1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính công ty Garmex theo tỷ số tài chính

20 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính công ty Garmex theo tỷ số tài chính tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án,...

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1 Cơ sở lý luận 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1. Khái niệm báo cáo tài chính 2

2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 2

3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 2

4 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 3

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính 4

1.1 Phân tích các tỷ số tài chính 4

1.1.1 Tỷ số thanh khoản 4

1.1.2 Tỷ số quản lý tài sản hày tỷ số quản lý hiệu quả hoạt động 4

1.1.3 Tỷ số quản lý nợ 6

1.1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi 6

1.1.5 Tỷ số tăng trưởng 7

1.1.6 Tỷ số giá trị thị trường 8

1.2 Phân tích Dupont 9

2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 9

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GARMEX SAIGON JS 11

I. Lịch sử hình thành và phát triển 11

II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 11

1. Chức năng 12

2. Nhiệm Vụ 12

3. Sơ đồ tổ chức 13

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG GARMEX SAIGON JS 14

I.Phân tích các tỷ số tài chính 14

II.Nhận xét chung 20

III. Kết luận 21 PHỤ LỤC Bảng kết quả kinh doanh của Garmex Saigon

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 2

PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Khái niệm báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh và các luồng tiền trong một kỳ kế toán, giúp cho người sử dụng phân tích và đánh giá tình hình tài chính

và tình hình kinh doanh trong một kỳ kế toán và dự đoán luồng tiền tương lai Báo cáo tài chính

là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định kinh tế

2. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu qủa kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai

3. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai Mục tiêu của phân tích tài chính nhằm nhận dạng những biểu hiện không lành mạnh trong vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp Phân tích tài chính còn có thể được một số các tổ chức tài chính thực hiện từ bên ngoài doanh nghiệp nhằm tìm hiểu chính sách tín dụng hay tiểm năng đầu tư của doanh nghiệp đó

4. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ

là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Vì vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các

2

Trang 3

chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính

đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản khác

có thể chuyển đổi thành tiền nhanh; từ đó so sánh số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Ngoài ra các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho

họ trong những trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro

Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn Vì vậy họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ ngân hàng… còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính thuế, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động Nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngan hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp… bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.1 Phân tích các tỷ số tài chính

1. Tỷ số thanh khoản

Trang 4

Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Loại tỷ số

này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio)

Cả hai tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối tài sản Đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ

số này rất quan trọng vì nó giúp ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty

• Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định theo công thức như sau:

Tỷ số thanh khoản hiện thời =

- Giá trị tải sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho

- Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác

• Tỷ số thanh khoản nhanh Được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán Công thức:

Tỷ số thanh khoản nhanh =

2. Tỷ số quản lý tà sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng được thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản được báo cáo trên bẳng cân đói tài sản có hợp lý hay không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tà sản và vốn hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và, do đó, làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu Do vậy, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biêt các điều này chúng ta phân tích các tỷ số sau:

• Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity)

Dùng để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu chỉ số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của công ty sẽ cao Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho

4

Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn

Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho

Giá trị nợ ngắn hạn

Giá trị hàng tồn kho Doanh thu

Số ngày trong năm

Trang 5

Số ngày tồn kho =

• Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý phải thu Nó cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày

Kỳ tiền bình quân =

• Vòng quay tài sản cố định

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng Vòng quay tài sản cố định =

Tuy nhiên, khi phân tích tỷ số này cần lưu ý là ở mẫu số chúng ta sử dụng giá trị tài sản ròng, nghĩa là gái trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao Do đó, phương pháp tính khấu hao

có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ chính xác của việc tính toán tỷ số này

• Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản =

3. Tỷ số quản lý nợ

Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:

• Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản

Tỷ số nợ =

Tổng nợ trên tử số của công thức tính bao gồm nợi ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

• Tỷ số khả năng trả lãi

Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi sẽ gay thiệt hại cho cổ đông

Tỷ số khả năng trả lãi =

• Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả lãi chưa phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi ra công

ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác chẳng hạn như tiền thuê tài sản Do đó chung ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà con quân tâm đến khả năng thanh toán nợ

Số vòng quay hàng tồn kho

Giá trị khoản phải thu Doanh thu hàng năm/360

Doanh thu Tài sản cố định ròng

Doanh thu Giá trị tổng tài sản

Tổng giá trị tài sản Tổng nợ

EBIT Chi phí lãi vay

Trang 6

Tỷ số khả năng trả nợ =

4. Tỷ số khả năng sinh lợi

Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý

nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh ời của công ty Để đo lường khả năng sinh lời ta có thể sử dụng các tỷ số sau:

• Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông

TS Lợi nhuận trên doanh thu =

• Tỷ số sức sinh lợi căn bản

Phản ánh khả năng sinh lợiăn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến thuế và đòn bẫy tài chính

TS sức sinh lợi căn bản =

• Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

Dùng để đo lường sinh lợi trên mỗi đồng tài sản cuả công ty

ROA =

• Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường

ROE =

5. Tỷ số tăng trưởng

Các tỷ số tang trưởng cho thấy triển vọng phát triển công ty trong dài hạn

Do vậy, nếu đồng tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các tỷ số này

• Tỷ số lợi nhuận tích lũy

Đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư Do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai

Tỷ số lợi nhuận tích lũy =

6

EBITDA + Thanh toán tiền thuê

Chi phí lãi vay + Nợ gốc + Thanh Toán tiền thuê

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông

Doanh thu

EIBT Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

Vốn cổ phần thường

Lợi nhuận tích lũy Lợi nhuận sau thuế

Trang 7

• Tỷ số tăng trưởng bền vững

Đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận Do đó

có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại

Tỷ số tăng trưởng bền vững = =

= TS LN tích lũy x Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

6. Tỷ số giá trị thị tường

Các nhóm tỷ số ở trên phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường Các tỷ số thị trường được thiết kế

để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư cho cổ đông

• Tỷ số P/E (Price/ Earing Ratio)

Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sang trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty

Tỷ số P/E =

• Tỷ số B/C

Tỷ số này ít phổ biến hơn tỷ số P/E, nó chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cả cổ phiếu có quan hệ chặt chẽ với ngân lưu hơn là với lợi nhuận ròng

Tỷ số B/C =

• Tỷ số M/B

Tỷ số M/B so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu

Tỷ số M/B =

1.2 Phân tích Dupont

Là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai chương trình căn bản dưới đây, gọi chung là chương trình Dupont

TS LN tích lũy x LN sau thuế Lợi nhuận tích lũy

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Giá cổ phần Lợi nhuận trên cổ phần

Giá cổ phần Ngân lưu trên cổ phần

Giá trị thị trường của cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu

Trang 8

ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản

ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn CP

2. Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

- So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào để

có biện pháp kịp thời

- So sánh kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở hiện trạng tốt hay xấu, được hay chưa được, so với những doanh nghiệp cùng loại

- Những chỉ tiêu trung bình của ngành là những tiêu chuẩn được đánh giá là khá tốt cho những doanh nghiệp cùng loại Nghĩa là một doanh nghiệp có các chỉ tiêu tài chính phù hợp với mức trung bình của ngành là những doanh nghiệp sử dụng các chính sách tài chính thông thường và phổ thông, cho thấy tinh hình tài chính được đánh giá tốt

- Trong điều kiện của nước ra, khi các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành chưa được thống kê, thì khi phân tích có thể đưa ra những chỉ tiêu tài chính mà được đánh gía theo mình là tốt để so sánh, hoặc là chọn một doanh nghiệp cùng loại được cho là hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, để từ đó chọn các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp này là thước đo, là tiêu chuẩn để so sánh

8

Lợi nhuận ròng Doanh thu

Tổng tài sản Doanh thu

Tổng tài sản Doanh thu

Lợi nhuận ròng

Vốn cổ phần thường Tổng tài sản

Doanh thu

Trang 9

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

GARMEX SAIGON JS

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu may Sài Gòn (Garmex SaiGon) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1993, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc xuất khẩu và là đơn vị có uy tín chuyên nhập khẩu các trang thiết bị

và nguyên phụ liệu công nghiệp dệt may

Ngày 07/01/2004 Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon) chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn (Garmex Saigon js) theo quyết định 1663/QĐ-UB ngày 05/05/2003 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính của công ty: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Q Gò Vấp, Tp.HCM Điện thoại: 84 3 9844822

Email: gmsg@hcm.fpt.vn

Đại diện công ty: Ổng Lê Quang Hùng, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị

Công ty Garmex Saigon Js có các đơn vị trực thuộc và hợp tác, liên doanh tọa lạc tại các địa điểm sau:

- Xí nghiệp Garmex Bình Tiên: 55E Minh Phụng, P.5, Q.6

- Xí nghiệp Garmex An Nhơn: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Q.Gò Vấp

- Xi nghiệp Garmex Tân Xuân: Quốc Lộ 22, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn

- Xí nghiệp Garmex Bình Tân: E4/48 Khu Phố 5, P.Bình Trị Đông B, Bình Chánh

- Cơ sở II – Bệnh Việ ĐHYD: 213 An Dương Vương, P.11, Q.5

- Công ty Liên Doanh Hongarmex: 333 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạch, Q.Tân Phú

II. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

1. Chức năng

Công ty cổ phần SX – TM May Saigon chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc xuất khẩu Những mặc hàng xuất khẩu chính của Garmex Saigon Js là Jacket cao cấp, quần áo trượt tuyết, quần tây, T-shirt, Polo shirt, quần

áo thể thao bằng dệt kim – dệt thoi các loại

Trang 10

GHI CHÚ:

Điều hành Giám sát kiểm tra Quan hệ qua lại

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ISO

Phịng Tổ Chức Hành Chính Phòng tài chánh Kế toán Phịng kế hoạch xuất nhập khẩu

Xí Nghiệp Garmex An NhơnXí Nghiệp Garmex Bình Tiên Xí Nghiệp Garmex Tân XuânXí Nghiệp Garmex Bình Tân

Phòng Kinh Doanh dịch vụ

Garmex Saigon Js đang được ủy nhiệm sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Nike, North Face, Reebok, Columia Sportswear, Hang Ten, Pacific Trail, Otto… cho các khách hàng chính là NI, Teijin Shoji, Mitsui, Yee Tung, Han Soll, Zydy, Fuda… để xuất sang các thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan…

2. Nhiệm vụ

Nghiên cứu, tổ chức xây dựng quy trình kỹ thuật may, tổ chức thi tuyển và đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề, từng bước nâng cấp đổi mới trang thiết bị lạc hậu, phát huy các để tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng máy mĩc thiết bị, tăng năng suất lao động nhằm mục đích tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng

Đề ra các mục tiêu chất lượng để hỗ trợ chính sách chất lượng và cải tiến liên tục Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng nhằm đạt được chính sách chất lượng, đảm bảo và chứng minh khả năng của cơng ty cung cấp sản phẩm đáp úng các nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật định một cách ổn định, đảm bảo nâng cao

sự thỏa mãn của khách hàng, tạo thuận tiện cải tiến liên tục, phù hợp với yêu cầu của ISO 9001:2000

Cơng ty xác định và quản lý mơi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp các yêu cầu sản phẩm

Tổ chức và thực hiện cơng tác quản lý theo mơ hình:

 Tăng trưởng bền vững

 Tin cậy ở khách hàng

 Thăng tiến theo năng lực

 Tiết kiệm để tích lũy cho tăng trưởng

 Tác phong cơng nghiệp và văn hĩa trong doanh nghiệp

 Thỏa mái trong mơi trường là việc

 Truyền thống được đề cao

Mơ hình này nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng của cơng tác quản lý, đảm bảo phát huy được năng lực thật sự của nhân viên Từ đĩ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

3 Sơ đồ tổ chức :

10

Ngày đăng: 12/05/2015, 05:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w