Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 A-Lý thuyết : 1 – Sự nở vì nhiệt của chất rắn: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi . - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 2 - Sự nở vì nhiệt của chất lỏng : - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt . Khi nhiệt độ tăng từ O 0 C đến 4 0 C co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4 0 C trở lên nước mới nở ra. 3- Sự nở vì nhiệt của chất khí: - Chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi . - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau . 4 -So sánh sự nở vì nhiệt của các chất: - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn . - Sự nở vì nhiệt của các chất tăng dần theo thứ tự :Rắn , lỏng , khí . - Sự nở vì nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự :Khí , lỏng , rắn. - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí : Giống nhau Khác nhau Các chất rắn, lỏng , khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn , lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau , các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau . 5- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt: - Sự co dãn vì nhiệt khi bò ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn . - Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thành một băng kép . - Băng kép khi bò đốt nóng hay làm lạnh thì cong lại : 1) Khi hơ nóng băng kép bò cong về thanh kim loại có sự giãn nở vì nhiệt ít hơn (thanh kim loại có sự giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nằm bên ngoài ) . 2) Khi làm lạnh băng kép bò cong về thanh kim loại có sự giãn nở vì nhiệt nhiều hơn (thanh kim loại có sự giãn nở vì nhiệt ít hơn nằm bên ngoài ). - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất . Các nhiệt kế thường dùng là : Nhiệt kế rượu , nhiệt kế y tế , nhiệt kế thủy ngân , … 6- Nhiệt giai : -Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là O 0 C , của hơi nước đang sôi là 100 0 C . - Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0 F , của hơi nước đang sôi là 212 0 F - Đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai khác : VD : t 0 C = 32 0 F + t.1,8 0 F → ( 0 F) x 0 F = ( x – 32 ) :1,8 → ( 0 C) 7 - Sự nóng chảy và sự đông đặc: -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy . Sự chuyển từ lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc - Phần lớn các chất nóng chảy(hay đông đặc ) ở một nhiệt độ xác đònh. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy của các chất . - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau . - Trong thời gian nóng chảy ( hay đông đặc ) nhiệt độ của vật không thay đổi . - Có một số chất ( như thủy tinh , nhựa đường , ) khi bò nung nóng thì mềm ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng . Người soạn : Đinh Long Mỹ Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 8 - Sự bay hơi và sự ngưng tụ: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi . Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió , diện tích mặt thoáng và bản chất của chất lỏng . 9 - Sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác đònh . Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . 10 - So sánh sự bay hơi và sự sôi : - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào trên mặt thoáng của chất lỏng . - Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác đònh . Trong khi sôi chất lỏng bay hơi cả ở trong mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng . 11 – So sánh sự giốùng và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn ,lỏng, khí : Các chất Làm nóng Làm lạnh Rắn ,lỏng, khí. Giống nhau: Khối lượng và trọng lượng của các chất không thay đổi Khác nhau Thể tích tăng Thể tích giảm Khối lượng riêng giảm Khối lượng riêng tăng Trọng lượng riêng giảm Trọng lượng riêng tăng 12- Ròng rọc: - Ròng rọc cố đònh giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp . - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật . B- Bài tập: I –Trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng : 1 – Sự nở vì nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự là: A . Đồng , thủy ngân , không khí C . Không khí , thủy ngân , đồng B . Thủy ngân , đồng , không khí D. Không khí , đồng , thủy ngân 2 – Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một quả cầu bằng đồng: A . Trọng lượng của quả cầu tăng C . Trọng lượng riêng của quả cầu tăng B . Trọng lượng của quả cầu giảm D . Trọng lượng riêng của quả cầu giảm 3-Hiện tượng nào xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh? A . Khối lượng riêng của nước tăng B . Khối lượng riêng của nước giảm C . Khối lương riêng của nước không thay đổi D. Khối lượng riêng của nước thoạt đầu giảm sau đó mới tăng 4 –Hiện tượng nào xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thủy tinh có nút chặt ? A. Thể tích của không khí trong bình tăng B. Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng C . Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra 5 – Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: A . khối lượng của vật giảm đi B . thể tích của vật giảm đi C . trọng lượng của vật giảm đi D. trọng lượng của vật tăng lên 6 – Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi B. Nóng chảy và đông đặc C . Bay hơi và đông đặc D. Bay hơi và ngưng tụ 7 – Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy ? A . Một que kem đang tan B. Một ngọn nến đang cháy Người soạn : Đinh Long Mỹ Rắn Lỏng Hơi Ngưng tụ Bay hơi Đông đặc Nóng chảy Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 C . Một cục nước đá đang để ở ngoài nắng D . Một ngọn đèn dầu đang cháy 8 – Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi A . Xảy ra ở một nhiệt độ xác đònh đối với mỗi chất lỏng B . Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của mỗi chất lỏng C . Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng của chất lỏng 9 –Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi : A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C . Cốc được đặt trong nhà D . Cốc được đặt ngoài nắng 10 – Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương thấy mờ B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bò giảm D. Cả ba trường hợp trên 11 – Đặc điểm nào không phải của sự sôi ? A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác đònh đối với mỗi chất lỏng B. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng C. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng D. Khi hiện tượng xảy ra , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi 12 – Ở nhiệt độ trong phòng chất nào sau đây chỉ tồn tại ở thể hơi ? A. Chì B. Ô xi C. Băng phiến D. Nước 13 – Đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ? A. Phụ thuộc vào nhiệt độ C. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng B. Phụ thuộc vào mặt thoáng của chất lỏng D. Phụ thuộc vào gió 14 – Đặc điểm nào là của sự sôi ? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng B. Phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoángcủa chất lỏng C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác đònh đối với mỗi chất lỏng D. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng 15 – Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Chì B. Nước C. Ô xi D. Thủy ngân 16 – Một nhiệt kế thủy ngân có phạm vi từ -10 0 C đến 100 0 C . Nhiệt kế này có thể đo nhiệt độ nóng chảy của chất nào sau đây? A. Chì C. Băng phiến B. Kẽm D. Nước đá 17 – Nước đựng trong cốc bay hơi càng chậm khi : A. Nước trong cốc càng nóng C. Nước trong cốc càng ít B. Nước trong cốc càng lạnh D. Nước trong cốc càng nhiều 18 – Chất nào tồn tại ở cả thể lỏng và hơi trong điều kiện nhiệt độ phòng (20 0 C đến 30 0 C ) A. Rượu và nước B. Nước và thủy ngân C. Rượu và thủy ngân D. Rượu , nước và thủy ngân 19 – Phát biểu nào sau đây không chính xác ? A. Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng B. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng bay hơi , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. C. Trong suốt thời gian sôi , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi mặc dù ta vẫn đun chất lỏng D. Các chất lỏng khác nhau sẽ sôi ở những nhiệt độ khác nhau 20 –Hai cốc A và B đều chứa cùng một lượng nước. Cốc A được đậy kín Nếu để cả hai cốc ra ngoài nắng trong cùng một thời gian thì lượng nước: A. Trong cốc A sẽ đầy hơn trong cốc B B. Trong cốc B sẽ nhiều hơn trong cốc A Người soạn : Đinh Long Mỹ Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 C. Trong hai cốc đều không thay đổi D. Trong hai cốc đều giảm như nhau 21- Câu nào dưới đây nói về tác dụng của ròng rọc là đúng? A. Ròng rọc cố đònh chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo . B. Ròng rọc cố đònh có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo . C. Ròng rọc cố đònh có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo . D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo . II – Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau: 1. Hầu hết các chất ………………………… khi nóng lên, ……………………………khi lạnh đi. Chất rắn ………………………………. ít hơn chất lỏng, chất lỏng………………………………………………………………………….chất khí. 2. Khi nhiệt độ tăng thì………………của vật tăng, còn khối lượng của vật……………………do đó khối lượng riêng của vật…………………… 3. Chất rắn co dãn vì nhiệt khi bò ngăn cản có thể…………………………………………………… Vì thế mà ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa phải để………………………………………………. 4. Khi vật rắn bò nung nóng hay làm lạnh thì khối lượng của vật ấy…………………………………. 5. Mỗi chất đều nóng chảy và………………………………ở cùng …………………………… Nhiệt độ này gọi là……………………………… 6. Trong khi đang đông đặc hoặc trong khi đang …………………………………nhiệt độ của chất ………………………………mặc dù ta vẫn tiếp tục……………………………hoặc tiếp tục………………………………… 7. Sự sôi là sự…………………………………đặc biệt.Trong khi sôi nước vừa………………… trên …………………………… , vừa………………………………….vào các…………………………………………………… 9. Nhiệt kế y tế hoạt động dựa trên hiện tượng …………………………………………………………của các chất. III – Hãy ghép mỗi mệnh đề bên trái với một mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh và đúng: 1/ A B Kết quả 1. Làm nóng chất rắn thì A. thể tích của nó giảm. 1 + …… 2. Hạ thấp nhiệt độ của vật thì B. nở vì nhiệt giống nhau. 2 + …… 3. Các chất lỏng khác nhau C. khối lượng riêng của nó giảm. 3 + …… 4. Các chất khí khác nhau D. nở vì nhiệt khác nhau. 4 + …… 2/ A B Kết quả 1. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi A. gọi là sự ngưng tụ. 1 + …… 2. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng B. gọi là sự bay hơi. 2 + …… 3. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn C. gọi là sự đông đặc. 3 + …… 4. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng D. gọi là sự nóng chảy. 4 + …… 3/ A B Kết quả 1. Nước sôi ở nhiệt độ A. 327 o C 1 + …… 2. Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ B. 80 o C 2 + …… 3. Nước đông đặc ở nhiệt độ C. 100 o C 3 + …… 4. Chì nóng chảy ở nhiệt độ D. 0 o C 4 + …… 4/ A B Kết quả 1. Nước trong cốc để lâu ngày không còn A. liên quan đến sự nóng chảy. 1 + …… 2. Làm đá lạnh B. liên quan đến sự bay hơi. 2 + …… 3. Các giọt sương trên lá cây C. liên quan đến sự đông đặc. 3 + …… Người soạn : Đinh Long Mỹ Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 4. Ngọn nến đang cháy D. liên quan đến sự ngưng tụ. 4 + …… 5/ Cột A Cột B Kết quả 1 . Nhiệt kế thuỷ ngân . 2 . Nhiệt kế rượu . 3 . Nhiệt kế y tế . 4 . Nhiệt kế kim loại . a.đo nhiệt độ cơ thể . b. đo nhiệt độ khí quyển . c. đo nhiệt độ trong các thí nghiệm . d. đo nhiệt độ của đồng nóng chảy 1 + ……… 2 + ……… 3 + ……… 4 + ……… IV/ Điền chữ Đ vào ô đúng , chữ S vào ô sai: 1. Sự sôi chỉ xảy ra ở mặt thoáng chất lỏng. 2. Quá trình chất lỏng bay hơi có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được. 3. Chất lỏng đang sôi nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ chất lỏng đó tiếp tục tăng nhiệt độ. 4. Phần lớn các chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác đònh. 5. Sự bay hơi chỉ xảy ra đối với chất khí. 6. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau. 7. Để mở một nút thủy tinh bò kẹt ở cổ lọ ta nên hơ nóng cả nút và cổ lọ. 8 . Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0 C . 9 . Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80 0 C (Nhiệt độ 0 C ) 10 . Chất rắn , chất lỏng , chất khí nởû vì nhiệt như nhau . V – Tự luận 1. Ở hình vẽ bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước a. Các đoạn BC , DE ứng với các quá trình nào ?Vì sao? b. Trong các đoạn AB ,CD nước tồn tại ở những thể nào? c. Để đưa chất rắn tư ø -50 0 C đến nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian ? d.Trung bình mất bao nhiêu phút để nhiệt độ chất rắn tăng lên 1 0 C 2. Vì sao khi tra khâu vào cán dao (hoặc liềm) người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? (Trả lời: Người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì : - Nung nóng khâu nở ra để dễ tra vào cán - Khi để nguội khâu co lại xiết chặt cán vào chuôi dao (hoặc liềm) làm cho cán chặt hơn. ) 3. Vì sao tại chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa phải để một khe hở ? (Trả lời: Tại chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa phải để một khe hở vì khi trời nóng thanh ray nở ra và dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của thanh ray sẽ bò ngăn cản, gây ra lực lớn làm cong đường ray. ) 4. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? (Trả lời: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 4 yếu tố là nhiệt độ, gió , diện tích mặt thoáng và bản chất của từng loại chất lỏng: - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. - Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. - Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi lớn, nhỏ cũng khác nhau. ) 5 Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng? (Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng vì: - Nước nóng rót vào cốc thủy tinh dày tạo sự giãn nở không đồng đều . Thành bên trong cốc thủy tinh sẽ dãn nhanh hơn lớp ngoài cùng nên dễ bò rạn nứt . Người soạn : Đinh Long Mỹ 100 0 E D 50 -50 A C B 5 10 Thời gian (phút) Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 - Còn đối với cốc thủy tinh mỏng , khi rót nước nóng vào , do thành cốc có bề dày không đáng kể nên sự dãn nở tương đối đồng đều giữa lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài , khó tạo nên sự rạn nứt. ) 6. So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ ? (Trả lời: - Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. - Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. Sự sôi của mỗi chất lỏng xảy ra ở một nhiệt dộ xác đònh . ) 7. Hãy tính xem : 10 0 C , 15 0 C ; 20 0 C ; 25 0 C ; 30 0 C ; 42 0 C ; -35 0 C tương ứng với bao nhiêu 0 F ? 8. Hãy tính xem : 120 0 F , 150 0 F ; 182 0 F ; 165 0 F tương ứng với bao nhiêu 0 C ? 9. Hình vẽ sau cho biết sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nung nóng một chất rắn nào đó . Dựa vào đồ thò hãy cho biết : a) Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn đó là bao nhiêu ? b) Đoạn AB biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? c) Đoạn BC biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? d) Đoạn CD biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? e) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút . f) Để đưa chất rắn từ 40 0 C lên nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian ? 10. Hình vẽ sau cho biết sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi làm nguội một chất nào đó . Dựa vào đồ thò hãy cho biết : a) Nhiệt độ đông đặc của chất rắn đó là bao nhiêu ? b) Đoạn AB biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? c) Đoạn BC biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? d) Đoạn CD biểu diễn quá trình nào? chất tồn tại ở thể nào ? e) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút . f) Để đưa chất lỏng từ 90 0 C xuống nhiệt độ đông đặc cần bao nhiêu thời gian ? Người soạn : Đinh Long Mỹ Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút) 90 80 70 60 50 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A B C D Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút) 90 80 70 60 50 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A B C D . gian (phút) 90 80 70 60 50 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A B C D Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút) 90 80 70 60 50 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A B C D . rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng . Người soạn : Đinh Long Mỹ Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 8 - Sự bay hơi và sự ngưng tụ: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay. cháy Người soạn : Đinh Long Mỹ Rắn Lỏng Hơi Ngưng tụ Bay hơi Đông đặc Nóng chảy Đề cương ơn tập vật lý 6 HK2 C . Một cục nước đá đang để ở ngoài nắng D . Một ngọn đèn dầu đang cháy 8 – Đặc