1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

7 15,9K 68
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 40,22 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 ÔNG ĐỒ - ĐÌNH LIÊN 1. Khổ cuối bài thơ”Ông đồ” là lời tâm sự của tác giả - nhà thơ Đình Liên: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa NHững người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Hình ảnh “ hoa đào nở” và“ông đồ” già một lần nữa đc lặp lại ở cuối bài thơ. Đó là kiểu kết cấu “ đầu cuối tương ứng” làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Đó cũng là cái tứ” cảnh cũ vẫn còn mà ng xưa đôu thấy” đầy gợi cảm thường gặp trong thơ cổ. Từ “xưa” trong cụm từ”ông đồ xưa” đc dùng rất hay và đầy ngụ ý. Dường như, hình ảnh ông đồ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, ko tồn tại để cho bao nỗi khắc khoải thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trào dâng chứa chất câu hỏi tu từ:” Những ng muôn năm cũ / Hồn ở đôu bh?” Đây là lời tự vấn, câu hỏi ko trả lời. Từ sự vắng bóng của ông đồ vào ngày tết mà tác giả bâng khuâng xót xa nghĩ tới” Những ng muôn năm cũ” kbh thấy nữa.”Hồn” của họ-những giá trị văn hóa mà họ đã đóng góp cho c/s tinh thần quê hương đất nước, bh ở đôu r? Câu hỏi ấy cứ vấn vương mãi làm ý thơ ko khép đc, gieo vào lòng ng đọc nỗi ám ảnh day dứt ko nguôi về những j tốt đẹp của một thời lẽ ra phải đc giữ lại, phải sống mãi vs đất nước này. 2. Trong bài thơ “Ông đồ” ĐÌnh Liên đã thể hiện tấm lòng tiếc thương hoài cổ trước một lớp người sinh ra ko gặp thời, trong đó có những câu thơ mượn cảnh ngụ tình độc đáo bộc lộ sâu sắc tâm trạng của ông đồ Nho: “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” “Lá vàng rơi “ là chi tiết gợi buồn, gợi sự tàn phai,rơi rụng . Ở đây lại “ rơi trên giấy”, những tờ giấy đỏ nhạt phai ủ ê, cứ phơi ra đấy bày ra đấy hứng lá vàng rơi, ông đồ ko buồn nhặt nó đi bởi có ai thuê viết câu đối đôu mà ông động đến nó. Chỉ vậy thôi có lẽ ng đọc cũng đã cảm nhận đc cõi lòng tan nát của ông đồ già! Đặc biết , thi sĩ còn khéo chọn cảnh”mưa bụi bay” để đặc tả tình người. Những hạt mưa li ti bình dị mà chứa chất đầy tâm trạng , mưa rắc bụi vào không gian mà như rắc cả cái giá lạnh vào lòng người. Hình ảnh” mưa bụi bay” dường như đang xóa nhòa đi hình ảnh gầy gò tội nghiệp của ông đồ già. Rõ ràng chỉ bằng hai câu thơ thấm đẫm tâm trạng ấy, Đình Liên đã bày tỏ được nỗi buồn thấm từ hồn người đến cảnh vật, làm cảnh vật càng ảm đạm thê lương. Phải chăng đó cũng là bức tranh thời tàn của ông đồ? 3. Em vô cùng yêu thích hai câu thơ nói về ông đồ già của Đình Liên: “Giấy đỏ buồn không thắm 1 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 Mực đọng trong nghiên sầu” Nhờ biện pháp nhân hóa tài tình mà hai câu thơ có sức gợi cảm cao. Nó làm người đọc nhận thấy cái buồn ẩn trong từng nét chữ, ý thơ, thấm vào những vật vô tri như” giấy đỏ””nghiên mực”. Màu đỏ thắm của giấy điều không còn nữa, nó đã phai nhạt dần bởi giấy cứ phơi ra bày ra nhưng chẳng ai cần đến, chẳng ai buồn động vào. Thời gian và cát bụi làm cho những tờ giấy đỏ ế ẩm ấy trở thành màu buồn tẻ, nhạt phai”không thắm”. Và nghiên mực của ông đồ cũng vậy, mực tàu đã mài ra nhưng chẳng đc chiếc bút lông chấm vào nên nó lắng xuống, khô lại trở thành”nghiên sầu”. Phải chăng cảnh “buồn “ của giấy, “sầu” của mực đang diễn tả cái thế bó gối , bất động, cô đơn của con người? Phải chăng ông đồ ngồi đó nhưng đã bị lạc lõng hay lãng quên giữa cảnh đường phố đông vui. Có lẽ hai câu thơ đã khắc họa hình ảnh ông đồ - một nghệ sĩ mất công chúng khi thời thế thay đổi, và những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc đã bị lãng quên. Qua đó ta còn thấy đc sự trân trọng cảm thương cuả nhà thơ với một lớp người đã qua. NHỚ RỪNG – THẾ LỮ 1. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, nỗi nhớ về một thời vàng son huy hoàng của con hổ đã đc nhà thơ Thế Lữ thể hiện đặc sắc qua các câu hỏi tu từ liên tiếp, đặc biệt mỗi câu hỏi ấy lại đc gắn với một kỷ niệm đẹp đẽ thời quá khứ lại càng làm ý thơ trở nên sâu sắc hơn. Qua đó nỗi “nhớ rừng” của chúa sơn lâm càng trở nên mãnh liệt nhường nào. Các từ “nào đâu””đâu” vừa để hỏi vừa để giãi bày cảm giác hẫng hụt dai dẳng kiếm tìm vô vọng những kỷ niệm tuột khỏi tay. Đó là những đêm” trăng vàng bên bờ suối”, những ngày mưa con hổ “lặng ngắm giang san” rồi những bình minh mà chúa sơn lâm trở thành bậc đế vương có “tiếng chim ca ru giấc ngủ”, những chiều hoàng hôn”đỏ” lênh láng mà con hổ ở vị trí chúa tể chiếm lĩnh ca chốn núi rừng hùng vĩ. Không chỉ có thế những câu hỏi tu từ liên tiếp dồn dập ấy còn gieo vào lòng người đọc những lời than vãn, tiếng thở dài ngao ngán , đầy nuối tiếc, quãng đời oanh liệt ở chốn đại ngàn mà chúa sơn lân ngự trị. Bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ thật tài hoa, Thế Lữ đã diễn tả thành công tâm trạng day dứt, một nột tâm đa dạng phong phú đang diễn ra mạnh mẽ trong con hổ khi bị giam cầm trong vườn Bách Thú. 2. Trong bài thơ “Nhớ rừng” , Thế Lữ đã có những câu thơ tuyệt bút: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?” Với nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc những”đêm vàng”, hai câu thơ đã khắc họa tài tình cả một thời kì hoàng kim , thời vàng son trong quá khứ của “Chúa sơn lâm” nay bị sa cơ. Đó là một bức tranh thiên nhiên vàng ngợi ánh trăng, trăng rọi xuống dòng suối chan hòa lan tỏa khắp mặt nước làm 2 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 nước suối hòa lẫn một sắc vàng với trăng. Và khi đó, sau khi “say mồi” con hổ đang chậm rãi cúi xuống suối uống nước làm mặt nước lung linh xao động muôn ngàn bóng trăng vỡ ra, tan ra lóng lánh. Do đó trong cảm nhận con người dường như con hổ đang”uống ánh trăng tan”. Cách nói ấy thật tài hoa đưa lại vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và hào phóng. Và trong khung cảnh kì diệu ấy phải chăng con hổ là một thi sĩ đang vừa uống nước vừa lặng ngắm giang sơn hùng vĩ của đại ngàn trong niềm say đắm ngất ngây. Nhưng thật tiếc, tất cả đã lui về quá khứ mà giờ đây chúa sơn lâm vừa ngẫm nghĩ vừa nuối tiếc”nào đâu? .”. Câu hỏi tu từ ấy như tiếng thở dài ngao ngán. QUÊ HƯƠNG – TẾ HANH 1. Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đầy ắp những kỉ niệm về một làng chài ven biển, nhưng ấn tượng nhất với em là những câu thơ viết về hình ảnh con thuyền ra khơi đánh cá : “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” Hình ảnh con thuyền được so sánh như con tuấn mã- một con ngựa đẹp, phi nhanh. Đây là hình ảnh so sánh độc đáo gợi cho ta vẻ đẹp của con thuyền tràn trề sức sống đầy sinh khí đang băng băng lướt trên đại dương và hơn hết con thuyền đó đang được điều khiển bởi những đôi tay chèo mạnh mẽ khỏe khắn, phi thường của những chàng trai trẻ làng chài. Các động từ mạnh như”phăng”,”hăng” đã diễn tả nổi bật điều đó.Với không khí ra khơi đầy hăm hở, hào hứng như vậy, chắc chắn con thuyền sẽ vượt qua mọi khó khăn, sóng to gió lớn của biển cả, và kiêu hãnh “vượt trường giang” bao la muôn trùng. Quả thật đây là một hình ảnh đẹp , khỏe khắn thể hiện bút pháp lãng mạn của nhà thơ. 2. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” Trong bài thơ”Quê hương” nhất là qua hai khổ thơ trên,Tế Hanh đã bộc lộ tình cảm gắn bó sâu đậm của mình với làng chài ven biển. Trước hết, tác giả đặc tả “cánh buồm giương to”, căng phồng trong gió đang tiến ra khơi trong nền trời nước mênh mông và thật táo bạo bất ngờ khi nhà thơ so sánh”cánh buồm” – một vật chất cụ thể , hữu hình với”mảnh hồn làng”- một thứ vô hình, đã làm cho ý thơ trở nên sâu sắc biết nhường nào. Phải chăng, nhờ so sánh , người đọc cảm nhận được cánh buồm quen thuộc này chính là biểu tượng của những người dân chài. Quả thật , 3 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 con thuyền cánh buồm đã bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh. Đặc biệt lãng mạn hơn, đẹp hơn khi nhà thơ nhân hóa cánh buồm này giống con người đang “rướn thân” để “thâu góp gió”.Trong cảm nhận của nhà thơ dường như cánh buồm căng phồng như cánh tay to khỏe nâng đỡ niềm tin cho người đi biển. Rõ ràng, chi với hai câu thơ giản dị giàu tưởng tượng, Tế Hanh đã vẽ nên bức tranh cảnh vật sông nước quê hương tuyệt đẹp, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mình 3. Trong bài thơ “ Quê hương”, Tế Hanh đã có những câu thơ thật đẹp, thật lãng mạn về hình ảnh những chàng trai của làng chài: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” Với bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn, dường như ta thấy tác giả đang nhìn ngắm những chàng trai đánh cá ngoài biển trở về một cách say sưa. Họ hiện ra trong dáng vẻ thật vạm vỡ, trai tráng và từng trải. Từ nước da đến hơi thở của họ đều mang theo những nét đặc trưng của biển khơi lộng gió. Làn da “ngăm rám nắng” của những chàng trai ấy là nước da của những người lao động nhuộm nắng nhuộm gió, nhuộm vị mặn mòi của biển. Đây chính là những sinh thể được tách ra từ cuộc sống đại dương nên khi họ trở về đã mang theo hơi thở mùi”vị xa xăm” của biển cả. Họ giống như những nhân vật thần thoại bước ra từ thế giới tưởng tượng . Tóm lại hai câu thơ có tầm vóc đó đã khắc họa thật thành công vẻ đẹp cường tráng , khỏe khắn, dũng mãnh của những người dân chài lưới. Qua đó, ta cảm nhận được sự tài hoa và cảm xúc yêu mến, tự hào, ngưỡng mộ của nhà thơ với những con người lao động yêu quý của quê hương mình. 4. Trong bài thơ”Quê hương”, Tế Hanh đã có những câu thơ xuất thần miêu tả về chiếc thuyền sau một cuộc đi xa vật lộn với sóng gió biển khơi: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền đang “nằm im biến” mà còn thấy sự”mệt mỏi say sưa”(Hoài Thanh) của con thuyền. Chẳng những thế, nhà thơ còn cảm thấy con thuyền ấy đnag lắng nghe”chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác của nhà thơ thật tài tình nên đã biến con thuyền vô tri trở nên có một tâm hồn tinh tế. Giờ đây, con thuyền lao động ấy đang tận hưởng phút giây “nằm” thư giãn nghỉ ngơi và thật giống chàng trai làng chài. Nó đang cảm thấy bao vị mặn mòi của biển khơi đang râm ran lan tỏa khắp “thớ vỏ” của nó như một niềm vui, một sự hài lòng và mãn nguyện. Rõ ràng, hai câu thơ là một sáng tạo độc đáo của tác giả, nó thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng với cuộc sống lao động của làng chài quê hương. 4 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 KHI CON TU HÚ – TỐ HỮU 1. “Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín ,trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không .” Sáu câu thơ lục bát trong đoạn đầu bài thơ”Khi con tu hú” thật trong trẻo, thanh thoát nhưng đã mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống, đó cũng là bức tranh vào hè tươi đẹp quyến rũ của xứ Huế. Bức tranh ấy rực rỡ với màu vàng của “lúa chiêm đương chín”, của “bắp rây”, màu đỏ của”nắng đào",màu xanh của”vườn râm”. Đó là tiếng ve ngân và tiếng chim tu hú kêu ngoài bãi rộ n rã. Và đẹp nhất ẫn tượng nhất là bầu trời xanh biếc “cao” lồng lộng và”rộng” tới vô tận để cho những cánh diều sáo thỏa sức “lộn nhào” giữa “tầng không”. Tất cả sự sống như bừng dậy như bước vào độ chín. Tất cả đều chan hoa ánh sáng rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh , ngọt ngào hương vị và nhất là đất trời như cao rộng hơn, khoáng đạt hơn làm nổi lên “ tiếng chim tu hú kêu” cũng là tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của cảnh trời tự do. Tiếng chim ấy đã thức dậy tất cả , mở ra tất cả, và bắt nhịp cho tất cả .Phải thèm khát tự do, yêu sự sống đến cháy ruột thì người tù cách mạng mới huy động mọi giác quan căng ra để đón nhận tất cả tín hiệu của cuộc sống bên ngoài, và vẽ ra trong tâm tưởng của mình một cảnh trời tự do bao la tràn đầy sức sống đến như vậy. Đằng sau những câu thơ đẹp đẽ ấy, ta còn thấy một tâm hồn thật trẻ trung và yêu đời nồng nàn của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu. 2. Nếu sáu câu đầu của bài”Khi con tu hú” là cảnh thì bốn câu sau là tình, là lời phát biểu trực tiếp cảm xúc , tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu .” Tiếng chim tu hú gọi trời đất vào hè và mùa hè đã dậy bên lòng người tù Cách Mạng. Vosn đã rất đau khổ, bực bội vì cảnh thân tù ngày đêm hằng thèm khát sự sống, thèm khát tự do thì giờ đây càng cảm thấy không thể chịu nổi cái phòng gian ngột ngạt này, anh phải thốt lên hét lên dữ dội:” 5 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 Ngột làm sao, chết uất thôi!” Câu thơ ngắt đôi nhịp 3 – 3 dứt khoát gợi sự uất ức, bức bối đến điên người. Cùng với tiếng kêu căm giận tội độ ấy là ý nghĩ thật táo tợn dữ dội, mong muốn hoạt động đập phá:”Mà chân muốn đạp tan phòng,hè ôi!”. Nhịp thơ 6 – 2 và giọng điệu cảm thán :”thôi”, “làm sao”, “chết uất thôi” làm người tù cứ trào dâng cảm xúc bực bội không sao nén được vào điều đó đã cho ta hiểu thấu tâm trạng ngột ngạt cao độ và niềm khao khát mãnh liệt hướng về bầu trời tự do, hướng về cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cách mạng ấy. Nếu mở đầu bài thơ là tiếng “chim tu hú gọi bầy” rộn rã thì kết thúc vẫn là tiếng chim ấy nhưng giờ đây nó đã thấm đầy tâm trạng, nó” cứ kêu” ngoài trời gợi bao niềm chua xót, đau khổ cách kết cấu đầu cuối tương ứng tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao nhằm thôi thúc day dứt khôn nguôi tâm trạng người tù, ám ảnh trong người đọc. Rõ ràng hai câu thơ cuối bài đã nêu bật nỗi niểm khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong nhà tù thực dân. NGẮM TRĂNG – HỒ CHÍ MINH Trong bài thơ “Ngắm trăng” nhất là qua hai câu cuối bài, nhà thơ Hồ Chí Minh đã bộc lộ tình yêu trăng mãnh liệt của mình: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Dù hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt với “thân tù” nhưng Người đã chủ động hướng tới người bạn trăng “ngắm” một cách say mê qua song sắt nghiện ngã của nhà tù. Dường như lúc này Bác đang thả hồn hòa giao với trăng mà quên đi mọi đọa đầy khổ ải chốn lao tù. Bởi vậy, trong mắt thi sĩ, vầng trăng kia bỗng được nhân hóa thành người bạn tri kỷ, bạn thơ đẹp duyên dáng. Và có lẽ vầng trăng với ánh mắt, nét mặt cũng đang lặng nhìn “ngắm” nhà thơ. Trong cảm giác của tác giả, trăng như có linh hồn tình cảm, biết cảm thông và thấu hiểu lòng người. Thế nên hai câu thơ được xếp sóng đôi cân xứng nhau đã nói lên:”Trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng”. Rõ ràng song sắt ngục tù chẳng thể nào cản nổi sự đồng cảm hai tâm hồn song phương gắn bó. Và đây chính là cuộc “vượt ngục tinh thần” của người chiến sĩ Cách Mạng yêu thiên nhiên, tự do Hồ Chí Minh .HỊCH TƯỚNG SĨ – TRẦN QUỐC TUẤN 6 VĂN 8 – NGUYỄN ĐÀO HƯƠNG TRÀ January 1, 2012 Bằng cách nói giản dị nhưng có sức thuyết phục hùng hồn, đoạn hai bài Hịch Tướng SĨ đã diễn tả xúc động lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Mượn những con vật xấu xa, bẩn thỉu, đáng ghét:”cú diều”,”dê chó”,”hổ đói”, vị chủ tướng đã ví ngầm với lũ giặc Nguyên. Chúng hiện nguyên hình với tư cách xấu xa đê tiện với dã tâm bỉ ổi, lang sói khi dòm ngó nước ta, kết hợp với hàng loạt động từ biểu cảm:”uốn”,”sỉ mắng”,”bắt nạt”,”đòi” và từ láy “nghênh ngang”, ông đã vạch trần lòng dạ tham lam dối trá coi thườn triều đình của lũ cướp nước này. Phải chăng đó chính là thái độ căm phẫn cao của người dân khi đất nước bị đe dọa? Và đứng trước vận mệnh đất nước lâm nguy Trần Quốc Tuấn đã thực sự lo lắng:”tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối”. Không chỉ vậy, ông còn đau xót cao độ khi chứng kiến cảnh sứ giặc ngang ngược và hình ảnh so sánh “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” càng tô đậm tâm trạng bồn chồn xót xa của vị chủ tướng trước vận mệnh đất nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Đặc biệt, tác giả còn chọn hàng loạt động từ mạnh “xả”,”lột”,”nuốt”,”uống” để bộc lộ trào dâng nỗi căm hờn phẫn uất, thề không đội trời chung với giặc. Có lẽ vì vậy mà ông đã tỏ rõ ý chí quyết hi sinh, xả thân vì nước, vì dân của mình qua cặp câu biền ngẫu kết hợp nói quá ở cuối đoạn:”Dẫu trăm thân này có phơi ngoài nội cỏ .” Quả thật với âm điệu hào hứng và biền ngẫu đan xen vào suốt đoạn, Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng yêu nước thương dân thiết tha của mình, và đây chính là cái tôi trữ tình yêu nước thật xúc động. 7 . 1, 2012 ÔNG ĐỒ - VŨ ĐÌNH LIÊN 1. Khổ cuối bài thơ Ông đồ là lời tâm sự của tác giả - nhà thơ Vũ Đình Liên: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa NHững. cũng là bức tranh thời tàn của ông đồ? 3. Em vô cùng yêu thích hai câu thơ nói về ông đồ già của Vũ Đình Liên: “Giấy đỏ buồn không thắm 1 VĂN 8 – NGUYỄN

Ngày đăng: 06/04/2013, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w