1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Những bài văn về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

64 787 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 141,72 KB

Nội dung

Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tàisản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hàohùng của đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, với cảm hứng tươi trẻ và lãng mạn, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của nhữngchiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Nhắc đến đây, hẳn chúng ta đều bỗng nhớ đến một tác phẩm của nhà thơ Phạm Tiến Duật, một câu chuyện về những người lính lái xe Trường Sơn, đó chính là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Vẻ đẹp của những người lính giữa sự khốc liệt của chiến tranh đã hiện lên thật cao cả qua những vần thơ lãng mạn

Trang 1

Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài

sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hàohùng của đất nước và con người Việt Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, với cảm hứng tươi trẻ và lãng mạn, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của nhữngchiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX” Nhắc đến đây, hẳn chúng ta đều bỗng nhớ đến một tác phẩm của nhà thơ Phạm Tiến Duật, một câu chuyện về những người lính lái xe Trường Sơn, đó chính là Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Vẻ đẹp của những người lính giữa sự khốc liệt của chiến tranh đã hiện lên thật

cao cả qua những vần thơ lãng mạn Ta có thể cảm nhận được hiện thực tàn khốc của cuộc chiến ngay từ những câu thơ mở đầu:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Dữ dội làm sao ôi những làn mưa bom đạn Ấy vậy mà những người lính

dường như không hề chùn bước, họ luôn mang trong mình sự tự chủ lạ kì

Trang 2

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Vẻ đẹp phi thường của những người lính lái xe được toát lên qua tư thế hiên

ngang ung dung và tự chủ Cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát và điệp từ “nhìn”, hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật ngạo nghễ, không thẹn với đất trời, mặc cho bao thử thách của cuộc chiến Dù cho phía trước là con đường chông gai đầy gian khổ hiểm nguy, những người lính vẫn giữ cho tâm hồn mình luôn tươi sáng và lạc quan để thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết Dường như ở phía trước, cả không gian

đất trời thu vào tầm mắt của họ, như ùa vào với họ qua những ô cửa kính đã vỡ Gió, con đường, sao trời và cánh chim vừa thực mà vừa thơ, chính là những cái thi vị giản đơn nảy sinh trên con đường bom rơi đạn nổ Phải là những con người với một tâmhồn nhạy cảm và tinh tế, với một nghị lực phi thường và thái độ bất chấp hiểm nguy

Trang 3

mới có thể tìm thấy bên trong những tiếng nổ ì ầm trời đất bao nét thơ mộng của thiên nhiên

Nhưng không chỉ là tư thế tự chủ và tĩnh tại hiện rõ trong những anh lính lái xe,

mà ở họ còn ngời lên tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô ngay thôi

Đây phải chăng chính là khúc nhạc vui của tuổi mười chín đôi mươi hồn nhiên

nông nổi, gợi cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản, và trong chốc lát khiến ta quên đi những khó khăn đang đợi chờ phía trước Với việc sử dụng đảo ngữ

và cụm từ “ừ thì”, những câu thơ đầy chất lính đã diễn tả vừa chính xác cụ thể, vừa khôi hài gợi cảm hiện thực khó khăn của cuộc chiến Họ phải không ngừng đối mặt

Trang 4

với hiểm nguy nơi “túi bom chảo lửa”, phải sống trong làn gió bụi mịt mù và nhữngcơn mưa rừng xối xả, phải đương đầu với bao vất vả giữa chốn núi rừng Trường Sơn Nhưng bụi mù và mưa tuôn không thể khiến họ sờn lòng nản chí, không thể làm mất

đi vẻ đẹp của một lối sống hồn nhiên, sẵn sàng vượt qua mọi gian nan thử thách một cách nhẹ nhàng Thấp thoáng trong câu chữ chính là những tâm hồn dung dị đầy chấtlính với vẻ đẹp ngang tàng và tinh nghịch thật đáng mến

Kì diệu làm sao, khi sự khốc liệt đến tê tái lòng người của chiến tranh lại tạo

nên những tiểu đội xe không kính Dọc theo con đường giải phóng miền Nam, họ càng đi càng có thêm bạn, thứ tình cảm tuy mộc mạc mà gắn bó keo sơn

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Những cái bắt tay qua ô cửa đã vỡ, thật thoải mái, chân thành mà đằm thắm

tình đồng đội Chỉ cần một cái bắt tay thôi cũng đủ ấm lòng, đủ động viên nhau vàtruyền cho nhau cả sự cảm thông đặc biệt Đến đây, những câu thơ này chợt khiến chúng ta nhớ tới những cái nắm tay của người lính trong đêm đông giá rét trong bài

Trang 5

thơ Đồng Chí của Chính Hữu Chỉ qua một cử chỉ nhỏ bé ấy thôi, những người lính kiên cường có thể sẻ chia với nhau cả tâm hồn, tinh thần, nghị lực và sức mạnh vôsong

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Tình đồng chí đồng đội sâu sắc ấy dần dần đã trở nên thắm thiết như gia đình

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Một cách định nghĩa gia đình mới tếu hóm và kì lạ làm sao Không phải là

những con người chung huyết thống, những con người ruột thịt Mà gia đình, chính lànhững con người với bao cái chung, chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh và chung những gian nguy đang đợi chờ phía trước Họ xích lại gầnnhau trong khó khăn thử thách, tình cảm của họ được tôi luyện qua lửa đạn và sẽ trở thành vĩnh cửu Họ còn chia sẻ với nhau cả những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi của mình trong hoàn cảnh thiếu thốn đầy gian khó

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Từ láy ‘’chông chênh”, vừa gợi hình, vừa gợi cảm, cho ta cảm nhận được cái

chông chênh của cuộc đời người lính, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mong

Trang 6

manh như ngọn đèn trước gió Nhưng dù có chông chênh đến bao nhiêu thì ý chí chiến đấu, khí phách và nghị lực của họ vẫn luôn vững vàng, kiên định “Lại đi, lại đi”, bánh

xe của họ sẽ không ngừng lăn

Mọi ý chí, mọi quyết tâm của họ đều hướng về cái đích duy nhất, đó chính là

sự nghiệp giải phóng miền Nam, là động lực mạnh mẽ tạo nên sức mạnh phi thường

để những người lính vượt qua mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt và tàn phá

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vấn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Với việc sử dụng phép liệt kê và điệp từ “không có”, những câu thơ trên đã tái

hiện được sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe và hiện thực khốc liệt củacuộc chiến Nhưng điều phi thường, là không bom đạn nào, không hiểm nguy nào có thể ngăn cản những chiếc xe tiếp tục tiến lên phía trước Bởi cái tiêu phía trước là miền Nam yêu dấu đã luôn khích lệ họ Bởi trong xe luôn vẹn nguyên một trái timngười lính yêu thương, can trường Một trái tim nồng cháy, một lẽ sống cao đẹp là hình ảnh hội tụ của tâm hồn và phẩm chất những người cầm lái Trái tim người chiến

Trang 7

sĩ sẽ mãi tỏa sáng rực rỡ, mái gợi nhớ ta về một thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống

Mỹ oanh liệt

Chiến tranh đã qua đi hơn ba mươi năm nay, nhưng hình ảnh những người anh

hùng trong thời đại anh hùng của dân tộc sẽ sống mãi với đất nước Họ đã tạo nên vẻđẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ dũng cảm, kiên cường, và mãi mãi được người đờivinh danh Với họ, chính là ý chí khát vọng chiến đấu để giải phóng miền Nam, là

lòng yêu nước nồng nàn, là nhiệt huyết của tuổi trẻ đã tạo nên sức mạnh và niềm tin vững chắc của chiến thắng kì diệu

Trang 8

Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài

thơ về tiểu đội xe không kính"

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận Hành trình đó

có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và

Trang 9

có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấmgia đình giữa đất trời bao la Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp Nó là điệu nói :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6-

6, bằng- bằng - trắc

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3 Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng

Trang 10

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui

và hành động tếu táo :

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8 Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Trang 11

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả,

dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì

có một trái tim Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩcảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất

thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo Bài thơ

có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ

Trang 12

đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX

PHẠM TIẾN DUẠT VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút

danh, sinh ngày 14-1-1941 Quê gốc: thị

xã Phú Thọ Tốt nghiệp đại học sư phạm

Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ

(1965) Mười bốn nãm trong quân đội

thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải

Quang Trung 559 Có thể nói: Trường Sơn

đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm

Tiến Duật cũng là người mang được nhiều

nhất Trường Sơn vào thơ Nói đến đề tài

Trang 13

Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi

Trường Sơn Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm

hình bóng của Trường Sơn

Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảmcon người Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó Kháng chiến chống xâm lược

Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn Hy sinh lớn, gian khổ nhiều Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi lụy, xót thương Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ

Trang 14

hồi ấy Nhiều người không vượt được Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó:

style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cạnh giếng nước có bom từ trường

Em không rửa ngủ ngày chân lấm

Ngày em phá nhiều bom nổ chậm

Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.>Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng Đây lại là lời kể của cô bạn cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái Hại thế Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu

xa Thương em, thương em, thương em biết mấy Trong một câu có tới

ba động từ thương Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi

người trên mặt đất Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể phải đổi cả mạng người Phá bom là việc làm đối diện với cái chết,

không ai nói tài được Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi hộp lo âu Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà không sợ hãi Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn

Trang 15

mê hoảng Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp tục phá bom Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày Câu nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có nhiệm vụ thông tin Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo thơ Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý

sự đời Bài thơ Công việc hôm nay , viết khoảng nãm 1966- 1967, giống như vãn bản tinThông tấn xã:

style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng

Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy

Nha Khí tượng, tin cơn bão tan

Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy >Trong những tờ trình Thủ tướng ký

đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên Chính cái

Trang 16

chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử) Điều đó không chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng Phạm Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy Với Phạm Tiến Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằmnghiêng Đây là một bước tiến dài trong sự "tiêu hóa" của thơ Đâu cứ phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ Ông đã kế thừa truyền thống

"tạp thực" của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú Xương đầu thế kỷ

Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng: style="margin: 5px 0pt 15px 20px;">Cũng vương tóc rối chân gà

Trang 17

Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây

Cũng quần áo ướt phơi dây

Cũng gàu múc nước Ô hay, cũng làng>Thắm một hình ảnh làng đến vậy

là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những năm chiến tranh, khi mà

không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc Phạm Tiến Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất

rő Đằng sau giọng thơ, cái lői cảm xúc này mới là chính yếu làm nên chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật Nhân vật thơ thường hòa vào tác giả Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể Có

lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một

Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ

Trang 18

Bài 1:

Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của

bố tôi và một vị khách Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi

động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi

Tôi bước vội vào nhà Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:

_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ

Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!

Bác Trực trạc tuổi bố tôi Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu Đôi mắt tuy

đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến Tôi có đang

Trang 19

nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ

Phạm Tiến Duật Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe

dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi Giờ đây, tôi đang được đứng trước

một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực Thật là một may mắn không ngờ Tôi

cuống quýt:

_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày

tháng chiến đấu năm xưa được không ạ?

Bác cười và đáp:

_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác

Trang 20

_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được

học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không

bác?

_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không

biết bài thơ ấy Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm

và sự lạc quan của những người lính như bác

_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ?

_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập,

bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế Chiến tranh mà!

Trang 21

Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở

lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ Có những

chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ Nhất là những đoạn đường xuyên

qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con

đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn

xe mới để phục vụ mặt trận Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác Nhưng

ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả Rồi cả

mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết

xước Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à

Trang 22

Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:

_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ?

Bác sôi nổi tiếp lời:

_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc Lái xe không kính thì

mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn

xe chạy Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở

nổi Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn Rồi cả mưa

nữa chứ Mưa Trường Sơn thường bất ngờ Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng

chịch vì ướt sũng nước mưa Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt Những làn

Trang 23

nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần Thế nhưng, những

người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm

cháu ạ Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là

cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô

cùng Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích

Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!

Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào Lời bác kể như chất chứa bao

nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường Bác dường như đang được

sống lại những phút giây lịch sử ấy Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của

Trang 24

Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi Đó chính là một thực tế ở chiến

trường ngày ấy Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin

tưởng vào một ngày mai chiến thắng

Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng

Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động Bác Trực chợt nói:

_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều

tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm

lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương

Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:

Trang 25

_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác

đâu Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân

thuộc như anh em một nhà Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi

chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt Bác và ba cháu có thể trở về hạnh

phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống Có một đồng đội của

bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương

nặng Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim

những người lính lái xe Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng

Bác chợt im lặng Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm

Trang 26

_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào

quên được mình đã từng là người lính Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe

Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương

đất nước

Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào Ngày hôm

nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong

Trang 27

vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình Đó là thành

quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người

tôi chưa từng gặp mặt Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau

dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới Cảm ơn

bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên

nhiều lắm!

Bài 2:

Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương

cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ

Trang 28

tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong “Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe

Không Kính” của Phạm Tiến Duật năm xưa

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con

đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của

giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền

Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm

vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược…trên con đường TS này.Bom đạn của giặc

Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới

hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày

Trang 29

đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không

kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả

ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của

đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với

tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào

làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa

rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác

liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại

tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ

Trang 30

tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt

qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa

sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe

Không Kính” tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân

vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được

gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn

vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con

đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu

đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được

Trang 31

gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những

người đã hy sinh…Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính

vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng

Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của

những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho

nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh

niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của

họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ

lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ

Trang 32

mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn

này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy

là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại

nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút

ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của

họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải

phóng miền Nam,thống nhất đất nước

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục

Ngày đăng: 12/05/2015, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w