1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiếng VIệt: Hoa Ngọc Lan

2 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 39 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT Môn: Tập đọc Lớp: Một Bài dạy: HOA NGỌC LAN (tiết 2) Tiết: 14 Tuần: 27 Ngày soạn: 20/02/2011 Ngày dạy: 14/03/2011 SVTT: Nguyễn Thị Yến Nhi GVHD: Nguyễn Ngọc Thi Thanh I. Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp. Bước đầu biết nghỉ ngơi ở chổ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo viên, bài giảng điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Khởi động - Hát: “Lý cây xanh” - Kiểm tra kiến thức cũ: “Hoa ngọc lan” + Đọc nội dung bài. - Nhận xét. 2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới a) Giới thiệu bài: “Hoa ngọc lan” b) Tìm hiểu nội dung bài học: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Cho học sinh đọc toàn bài. - Cho học sinh đọc từng đoạn: + 1 học sinh đọc đoạn 1 và đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Thân cây hoa ngọc lan như thế nào? Lá cây hoa ngọc lan như thế nào? Hoa lan như thế nào? + 1 học sinh đọc đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nụ hoa lan màu gì? Hương hoa lan thơm như thế nào? - Học sinh đọc toàn bài. Nhận xét, ghi điểm. Hát - Mỗi học sinh đọc 1 đoạn, 1 học sinh đọc cả bài. - Lắng nghe. - 1 học sinh đọc. - Cá nhân. Nhận xét. - 1 hoặc 2 học sinh đọc. Nhận xét. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Chủ đề: “Kể tên các loài hoa mà em biết” Hình thức: Trò chơi “Đố vui” - Nêu câu đố. + Hoa gì nở đỏ dưới đầm Lá tròn tựa “chiếc ô” cầm trên tay. (Hoa sen) + Hoa màu nhung đỏ Cánh tròn xinh xinh Gió thổi rung rinh Hương thơm thơm ngát Đố là hoa gì? (Hoa hồng) + Hoa đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón tết. (Hoa mai) + Tên gọi là giấy Nhưng lại là hoa Đỏ, tím, trắng ngà Lung linh trong nắng. (Hoa giấy) + Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cánh dài thường nở muộn màng mùa thu. (Hoa cúc) Cho học sinh xem tranh. - Yêu cầu học sinh kể thêm một số loài hoa khác. - Hỏi: Các loài hoa thường nở nhiều vào mùa nào? - Nhận xét, tuyên dương, liên hệ giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu hoa, cây cối, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cối. 4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Củng cố: “Hoa ngọc lan” Tiết tập đọc học bài gì? Gọi học sinh đọc lại toàn bài. Nhận xét. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: xem bài “Ai dậy sớm”. - Cá nhân trả lời. Nhận xét. - Cá nhân. - Cá nhân. Duyệt. Ngày … tháng … năm 2011 Phường 5. Ngày … tháng … năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Nguyễn Ngọc Thi Thanh Nguyễn Thị Yến Nhi . hỏi: Thân cây hoa ngọc lan như thế nào? Lá cây hoa ngọc lan như thế nào? Hoa lan như thế nào? + 1 học sinh đọc đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nụ hoa lan màu gì? Hương hoa lan thơm như. ngát Đố là hoa gì? (Hoa hồng) + Hoa đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón tết. (Hoa mai) + Tên gọi là giấy Nhưng lại là hoa Đỏ, tím, trắng ngà Lung linh trong nắng. (Hoa giấy) . bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp. Bước đầu biết nghỉ ngơi ở chổ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ. - Giáo dục

Ngày đăng: 12/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w