GV Biên soạn: Võ Thanh Lẫm - Trường TVB ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10 BAN CƠ BẢN NĂM HỌC 2009 - 2010 (Câu Vận Dụng có gạch chân ! ) Câu 1. Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực là: Hai lực đó phải ………. A. cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. B. cùng điểm đặt, cùng độ lớn, cùng chiều. C. song song, khác độ lớn, ngược chiều. D. vuông góc, cùng độ lớn, cùng điểm đặt. Câu 2. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành phát biểu sau đây: “Mômen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng ………… ” A. Tích của lực với cách tay đòn của nó. B. Tổng của lực với cánh tay đòn của nó. C. Thương số của lực với cánh tay đòn của nó. D. Hiệu của lực với cánh tay đòn của nó. Câu 3. Một vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều là F 1 và F 2 thì hợp lực F được tính bằng công thức nào ? A. F = F 1 - F 2 B. F = F 1 + F 2 C. F = 2 1 F F D. F = F 1 . F 2 Câu 4. Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 250N bằng một đòn gánh dài 1,2m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người đó đặt gần thùng nào hơn và chịu một lực bằng bao nhiêu ? A. gần thùng gạo và chịu lực 550N B. gần thùng ngô và chịu lực 550N C. cách đều hai thùng và chịu lực 550N D. cách đều hai thùng và chịu lực 50N Câu 5. Một tấm ván nặng 180N bắc qua một con kênh . Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A là 1,2m và cách điểm tựa B là 2,4m. Lực tác dụng lên điểm tựa B là : A. 30N B. 60N C. 90N D. 150N. Câu 6. Chọn câu trả lời đúng về các dạng cân bằng và mức vững vàng của cân bằng ? A. Ở cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. B. Ở cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các điểm lân cận. C. Ở cân bằng phiếm định, vị trí của trọng tâm có lúc lên cao có lúc xuống thấp. D. Hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế thì cân bằng càng vững vàng. Câu 7. Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào yếu tố nào ? A. Khối lượng của vật. B. Hình dạng và kích thước của vật C. Tốc độ góc của vật. D. Vị trí của trục quay Câu 8. Trường hợp nào sau đây không có ngẫu lực tác dụng lên vật ? A. Dùng tay vặn van mở vòi nước. B. Dùng tuanơvit để vặn đinh ốc. C. Dùng tay vặn nút chai côca. D. Dùng tay đẩy cánh cửa cổng trường. Câu 9. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F= 40N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 40cm. Mô men của ngẫu lực là: A. 16 N.m B. 1600 N.m C. 32 N.m D. 80 N.m Câu 10. Động lượng p của một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v được tính bằng công thức nào ? A. p = m.v B. W đ = ½ mv 2 C. P = mg D. P = A/t Câu 11. Một con voi có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 2m/s thì có động lượng bao nhiêu ? A. 8 kgm/s B. 8000 kgm/s C. 40.000 kgm/s D. 16.000 kgm/s Câu12. Công cơ học được tính bởi công thức: A = Fs α cos , trong đó F là lực tác dụng, s là quãng đường vật đi được, α là góc hợp bởi hướng của lực và hướng di chuyển. Đơn vị của A là Jun (J). Hãy chọn biểu thức đúng ? A. 1J = 1N.m B. 1J = 1N/m C. 1kJ = 1N.m D. 1J = 1N.km Câu 13. Lực F 1 = 10N liên tục kéo vật 1 có khối lượng m 1 chuyển động được quãng đường s 1 =2m theo hướng của lực. Lực F 2 = 2F 1 liên tục kéo vật 2 có khối lượng m 2 chuyển động được quãng đường s 2 = 1m theo hướng của lực. So sánh công A 1 và A 2 của hai lực ? A. A 1 = 2A 2 B. A 2 = 2A 1 C. A 1 = A 2 D. A 2 = 4A 1 Trang 1 GV Biên soạn: Võ Thanh Lẫm - Trường TVB Câu 14 . Một máy nâng một vật có khối lượng m = 100 kg lên đều đến độ cao h = 80cm trong thời gian t = 2s. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính công suất của máy ? A. 400W B. 800W C. 4 kW D. 40 kW Câu 15. Khi lực tác dụng lên vật thực hiện công dương thì: A. Động năng của vật tăng. B. Động năng của vật giảm. C. Động năng của vật không đổi D. Động năng của vật lúc tăng, lúc giảm. Câu 16. Một quả bóng có khối lượng 700g đang bay với vận tốc 10 m/s. Động năng của nó là: A. 7 J B. 7 kJ C. 35 J D. 70 J Câu 17. Khi chọn mốc thế năng tại mặt đất, một vật đang chuyển động trên mặt đất thì không có: A. Động năng B. Vận tốc C. Thế năng D. Động lượng Câu 18. Ở cạnh một cái giếng sâu 10m người ta chọn trục Oz thẳng đứng - hướng lên, gốc tọa độ O tại miệng giếng được chọn làm mốc thế năng. Thế năng của vật nhỏ có khối lượng m(kg) đặt ở đáy giếng sẽ nhận giá như thế nào ? A. W t > 0 B. W t = 0 C. W t < 0 D. W t 0 ≥ Câu 19. Cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực P được tính bằng công thức nào sau đây? A. W = ½ mv 2 + mv B. W = ½ mv 2 + ½ k. ∆ l 2 C. W = ½ mv 2 + k. ∆ l D. W = ½ mv 2 + mgz Câu 20. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Nhận xét nào sau đây là đúng trong quá trình vật rơi ? ( Bỏ qua ma sát) A. Thế năng tăng, động năng giảm. B. Động năng và thế năng đều giảm. C. Cơ năng luôn bằng động năng. D.Tổng động năng và thế năng không đổi. Câu 21. Từ một điểm N có độ cao z = 0,8 m so với mặt đất, ném một vật lên cao với vận tốc đầu v 0 =2m/s. Biết khối lượng của vật là m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s 2 . Cơ năng của vật bằng bao nhiêu ? A. W = 4 J B. W = 1 J C. W = 8 J D. W = 5 J Câu 22. Một vật rơi tự do - không vận tốc đầu - từ độ cao z = 15m xuống đất. Lấy g=10m/s 2 . Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng: A. 2,5m B. 5m C. 7,5m D. 10 m Câu 23. Trong 3 thể: rắn - lỏng - khí , vật chất ở thể nào luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng ? A. Thể rắn. B. Thể lỏng. C. Thể khí. D. Thể lỏng và thể khí. Câu 24. Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ? A. p ∼ V 1 B. p.V= hằng số C. V ∼ p 1 D. V ∼ T Câu 25. Dưới áp suất 2.10 5 Pa, một khối khí có thể tích 18 lít. Giữ nhiệt độ khối khí không đổi. Dưới áp suất 6.10 5 Pa, thể tích khối khí bằng: A. 6 lít B. 8 lít C. 10 lít D. 12 lít Câu 26. Mối liên hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út (t 0 C) và nhiệt độ trong nhiệt giai Ken- vin T (K) là công thức nào ? A. T(K) = t( 0 C) + 273 B. t( 0 C) = T(K) + 273 C. T(K) = t( 0 C) + 723 D. t( 0 C) = T(K) - 372 Câu 27. Một khối khí nitơ ở áp suất 3 atm và nhiệt độ 27 0 C được xem là khí lí tưởng. Hơ nóng đẳng tích khối khí đến 127 0 C. Áp suất khối khí sau khi hơ nóng là: A. 2,25 atm B. 4 atm C. 14 atm D. 0,64 atm Câu 28. Đối với khối khí lí tưởng có khối lượng xác định có thể tích V, áp suất p, nhiệt độ T, ta luôn luôn có: A. = T V hằng số B.pV= hằng số C. T pV = hằng số D. = T p hằng số Câu 29. Một lượng khí ở áp suất p 1 = 750mmHg, nhiệt độ t 1 = 27°C có thể tích V 1 = 76cm 3 .Tính thể tích V 2 của khối khí đó ở nhiệt độ t 2 = 127 °C và áp suất p 2 = 760 mmHg. Trang 2 GV Biên soạn: Võ Thanh Lẫm - Trường TVB A. V 2 = 67,5 cm 3 B. V 2 = 152 cm 3 C. V 2 = 353 cm 3 D.V 2 = 100 cm 3 Câu 30. Khi nung nóng đẳng tích một khối khí thêm 1 0 C thì áp suất tăng thêm 360 1 lần áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí ? A. 87 0 C B. 78 0 C C. 36 0 C D. Giá trị khác. Câu 31. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ? A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn C. Nhúng miếng đồng nguội vào nước nóng thì nhiệt lượng truyền từ miếng đồng sang nước. D. Khi hai vật đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì quá trình truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại. Câu 32. Trong một quá trình, một khối khí tưởng nhận được nhiệt lượng 100J và sinh công 100J. Độ biến thiên nội năng của khối khí có giá trị nào dưới đây ? A. =∆ U 200J B. =∆ U 0 J C. =∆ U -100J D. - 200J Câu 33. Hệ thức ∆U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học áp dụng cho quá trình nào ? A. quá trình đẳng áp. B. quá trình đẳng nhiệt C. quá trình đẳng tích. D. quá trình biến đổi bất kì. Câu 34. Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng Q 1 = 1600J, tác nhân chuyển hóa thành công A = 600 J và tỏa ra nguồn lạnh nhiệt lượng Q 2 = 1000 J. Hiệu suất của động cơ là: A. H = 37,5 % B. H = 62,5 % C. H = 60 % D. H = 25 % Câu 35. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 50 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn s = 10 cm với lực đẩy có độ lớn F = 200 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí : A. ∆U = 30 J B. ∆U = 25 J C. ∆U = - 30 J D. ∆U = - 1950 J Câu 36. Chất rắn đơn tinh thể có đặc tính nào sau đây ? A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. Dị hướng và có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Dị hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Câu 37. Vật nào dưới đây chịu niến dạng kéo ? A. Cầu tre bắc qua con kênh. B. Trụ cầu. C. Dây thả diều. D. Cột nhà cao tầng Câu 38. Một thanh thép dài l 0 = 5 m có tiết diện ngang s=1,5.10 -4 m 2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.10 11 Pa. Để thanh dài thêm =∆ l 2,5 mm thì phải tác dụng vào đầu còn lại một lực kéo có độ lớn bằng bao nhiêu ? A. F=15.10 7 N B. F=15.10 3 N C. F= 3.10 5 N D. F= 6.10 10 N Câu 39. Gọi l o là chiều dài của thanh rắn ở O o C, l là chiều dài ở t o C, α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây đúng ? A. l=l o ( 1+ α .t) B. l=l o + α .t C. l= α .l o .t D. t.1 l. l o α+ = Câu 40 . Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0 °C có cùng chiều dài là l o . Khi nung nóng tới 100°C thì chiều dài của hai thanh chênh nhau 1mm. Hệ số nở dài của nhôm là = 1 α 22.l0 -6 K -l và của thép là = 2 α 12.10 -6 K -l . Tính chiều dài l o của hai thanh này ở 0 °C ? A. l o = 0,50m B. l o = 5,0m. C. l o = 1,25m. D.l o = 1,5m. Trang 3 . GV Biên soạn: Võ Thanh Lẫm - Trường TVB ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10 BAN CƠ BẢN NĂM HỌC 2009 - 2010 (Câu Vận Dụng có gạch chân ! ) Câu 1. Điều kiện. A. gần thùng gạo và chịu lực 550N B. gần thùng ngô và chịu lực 550N C. cách đều hai thùng và chịu lực 550N D. cách đều hai thùng và chịu lực 50N Câu 5. Một tấm ván nặng 180N bắc qua một con. Biên soạn: Võ Thanh Lẫm - Trường TVB Câu 14 . Một máy nâng một vật có khối lượng m = 100 kg lên đều đến độ cao h = 80cm trong thời gian t = 2s. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính công suất của máy ? A.