1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HD thuc hien CT Ren luyen Doi vien

6 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH – QUẬN 5 HỘI ĐỒNG ĐỘI Quận 5, ngày 02 tháng 02 năm 2009 Số: 03 /HD-HĐĐ HƯỚNG DẪN Thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Hướng dẫn các em Đội viên rèn luyện, phát triển toàn diện trở thành 1 người Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh gương mẫu với những đức tính cao đẹp: Con ngoan – Trò giỏi – Đội viên tốt – Cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Nâng cao chất lượng Đội viên, chất lượng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi; qua đó khẳng định với xã hội tính “Sẵn sàng” của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tạo tính đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên từ cấp Quận đến cấp Liên Đội. 2. Yêu cầu: - Nắm vững cách thức và nội dung của chương trình rèn luyện Đội viên do Hội Đồng Đội Trung ương và Thành phố ban hành để triển khai thực hiện thống nhất – đồng bộ ở các Chi đội, Liên đội. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Liên đội trong việc tổ chức nhiều loại hình phong phú, đa dạng và phù hợp với tình hình thực tế của Liên đội. - Thiết thực – hiệu quả – phù hợp với tình hình thực tiễn; phù hợp với Đội viên học sinh. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THỐNG NHẤT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN : 1. Cần xem chương trình rèn luyện Đội viên là phương tiện chứ không là mục đích cuối cùng của tổ chức Đội. Nghĩa là thông qua việc rèn luyện, tổ chức Đội cung cấp cho người Đội viên những kiến thức, kỹ năng hoạt động cần thiết trong cuộc sống; từ đó góp phần vào việc hình thành nhân cách, trở thành người chủ nhỏ của đất nước với đầy đủ những đức tính cao đẹp: Con ngoan – Trò giỏi – Đội viên tốt – Cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 2. Chương trình rèn luyện Đội viên là một chương trình mở, có nghĩa là: - Chương trình được thiết kế đi từ bậc thấp đến bậc cao, phù hợp với từng lứa tuổi; mang tính kế thừa hiệu quả. 1 - Đội viên được Phụ trách Đội hướng dẫn hoặc thông qua việc giao lưu học hỏi các bạn Đội viên trong Ban Chỉ huy Liên – Chi Đội, Đội viên nòng cốt hướng dẫn lẫn nhau, hay phải tự tìm tòi, học hỏi. - Không gian và thời gian để Đội viên tiếp thu, rèn luyện và thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên là không giới hạn; đó có thể là tại một buổi chào cờ, buổi sinh hoạt Chi Đội; là các buổi hội thi, hội thao, trong chuyến cắm trại, tham quan hoặc trong các môn học trong nhà trường… - Nguyên tắc thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên là: Học mà chơi – Chơi mà học. 3. Chương trình rèn luyện Đội viên là một chương trình thử thách, rèn luyện thường xuyên - liên tục đối với mỗi Đội viên; đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài ( ít nhất là 3 tháng ). 4. Việc kiểm tra chương trình rèn luyện Đội viên phải là một quá trình đánh giá sự rèn luyện của bản thân Đội viên; đánh giá sự tham gia của Đội viên trong hoạt động chung của Đội và đánh giá nhận thức, hành vi – ứng xử – kỹ năng của Đội viên trong cuộc sống, học tập và lao động. Việc kiểm tra phải thường xuyên, kiên trì; tránh phiến diện và mang tính hình thức; chạy theo số lượng và gây tâm lý nặng nề trong các em. Việc kiểm tra, công nhận chương trình rèn luyện Đội viên nhất thiết phải gắn với công nhận danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ; danh hiệu Chi Đội, Liên Đội mạnh. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN: A. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN (THEO BẬC): 1. Chương trình Đội viên TNTP Hồ Chí Minh “Măng non” (dành cho lứa tuổi 9 – 10). Có yêu cầu hành động và 6 chủ điểm chính: 2.1 Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Bác Hồ. 2.2 Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng. 2.3 Yêu bạn bè quốc tế. 2.4 Chăm học, chăm làm. 2.5 Giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. 2.6 Tìm hiểu về luật lệ giao thông và hành quân cắm trại. 2. Chương trình Đội viên TNTP Hồ Chí Minh “Sẵn sàng” (dành cho lứa tuổi 11 – 12). Có yêu cầu hành động và 6 chủ điểm chính: 2.1 Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Bác Hồ. 2.2 Tự hào về Tổ Quốc Việt Nam anh hùng. 2.3 Yêu bạn bè quốc tế. 2.4 Chăm học, chăm làm. 2.5 Giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. 2.6 Biết luật lệ giao thông và hành quân cắm trại. 3. Chương trình Đội viên TNTP Hồ Chí Minh “Tiền Phong” (dành cho lứa tuổi 13 – 14). Có yêu cầu hành động và 6 chủ điểm chính: 3.1 Hiểu biết về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bác Hồ. 2 3.2 Chăm học, chăm làm. 3.3 Đoàn kết quốc tế. 3.4 Rèn luyện và bảo vệ sức khỏe. 3.5 Hiểu biết về thiên nhiên, hành quân cắm trại. 3.6 Phong cách người Đội viên trưởng thành là người trọng danh dự, ai cũng tin ở lời nói của mình. B. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN (THEO CHUYÊN HIỆU): (gồm có 3 hạng: hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất) 1. Chăm học 2. Nghi thức Đội viên 3. An toàn giao thông 4. Nhà sử học nhỏ tuổi 5. Nhà sinh học nhỏ tuổi 6. Thông tin - liên lạc 7. Kỹ năng trại 8. Hữu nghị quốc tế 9. Vận động viên nhỏ tuổi 10. Nghệ sĩ nhỏ tuổi 11. Thầy thuốc nhỏ tuổi 12. Khéo tay hay làm 13. Thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt 14. Em yêu thiên nhiên (riêng của Thành phố Hồ Chí Minh) C. Căn cứ vào các chuyên hiệu trên Hội Đồng Đội Quận 5 chia ra làm 4 nhóm chuyên hiệu: 1/ Nhóm chuyên hiệu thuộc lĩnh vực kỹ năng Đội viên: - Nghi thức Đội viên - Thông tin liên lạc - Kỹ năng trại - Khéo tay hay làm 2/ Nhóm chuyên hiệu thuộc lĩnh vực Học tập: - Chăm học - Nhà sử học nhỏ tuổi - Nhà sinh học nhỏ tuổi - Hữu nghị quốc tế 3/ Nhóm chuyên hiệu thuộc lĩnh vực Năng khiếu: - Vận động viên nhỏ tuổi - Nghệ sĩ nhỏ tuổi - Thầy thuốc nhỏ tuổi 4/ Nhóm chuyên hiệu thuộc lĩnh vực Kỹ năng thực hành xã hội: - An toàn giao thông - Thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt - Em yêu thiên nhiên 3 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Hội Đồng Đội Quận: - Triển khai các nội dung và yêu cầu của Chương trình rèn luyện Đội viên theo bậc do Hội Đồng Đội Thành phố quy định và các chuyên hiệu Đội viên do Hội Đồng Đội Trung Ương ban hành đến các Liên Đội. - Chỉ đạo các Liên Đội đầu tư cho việc tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên. Cung cấp đề thi kiểm tra chuyên hiệu - Theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên của các Liên Đội và khen thưởng các Liên Đội thực hiện tốt và có chất lượng chương trình rèn luyện Đội viên tại đơn vị. - Hướng dẫn, chỉ đạo các Liên Đội tổ chức công nhận, tuyên dương các em Đội viên có quá trình rèn luyện, phấn đấu và thực hiện tốt chương trình rèn luyện Đội viên. - Xem xét và Công nhận chuyên hiệu RLĐV cho các em đội viên theo đề xuất của Liên Đội. 2. Đối với Liên Đội : - Triển khai và hướng dẫn các yêu cầu và nội dung của chương trình rèn luyện Đội viên đến các em Đội viên. - Tiến hành cho Đội viên, Chi đội đăng ký rèn luyện chuyên hiệu Đội viên ngay từ đầu năm học và hàng tháng, quý có kế hoạch kiểm tra. - Tổ chức và duy trì có hiệu quả Tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt chi Đội, sinh hoạt đội nòng cốt để triển khai, hướng dẫn về lý thuyết lẫn thực hành các nội dung trong chương trình rèn luyện Đội viên, đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của các em theo từng tuần, từng tháng. - Thường xuyên tổ chức tập huấn Ban Chỉ huy Liên Đội, Chi Đội trưởng, đội nòng cốt về những hiểu biết chung và kỹ năng của người Đội viên. Phát huy hiệu quả vai trò, khả năng hướng dẫn, hỗ trợ tập huấn của lực lượng này đối với các Chi đội, Đội viên. - Tổ chức các phong trào, hội thi….cho các em Đội viên cùng tìm hiểu, sưu tầm, học tập những trang truyền thống, lịch sử của Đội TNTP Hồ Chí Minh, của Thành phố Hồ Chí Minh; Thông qua các môn học chính như Lịch Sử, Địa Lý, Sinh học, …và kết quả học tập của Đội viên; các nội dung hướng dẫn trên báo Tuổi thơ Quận 5; cùng những kỹ năng của người Đội viên. V. KIỂM TRA: 1. Yêu cầu: - Tổ chức kiểm tra theo đợt ở các cấp khác nhau (Chi đội, Liên đội…) với những chuyên hiệu, chương trình theo bậc cụ thể. - Chuẩn bị tốt công tác tổ chức, tránh tổ chức sơ sài, đơn điệu, mang tính hình thức, gây tâm lý nặng nề đối với các em. - Gắn công tác kiểm tra vào trong các kỳ trại, dã ngoại, hội thi, phong trào để vừa mang tính chất kiểm tra vừa rèn luyện, vui chơi; đánh giá coi trọng chất lượng. 4 2. Một số hình thức kiểm tra: - Trắc nghiệm (lý thuyết). - Thực hành kỹ năng. - Thông qua kết quả Hội trại, hội thi, phong trào của Đội. - Kết quả của các môn học và sưu tầm tư liệu, ý thức học tập và quá trình rèn luyện, phấn đấu của Đội viên. 3. Các bước tiến hành Công nhận: 3.1 Lập kế hoạch kiểm tra và công nhận theo từng chương trình, từng chuyên hiệu với thời gian và hình thức, nội dung kiểm tra cụ thể. 3.2 Tổng phụ trách Đội tổ chức rèn luyện, xây dựng những yêu cầu cụ thể trong quá trình kiểm tra, công nhận để đảm bảo tính chính xác, công minh. Chú ý nên thông qua Hội đồng Sư phạm nhà trường, các giáo viên là tổ trưởng bộ môn cũng như sự hỗ trợ của Đoàn viên Chi Đoàn giáo viên tại trường. 3.3 Tổng hợp danh sách Đội viên đạt yêu cầu theo từng Chi đội, Liên đội và báo cáo về Hội Đồng Đội Quận công nhận kết quả rèn luyện tại Liên đội. VI. CÔNG NHẬN : Việc kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện Đội viên được quy định như sau: 1. Các đồng chí Tổng phụ trách Đội, Ban Chỉ huy Liên Đội thực hiện công nhận kết quả rèn luyện chuyên hiệu Hạng III thông qua kết quả học tập, hoạt động rèn luyện và tổ chức kiểm tra Lưu ý: đối với các chuyên hiệu ở nhóm học tập thì phải căn cứ vào kết quả điểm trung bình môn học trên 7,0 điểm và kết quả học tập đạt loại Giỏi. Đối với các chuyên hiệu ở các nhóm khác thì phải căn cứ vào kết quả thi kiểm tra chuyên hiệu; kết quả các thứ hạng trong hội thi năng khiếu, hoạt động hội thi phong trào của Đội 2. Hội Đồng Đội công nhận kết quả rèn luyện chuyên hiệu Hạng I,II thông qua các hội thi kiểm tra chuyên hiệu do Quận tổ chức hoặc Liên Đội tự tổ chức có sự giám sát và cho phép của Hội Đồng Đội quận. 3. Việc giám sát kết quả và công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện Đội viên do Hội Đồng Đội thực hiện thông qua việc trao cấp nơ và giấy công nhận như sau: - Trao Cấp nơ công nhận khi Đội viên đạt yêu cầu từng chuyên hiệu (trên cấp nơ có thể hiện chuyên hiệu và thứ hạng đạt được) - Cấp giấy chứng nhận khi Đội viên đạt yêu cầu hoàn thành chương trình bậc theo lứa tuổi (Măng non, Sẵn sàng, Tiền phong). 4. Tổng phụ trách Đội theo dõi quá trình rèn luyện của các em (có danh sách tổng hợp cụ thể) và chuyển thành tích cho các em khi chuyển trường, chuyển cấp. 5. Các Liên Đội tổ chức lễ công nhận, gắn cấp nơ, trao giấy công nhận…cho các em một cách trang trọng, ý nghĩa vào dịp lễ hội, trại tham quan dã ngoại, buổi sinh hoạt dưới cờ để biểu dương và động viên, khuyến khích các em tiếp tục phấn đấu vươn lên. 5 6. Một số vấn đề lưu ý: - Đội viên đăng ký rèn luyện, kiểm tra công nhận chuyên hiệu phải theo lứa tuổi và thứ hạng quy định. (Hạng ba được công nhận rồi thì mới đăng ký công nhận hạng nhì) - Đội viên đạt thứ hạng chuyên hiệu nào thì được quyền đeo cấp nơ thứ hạng chuyên hiệu đó trong sinh hoạt Đội (đeo bên tay trái và ngang vai) - Điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành từng chương trình rèn luyện Đội viên (theo bậc) khi mỗi Đội viên đạt từ 6 chuyên hiệu trở lên. * Nơi nhận: - Thành phố:Đ/c Trần Thị Diệu Thúy- Chủ tịch HĐĐ, Ban Thanh niên trường học, Ban MTĐBDC, Văn phòng HĐĐ; - Quận 5: Ban Dân vận Quận uỷ,Phòng Giáo dục,Ban Thường vụ Quận Đoàn, Ban Giám đốc NTN Quận 5, BGH 25 trường TH & THCS, TPT Đội 25 trường TH & THCS; - Lưu: (HĐĐ, Vp). TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN 5 PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Đặng Ngọc Phương 6 . CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH – QUẬN 5 HỘI ĐỒNG ĐỘI Quận 5, ngày 02 tháng 02 năm 2009 Số: 03 /HD- HĐĐ HƯỚNG DẪN Thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Mục đích: -

Ngày đăng: 12/05/2015, 06:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w