Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” HOẠT ĐỘNG: “HÁT THEO NHÓM” NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC HÁT CỦA HỌC SINH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI m nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt động âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường có mục đích là thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học âm nhạc và trực tiếp hoạt động âm nhạc. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung giáo dục khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học. Â Đối với giáo dục, âm nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh khám phá những điều chưa biết. Dạy học âm nhạc phải chú trọng phương pháp rèn luyện: “thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy-học”; phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: Học vui – vui học. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt động âm nhạc giúp học sinh: xem; nghe; tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện Đức –Trí – Thể – Mĩ và các kỉ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Mục đích của hoạt động hát theo nhóm nhằm nâng cao hiệu Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” quả việc học hát của học sinh theo phương pháp đổi mới. - Đổi mới cách thức hoạt động của học sinh : từ thụ động chuyển qua tích cực chủ động. - Từ ghi nhớ tái hiện 1 chiều (theo kiểu bắt chước) sang tìm kiếm ý tưởng mới sáng tạo mới. - Từ đơn thuần nắm bắt kiến thức sang kết hợp rèn luyện phương pháp học tập, hình thành năng lực tự học, và 1 số kỉ năng cơ bản trong ca hát như : trên vành, rõ chữ, thể hiện sắc thái bài hát có nội tâm kết hợp với vận động nhịp nhàng và có động tác phụ hoạ. - Từ nhận thức học tập đơn phương chuyển sang hình thức học tập hợp tác, tương tác lẫn nhau, cả lớp đối diện với cá nhân, học theo nhóm. - Từ tiết học hát trở thành tiết hoạt động âm nhạc, có hưởng thụ âm nhạc; bình luận, góp ý bổ sung cho nhau. “Hoạt động hát theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả việc học hát của học sinh theo phương pháp đổi mới”. Âm nhạc là một bộ môn được nhiều người ưa thích, nay thêm đổi mới theo phương châm: Học vui – vui học, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh nên càng được số đông học sinh yêu mến. Hoạt động âm nhạc: Một bộ phận của âm nhạc vốn đã diễn ra từ lâu trong trường học. Bản thân học sinh vốn hiếu động, nhạy cảm, tiếp thu nhanh mọi kiến thức về nhịp điều, thể hình tạo điều kiện cho hoạt động ca hát diễn ra thuận lợi. Phong trào ca hát cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường diễn ra ngày càng phong phú đa dạng về hình thức và thể loại. Đồ dùng dạy học đã được cung cấp, đội ngũ giáo viên cơ bản có trình độ chuẩn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên đối với giáo viên: Năng lực về nhịp điệu và thể hiện bài hát còn thiếu. Điều kiện giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm bổ sung cho nhau về kiến thức âm nhạc còn hạn chế. Về học sinh hiện nay cũng còn một số những hạn chế như: • Một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ về môn học cho là môn phụ nên còn học lệch, thiếu hứng thú say sưa. - Trình độ học tập môn âm nhạc của học sinh không đồng đều. Một số học sinh không có năng khiếu về âm nhạc. * Về nhà trường hiệnn nay vẫn phải sớm khắc phục các mặt như: • Phòng học chuyên biệt chưa có. • Đồ dùng dạy học còn thiếu và yếu. • Các phương tiện nghe, nhìn chưa đáp ứng. • Sân chơi âm nhạc còn thiếu. • Thiếu tài liệu tham khảo về âm nhạc. • Lớp học bố trí đông học sinh. • Thời lượng tiết học giành cho môn học nhạc còn ít. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng theo sách giáo khoa mới ở môn âm nhạc trường THCS là một vấn đề khá phức tạp, việc thống nhất và nâng cao hiệu quả dạy-học cho từng phân môn; đặc biết là phân môn học hát là rất cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên dạy nhạc cần hết sức quan tâm và trăn trở. Qua thực tế tôi thấy, các giáo viên dạy hát thường dạy theo cách là làm sao cho học sinh hát đúng cao độ và trường độ bài hát, hát thuộc lời cả bài hát là chính, ít ai quan tâm đến nghệ thuật ca hát phổ thông tối thiểu và phát huy chức năng giáo dục thẩm mĩ trong ca hát. Đó là làm sao cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong lời ca và trong những nốt nhạc từ đó biết hát chuẩn xác rõ lời, đúng tiết tấu, hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe, người quan sát qua bài hát. Qua đó chúng ta có thể khai thác được khả năng hoạt động âm nhạc của thiếu nhi; phát hiện ra học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng âm nhạc, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Trước khi dạy hát giáo viên cần phải chuẩn bị những vấn đề sau : - Biết rõ đặc điểm và khả năng ca hát của học sinh. - Nghiên cứu bài hát. - Thuần thục bài hát: Phần đàn; hát; thể hiện bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết như: Đàn, máy catsete; băng, đĩa, thanh phách, tư liệu giới thiệu tác giả. Thông thường, một bài hát được phân bố ở 3 tiết dạy, việc xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi tiết như sau: Tiết 1 : Giúp học sinh hát chuẩn xác cao độ, trường độ bài hát biết hát diễn cảm bài hát: (Qua tìm hiểu nội dung lời ca bài hát; tìm hiểu phần nhạc của bài hát; tập theo trình tự một bài hát). Tiết 2 : Ôn luyện bài hát có nâng cao. • On giai điệu chính xác, thuộc lời ca. • Triển khai: Hát có thể hiện sắc thái bài hát; hướng dẫn một số động tác phụ hoạ; một số hình thức biểu diễn; một số cách hát: Hát đuổi 2 bè; hát nối tiếp hát liền tiếng hoặc hát có âm nẩy. Tiết 3 : Ôn luyện bài hát : • Trình bày hoàn chỉnh bài hát. • Kiểm tra đánh giá. • Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát (có tính giáo dục). Hoạt động: “hát theo nhóm” 1. Đặc điểm : - Nhóm học sinh thực hiện các nội dung: thảo luận, thiết kế; luyện tập và trình bày hoàn chỉnh một bài hát: có biểu đạt tình cảm của bài hát qua ánh mắt, nét mặt, động tác phụ hoạ bằng tay, bằng hình thể; vận động nhịp nhàng theo ý tưởng của mình. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” - Hoạt động này được thực hiện ở phần ôn tập bài hát: Nếu bài hát có cấu trúc; giai điệu đơn giản, phân phối chương trình phân bố 2 tiết thì hoạt động “hát theo nhóm” được bắt đầu từ cuối tiết thứ nhất (bước 1). Thực hiện chủ yếu ở tiết thứ 2. (bước 2). Nếu bài hát được bố trí 3 tiết thì hoạt động “hát theo nhóm” được bắt đầu từ nội dung 2 của tiết thứ 2 (bước 1) và thực hiện chủ yếu ở tiết thứ 3 (bước 2). - Hoạt động “hát theo nhóm” là một phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập, nghiên cứu, thảo luận; thực hành, rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh theo từng nhóm học sinh thực hiện: Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động. Giáo viên có nhiệm vụ nêu vấn đề; gợi ý, cùng thiết kế; bổ sung; tổng kết, đánh giá hoạt động cùng với học sinh. Vai trò cá nhân được phát huy tối đa trong mối quan hệ thầy và trò; quan hệ trò và trò để đạt mục đích chung là thể hiện cho được cái hay cái đẹp; cái xúc cảm của bài hát (ở mức độ có thể của học sinh). 2. Ý nghĩa: Hoạt động “hát theo nhóm” giúp học sinh: - Mở rộng, sâu thêm kiến thức âm nhạc và nghệ thuật diễn tả nội tâm khi trình bày bài hát. - Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kỉ năng giao tiếp, kĩ năng vận động, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. - Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó. - Với cách thức của hoạt động này: Giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập, hứng thú khi tìm và sáng tạo vấn đề; hào hứng khi trình bày sáng tạo của mình. - Hoạt động này là động lực giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá văn nghệ do trường lớp; đoàn; đội và các đơn vị văn hoá trong địa bàn tổ chức, tham gia có kết quả ngày một tốt hơn, góp phần phát triển khả năng ca hát của chính mình. - Hoạt động này giúp các em hoà mình vào tập thể; rèn luyện sức khoẻ; rèn luyện toàn diện nhân cách. - Hoạt động này bảo đảm nguyên tắc: Lấy thực hành làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. 3. Cách thực hiện: • Về phía giáo viên: - Thực hiện tốt mục tiêu các tiết trước: Học sinh hát chính xác giai điệu bài hát; hát có diễn cảm; thuộc lời ca. - Chuẩn bị thuần thục phần thể hiện bài hát có vận động, có phụ hoạ, có biểu cảm các hình ảnh hình tượng lời ca bài hát. - Chuẩn bị phần thưởng tặng cho nhóm đạt điểm cao. - Thuần thục phần đệm bài hát qua đàn hoặc ghi vào băng đĩa. Về phía học sinh: - Hát thuộc lời bài hát. - Tìm hiểu trước các hình tượng, hình ảnh trong lời ca bài hát, luyện tập trong nhóm với nhau. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” - Trang phục khi thể hiện bài hát. Bước 1 : Tiến hành ở tiết thứ 2 của bài hát (chương trình sách giáo khoa) sau khi đã ôn luyện giai điệu bài hát chính xác có kiểm tra đánh giá (kiểm tra bài cũ). Kiểm tra phần thuộc lời ca, hướng dẫn một sô cách hát lời ca như : Hát đuổi; hát bè; hát âm nẩy, hát liền tiếng …. - Nêu mục đích yêu cầu của hoạt động (giáo viên thực hiện). - Thảo luận cả lớp về nội dung hoạt động. - Giáo viên gợi ý, phân tích. - Học sinh trình bày ý kiến. - Giáo viên tập hợp ý kiến, thống nhất 1 số nội dung chính. - Chia nhóm: (Giáo viên điều hành) - Theo nhiều cách: Nhóm học tập; nhóm giới tính; nhóm theo chỗ ngồi. - Đảm bảo thành phần: Có giỏi; khá; trung bình; yếu. - Số lượng: 2 học sinh trở lên; cao nhất là 6-8 học sinh. - Đề cử nhóm trưởng: Có năng lực tổ chức, hoạt động âm nhạc để điều hành nhóm. - Các nhóm trưởng bốc thăm thứ tự biểu diễn ở tiết sau. Đặt tên cho nhóm theo thứ tự bốc thăm. Nhóm lập danh sách tổ viên của nhóm mình. - Dặn dò học sinh về nhà thảo luận, bổ sung thêm và luyện tập và chuẩn bị trang phục. Bước 2 : Tiến hành ở tiết thứ 3 của dạy 1 bài hát sau khi đã kiểm tra xong phần chuẩn bị; luyện thanh. - Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. - Chấm điểm cho các nhóm hát được tiến hành đồng thời, do các nhóm còn lại làm giám khảo. Sau phần trình bày của 1 nhóm nào đó, các nhóm còn lại ghi điểm nhóm mình cho vào 1 bảng phụ và đồng loạt giơ lên. Giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp các con điểm; thông báo tổng số điểm (theo thang điểm 10). - Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát. - Giáo viên nhận xét chung về hoạt động: ưu điểm; tồn tại về cách thể hiện: trang phục. - Phát thưởng động viên cho các nhóm đặt điểm cao nhất. Thử minh hoạ một số tiết dạy sau: 1. Bài hát : Hành khúc tới trường (nhạc Pháp) Chương trình lớp 6. • Bước 1: Đây là bài hát có giai điệu, cấu trúc đơn giản phân phối chương trình bố trí 2 tiết của bài 3 (tiết 9; tiết 11 sách giáo khoa). Hoạt động hát theo nhóm được bắt đầu từ tiết thứ nhất sau khi đã tập cho học sinh hát chính xác về cao độ, trường độ hướng dẫn học sinh hát đuổi (hát ca nông) sau 1 ô nhịp. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” - Nêu yêu cầu mục đích của hoạt động (giáo viên thực hiện) thể hiện hoàn chỉnh bài hát có nghĩa là : trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ hoạ bằng tay; biểu cảm bằng ánh mắt; nét mặt 1 số lời ca, giao lưu tình cảm với nhau làm nổi rõ tính hành khúc của bài hát. (1’) - Thảo luận cả lớp về nội dung trên : (5’). @ Học sinh nêu ý kiến. @ Giáo viên tập hợp, kết luận. • Về hành khúc: Hát mạnh mẽ, sôi nổi, vận động nhịp nhàng. • Một số hình tượng hình ảnh để phụ hoạ. + Bằng tay : Mặt trời lấp ló; đằng chân trời xa. Non sông ta bao la. Vui như chim reo ca. + Anh mắt giao lưu với nhau: Vui như chim reo ca. Ta hoà lời ca. + Vỗ tay theo tiết tấu: la la la la…. + Chia tốp hát đuổi nhau sau 1 ô nhịp : 4 câu đầu. + 2 câu cuối hát cả nhóm. - Chia nhóm : + Đối với thể loại hành khúc chia nhóm chủ yếu là nhóm đông người 6 đến 8 người. + Đề cử nhóm trưởng. + Các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày ở tiết sau. - Dặn dò : Các nhóm về nhà thảo luận tiết và luyện tập và chuẩn bị (2’) trang phục. Bước 2 : Tiến hành ở tiết 2 bài 3 (tiết 11- sách giáo khoa). • Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’). • Luyện thanh. (2’) • Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. Các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm. Giáo viên tổng hợp sau 1 nhóm (8’) - Nhận xét : + Giáo viên thông báo tổng số điểm từng nhóm. Nhóm được nhất; nhì; ba + Ưu điểm; tồn tại; rút kinh nghiệm sơ lược. + Cho 1 vài học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. + Phát thưởng (4’) 2. Bài hát: Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ. (Chương trình lớp 8). Bước 1 : Đây là bài hát được phân phối trong 3 tiết của bài 2 (tiết 4; 5; 6 sách giáo khoa lớp 8). Hoạt động : Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết 5 sách giáo khoa sau khi đã ôn tập chính xác phần giai điệu bài hát, kiểm tra phần thuộc lời ca và hướng dẫn học sinh hát đuổi 2 câu đầu bài hát sau 1 ô nhịp; (hai tay bưng dĩa – cho trò). - Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động. Trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” một số động tác phụ họa bằng tay, ánh mắt, nét mặt, hình thể (có thể có động tác múa) giao lưu thân mật với nhau là nổi rõ – tính vui tươi, dí dỏm của bài hát. - Thảo luận cả lớp về các nội dung trên: + Học sinh nêu ý kiến. + Giáo viên tập hợp, kết luận; có thể thí phạm 1 số động tác : * Vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn bằng nhiều cách, hát vui tươi sôi nổi pha sự hóm hĩnh; hát gọn chữ. * Một số hình tượng, hình ảnh phụ hoạ bằng tay; ánh mắt, nét mặt kết hợp bước chân phối hợp với vũ điệu. Hai tay bưng đĩa. Giấu cha, giấu mẹ. Tinh tính tang tang… * Chia tốp hát đuổi nhau 2 câu đầu. Cả nhóm hát 2 câu cuối. - Chia nhóm. + Đối với bài hát này; chia nhóm bằng nhiều cách ; ít học sinh : 2 HS, 3HS; 4HS; 6 – 8 HS cũng được. + Đề cử nhóm trưởng. (3’) + Bốc thăm thứ tự trình bày. - Dặn dò các nhóm về nhà thảo luận thêm và luyện tập; chuẩn bị trang phục đúng chủ đề bài hát. (1’) Bước 2 : Tiến hành ở tiết 6 – sách giáo khoa lớp 8. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’). - Luyện thanh. (2’). - Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện; các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm – giáo viên tập hợp số điểm các nhóm thông báo số điểm của nhóm sau phần nhóm đó thực hiện xong. (8’). - Cho đại diện hoặc xung phong học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. Được cộng thêm điểm thưởng nếu trả lời súc tích hay (3’) - Nhận xét sơ lược ưu khuyết điểm; thông báo nhóm 1;2;3. Trao phần thưởng. (1’) 3. Bài hát : Tuổi hồng, nhạc và lời : Trương Quang Lục (Chương trình lớp 8). Bước 1 : Đây là bài hát được phân phối trong ba tiết của bài 3-tiết 8; tiết 9; tiết 10 sách giáo khoa. Hoạt động: Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết thứ 9 sau khi đã ôn chính xác phần cao độ, trường độ,kiểm tra phần thuộc lời ca; hướng dẫn học sinh hát đuổi đoạn: “Tuổi hồng đến với em. Bình minh rực lên”. Hát được âm nẩy đoạn 2 bài hát. - Giáo viên nêu yêu cầu mục đích của hoạt động (1’). Trình bày bài hát : Hát 1 lời, chọn lời ca, có vận động nhịp nhàng; thể hiện 1 số động tác phụ họa bằng tay, mắt; hình thể giao lưu với nhau làm nổi rõ tính trữ tình của bài hát. - Thảo luận cả lớp về những nội dung trên (5’) * Học sinh nêu ý kiến, giáo viên tập hợp kết luận. + Vận động nhịp nhàng bằng nhiều cách. + Hát rõ lời gọn chữ; đoạn đầu hát nhỏ hơn đoạn sau hát to hơn, hất âm nẩy. + Một số hình tượng, hình ảnh có thể sử dụng động tác phụ hoạ. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” Bằng tay: Khi bước trên đường này. Rực rõ trên vai, nở thắm trên vai. Khoảng trời mộng ước. Trên cành lá. - Anh mắt giao lưu: Lời thân thương câu hẹn hò. Tuổi hồng đến với em. Tuổi hồng đẹp những ước mơ. - Đoạn 2 : Kết hợp hát âm nẩy với vở tay theo tiết tấu. + Hát đuổi : (chia tốp) “tuổi hồng đến với em … Bình minh rực lên” sau 2 phách. - Chia nhóm (2’). + Chia nhóm bằng nhiều cách : 2Hs; 3 học sinh; 6 đến 8Hs. + Đề cử nhóm trưởng. + Nhóm trưởng bốc thăm thứ tự trình bày. - Dặn dò các nhóm thảo luận tiếp, luyện tập và chuẩn bị trang phục phù hợp với bài hát. (1’). Bước 2 : Tiến hành 2 tiết 10 sách giáo khoa. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’) - Luyện thanh (2’) - Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện bài hát của nhóm. Các nhóm còn lại chấm điểm. Giáo viên tổng hợp điểm – thông báo tổng điểm (8’). - Học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát cộng thêm điểm trả lời sâu sắc. - Nhận xét ưu, khuyết rút kinh nghiệm, phát thưởng cho Đội 1;2;3. Qua 2 năm thử nghiệm ở một số lớp 6 và 1 học kì ở lớp 8, tôi nhận thấy: - Hoạt động âm nhạc của học sinh trong các phong trào văn hoá văn nghệ do trường tổ chức ngày càng sôi nổi hơn. - Kiến thức về phần môn học hát của các em trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ; thuộc lâu do được giao lưu học hỏi giữa các nhóm. - Đã biết vận dụng những điều đã học vào việc trình bày các bài hát khác không có trong chương trình phổ thông. - Đã biết hoà mình vào tập thể, cởi mở và mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” - Một điều tôi thấy tâm đắc nhất là tình cảm của mỗi bài hát được các em thể hiện với kết quả khá bất ngờ. + Hình thức thể hiện phong phú đa dạng. + Thể hiện động tác ngày càng thuận thục, chính xác hơn. + Cảm nhận của các em về bài hát ngày càng sâu sắc tinh tế hơn. + Cách cảm thụ, cách đánh giá về sự trình bày cũng như trang phục bài hát ngày càng kĩ càng hơn, gần sát với sự đánh giá của giáo viên hơn ua quá trình thực hiện giải pháp trên tôi rút ra kết luận sau: Với phương pháp ôn luyện bài hát bằng hình thức hát theo nhóm mà tôi đã thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tuy đã được một số kết quả đáng kể như : Phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh; thực hiện được phương châm học vui – vui học ũng như thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, song nếu đưa áp dụng cho toàn bộ các bài hát trong chương trình thì nó sẽ trở nên nhàm chán và áp lực trở nên nặng nề cho nên trong quá trình thực hiện phương pháp “Hát theo nhóm” tôi cũng đã đổi mới 1 số phương cách cũng với tiến trình tiến tới áp dụng cho 1 số bài hát có tính chất chọn lựa; còn với một số bài hát Q Dân ca hay nhạc nước ngoài thì hướng dẫn học sinh đặt lời mới, sau đó các nhóm trình bày bài hát bằng lời mới mình tự đặt và kết quả đạt được cũng đáng phấn khởi, có nhiều lời mới hay, cách trình bày đẹp… Trong quá trình thực hiện muốn có kết qủa tốt cũng phải cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp; và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Trên đây là những gì mà tôi đã làm và đang làm; việc thực hiện chưa nhiều và điều kiện chưa thuận lợi nên còn nhiều thiếu sót kính mong được sự góp ý của các anh, các chị, em các bạn đồng nghiệp. ngày … tháng …. năm 200 Sáng kiến kinh nghiệm “Hát theo nhóm” . Sáng kiến kinh nghiệm Hát theo nhóm HOẠT ĐỘNG: “HÁT THEO NHÓM” NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC HÁT CỦA HỌC SINH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI m nhạc là món ăn tinh thần. xã hội chủ nghĩa. - Mục đích của hoạt động hát theo nhóm nhằm nâng cao hiệu Sáng kiến kinh nghiệm Hát theo nhóm quả việc học hát của học sinh theo phương pháp đổi mới. - Đổi mới cách thức. Sân chơi âm nhạc còn thiếu. • Thiếu tài liệu tham khảo về âm nhạc. • Lớp học bố trí đông học sinh. • Thời lượng tiết học giành cho môn học nhạc còn ít. Sáng kiến kinh nghiệm Hát theo nhóm Trong