Bảo hiểm xã hội tự nguyện –và một số kiến nghị hoàn thiện

50 512 2
Bảo hiểm xã hội tự nguyện –và một số kiến nghị hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí được nâng cao, người lao động càng ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của BHXH. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện được tham gia BHXH bắt buộc. Cùng với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện được hình thành theo quy định của Luật BHXH 2006 và triển khai từ 112008 góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật bảo hiểm xã hội nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về bảo hiểm xã hội cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo quyền được tham gia bảo hiểm xã hội của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140 Chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994, đã quy định “các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp”. Vì vậy, dù mới được triển khai nhưng trên phương diện nghiên cứu khoa học đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học và bài viết về BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, do chưa có nhiều thời gian kiểm nghiệm thực tế nên hầu hết các tác giả mới chỉ nghiên cứu BHXH tự nguyện ở góc độ lý luận, chưa nghiên cứu tập trung thống nhất, đánh giá một cách tổng quan nhất về loại hình BHXH này. Bên cạnh sự phát triển của xã hội, theo yêu cầu hoàn thiện pháp luật luôn được đặt ra. Nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, bất cập từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về BHXH tự nguyện luôn phải được thực hiện rộng rãi.

Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí được nâng cao, người lao động càng ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của BHXH. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện được tham gia BHXH bắt buộc. Cùng với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện được hình thành theo quy định của Luật BHXH 2006 và triển khai từ 1/1/2008 góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật bảo hiểm xã hội nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về bảo hiểm xã hội cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo quyền được tham gia bảo hiểm xã hội của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140 Chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994, đã quy định “các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp”. Vì vậy, dù mới được triển khai nhưng trên phương diện nghiên cứu khoa học đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học và bài viết về BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, do chưa có nhiều thời gian kiểm nghiệm thực tế nên hầu hết các tác giả mới chỉ nghiên cứu BHXH tự nguyện ở góc độ lý luận, chưa nghiên cứu tập trung thống nhất, đánh giá một cách tổng quan nhất về loại hình BHXH này. Bên cạnh sự phát triển của xã hội, theo yêu cầu hoàn thiện pháp luật luôn được đặt ra. Nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, bất cập từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về BHXH tự nguyện luôn phải được thực hiện rộng rãi. Trải qua gần 4 năm thi hành, đến nay chúng ta đã có điều kiện kiểm nghiệm, đánh giá BHXH một cách thực tế nhất. Bởi vậy, tôi đã Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp chọn đề tài: “ Bảo hiểm xã hội tự nguyện – 4 năm thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Là một sinh viên luật, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về BHXH tự nguyện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006. Khóa luận sẽ cố gắng làm sang tỏ một cách cụ thể những đặc thù của BHXH tự nguyện không chỉ trên phương diện lý luận, pháp luật thực định mà còn căn cứ trên thực tế triển khai thực hiện. Với mong muốn BHXH tự nguyện không chỉ dừng lại ở các quy định mà có thể triển khai sâu rộng, thực hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống an sinh xã hội, trên cơ sở những nghiên cứu, khóa luận xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật BHXH tự nguyện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện BHXH trên thực tế. Trong quá trình nghiên cứu, kháo luận đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê… kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương Chương 1 : Khái quát chung về BHXH tự nguyện Chương 2: Pháp luật và thực hiện Pháp luật về BHXH tự nguyện 4 năm qua ( 2008 – 2011) Chương 3 : Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH tự nguyện Với một đề tài nghiên cứu không hề mới, tiếp thu những kết quả, số liệu nghiên cứ trước đó, hy vọng khóa luận có thể cung cấp cho người đọc một cách tiếp cận đầy đủ về BHXH tự nguyện, thấy được các quy định, chính sách về BHXH đang từng bước từng bước đi vào đời sống. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giá và các bạn để tôi có điều kiện nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc hơn trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn ! Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp Chương 1 : Khái quát chung về BHXH tự nguyện 1. Khái niệm BHXH tự nguyện 1.1.Khái niệm BHXH Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần hay nói cách khác con người phải lao động để tồn tại. Trong thực tế không phải lúc nào cuộc sống và lao động cũng đều thuận lợi, thu nhập thường xuyên, sức khỏe ổn định mà luôn tiềm ẩn những nguy hiểm, rủi ro như thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn, những biến động xã hội. Không ai tránh khỏi quy luật sinh – lão – bệnh – tử , không ai lường trước được những khó khăn rủi ro sẽ xảy ra. Trong những trường hợp đó, thu nhập cá nhân mất hoặc giảm sút, khả năng lao động cũng hạn chế nhưng các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống không hề mất đi mà còn tăng lên đáng kể, thậm chí đòi hỏi các nhu cầu mới như ốm đau cần được chữa bệnh, tai nạn cần người phục vụ…Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân và gia đình mỗi người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Bởi vậy, muốn tồn tại con người và xã hội phải tìm ra những biện pháp khắc phục. BHXH là một biện pháp tỏ rõ sự ưu việt, có “sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”. Vậy BHXH là gì ? Theo Từ điển Tiếng Việt, BHXH là sự “ bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động” [ ] Dưới góc độ kinh tế, “BHXH là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động’ [ GT, tr 205]. Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp Dưới góc độ pháp lý, “chế độ BHXH là tổng hợp các quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động”[ GT, Tr 105]. Luật BHXH 2006 đưa ra khái niệm BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ( Khoản 1 Điều 3). Nhìn chung, khái niệm BHXH được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều nhấn mạnh tính chất bảo vệ thu nhập của người lao động. Theo cách hiểu chung, ta có thể hiểu: “BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. Các quốc gia luôn nhận thức rõ ràng người lao động là nguồn lực chính của quốc gia, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của người lao động với nòng cốt là BHXH luôn được quan tâm, chú trọng xây dựng. 1.2.Khái niệm BHXH tự nguyện. Nhằm mục đích “ không ngừng mở rộng mạng lưới an sinh xã hội” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, cùng với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện ở Việt Nam ra đời và phát triển đã góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật BHXH nước nhà, bảo đảm quyền bình đẳng về BHXH cho mỗi người lao động. “Tự nguyện là theo yêu cầu, đề nghị của chính mình, xuất phát từ ý muốn của bản thân” [ tr 1675]. Ta có thể hiểu bản chất tự nguyện của BHXH thể hiện Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp ở sự tự do ý chí của người tham gia, việc tham gia BHXH xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của chính bản thân người lao động mà không có sự bắt ép hay cưỡng chế từ bất cứ chủ thể nào khác. Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “ BHXH tự nguyện là loại hình BHXH hình thành trên cơ sở kết hợp giữa việc tổ chức, bảo trợ của Nhà nước với sự tham gia tự nguyện của người lao động có nhu cầu bảo hiểm [tr87]. Theo Luật BHXH 2006, BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH ( Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH ) Nhìn chung, căn cứ vào mục tiêu an sinh xã hội của BHXH nói chung, tính chất đặc thù luôn bảo đảm tính tự nguyện cho người tham gia, có thể hiểu một cách tổng quát: BHXH tự nguyện là một hình thức bảo hiểm xã hội được áp dụng cho những người lao động có nhu cầu, nguyện vọng tham gia theo cơ chế tự nguyện. Trong đó xác định các mức và phương tiện đóng BHXH tự nguyện khác nhau, tạo điều kiện cho người lao động tham gia bảo hiểm phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế. 2. Đặc điểm BHXH tự nguyện. BHXH tự nguyện là một hình thức tham gia của BHXH bên cạnh BHXH bắt buộc. Do vậy, BHXH tự nguyện cũng mang đầy đủ các đặc điểm của BHXH nói chung: - BHXH luôn có một bên tham gia là cơ quan BHXH do nhà nước thành lập và quản lý. - BHXH mang tính chất tương trợ cộng đồng giữa những người lao động trong phạm vi quốc gia. - BHXH nhằm mục đích an sinh xã hội. thông qua các chế độ trợ cấp bảo đảm thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất thu nhập hoặc bị giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm trong những điều kiện nhất định. Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp - Người lao động tham gia BHXH có nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh những đặc điểm chung, BHXH tự nguyện còn mang một số nét riêng biệt, đặc thù : Trước hết, đúng như tên gọi của nó, việc tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn mang tính chất tự nguyện: BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện để động viên, khuyến khích người lao động tiết kiệm thu nhập để tham gia nhằm tạo một quỹ tích luỹ sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội. Chính vì vậy mà BHXH tự nguyện luôn bảo đảm tính tự nguyện của người tham gia. Với BHXH bắt buộc, những người lao động thuộc diện đóng BH phải “ bắt buộc’’ tham gia. Đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của họ. Nếu họ không tham gia loại hình BHXH này “ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử vi phạm hành chính, xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Khoản 1 Điều 138 Luật BHXH 2006). Ngược lại, đối với người lao động thuộc khu vực phi chính thức ( đối tượng không bắt buộc tham gia BHXH) việc tham gia hay không tham gia BHXH hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, nhu cầu tham gia của bản thân họ, không một chủ thể nào có thể cưỡng chế. Tính tự nguyện còn thể hiện cụ thể ở việc người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn trên cơ sở các quy định của pháp luật mức đóng và phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mình. Bởi lẽ, đối tượng tham gia loại hình BH này thường có thu nhập không thường xuyên và ổn định, việc xác định thu nhập của đối tượng này khá khó khăn và phức tạp nên để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khíc việc tham gia BHXH tự nguyện thì các quy định pháp luật đã linh hoạt trong việc cho phép người nào động lựa chọn, thay đổi mức thu nhập cũng như phương thức đóng BHXH tự nguyện. Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, xét về mặt lý luận, người lao động tham gia BHXH còn có thể lựa chọn tham gia một số chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay, ở hình thức BHXH bắt buộc đang thực hiện các chế độ sau: ốm đau; thai sản; TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất; thất nghiệp. Trong chính sách BHXH ở nhiều quốc gia có quy định nhiều chế độ khác nhau cho NLĐ lựa chọn tùy thuộc vào khả năng và nguyện vọng của họ. Xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội của đất nước mà ở Việt Nam hiện nay. BHXH tự nguyện mới thực hiện 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Với sự mở rộng, gia tăng các chế độ BH khác thì trong tương lai không xa, tin chắc NLĐ thêm nhiều lựa chọn khi tham gia BHXH tự nguyện, tính chất tự nguyện của loại hình BH này sẽ ngày càng thể hiện rõ nét. Thứ hai, BHXH tự nguyện có đối tượng áp dụng rộng rãi: Mọi đối tượng trong xã hội, không phân biệt thành phần kinh tế, vùng miền, mức thu nhập nếu có nhu cầu và điều kiện đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Đối tượng mà BHXH tự nguyện hướng tới là những người lao động thuộc khu vực không chính thức, những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Những đối tượng này chiếm đông đảo trong xã hội, theo số liệu năm 2010, cả nước có trên 48 triệu người trong độ tuổi lao động lao động thì có tới 33 triệu người lao động hoạt động trong khu vực phi chính thức, chưa kể tới số lượng lao động gia tăng mỗi năm. Bên cạnh đó là nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của những hiện nay đã tưng tham gia BHXH bắt buôc. Có thể nói, BHXH tự nguyện hướng tới đông đảo người lao động trong xã hội. Thứ ba, Quỹ BHXH tự nguyện hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, không có sự tham gia của người sử dụng lao động, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước. BHXH bắt buộc được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động giữa NLĐ và người sử dụng lao động. NLĐ tham gia quan hệ lao động không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân mà còn tạo ra lợi nhuận cho NLĐ. Duy trì quan hệ lao động, thể hiện trách nhiệm của mình với NLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp đóng góp một phần vào quỹ BHXH. Khác với BHXH bắt buộc, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hầu như không thiết lập quan hệ lao động lâu dài với người sử dụng lao động, họ thường làm việc theo thời vụ, thu nhập có được từ nhiều công việc…Bởi vậy mà người sử dụng lao động không có trách nhiệm với những người này, nếu người tham gia BHXH tự nguyện nếu tham gia quan hệ lao động ( dưới 3 tháng) thì khoản tiền lương hàng tháng do người sử dụng chi trả có thể được người lao đọng tự lo bảo hiểm. Người lao động phải tự mình đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, để động viên, khuyến khích tham gia BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước. 3. Tầm quan trọng của BHXH tự nguyện trong nền kinh tế thị trường BHXH là trụ cột chính, là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội ( ILO). BHXH đã đem lại chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống người lao động, cho sự ổn định của các doanh nghiệp, các công ty và tổ chức. Là một trong những hình thức của BHXH, BHXH tự nguyện đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Đặc biệt, với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay, BHXH tự nguyện càng khẳng định tầm quan trọng đối với người lao động: Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Hòa trong sự phát triển chung của ASEAN, cộng đồng AEC, gia nhập các tổ chức WTO, khu vực AFTA, AIA,…Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối nhanh kéo theo sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu khu vực kinh tế trở nên đa dạng hơn, mức sống của người lao động thuộc các thành phần kinh tế đều tăng lên, thu nhập của họ không những trang trải được các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có tích lũy, dự phòng. Đồng thời Sự phát triển đó đã tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển hơn, số người lao động tăng lên, sự chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế tăng cao, đặc biệt số lượng lao động trong khu vực phi chính thức tăng nhanh chóng. Như vậy, số lượng lao Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ ít đi, thay vào đó là một lượng lớn lao động tự do luôn phải đối mặt với những biến cố rủi ro, sự đào thải của “ thị trường”. Giải quyết những vấn đề của thị trị lao động, mặt trái của hội nhập phát triển kinh tế, ổn định xã hội thông qua hệ thống BHXH là một công cụ hữu hiệu. Trong đó cần thiết quy định một loại hình bảo hiểm dành cho người lao động ở khu vực phi chính thức như BHXH tự nguyện. Đồi với người lao động : Bất kì người lao động nào khi tham gia quá trình lao động sản xuất đều mong muốn thu nhập của mình được đảm bảo, có được sự ổn định, an toàn cho cuộc sống. Nếu như người lao động ở khu vực chính thức, có được sự hỗ trợ, đảm bảo thông qua BHXH bắt buộc thì người lao động tự do, ở khu vực phi chính thức càng cần có sự đảm bảo cho những rủi ro, bất trắc mà họ có thể gặp phải. BHXH tự nguyện sẽ góp phần đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động khi thu nhập họ bị giảm hoặc mất đi do tuổi già hoặc những biến cố trong cuộc sống. Không chỉ vậy, khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động trong khu vực phi chính thức sẽ có được sự bình đẳng trong tham gia BHXH với lao động trong khu vực chính thức, từ đó họ càng có sự an tâm, tin tưởng trong cuộc sống. Đối với xã hội, với sự hỗ trợ của quỹ BHXH tự nguyện, Nhà nước giảm bớt gánh nặng những chi phí khi cuộc sống người dân gặp khó khăn, tạo sự chủ động về tài chính. Mặt khác, sự bình đẳng giữa mọi người lao động ở các khu vực, các thành phần kinh tế khác nhau trong việc đều được tham gia BHXH chính là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường lao động, sự ổn định của nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua việc tham gia BHXH tự nguyện, mối quan hệ giữa Nhà nước và phần đông người lao động trong xã hội càng trở nên khăng khít, gắn bó. Người dân cảm thấy quyền lợi được đảm bảo, tin tưởng vào chế độ xã hội từ đó mà sẵn sàng cống hiến hết sức mình trong lao động, vì sự phát triển bền vững. BHXH tự nguyện thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước tới mọi thành phần kinh tế, thể hiện rõ nét sự tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội; là công cụ đắc lực giúp Trần Thị Huyền Lê KT33B Khóa luận tốt nghiệp xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 4. Các nguyên tắc BHXH tự nguyện Với tư cách là một loại hình BHXH, trước hết BHXH tự nguyện cũng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của BHXH nói chung : - Nguyên tắc mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẽ giữa những người tham gia BHXh. - Nguyên tắc quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai minh bạch, được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập - Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ. Bên cạnh đó, do những đặc trưng riêng mà BHXH tự nguyện còn tuân thủ những nguyên tắc đặc thù: BHXH tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Đây là nguyên tắc đặc thù, thể hiên bản chất của BHXH tự nguyện – một chế độ bảo hiểm hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện mà người tham gia lựa chọn nhưng có giới hạn tối thiểu và tối đa. Một điểm dễ nhận thấy là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường có thu nhập không thường xuyên và định kì, rất khó xác định thu nhập hàng tháng của họ theo một con số cụ thể. Bởi vậy, nếu như người tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp có thể dựa trên cơ sở tiền lương, tiền công hàng tháng làm căn cứ xác định mức đóng BH thì mức đóng BHXH tự nguyện lại dựa trên cơ sở mức thu nhập mà người tham gia lựa chọn, thay đổi theo khả năng của họ ở từng thời kì. Tuy linh hoạt trong việc lựa chọn mức đóng nhưng việc lựa chọn mức đóng đó luôn phải đảm bảo phù hợp với giới hạn tối thiểu và tối đa: thấp nhất bằng Trần Thị Huyền Lê KT33B [...]... ngi va cú thi gian úng BHXH bt buc va cú thi gian úng BHXH t nguyn Ngi va cú thi gian tham gia bo him xó hi bt buc, va cú thi gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cú th hiu gm cỏc trng hp sau: Tham gia BHXH bắt buộc sau đó chuyển sang tự nguyện; Tham gia BHXH tự nguyện sau đó chuyển sang bắt buộc, Chuyn i nhiu ln t BHXH bt buc sang BHXH t nguyn v ngc li Mt trong nhng im thu hỳt ca BHXH t nguyn l cỏc... tớnh theo cụng thc sau: Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH = Mức bình quân Tổng số tiền lương, tiền x tháng đóng công tháng đóng BHXH bắt BHXH bắt buộc buộc Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc + Tổng các mức + thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện Trong ú mc bỡnh quõn tin lng, tin cụng thỏng úng bo him xó hi bt buc c tớnh theo quy nh Lut Bo him... mc thu nhp do ngi lao ng la chn Mc úng BHXH t nguyn c tớnh theo cụng thc sau: Mức Tỷ lệ phần trăm Mức thu nhập tháng người = đóng BHXH tự x tham gia BHXH tự nguyện đóng nguyện lựa chọn hng Trong ú: tháng Mức thu nhập tháng người tham = Lmin + m x 50.000 gia BHXH tự nguyện lựa chọn (đồng/tháng) Trn Th Huyn Lờ KT33B Khúa lun tt nghip - Lmin: mc lng ti thiu chung; - m: l s nguyờn, 0 Mc thu nhp lm c s... gia nu cú nguyn vng c ng kớ li mc úng v phng thc úng vi t chc BHXH t nguyn nhng ớt nht l sau 6 thỏng k t ln ng kớ trc Thi im ỏp dng mc úng v phng thc úng mi c thc hin t thỏng hoc quý hoc sỏu thỏng lin k tựy thuc vo phng thc úng m NL la chn Tuy nhiờn, m bo thun li trong quỏ trỡnh thc hin thỡ vic la chn mc thu nhp ny nờn c tin hnh ngi lao ng ng ký t u nm v thc hin n nh trong sut nm ú 3 Ch BHXH t nguyn... t tut Tm dng hng lng hu hng thỏng: Cng nh BHXH bt buc, ngi lao ng ang hng lng hu, tr cp BHXH hng thỏng b tm dng hng lng hu, tr cp BHXH hng thỏng khi thuc mt trong cỏc trng hp sau: - Chp hnh hỡnh pht tự nhng khụng c hng ỏn treo; - Xut cnh trỏi phộp; - B Tũa ỏn tuyờn b l mt tớch 3.1.2 Ch hu trớ 1 ln Mc ớch ca vic tham gia bo BHXH t nguyn l gúp phn n nh cuc sng cho ngi tham gia khi ht tui lao ng Vi... thi im m v mt sinh hc ngi lao ng b suy gim kh nng lao ng, do tui cao m h khụng th lm vic bỡnh thng v hiu qu c na, ngi lao ng cú nhu cu c ngh ngi Thi gian úng BHXH l tng thi gian m ngi lao ng ó úng BHXH Tựy vo tui i v thi gian úng BHXH m ngi lao ng tham gia BHXH t nguyn c hng ch hu trớ hng thỏng hay ch hu trớ mt ln 3.1.1 Ch hu trớ hng thỏng iu kin hng: Ngi tham gia bo him t nguyn c hng lng hu hng thỏng . và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. Các quốc gia luôn nhận thức rõ ràng người. hưởng trực tiếp tới bản thân và gia đình mỗi người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Bởi vậy, muốn tồn tại con người và xã hội phải tìm ra những biện pháp khắc phục. BHXH. sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”. Vậy BHXH là gì ? Theo Từ điển Tiếng Việt, BHXH là sự “ bảo đảm những quyền lợi

Ngày đăng: 12/05/2015, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan