Soạn văn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ: - Nhan đề dài, tạo sự độc đáo. - Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ. b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Chiếc xe ô tô bình thường phải có kính chắn gió, chắn bụi: có mui che nắng, che mưa; có đèn để soi đường trong đêm tối. Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc x era chiến trường: “khôn có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi. Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. a. Qua hình anh những chiếc xe không có kính đang bon bon trên đường ra trận, ta nhận thấy phẩm chất nổi bật ở người chiến sĩ lái xe là tư thê hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trong bom đạn các anh vẫn ngẩng cao đầu: Ung dung buồn lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy đã trở thành một nét đẹp rất độc đáo của người lính thời chống Mỹ. Trong bài thơ cấu trúc lặp lại “không có”, “ừ thì” góp phần khắc tạc chân dung những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng trên bom đạn. Coi nguy hiểm là dịp để thử sức, để chứng tỏ bản lĩnh chiến sĩ: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa…” b. Không phải chỉ có tư thế ung dung lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm mà người lính còn là những chàng trai trẻ, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. Trên con đường vào miền Nam chiến đấu chúng ta đã thấy biết bao gương mặt hồn nhiên của: “Mấy chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi” (Tố Hữu – Nước non ngàn dặm) Hay những chàng trai, cô gái: “Xôi nắm cơm đùm Ríu rít theo nhau” Trong thơ của Chính hữu. Nhưng hình ảnh người lính đầy chất lính và hết sức tinh nghịch thì phải tìm trong thơ Phạm Tiến Duật. Những nụ cười “ha ha”, những cái bắt tay vội vàng qua ô “cửa kinh vỡ”, những bữa cơm “chung bát đũa” giữa trời bom đạn đã gắn kết những người lính lại với nhau, tạo thành một gia đình lớn, gia đình chiến sĩ Trường Sơn thời chống mỹ. Cái gì đã tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan. Đó chính là vì miền Nam yêu dấu. Khổ thơ cuối bài là linh hồn của bài thơ, nó thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người chiến sĩ: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có múi xe, thùng xe có nước” Cuộc chiến ngày càng ác liệt, chiếc xe ngày càng bị tàn phá nhưng: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh hoán dụ để miêu tả vẻ đẹp tâm hôn của người chiến sĩ lái xe. Lấy “trái tim” để nói tình cảm, tình yêu của người chiến sĩ. Tình yêu miền Nam, tình yêu tổ quốc có sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn tiến về giải phóng miền Nam. Câu 3. Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính. “Không có kính không phải vì xe không có kín Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ. Câu 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. - Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. - Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.
Soạn văn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ: - Nhan đề dài, tạo sự độc đáo. - Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ. b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Chiếc xe ô tô bình thường phải có kính chắn gió, chắn bụi: có mui che nắng, che mưa; có đèn để soi đường trong đêm tối. Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc x era chiến trường: “khôn có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi. Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. a. Qua hình anh những chiếc xe không có kính đang bon bon trên đường ra trận, ta nhận thấy phẩm chất nổi bật ở người chiến sĩ lái xe là tư thê hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trong bom đạn các anh vẫn ngẩng cao đầu: Ung dung buồn lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy đã trở thành một nét đẹp rất độc đáo của người lính thời chống Mỹ. Trong bài thơ cấu trúc lặp lại “không có”, “ừ thì” góp phần khắc tạc chân dung những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng trên bom đạn. Coi nguy hiểm là dịp để thử sức, để chứng tỏ bản lĩnh chiến sĩ: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa…” b. Không phải chỉ có tư thế ung dung lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm mà người lính còn là những chàng trai trẻ, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. Trên con đường vào miền Nam chiến đấu chúng ta đã thấy biết bao gương mặt hồn nhiên của: “Mấy chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi” (Tố Hữu – Nước non ngàn dặm) Hay những chàng trai, cô gái: “Xôi nắm cơm đùm Ríu rít theo nhau” Trong thơ của Chính hữu. Nhưng hình ảnh người lính đầy chất lính và hết sức tinh nghịch thì phải tìm trong thơ Phạm Tiến Duật. Những nụ cười “ha ha”, những cái bắt tay vội vàng qua ô “cửa kinh vỡ”, những bữa cơm “chung bát đũa” giữa trời bom đạn đã gắn kết những người lính lại với nhau, tạo thành một gia đình lớn, gia đình chiến sĩ Trường Sơn thời chống mỹ. Cái gì đã tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan. Đó chính là vì miền Nam yêu dấu. Khổ thơ cuối bài là linh hồn của bài thơ, nó thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người chiến sĩ: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có múi xe, thùng xe có nước” Cuộc chiến ngày càng ác liệt, chiếc xe ngày càng bị tàn phá nhưng: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh hoán dụ để miêu tả vẻ đẹp tâm hôn của người chiến sĩ lái xe. Lấy “trái tim” để nói tình cảm, tình yêu của người chiến sĩ. Tình yêu miền Nam, tình yêu tổ quốc có sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn tiến về giải phóng miền Nam. Câu 3. Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính. “Không có kính không phải vì xe không có kín Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ. Câu 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. - Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. - Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh. ... dấu Khổ thơ cuối linh hồn thơ, thể vẻ đẹp cao quý tâm hồn người chiến sĩ: Không có kính xe đèn Không có múi xe, thùng xe có nước” Cuộc chiến ngày ác liệt, xe ngày bị tàn phá nhưng: Xe chạy... điệu thơ góp phần quan trọng việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn Giọng thơ ngang tàng có chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả chàng trai xe kính Không có kính xe. .. xe kính Không có kính xe kín Bom giật bom rung kính vỡ rồi” Giọng điệu làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, tự nhiên thú vị, thơ Câu Cảm nghĩ hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ