợp lý. + Khấu hao của nhà trẻ phục vụ con em cán bộ công nhân viên : do thói quen suy luận là tài sản này phục vụ CB CNV nên thường đưa vào nhầm lẫn, phần khấu hao này phải loại ra. + Khấu hao của tài sản đã hết khấu hao : phải loại bỏ + Khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức qui định hoặc gây ra lỗ. + Một tình huống khấu hao lắt léo, ít gặp nhưng mọi người cũng phải lưu ý : khấu hao đối với nhà xưởng trên đất đi thuê : ví dụ thuê đất 3 năm, nhà xưởng 1.000, đã đăng ký KH 10 năm. Tính KH năm thứ 4 tức là năm đã hết thời gian thuê. CF khấu hao này phải loại ra. b) Chi phí tổn thất : lưu ý nếu tổn thất mà không được bồi thường thì được tính vào chi phí hợp lý, nếu có phần bồi thường thì phải trừ đi phần bồi thường. c) Chi mua hàng không có hóa đơn, lập bảng kê (01/TNDN) : lưu ý là chỉ được tính với hàng mua của cá nhân trực tiếp làm ra, mua qua trung gian hoặc tổ chức không được tính. d) Tiền lương, phụ cấp : + Chỉ được tính với số thực trả đến ngày nộp quyết toán thuế TNDN (31/03), phần chưa trả phải loại ra. + Tiền lương của thành viên công ty không trực tiếp điều hành, tiền lương của giám đốc cty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân … không được trừ. + Các khoản chi phụ cấp công tác phí : nhớ mốc là không vượt quá 2 lần quy định đối với cán bộ CNV NN. + Phụ cấp ăn ca : mục này mọi người hay nhầm với quy định của thuế TNCN. Có hai trường hợp : Nếu DN có nhà ăn, tổ chức nấu ăn cho công nhân không bị khống chế. Nếu chi bằng tiền : thuế TNDN : không bị khống chế. Thuế TNCN : tính phần vượt quá quy định vào TN chịu thuế. + Trang phục : quy định hiện hành là 5 triệu có thể chi bằng tiền hoặc hiện vật đều được. e) Dự phòng tiền lương : + Không được vượt quá 17% số lương của kỳ đã trả cho CBCNV đến hạn nộp quyết toán. + Không được trích mà gây ra lỗ. f) Bảo hiểm : + Mức trích lập bảo hiểm : thường phải nhớ tỷ lệ đóng bảo hiểm, mức đang áp dụng hiện nay là : Công ty (%) Người lao động (%) Bảo hiểm XH 18 8 Bảo hiểm y tế 3 1,5 Bảo hiểm TN 1 1 KP công đoàn 2 + Quy định mới cần lưu ý là nếu BH bắt buộc này chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định thì các loại BH không bắt buộc khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … theo quy định của TT 78 không được tính vào chi phí hợp lý. + Mức khống chế 1 triệu đồng/tháng đối với các khoản bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … g) Chi phí quảng cáo bị khống chế : 15% chi phí được trừ, tuy nhiên lưu ý chi phí liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại không bị khống chế (trưng bày, triển lãm …). Phần này bài thi nào cũng có, mọi người tập trung hiểu kỹ, học thuộc điểm 2.21 khoản 2 điều 6 TT 78, lưu ý một số vấn đề : + Nếu có cả lãi vay và thu nhập từ cho vay : không tính chi phí lãi vay vào để tính chi phí khống chế. + Nếu có chi phạt vi phạm hợp đồng và thu bồi thường vi phạm hợp đồng cũng vậy. h) Lãi tiền vay : + Phần lãi tiền vay của cá nhân vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN không bị khống chế theo mức này đâu nhé. + Lãi tiền vay của phần tương ứng với vốn điều lệ chưa góp cũng phải loại ra. i) Chi phí tài trợ : lưu ý chỉ có 5 khoản là : + Chi tài trợ cho giáo dục (phải khai vào mẫu 03/TNDN). + Chi tài trợ cho y tế (khai vào mẫu 04/TNDN). + Khắc phục thiên tai (khai mẫu 05/TNDN). + Chi làm nhà tình nghĩa cho người nghèo (khai mẫu 06/TNDN) : làm nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng không nằm trong quy định này đâu nhé. + Tài trợ cho nghiên cứu khoa học (mẫu 07/TNDN) nhưng phải theo chương trình của NN. Ngoài ra, các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể không được trừ đâu nhé : thường đầu bài cho là chi cho quỹ an ninh của địa phương, chi cho quỹ khuyến học của hội đồng hương … phải loại ra. - Thu nhập khác : theo quy định tại điều 7 TT 78. Tuy nhiên, lưu ý một số thu nhập khác như : + Thu nhập từ hoạt động nước ngoài sau khi nộp thuế tại nước ngoài : trước khi đưa vào thu nhập khác phải cộng cả phần thuế đã nộp ở NN. Nếu ở NN được miễn hoặc giảm thuế thì vẫn phải nộp bằng mức ở Việt Nam, cách tính số thuế đã nộp ở NN = min (thuế đã nộp ở NN, thuế phải nộp ở VN cho khoản TN đó). + Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế. + Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định. - Thu nhập được miễu thuế theo quy định tại điều 8 TT 78. Sau khi nắm vững những nội dung trên, chúng ta đã sẵn sàng để thảo luận phần bài tập . TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý CỦA THUẾ TNDN Một số vấn đề cần lưu ý khi làm bài tập phần thuế TNDN : Quy định về thuế TNDN hiện hành chủ yếu nằm trong các văn bản sau : - Luật thuế TNDN. (Nếu bạn nào cần mình gửi cho). Khi giải các dạng bài về thuế TNDN, các bạn xuất phát từ : - Công thức tính thuế TNDN : Thuế TNDN phải nộp = (TNTT - Trích lập quỹ PT KH và CN) x thuế suất. TNTT. Phần lãi tiền vay của cá nhân vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN không bị khống chế theo mức này đâu nhé. + Lãi tiền vay của phần tương

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w