1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI GDCD 12 Ma tran

11 2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

TIẾT 8 - TUẦN 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I- MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm pháp luật. - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân và đối với toàn xã hội. - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 2. Về kĩ năng Biết đánh giá hành vi xử sự của mình và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL. Phê phán những hành vi trái pháp luật. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận kết hợp TNKQ III - THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 1:Pháp luật và đời sống Nêu được khái niệm PL Hiểu được vai trò của PL đối với nhà nước và cá nhân Biết đánh giá hành vi của mình,có ý thức tôn trọng PL Số câu Số điểm Tỉ lệ 0,5/1 1 10% 2 1 10% 0,5/1 1 10% 3 3 30% Bài 2: Thực hiện pháp luật Hiểu được các hình thức thực hiện PL Biết đánh giá hành vi theo các chuẩn mực của PL Số câu 2 1 3 Số điểm Tỉ lệ 1 10% 3 30% 4 40% Bài 3: Cd bình đẳng trước PL Hiểu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của Cd trước PL Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 3 30% 1 3 30% TS câu TSđiểm Tỉ lệ 0,5/1 1 10% 4 2 20% 2 60 60% 0,5/1 1 10% 7 10 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: trắc nghiệm khách quan (2 điểm) ( Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất) Câu 1: (0,5 đ) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước: A. Quản lí XH C. Bảo vệ công dân B. Quản lí công dân D. Bảo vệ nhà nước Câu 2 (0,5điểm) Pháp luật là phương tiện để công dân th:ực hiện và bảo vệ? A. Lợi ích kinh tế. C. Các quyền của công dân. B. Lợi ích chính trị. D. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Câu 3 (0,5 điểm) Anh A săn bắt động vật quí hiếm trong rừng. Trong trường hợp này, anh A đã: A. Không sử dụng pháp luật. C. Không tuân thủ pháp luật. B. Không thi hành pháp luật. D. Không áp dụng pháp luật. Câu 4 (0,5 điểm Hình thức thực hiện PL nào dưới đây khác nhất so với các hình thức còn lại(Xét về chủ thể thực hiện) A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 5: ( 2đ) Pháp luật là gì? Trong cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông em đã xử sự đúng pháp luật chưa? Xử sự như thế nào? Câu 6: (3đ) Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Câu 7: (3đ) Tình huống Từ khi thành lập đến nay công ty Cổ phần gạch men Minh Quang vẫn được đánh giá là làm ăn nghiêm chỉnh. Vậy mà hôm trước Công ty bị Thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt hành chính .Thì ra Công ty đã không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Câu hỏi: 1. Theo em Công ty Minh Quang không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường có phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật không? Giải thích vì sao? 2. Hành vi xử phạt của Thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? V. ĐÁP ÁN,THANH ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5đ Câu1: A Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 5: 2đ -Khái niệm PL (1đ) -HS tự đánh giá hành vi của mình (1đ) Câu 6: HS nêu được: -Nhà nước không những đảm bảo cho Cd (1,5đ) -Đảm bảo cho Cd bình đẳng (1,5đ) Câu 7: Hs trả lời được - Là hành vi trái PL , giải thích (1,5đ) - Áp dụng PL (1,5đ)1 TUẦN 27 - TIẾT 25 KIỂM TRA 1 TIẾT I- MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức -Nêu được khái niệm ,nội dung quyền bầu cử,ứng cử - Hiểu được Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín,điện thoại điện tín 2. Về kĩ năng Biết đánh giá hành vi xử sự của mình và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL. Phê phán những hành vi trái pháp luật. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận kết hợp TNKQ III - THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 6:Công dân với các quyền tự do cơ bản Quyền được được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín,điện thoại điện tín Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 1 2 20% Bài 7: Công dân với cá quyền Nêu được khái niệm ,nội dung quyền bầu Biết cách vận dụng hình thức dân chủ trực tiếp dân chủ cử,ứng cử và dân chủ gián tiếp Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 5 50% 1 30 30% 2 8 80% TS câu TSđiểm Tỉ lệ 1 5 50% 1 2 20% 1 30 30% 3 10 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Câu 1: (2đ) Những khẳng định dưới đây là đúng hay sai về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,điện thoại,điện tín?(Đánh dấu X vào ô tương ứng) Khẳng định Đúng Sai Cha mẹ có quyền kiểm soát thư tín,điện thoại của con Là bạn thân thì có thể tự ý nghe điện thoại,và xem thư tín của nhau Người đứng đầu cơ quan,trường học có quyền kiểm soát thư tín của người khác nếu thấy có dấu hiệu nghi nghờ. Không ai được tự tiện bóc mở ,thu giữ,tiêu hủy thư và điện tín của người khác. Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 2( 5đ) Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân? Câu 3( 3đ) Là học sinh lớp 12,em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp bằng những hình thức dân chủ nào? V.ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Câu 1 (2đ). Mỗi đáp án đúng 0.5đ Đúng Sai X X X X Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 2( 5đ) HS nêu được - Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước .(1đ) - Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân +Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội , Hội đồng nhân dân. ( 1đ) + Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính,dân tộc.tôn giáo,trình độ văn hóa,nghề nghiệp,thời hạn cư trú nơi họ thực hiện quyền bầu cử,ứng cử,trừ một số người vi phạm pháp luật thuộc trường hợp mà luật bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử.(1đ) - Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân: - Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín. (1đ) - Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên có năng lực và tín nhiệm với cử tri có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị,tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử)(1đ) Câu 3( 3đ) HS nêu được -Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp (1,5đ) -Thông qua hình thức dân chủ gián tiếp (1,5đ) TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ MÔN GDCD 12 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian:45 phút. Tiết số 18 -Học kỳ 1 Họ tên: lớp Số thứ tự trong sổ điểm MÃ ĐỀ:112 ĐỀ BÀI: Bài 1: (2đ). Đánh dấu X vào cột Đúng, Sai sao cho phù hợp Nội dung Đúng Sai Chỉ được bắt người đang phạm tội quả tang Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật Công an có thể bắt người nếu nghi là tội phạm Việc bắt người khẩn cấp không cần có phê chuẩn của viện kiểm sát sau khi tiến hành Bài 2 (4đ) Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Bài 3 (2đ) Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? Vì sao? Bài 4 (2 đ) Tình huống Hoa sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, bố là kĩ sư cơ khí, mẹ là giáo viên trung học cơ sở. Năm nay Hoa đang học lớp 12, với ước mơ, dự định thi vào Trường Đại học Sư phạm để sau này trở thành cô giáo như mẹ mình. Đã gần đến ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, Hoa thưa chuyện với bố mẹ về ý định của mình để thực hiện ước mơ mà em hằng ấp ủ. Nghe xong chuyện, mẹ Hoa thì đồng ý, còn bố thì phản đối, vì bố muốn Hoa thi vào Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế để sau này trở thành doanh nhân. Thấy bố nói vậy, Hoa không biết phải quyết định thế nào. Câu hỏi : 1. Theo em, Hoa phải làm gì trong trường hợp này ? 2.Bố Hoa có quyền quyết định không cho Hoa thi vào Trường Đại học Sư phạm không ? BÀI LÀM TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ MÔN Sốphách … ĐIỂM GDCD 12 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian:45 phút. Tiết số 18 -Học kỳ 1 Họ tên: lớp Số thứ tự trong sổ điểm MÃ ĐỀ:113 ĐỀ BÀI: Bài 1: (2đ). Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I sao cho đúng. I II 1.Trong trường hợp người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con duới 12 tháng tuổi thì người chồng a.sử dụng nhiều lao động nữ 2.Nhà nước có chính sách ưu đãi ,xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp b.không có quyền xin li hôn 3.Phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ ở nơi c. đã nghỉ hưu 4. Không áp dụng luật lao động đối với người lao động d. có sử dụng lao động nữ Bài 2 (4đ) Thế nào là bình đẳng trong lao động?Trình bày nội dung bình đẳng trong lao động? Bài 3 (2đ) Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc,nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế -xã hội thấp? Bài 4 (2 đ) Tình huống Anh Thành và chị Hương kết hôn với nhau đến nau đã được 6 năm và có một bé gái xinh đẹp.Cuộc sống vợ chồng anh chị vẫn êm ả, bình yên.Thế rồi, đến một ngày, khi nghe chị Hương nói chuyện với chồng về việc muốn đi học thêm tiếng Anh thì anh Thành lập tức không đồng ý. Anh Thành nói : Phụ nữ thì cần gì học nhiều, anh quyết định em không đi học nữa ! Thấy vậy, chị Hương vốn hiền lành cũng không sao chịu được : Em hỏi ý kiến anh thì anh nên ủng hộ em, anh không có quyền quyết định chuyện học hành của em được đâu anh ạ ! Câu hỏi : 1. Anh Thành có quyền cản trở chị Hương đi học không ?Vì sao? 2.Trong tình huống này,quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng trong quan hệ tài sản hay quan hệ nhân thân? BÀI LÀM ĐÁP ÁN Sốphách … ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN GDCD LỚP 12 Mã đề 112 I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5đ Đúng Sai S Đ S S II/ Phần tự luận (8 điểm) Câu 2 ( 4 điểm) HS nêu được - Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá , không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.(1 đ) - Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.(1đ) - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.(1đ) -Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục +Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.(0.5 đ) +Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.(0.5 đ) Câu 3 (2đ) -HS nêu được : - Không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động (1 đ) -Vì: + Người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là người được đào tạo và có khả năng làm việc trong môi trường đòi hỏi kĩ thuật cao mà không phải bất kì lao động nào cũng đáp ứng được. ( 0.5đ) + Tạo ra nhiều SP có giá trị ,hàm lượng chất xám kết tinh trong SP cao,đem lại lợi ích lớn cho đơn vị (0.5 đ) Câu 4 (2 đ) -HS nêu được Hoa phải làm gì (1 đ) - Bố Hoa không có quyền quyết định không cho Hoa thi vào Trường Đại học Sư phạm ( 1đ) ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN GDCD LỚP 12 Mã đề 113 Phần trắc nghiệm (2đ) Câu 1 (2đ) Mỗi đáp án đúng 0.5 đ 1b 2a 3d 4c II/ Phần tự luận (8đ) Câu 2 (4đ) HS nêu được Thế nào là bình đẳng trong lao động? Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.(1 đ) Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.(1 đ) -Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.(1đ) -Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. (1 đ) Câu 3(2 đ) -Học sinh nêu được + Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế -xã hội thấp thường sống ở vùng sâu ,vùng xa có vị trí chiến lược trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, khí hậu khắc nghiệt,đời sống khó khăn ( 1 đ) + Góp phần cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách tụt hâu (1 đ) Câu 4 (2 đ) 1. Anh Thành không có quyền cản trở chị Hương đi học không (0.5 đ) Vì vợ chồng bình đẳng có quyền ngang nhau về mọi mặt, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt (1đ) 2.Trong tình huống này,quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng trong quan hệ quan hệ nhân thân (0.5 đ) . LÊ VĂN LINH BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ MÔN GDCD 12 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian:45 phút. Tiết số 18 -Học kỳ 1 Họ tên: lớp Số thứ tự trong sổ điểm MÃ ĐỀ: 112 ĐỀ BÀI: Bài 1: (2đ). Đánh dấu X vào. hiện đúng PL. Phê phán những hành vi trái pháp luật. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận kết hợp TNKQ III - THI T LẬP MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ. hiện đúng PL. Phê phán những hành vi trái pháp luật. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận kết hợp TNKQ III - THI T LẬP MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ

Ngày đăng: 11/05/2015, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w