Thê giơi thưc vât: rau

12 271 0
Thê giơi thưc vât: rau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 14 tháng 2011 HOẠT ĐỘNG: KPKH ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT RAU GÌ? I. Mục đích yêu cầu -Trẻ biết tên gọi đặc điểm , mùi vị cấu tạo hình dạng cánh , màu sắc của một số loại rau củ quả . - Phân biệt được sự giống và khác nhau của rau ăn lá và rau ăn củ, quả . - biết một số món ăn quen thuột chế biến từ rau củ quả -Biết ích lợi các loại rau củ quả, biết ơn người trồng rau. II.Chuẩn bị : *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Máy vi tính ,các sile hình ảnh về hình ảnh các loài rau , củ , quả - 4 loại rau củ quả thật - tranh lô to rau củ qua - Một số bài hát trong chủ diểm thực vật. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ Mỡ đầu hoạt động cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ta là thỏ trắng” đi vòng quanh lớp tìm rau củ quả . -Hoạt động 1: Trò chuyện về các loại rau củ quả bé tìm được trong vườn Ví dụ : Đây là củ su hào , củ su hào có à gì ? dùng để làm gì ? Ăn cà rốt có vị gì ? - Cô đọc câu đố : ‘Củng là bắp lá sắp vòng tròn lá ngoài thì xanh lá trong thì trắng’đó là rau gì ?(rau bắp cải) -Thế các con an rau bắp cải lần nào chưa ? - Ăn rau có chất gì ? - Tương tự cô cho trẻ xem tranh rau ngót, rau dền, rau lang, trò chuyện về đặc điểm từng loại . - Đố trẻ rau gì mà dùng để ăn củ. - Cho trẻ quan sát củ cà rốt mô tả hình dán màu sắc đặc điểm của củ cà rốt . - Tương tự cô cho trẻ xem tranh củ cải trắng, củ susu, su hào , khoai tay trò chuyện về đặc điểm từng loại . Hoạt động 2:Cho trẻ so sánh rau ăn củ và rau ăn lá .( giống nhau , khác nhau ) - cho trẻ xem rau ăn lá: có gì giống và khác rau ăn củ. - Rau ăn lá có điểm nào giống rau ăn củ. ? - Giống nhau :- đều có tên gọi chung là các loai rau củ quả. - Đều dùng làm thức ăn hàng ngày ? - Đều là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều Vitami và chất sơ cho cơ thề - Khác nhau : Rua ăn lá là chúng ta sử dụng phần lá còn rau ăn củ là chúng ta sử dụng phần củ. Hoạt động 3: Cho trẻ kể một số loại rau ăn quả trò chuyện về đặc điểm từng loại . - Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi: 1 phân loại rau củ quả - Luật chơi cách chơi : để chơi trò chơi này lớp chúng ta sẽ chia làm 3 đội cô sẽ phát cho mỗi đội 1 một số rau củ quả khác nhau , nhiệm vụ của mỗi đội là trong vòng 30 giây phải phân loại rau theo đặc điểm (rau ăn lá , rau ăn củ , rau ăn quả) Đội nào thực hiện nhanh nhất, đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng . * Trò chơi: 2 Thi tô màu rau củ quả - Kết thúc hoạt động : nhận xét tuyên dương KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: TRƯỜNG SẤP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC Mục đích yêu cầu- Trẻ nắm được kỷ thuật trườn sấp trèo qua ghế thể dục . - Trẻ biết nằm sát sàn dùng chân nọ tay kia để trườn tiến về phái trước , trườn đúng hướng , khi đến ghế thể dục thì đứng lên trèo qua ghế thể dục đúng kỹ thuật . - Qua trò chơi trẻ có ý thức thi đua, có tinh thần tập thể trong khi chơi. - Trẻ hào hứng, sôi nổi, thích tham gia tập thể dục. II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức : Trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - Máy catset, băng, nhạc 1 số bài hát tích hợp . - Hai nghế thể dục TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: - Cô và trẻ cùng hát vận động bài “cây bắp cải ” trò chuyện về nội dung bài hát. Để trồng được nhiều cây bắp cải chúng ta phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh đi trồng rau nha các con . * Hoạt động trọng tâm: a) Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi chạy các kiểu chân (bàn chân, mũi chân, gót chân,chạy nhanh, chạy châm…) b) Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung Tay vai 2: Tay đưa ra trước lên cao Bụng lườn 3: Đứng quay người sang 2 bên Chân 2: Ngồi khuỵu gối Bật 2: Bật tách khép chân * Vận động cơ bản: ‘Trườn sấp trèo qua ghế thể dục” . - Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, quan sát cô làm mẫu . - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác "Muốn trườn sấp được các con nằm sát sàn dùng chân nọ tay kia để trườn tiến về phái trước , trườn đúng hướng khi đến ghế thể dục thì đứng lên trèo qua ghế thể dục đúng kỹ thuật và về đứng ở cuối hàng. * Trẻ thực hiện: - Cô gọi trẻ khá lên thục hiện trước . - Lần lượt cho từng trẻ thực hiện, chú ý tăng số lần thực hiện cho những trẻ làm chưa tốt. Cô theo dõi khuyến khích động viên trẻ thực hiện tốt. Nhắc nhở trẻ bước lên xuống nghế cẩn thận không làm ngã nghế. - Lớp chia làm hai đội thi đua nhau thực hiện. Đồng thời cô sửa sai cho tưng cháu . c) Hoạt động 3: Trò chơi: mèo đuổi chuột . *Kết thúc hoạt động : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở nhẹ nhàng đội hình 1 vòng tròn KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: LQCV ĐỀ TÀI: BÉ HỌC CHỮ N-M Mục đích yêu cầu -Trẻ nhận biết, phân biệt được chữ N-M tìm được chữ l trong các từ, tiếng có chứa chữ cái N-M - Phát âm đứng chính xác chữ N - M Tô viết đựoc chữ N- M qua trò chơi - Tham gia học chữ tích cực II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức :trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - băng đĩa nhạc ,xắc xô - Tranh ảnh về cây lúa, cánh đống lúa. - Các bài hát “màu hoa, lý cây bông… ” - Vở tập tô, bút chì, bút màu TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ * Mở đầu hoạt động : - Cô và trẻ cùng hát bài “quả gì” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Các con hãy kể về các loai quả có trong bài hát nào ? * Hoạt động trọng tâm : *Hoạt động trong tâm : Học chữ N a) Hoạt động 1: Giới thiệu - Gió thổi, gió thổi. Gió thổi đến lớp chúng mình 1 bức tranh - Đố các con tranh vẽ gì? (Trẻ quan sát trên máy tính và trả lời) - Cho trẻ đồng thanh từ “qua nhản” - Từ quả nhản có mâý tiếng, mấy chữ cái? Cho trẻ đếm - Cô chạy slide ghép thẻ chữ cái thành từ qua nhản. Trong từ quả nhản có chữ cái nào giống nhau. Cho trẻ lên chỉ - Cô giới thiệu đó là chữ N, cô phát âm N. Trẻ đồng thanh N, nhóm cá nhân phát âm N. Cô giới thiệu các kiểu chữ N. Trẻ phát âm b) Hoạt động 2: Phân tích chữ N - Chữ N là một nét móc trên dính liền với một nét móc hai đầu . Cho trẻ viết chữ N trên không - Chữ N có mấy nét? c) Hoạt động 3: Luyện âm Nu Na Nu Nống Nơ Nở Nờ nơ Ninh ninh nang nang b) Làm quen chữ M: - Tương tự cô giới thiệu tranh “quả mít ” và giới thiệu chữ m trong từ “quả mít’ - Giới thiệu các kiểu chữ m * So sánh chữ m,n : Giống nhau: không có điểm giống nhau Khác nhau: về cách phát âm, chữ n có nết nóc trên và một nét móc hai đầu còn chữ m có 2 nết nóc trên và một nét móc hai đầu . *Trò chơi luyện tập : Ghép chữ m,n thi đua 2 đội • Tìm chữ cái n trong bài “hoa lan”, chữ m trong bài “con mèo ” • Chơi tìm đúng số nhà: Cháu có chữ n về nhà chữ n, có chữ m về nhà chữ m *Kết thúc hoạt động : Các con vừa học chữ cái gì ? Về nhà đọc và viết chữu m,n KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày16 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: TOÁN ĐỀ TÀI: BÉ ÔN CHIỀU CAO I Mục đích yêu cầu - Trẻ biết nhận xét sự giống khác nhau của 2- 3 loại cây. So sánh và đo độ cao của 3 cây cao khác nhau = một đơn vị đo. - Qua trò chơi trẻ biết đếm lá theo số lượng trẻ dán được. - Tham gia tích cực trong hoạt động II. CHUẨN BỊ: *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Thẻ số, đồ dùng cô và trẻ có số lượng 9 - Đồ dùng làm bằng xốp: 3 cây xanh cao thấp khác nhau. - Chữ số từ 1-9. 1 cây thước đo có độ dài 5cm. - 3 tranh vẽ cây xanh, một số lá cắt bằng giấy thủ công TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ Ôn định lớp - Cô và trẻ cùng hát bài dân ca về các loại rau “ ” - Cô cho trẻ kể tên các loại rau mà trẻ biết, sau đó cho trẻ xếp theo nhóm rau. * Hoạt động trọng tâm : * Hoạt động 1 : Gợi hỏi trẻ trong các loại rau vừa nêu cây nào cao nhất, cây nào thấp nhất. - Để biết chắc cây rau nào cao hơn ta phải làm thế nào? - Cô cũng có 3 loại rau ( Cải, muốn, ngót) và 1 cây thước đo các con sẽ lên đo và cùng đưa ra nhận xét xem cây nào cao hơn nhé. - Cho 3 trẻ lên đo cả lớp theo dõi và đếm số lượng chiều cao của mỗi cây và cùng đưa ra nhận xét, sau đó cho 3 trẻ lên lấy số đặt tương ứng. - Cây thứ nhất có số đo là 8, (đặt số tương úng 8) 2 cây còn lại có số đo là 9 ( Đặt số 9) - Cho thi đua nhóm, cá nhân đếm 1 8. - Hỏi trẻ vì sao mà ta xác định được chiều cao của 3 cây và cây nào sẽ cao hơn cây nào. * Hoạt động 2 :Trò chơi: Dán cây cho lá. - Trẻ dán lá vào các cây rau theo yêu câu của cô - Cách chơi: lớp chia làm 3 đội lên dán lá tròn vào cây cao nhất kết quả đội nào nhanh hơn thì đội đó thắng * Trò chơ 2: Bé khéo tay - Tre tô máu các rau có độ cao khác nhau theo yêu cầu cuả cô *Kết thúc hoạt động: Hát lá xanh - Cũng cố : C/c vừa học số mấy? Số 8 có cấu tạo như thế nào? Về nhà các con nhớ đếm cho ông bà, ba mẹ mình nghe nhé KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 17 tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC ĐỀ TÀI: Chuyện SỰ TÍCH DÂY KHOAI LANG I Mục đích yêu cầu - Trẻ hiểu nội dung truyện, hiểu được các khái niệm về tính cách của nhân vật . - Biết dược sự tích dây khoai lang - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của cây rau lang : là loại rau vừa ăn lá vừa ăn củ có nhiều chất dinh dưỡng . - Biết được số một món ăn chế biến từ cây rau lang - Biết kể chuyện theo cô, rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng, nói trọn câu. - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên ,chăm sóc cây. II.Chuẩn bị : *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Máy vitính, chuẩn bị các slide về câu truyện “sự tích dây khoai lang ” - Một bộ tranh “sự tích dây khoai lang ” - Nhạc bài hát “Em yêu hạt lúa vàng ” - sân khấu rối và các nhân vật rối chơi trò chơi đóng kịch. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: Cô cùng trẻ hát hát bài “Em yêu hạt lúa vàng”. Các con vừa hát bài hát gì? Cây lúa là loại cây gì ? - Ngoài cây lúa c/c còn loại cây nào là cây lương thực ? - Có một loại cây vừa ăn lá vừa ăn củ đố các con biết đó là loại cây gì ? - C/c biết cây khoai lang có từ đâu không ? - Muốn biết cây khoai lang có từ đâu các con lắng nghe cô kể câu chuyện nhé ? *Hoạt động trọng tâm : a. Hoạt động 1: Cô kể lần 1 - Cô kể chuyện“sự tích dây khoai lang ” có tranh minh hoạ. Thể hiện diễn cảm sắc thái tình cảm của từng nhân vật cho phù hợp. - Cô tóm tắc nội dung câu chuyện kể về một câu bé hiếu thảo chăm chỉ tìm ra giống cây quý cho bà và người dân .mà ngày nay gọi là cây khoai lang . b. Hoạt động 2 : Cô kể lần 2 + Trích dẫn đàm thoại Kể trên máy vi tính - Một hôm cậu bé nói với bà như thế nào? - Cậu bé có làm được điều đó không ? - Ai đã giúp cậu bé ? Ông bụt náo với cậu bé điều gì ? - Cậu bé ước điều gì ? - Cuối cùng cậu bé thấy gì? - Cậu bé trồng ở đâu ? - Ngày nay còn gọi là cây gì ? c. Hoạt động 3: Kể chuyện theo nhóm - Cô mời nhóm đóng vai cậy bé , một nhóm đóng vai bà, một nhóm đóng vai ông bụt ,luân phiên nhau thể hiện ngữ điệu, giọng nói của các nhân vật. *Kết thúc hoạt động: Nhận xét tuyên dương * Kết thúc hoạt động. - Hát: “ màu hoa”. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 17 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: BÉ VẼ TRANG TRÍ HOA LÁ TRÊN BĂNG GIẤY I Mục đích yêu cầu - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để Vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy . - Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh hợp lý, cân đối, chọn màu đêp hợp lý . - Trẻ yêu thích và thể hiện tình cảm của mình khi thực hiện sản phẩm. - Rèn luyện ở trẻ các cơ ngón tay, kỹ năng vẽ. II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức : Trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - Máy catset, băng, nhạc 1 số bài hát tích hợp . Tranh vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy - Vở tạo hình, bút chì, bút màu TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu hoạt động : - Cô cho cả lớp đọc bài thơ : “ hoa kết trái ?”. *Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1: Giới thiệu : Trong bài thơ nhắc đến những loài hoa nào? - Cô cho trẻ biết mỗi loài hoa đều khoác lên mình một chiếc áo mào sắc khác nhau rất là xinh đẹp và rực rỡ , hoa mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích ( hoa cho quà, làm đẹp khu vườn, cho mùi hương thơm … - Cô treo tranh vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy cho trẻ quan sát và đàm thoại. - Trong tranh vẽ những loại hoa nào? Về hình dáng của lá,hoa, màu sắc của các loại hoa. Cách cách vẽ như thề nào? - Cô cho trẻ nói về các loại hoa lá mà trẻ sẽ vẽ . Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: - Trẻ nêu ý định của mình muốn thực hiện - Cháu thích vẽ hoa lá gì ? vẽ như thế nào (khi trẻ trả lời cô có thể gợi ý thêm về cách vẽ và bố cục trên tờ giấy…) - Cô đi quan sát từng bàn, gợi ý và hướng dẫn trẻ vẽ được trên băng giấy với nhiều loại hoa lá khác nhau khác nhau. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm - Trẻ thực hiện xong mang vở lên trưng bày cho cả lớp nhận xét, chọn bức tranh đẹp nhất *Kết thúc hoạt động : Hát vỗ tay theo nhịp “màu hoa” . lá trong thì trắng’đó là rau gì ? (rau bắp cải) -Thế các con an rau bắp cải lần nào chưa ? - Ăn rau có chất gì ? - Tương tự cô cho trẻ xem tranh rau ngót, rau dền, rau lang, trò chuyện về đặc. . Hoạt động 2:Cho trẻ so sánh rau ăn củ và rau ăn lá .( giống nhau , khác nhau ) - cho trẻ xem rau ăn lá: có gì giống và khác rau ăn củ. - Rau ăn lá có điểm nào giống rau ăn củ. ? - Giống nhau :-. cô sẽ phát cho mỗi đội 1 một số rau củ quả khác nhau , nhiệm vụ của mỗi đội là trong vòng 30 giây phải phân loại rau theo đặc điểm (rau ăn lá , rau ăn củ , rau ăn quả) Đội nào thực hiện nhanh

Ngày đăng: 11/05/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan